Nói thật là Trung Quốc chả sợ cái mịa gì Mỹ cả khi EU vẫn còn đang đứng về phía mình. Họ giờ đang lèo lái có vẻ nhún nhường chỉ đơn giản vì 2 yếu tố:
Một là vèo cái đến tháng 11 đã bầu tổng Mỹ rồi. Họ chờ đến lúc đó xem Trump gáy tiếp ra sao rồi tính
Hai là không làm căng để Mỹ có cớ xúi EU buộc phải áp lực cùng lên mình. Có được liên minh với Nga và EU bố Mỹ cũng không làm gì được. Pompeo rõ ràng rất ấm ức về chuyện này. Giờ mọi thứ xáo trộn đều phải nhẫn đến tháng 11.
Nói đến cờ vua người ta nhắc đến người Nga
Nói đến cờ tướng người ta nhắc đến Trung Quốc
Còn Trump và Mỹ hiện nay như một gã hề mua vui thiên hạ. Ai cũng nghĩ chắc nó chừa mình ra.
Về vai trò này thì EU hợp vai Bá Kiến lắm. Thỉnh thoảng có thằng ở đâu đâu đến bắt mình nôn tiền ra. Ừ thì cho nó ít tiền đi mua rượu cho khuất mắt. Để nó đi rầy thằng khác cho nhẹ nợ. Nhưng tâm lý chung là trong lòng ai cũng cực kỳ khó chịu
Ờ cứ to còi nửa đi, sau Trung + sẽ là cccm đấy.
Ngay sau khi Vn từ chối tham gia tập trân RIMPAC 20 quay qua tham gia "đua xe tăng" ở Nga cùng với Trung+ thì anh Trăm ra đòn ngay tắp lự.
Tình hình covid kéo dài, kinh tế lao đao mà anh Trăm áp thuế chống phá giá với cccm như đã làm với Trung+ thì chỉ có ăn cháo trắng với muối.
Một điều tra của Bộ Tài chính Mỹ phát hiện ra rằng Việt Nam chủ tâm định giá tiền đồng thấp hơn đồng đô la Mỹ khoảng 4,7% trong năm 2019, một phần bằng sự can thiệp của chính phủ, gây lo ngại Mỹ sẽ đánh thuế thêm lên hàng hoá nhập từ Việt Nam
www.voatiengviet.com
Một điều tra của Bộ Tài chính Mỹ phát hiện ra rằng Việt Nam chủ tâm định giá tiền đồng thấp hơn đồng đô la Mỹ khoảng 4,7% trong năm 2019, một phần bằng sự can thiệp của chính phủ, theo một đánh giá mới được gửi đến Bộ Thương mại Mỹ.
Đánh giá được thực hiện cho cuộc điều tra chống trợ cấp giá của Bộ Thương mại Mỹ đối với lốp xe hạng nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam mà Bộ Tài chính Mỹ công bố trên trang web chính thức hôm 24/8 cho biết “Chính phủ Việt Nam có hành động thao túng tỉ giá hối đoái” để định giá đồng tiền thấp hơn giá thực.
Một quy định mới của chính quyền Tổng thống Trump hồi đầu năm nay cho phép Bộ Thương mại Mỹ xem việc định giá thấp tiền tệ là một yếu tố trong việc quyết định các loại thuế chống trợ giá đối với một đối tác thương mại.
Đánh giá của Bộ Tài chính gửi cho Bộ Thương mại Mỹ, được Bloomberg và Reuters trích dẫn, cho biết thông qua Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam đã mua ròng khoảng 22 tỷ USD ngoại hối vào năm ngoái, đẩy tỉ giá hối đoái thực của tiền đồng Việt Nam giảm từ 3,5% đến 4,8%.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, việc thao túng tiền tệ này dẫn đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 23.224 đồng ăn một đô la Mỹ vào năm 2019, thấp hơn khoảng 1.090 đồng so với tỷ giá hối đoái thực. Đồng Việt Nam được giao dịch ở mức 23.174 đổi một đô la Mỹ trên thị trường liên ngân hàng hôm 26/8.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công thương Việt Nam chưa lên tiếng trước đánh giá này của Bộ Tài chính Mỹ nhưng Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh cho VOA biết ông rất “lo ngại” về thông tin này và cho rằng Việt Nam nên hợp tác với phía Mỹ để trình bày một cách rõ ràng.
“Tôi không nghĩ là Việt Nam chủ động giảm giá đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la (Mỹ),” nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương nhận định. “Bởi vì Việt Nam trong thời gian vừa qua bị ảnh hưởng bệnh dịch tả châu Phi nên giá thịt heo tăng lên và giá nhiều mặt hàng cũng tăng mà Việt Nam không có khả năng cân đối và do đó đồng tiền Việt Nam mất giá. Tôi không thấy có chủ đích phá giá đồng tiền Việt Nam để có lợi.”
Động thái của Bộ Tài chính Mỹ được xem là một dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể viện dẫn Việt Nam vi phạm lần thứ hai trong báo cáo bán niên về chính sách ngoại hối của các đối tác thương mại lớn. Trong lần công bố báo cáo hồi tháng 1, Việt Nam bị đánh giá là đã vi phạm một trong ba tiêu chí mà Bộ Tài chính Mỹ dùng để đánh giá một quốc gia thao túng tiền tệ – cụ thể là quốc gia Đông Nam Á này vượt ngưỡng báo động về thặng dư hàng hoá song phương hay nói các khác Việt Nam hưởng xuất siêu 47 tỷ USD sang Mỹ, mức cao thứ 6 trong số các đối tác thương mại chính của Hoa Kỳ.
Với việc vi phạm một tiêu chí, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia cần giám sát về hành động thao túng tiền tệ. Các nền kinh tế vi phạm ít nhất 2 tiêu chí sẽ bị đưa vào danh sách bị giám sát của Mỹ.
Bộ Công thương Việt Nam hồi tháng 6 nói rằng họ sẽ hợp tác với các nhà điều tra của Mỹ về vấn đề này và sẽ “cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về việc trợ giá và định giá thấp tiền tệ cho phía Mỹ” để họ có được “cơ sở và dữ liệu đầy đủ trước khi đưa ra kết luận.”
Hồi cuối tháng 6, Bộ Thương mại Mỹ thông báo mở cuộc điều tra chống bán phá giá với lốp xe nhập từ Việt Nam và 3 quốc gia khác của châu Á, và xem liệu các nhà sản xuất ở Việt Nam có đang nhận trợ cấp không công bằng hay không. Cuộc điều tra được Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội công nhân ngành thép Mỹ, đại diện cho công nhân đang làm việc tại các nhà máy sản xuất lốp xe trên toàn Hoa Kỳ.