Khi kinh tế pt thì giá bđs tăng - thậm chí tăng phi mã (như nhà mềnh hiện tại) và trở thành bong bóng tài sản. Khi kinh tế pt chậm lại hoặc gặp khủng hoảng - ở phương tây bong bóng sẽ vỡ, giá bđs quay về giá trị thực, thúc đẩy thanh khoản, thị trường nhanh chóng trở lại điểm cân bằng và tiếp tục phát triển. Ở ta mí tầu, bong bóng khó vỡ bởi mấy nhẽ:
- Tiết kiệm cao
- Tâm lý đầu cơ
- Sự điều hành nhất quán (để gìm giữ) của NN để đảm bảo ổn định
Tuy nhiên nó làm giảm thanh khoản, thậm chí đóng băng giao dịch, giá bđs vẫn neo ở mức cao. Cái này thực sự là rất có hại cho thị trường bđs nói riêng và nền kt nói chung. Bởi nguồn vốn XH bị chôn chặt, quá trình đầu tư sx bị ngưng trệ, kéo cả nền kt vào giảm phát dài hạn (như JAV hiện tại). Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu thì tác động sẽ trở nên rất nặng nề.
Thị trường bđs ở ta mang đậm nét của 1 thị trường đầu cơ, nó phụ thuộc vào mấy yếu tố cơ bản:
- Dòng tiền
- Tâm lý đầu cơ
- Quản lý NN về chính sách
Dòng tiền bđs ở ta có mấy nguồn
- Kiều hối
- Tham nhũng
- Tiết kiệm
- Tín dụng ngân hàng
Trong giai đoạn đại dịch này, dòng tiền từ kiều hối, tham nhũng và tiết kiệm sẽ sụt giảm nghiêm trọng. dòng tiền từ kênh tín dụng cũng sụt giảm mạnh do NSNN không có tích luỹ đủ để thực hiện bơm kích - dù muốn. Chưa kể đến khối nợ xấu khổng lồ còn đương treo lơ lửng. Các loại hình phái sinh nguy hiểm sẽ nở rộ như nấm sau mưa.
Việc kềm giữ bong bóng hiện tại chủ yếu trông vào tâm lý đầu cơ cũng như trông chờ vào sự hỗ trợ của chính sách (nhu cầu giữ sự ổn định, sự chi phối của các nhóm lợi ích...). Tuy nhiên, sự trả giá là không hề nhỏ.