Miến càng loạn thì giấc mơ con đường tiến ra Ấn Độ Dương của TQ càng xa vời. Với tình hình chính phủ quân sự bị dân chúng căm ghét nhiều như hiện nay, khả năng thống trị trở lại rất thấp, TQ bèn hỗ trợ một (vài) phe phiến quân, hy vọng sẽ có một phe nào đó thống nhất giang hồ và ổn định tình hình trở lại.
Tuy nhiên, với máu chiến đấu của dân Miến (kể cũng lạ, dân Miến tồn tại song song hai thái cực, vừa có cái chân chất hiền lành ảnh hưởng đạo Phật trong đời sống hàng ngày, lại vừa có máu chiến đấu ác liệt khi đánh nhau), cộng thêm các thế lực Ấn Độ, phương Tây ... cũng không chỉ ngồi nhìn, khả năng tình hình như nồi cám lợn này còn lâu mới kết thúc được.
Thật đáng tiếc cho người dân Miến, tiềm lực của họ không phải nhỏ, qua vài năm em làm ăn với họ, làm việc với cấp lãnh đạo xuống đến cấp lao động phổ thông thì thấy đầu óc của người dân cũng khá ok, cộng thêm đất nước cũng không thiếu tài nguyên, dải bờ biển dài, vị trí mặt tiền đẹp nhìn ra Ấn Độ Dương, chẳng trách hồi chính phủ liên hiệp của bà Aung lên cầm quyền, thực hiện mở cửa cải cách, một số lệnh cấm vận của phương Tây được nới bỏ, lúc đó báo chí trong khu vực đều nhận xét Miến là ngôi sao mới nổi, FDI ùn ùn kéo đến, từ những ông xa xa như Âu, Mỹ, Nhật, Qatar cho đến những ông gần gần như TQ, Thái, Ấn, kể cả VN cũng nhanh chân nhảy vào với hai ông đại diện to nhất là Viettel và HAGL.
Lúc đó nhìn Miến như một mỏ vàng còn trinh nguyên, hoàn toàn sơ khai, quá nhiều thứ có thể kinh doanh khai thác hái ra tiền được, cho nên trong một thời gian ngắn mà Miến thay da đổi thịt rõ rệt (kiểu tương tự như VN giai đoạn đổi mới 90 - 95 tuy không phát triển nhanh bằng VN hồi ấy). Ai ngờ đâu, càng cải cách càng thịnh vượng lên thì quyền lợi xung đột lại càng nhiều, đám quân sự với tâm lý đã cầm quyền hàng chục năm, giờ thấy đám dân sự đớp càng ngày càng nhiều (nạn tham nhũng trong chính quyền của bà Aung cũng kha khá) thì càng không chịu được, ngược lại, đám dân sự theo trào lưu cải cách chung cũng lựa thế gạt bỏ dần đám quân sự đi.
Và thế là đám quân sự làm đảo chính, bỏ tù hết dàn chính phủ dân sự. Do đã cầm quyền quá lâu, đám quân sự tính sai một điều, đó là phản ứng của dân chúng. Cứ nghĩ dân chúng phản đối một thời gian rồi cũng thôi, thừa sức dùng súng đạn dẹp yên dân chúng. Ai dè, dân chúng sau khi đã được hưởng một thời gian cải cách tốt đẹp, giờ bắt quay trở lại máng lợn như hàng chục năm qua thì cương quyết không chấp nhận, kể cả khi bị đàn áp bằng súng đạn. Xung đột lan ra cả nước, các sắc tộc, các lãnh chúa địa phương khi thấy chính quyền quân sự trung ương mất đi sự ủng hộ của khá lớn người dân thì mạnh ai người nấy nổi dậy, quần hùng cát cứ và tình hình đất nước biến thành nồi cám lợn như hiện nay.
Đến bao giờ tình hình này mới chấm dứt, trong tương lai dân tộc Miến có xuất hiện được một cá nhân kiệt xuất nào giải quyết được tình hình này hay không, đó là những câu hỏi không lời đáp. Trong lúc chờ đợi, em và các bác đành phải rời xa Pagan cổ kính tĩnh lặng, Yangon nhộn nhịp ồn ào và các cô em gái duyên dáng da ngăm ngăm, mặt bôi phấn trắng với vòng 3 nổi bật dưới lớp xà rông, ôi thật là đáng tiếc.
Một buổi sáng tinh mơ ở Pagan: