Em chỉ nghĩ đơn giản như thế này: đã coi một xã hội là khốn nạn nhất thì bản thân mình và các con mình nên tránh xa. Bởi còn rất nhiều lựa chọn khác ngoài Mỹ và EU để cho con cháu sang học. Còn nếu các cụ cảm thấy thế là bình thường thì không sao. Nhưng trên quan điểm cá nhân của em thì em không bao giờ khuyên con cháu em sang học ở những nơi có xã hội khốn nạn nhất, kể cả em thừa tiền.
Em thấy cụ suy nghĩ trẻ con (giả vờ hoặc bản chất), không ai nói xã hội khốn nạn, chỉ có cách hành xử khốn nạn của những thằng mạnh trong quan hệ ngoại giao. Không có hoàn toàn đen và hoàn toàn trắng. Cần học công nghệ, kỹ thuật thì sang học chứ không học cái khốn nạn cụ nhé.
Ngược lại học ở xã hội đa số nhân văn thì vẫn nhiễm sự khốn nạn được.
Còn thế nào là khốn nạn lại là quan điểm cá nhân, tùy vào khả năng, mong muốn, kiến thức, tầm nhìn, sở thích mỗi người. Nếu cứ mũ ni che tai không màng thế sự thì trên đời chả có ai khốn nạn.
Ví dụ: tuân theo nghĩa vụ cam kết liên minh quân sự tiến hành chiến tranh với nước khác có thể là khốn nạn hoặc bình thường tùy khái niệm khốn nạn của mỗi người. Với cá nhân em nó cũng khốn nạn hơn thằng bỏ phiếu trắng không tham gia, đương nhiên ít khốn nạn hơn thằng phản đối không tham gia bè lũ chó đàn bắt nạt nước yếu.
Đã đem quân đi đánh người khác thì đương nhiên sai, giống như giết người chắc chắn sai. Một số sẽ tìm hiểu lý do tại sao dẫn đến chuyện đó. Lý do đó có khốn nạn hay không, nhiều hay ít lại phụ thuộc vào quan điểm, góc nhìn của mỗi người.