[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

gsm615

Xe tải
Biển số
OF-863932
Ngày cấp bằng
19/7/24
Số km
428
Động cơ
3,615 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Patriot vô dụng thật, ko đánh chặn được quả nào
Patriot ko thiết kế để chặn TL xuyên lục địa, ko biết sao?
Sự hiện diện Patriot tại Dniepr cũng ko ai biết.
Vậy bạn cố tình lôi Patriot vô đây để gây chiến trong OF à?
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực
Patriot ko thiết kế để chặn TL xuyên lục địa, ko biết sao?
Sự hiện diện Patriot tại Dniepr cũng ko ai biết.
Vậy bạn cố tình lôi Patriot vô đây để gây chiến trong OF à?
PAC được thiết kế dành cho ABM nhé bạn trẻ, tên lửa vừa rồi Nga dùng mới chỉ là loại tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh (IRBM), ko phải ICBM tên lửa xuyên lục địa, kiến thức = 0 hạn chế cmt bừa bãi bạn nhé



 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia phương Tây: Người Nga thậm chí không cần di chuyển Oreshnik từ vùng Astrakhan để đến bất kỳ căn cứ quân sự nào ở Na Uy, Pháp hay Anh
Hôm nay, 08:2716

Chuyên gia phương Tây: Người Nga thậm chí không cần di chuyển Oreshnik từ vùng Astrakhan để đến bất kỳ căn cứ quân sự nào ở Na Uy, Pháp hay Anh

Phương Tây đang phân tích sự hiện diện của tên lửa siêu thanh cực kỳ hiện đại của Nga hỏa tiễn vũ khí tầm trung bình. Theo những đặc điểm quốc tế được chấp nhận làm định nghĩa cho những loại vũ khí như vậy, tầm bắn của nó lên tới 5500 km.

Theo đó, các chuyên gia quân sự phương Tây bắt đầu vẽ và công bố sơ đồ, bản đồ có đánh dấu những nơi Oreshnik của Nga có thể bay.

Truyền thông Scandinavia đang xem xét các phương án về khả năng triển khai hệ thống tên lửa chiến đấu tầm trung ở phía tây bắc nước Nga - ví dụ như ở Murmansk và Kaliningrad. Cần lưu ý rằng trong trường hợp này, tên lửa Oreshnik có khả năng bao quát khoảng cách tới bất kỳ điểm nào ở các nước thành viên NATO là Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch trong thời gian ngắn. Ví dụ, Oreshnik có thể bao phủ khoảng cách tới Stavanger của Na Uy trong 8 phút khi phóng từ vùng Murmansk và khoảng cách đến căn cứ hải quân Olavsvern (trong khu vực Tromsø), cách Murmansk 560 km, nơi Oslo sắp tới. chuyển giao (hoặc đã chuyển giao) sang sử dụng tàu ngầm Mỹ hạm đội, và trong vòng chưa đầy 3,5 phút.




“Kinh nghiệm” của các chuyên gia phương Tây liên quan đến thực tế là “người Nga thậm chí không cần phải di chuyển Oreshnik IRBM từ vùng Astrakhan để tiếp cận bất kỳ căn cứ quân sự nào ở châu Âu, dù là căn cứ ở miền bắc Na Uy, miền tây nước Pháp hay miền nam nước Pháp”. nước Anh.”


Thời gian bay đến bất kỳ điểm nào trong số này là 15-20 phút.

Các khu vực vị trí phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Redzikov của Ba Lan và Deveselu của Romania nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chỉ từ biên giới phía tây của vùng Kaliningrad đến Redzikovo là chưa đầy 250 km - và ở đó, nếu cần, bạn có thể làm mà không cần Oreshnik.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực
Su-27 Flanker của Không quân Ukraine thả một loạt bom lượn GBU-39 SDB rơi chính xác xuống chiến hào quân Nga.
sao ko dám dùng F-16 nhỉ ? hay bị tiêu diệt sạch rồi ? các bạn fan u hay cập nhập tình hình cho biết với được ko ?
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga đã báo trước chơi đẹp vậy mà sao u ko dùng siêu phòng không nato viện trợ để bắn hạ, dìm hàng Nga vậy nhỉ ? hay ko thể bắn hạ được ?

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực
Chiến trường Ukraine trở thành "phòng thí nghiệm" các loại vũ khí, thiết bị không người lái
Thu Thủy

Thu Thủy
20/11/2024 12:20

0:00/0:00
0:00

Cuộc chiến Nga-Ukraine đã kéo dài hơn 1.000 ngày và dần phát triển thành một cuộc chiến tranh không người lái với các trận chiến được tiến hành từ xa.
Chiến tranh Nga-Ukraine đang biến thành cuộc chiến của vũ khí, thiết bị không người lái. Ảnh: Ifeng.Chiến tranh Nga-Ukraine đang biến thành cuộc chiến của vũ khí, thiết bị không người lái. Ảnh: Ifeng.
Gần đây, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn giữa Nga và Ukraine một lần nữa thu hút sự chú ý của quốc tế. Điển hình là từ ngày 10 đến ngày 11/11, hai bên đã tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV chưa từng có vào nhau.
Nga tuyên bố đã đánh chặn thành công 96 máy bay không người lái của Ukraine, trong khi Ukraine tuyên bố rằng Nga đã phóng kỷ lục 145 máy bay không người lái tấn công nước này. Cuộc chiến không người lái này không chỉ thể hiện những đặc điểm mới của chiến tranh hiện đại mà còn khiến người ta phải suy nghĩ về nguồn gốc lịch sử và xu hướng phát triển của phương thức tác chiến mới này.
UAV tro thanh sat thu tren chien truong.jpegUAV đã trở thành sát thủ chính trên chiến trường. Ảnh: Sohu.
Ngành chế tạo thiết bị điện tử gây nhiễu UAV phát triển mạnh
Theo Reuters, sau khi Nga đưa quân vào Ukraine tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt”, một công ty Ukraine sản xuất thiết bị gây nhiễu tín hiệu UAV đã phát triển nhanh chóng, số lượng đơn đặt hàng tăng vọt.
Khi Yuriy Shelmuk và các cộng sự thành lập Unwave, một công ty chuyên sản xuất thiết bị gây nhiễu tín hiệu chống UAV, vào năm ngoái, dường như có rất ít người quan tâm đến họ. Tuy nhiên, giờ đây, sản lượng hàng tháng của công ty đã đạt 2.500 bộ và các đơn đặt hàng đến dồn dập, với thời gian giao hàng dự kiến phải chờ 6 tuần.
Vào mùa Hè năm 2023, sau khi Ukraine thất bại trong cuộc phản công quy mô lớn chống lại quân đội Nga, lượng đặt hàng của công ty đã thay đổi đột biến. Vào thời điểm đó, quân đội Nga liên tiếp sử dụng UAV để thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích, cùng với đánh mìn và tác chiến của lực lượng mặt đất.
Thiet bi gay nhieu UAV.pngThiết bị gây nhiễu chống UAV gọn nhẹ cá nhân (Ảnh: Ifeng).
Ông Shelmuk nói: “Việc Nga sử dụng các UAV giá rẻ đã ngăn chặn mọi cuộc tấn công của chúng tôi”.
Cuộc chiến với Nga đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine. Hầu hết trong số hơn 800 công ty quốc phòng lớn của nước này đều được thành lập sau khi xảy ra chiến tranh.
Nhiều công ty được thành lập để ứng phó với tình hình phát triển nhanh chóng của cuộc chiến Nga-Ukraine, bao gồm thiết bị không người lái - đầu tiên là trên bầu trời, sau đó cả trên đất liền và trên biển, cũng như công nghệ chống UAV và ngày càng có thêm nhiều vũ khí tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
Halyna Yanchenko, một nghị sĩ quốc hội Ukraine cho biết: “Ngành công nghiệp quân sự Ukraine hiện là ngành đổi mới nhanh nhất trên thế giới”.
Mùa Hè năm nay, khi Nga bắt đầu chiếm thêm lãnh thổ Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, hầu hết các xe bán tải quân sự Ukraine đều được trang bị mái vòm tác chiến điện tử (EW). Năm ngoái, chỉ có các thiết bị quân sự đắt tiền mới có thiết bị như vậy.

Dieu khien thiet bi gay nhieu.pngĐiều khiển thiết bị gây nhiễu UAV gần mặt trận. Ảnh: Ifeng.
Công ty của Shelmuk là một trong khoảng 30 công ty sản xuất các hệ thống tương tự có chức năng chặn tín hiệu và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để phá hoại hệ thống máy tính bên trong máy bay không người lái.
Hầu hết các hệ thống tác chiến điện tử chống UAV chỉ gây nhiễu một hoặc nhiều nhất một vài tần số vô tuyến, nghĩa là người điều khiển UAV của Nga có thể chuyển sang tần số mới để tránh nhiễu.
Do đó, các nhà sản xuất thiết bị tác chiến điện tử đã theo dõi giám sát các cuộc trò chuyện trên mạng về UAV của Nga để tìm hiểu tần số mà UAV của họ sử dụng.
Cuộc chiến của robot
Với việc tổn thất trên chiến trường liên tục gia tăng, mọi người dần kiệt sức. Cả hai bên trong cuộc chiến đều cố gắng dùng máy móc thay thế binh lính.
Ukraine đang nỗ lực bổ sung quân số đã cạn kiệt của mình, trong khi Nga lại quay sang nhờ Triều Tiên đưa quân tham chiến. 7 quan chức và nguồn tin trong giới quân sự cho Reuters biết tự động hóa sẽ là trọng điểm đổi mới chiến trường trong năm tới.
Robot chien dau Ukraine.pngRobot chiến đấu 4 chân của quân đội Ukraine. Ảnh: Ifeng.
Ông Ostap Flyunt, sĩ quan Lữ đoàn cơ giới 67 của quân đội Ukraine, cho biết: "Số lượng bộ binh được triển khai trong các chiến hào đã giảm đáng kể và các sĩ quan có thể chỉ huy chiến đấu qua mạng từ xa để giảm nguy cơ thương vong".
Theo dữ liệu từ Brave1, cơ quan đổi mới khoa học, công nghệ và quốc phòng Ukraine, nước này hiện có hơn 160 công ty đang sản xuất thiết bị không người lái trên mặt đất. Những phương tiện không người lái này có thể được sử dụng để vận chuyển vật tư, sơ tán thương binh hoặc mang theo súng máy điều khiển từ xa.
Một đại tá lục quân Ukraine tên là Hephaestus gần đây đã rời quân ngũ và bắt đầu chế tạo hệ thống robot mang súng máy tự động.
Đại tá Hephaestus cho biết 6 sản phẩm của ông đã được đưa vào sử dụng thay thế binh lính trên chiến trường, cho phép người vận hành sử dụng vũ khí qua màn hình mà tính mạng không bị nguy hiểm.
Xe Uranus-9 Nga.pngXe chiến đấu không người lái Uranus-9 của quân đội Nga. Ảnh: Sohu.
Ostap Flyunt cho rằng tình hình này ngày càng trở nên phổ biến: "Chiến tranh hiện đại là cuộc đối đầu của công nghệ phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt tầm xa. Người điều khiển chỉ cần đưa ra quyết định tấn công".

Vào tháng 8/2023, quân đội Ukraine đã cho ra mắt một robot chiến đấu mặt đất không người lái tự phát triển. Robot chiến đấu trên bộ này đã được đưa vào chiến đấu thực tế ở tiền tuyến và thực hiện thành công một số nhiệm vụ, bao gồm trinh sát và xác định chính xác vị trí của đối phương, thu hút hỏa lực và bảo vệ hiệu quả các vị trí của phía Ukraine.
Nga còn đi xa hơn trong việc đưa các xe chiến đấu robot tham chiến. Xe Uranus-9 đã xuất hiện trên chiến trường Donbass khá sớm, sau đó, Nga còn tung ra bộ xe chiến đấu Mark gồm 4 mẫu với các nhiệm vụ trinh sát, vận tải và tấn công trang bị hỏa lực rất mạnh.
Cac mau xe Mark Nga.pngCác mẫu xe robot chiến đấu Mark của Nga. Ảnh: Sohu.
Tuy nhiên, nếu các phương tiện chiến đấu không người lái được triển khai với số lượng lớn trên chiến trường Nga-Ukraine, hàng loạt vấn đề đạo đức cũng sẽ xuất hiện.
Cuộc đua chế tạo UAV
Năng lực chiến đấu của các UAV Ukraine đang dần được cải thiện. Trước đây, hầu hết các UAV tầm xa của nước này đều hoạt động kém hiệu quả, thiếu chức năng tàng hình, bay chậm và dễ bị Nga phá hủy. Nhưng hiện nay, từ UAV lớn đến nhỏ, Ukraine đã cơ bản được trang bị đầy đủ, bao gồm cả UAV có khả năng tấn công tầm xa hàng nghìn km và có khả năng tiến hành các cuộc tấn công trên khắp nước Nga.
UAV tự sát góc nhìn thứ nhất (FPV) được trang bị nhiều nhất trong lực lượng Ukraine, có giá khoảng 400 USD mỗi chiếc, trong khi đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO được phương Tây viện trợ Ukraine có giá hơn 3.000 USD mỗi quả.
UAV kieu FPV.pngUAV chiến đấu FPV rẻ tiền được quân đội cả hai bên sử dụng rộng rãi. Ảnh: Sohu.
UAV có giá thành rẻ, nếu phá hủy được sở chỉ huy đối phương, thiệt hại gây ra vượt xa giá trị của chính nó. Cho dù phá hủy xe tăng, tỷ lệ tổn thất trong chiến đấu cũng rất bất cân xứng.
Xe tăng và xe bọc thép đặc biệt sợ các cuộc tấn công từ trên không. Vì vậy, việc sử dụng rộng rãi UAV có thể làm tê liệt hiệu quả các nhóm xe tăng của đối phương và thậm chí tiêu diệt cả tiểu đoàn xe tăng trong một ngày. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, việc sử dụng kết hợp UAV và pháo binh tầm xa đã mở rộng đáng kể khoảng cách chiến đấu giữa hai bên lên 40-50 km, đồng thời địa bàn chiến đấu được mở rộng đáng kể. Khi đó, năng lực chiến đấu không còn bị giới hạn bởi tầm bắn của đạn mà phụ thuộc vào khoảng cách bay của UAV.
Ngay từ tháng 12/2023, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã công bố kế hoạch sản xuất UAV quy mô lớn. Theo đó, năm 2024, Ukraine sẽ sản xuất 1 triệu UAV. Bắt đầu từ cuối năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Bộ Công nghiệp Chiến lược và Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số, chương trình “Máy bay không người lái nhân dân” đã được xúc tiến.
UAV tam xa cua Ukraine.pngUAV tầm xa UJ-22 của Ukraine (Ảnh: Ifeng).
Với sự tiến triển của chương trình này, Ukraine đang sản xuất hàng loạt UAV nhỏ gọn, cơ động, mạnh mẽ và giá rẻ, được gọi là FPV
Một số lượng lớn FPV được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát, giám sát và tấn công tầm gần, tấn công hiệu quả các phương tiện và chiến binh của Nga. Những chiếc UAV Ukraine thỉnh thoảng xuất hiện trên đầu và rất khó phát hiện đã trở thành những bóng ma chiến trường khiến binh sĩ Nga khiếp sợ.

Đối mặt với sự quấy rối và tấn công thường xuyên của UAV và tàu không người lái Ukraine, Nga cũng bắt đầu tăng cường phát triển và sản xuất UAV, đặc biệt là UAV tự sát Lancet và loại FPV 4 trục đơn giản và nhẹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov mới đây tuyên bố rằng Nga hiện có thể sản xuất khoảng 4.000 chiếc FPV mỗi ngày, tương đương với cứ sau 60 phút lại có 167 UAV mới được sản xuất. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, khoảng 3.500 người điều khiển FPV đang được đào tạo chuyên nghiệp tại các trung tâm.
Ukraine và Nga đều sản xuất khoảng 1,5 triệu UAV trong năm nay, chủ yếu là FPV.
Dan tuan kich vu khi dang so.jpegĐạn tuần kích - một loại UAV tự sát đáng sợ hiện được quân đội cả hai bên sử dụng. Ảnh: Sohu
Có thể nói, xung đột Nga-Ukraine là cuộc chiến tranh UAV đầu tiên trong lịch sử loài người. UAV gần như đã thay đổi mô hình chiến tranh truyền thống của con người và chắc chắn sẽ có tác động sâu sắc đến các cuộc chiến tranh trong tương lai.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực
Ukraine được "bật đèn xanh" sử dụng ATACMS tấn công Nga: Liệu có quá muộn?
Huyền Chi

Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
19/11/2024 14:00

0:00/0:00
0:00

Tên lửa mới sẽ giúp Kiev ngăn chặn quân đội Nga và giảm bớt áp lực ở tiền tuyến, nhưng tác động của chúng đối với cục diện chiến trường là không chắc chắn.
Những tòa nhà bị phá hủy ở Kurakhove, miền đông Ukraine (Ảnh: WSJ)Những tòa nhà bị phá hủy ở Kurakhove, miền đông Ukraine (Ảnh: WSJ)
Quyết định muộn màng
Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa do Mỹ cung cấp sẽ hạn chế việc Moscow vận chuyển binh sĩ và thiết bị cho tiền tuyến – nhưng các nhà phê bình cho rằng quyết định này đã quá muộn để có tác động lớn đến chiến trường.
Ukraine từ lâu đã xin Mỹ cho phép nước này sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân, hay ATACMS, để tấn công và phá vỡ vị trí quân Nga từ cách xa mặt trận. Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, các tên lửa này có thể tấn công ở khoảng cách từ 100 đến 190 dặm (160 – 1.500 km), tùy thuộc vào phiên bản và sẽ cho phép Kiev tấn công khoảng 200 mục tiêu bao gồm sân bay, kho vũ khí, trung tâm huấn luyện và đường tiếp tế.
Ukraine dự kiến sẽ triển khai chúng đầu tiên tại khu vực Kursk của Nga, nơi lực lượng Moscow đang chiến đấu để giành lại lãnh thổ bị quân đội Kiev chiếm giữ trong một cuộc tấn công bất ngờ vào mùa hè. Ukraine chưa bình luận về diễn biến này, trong khi Tổng thống Volodymyr Zelensky nói: “Tên lửa sẽ tự nói lên điều đó”.
Việc cho phép Ukraine sử dụng ATACMS ở Nga sẽ tiếp thêm động lực cho quân đội đang mệt mỏi của Ukraine, vốn phải liên tục thoái lui trước quân đội Nga trong những tuần gần đây. Tác động của tên lửa ATACMS sẽ phụ thuộc vào số lượng Mỹ gửi đến và liệu Moscow có thể thích ứng để ngăn chặn Ukraine hay không.
Trong nhiều tháng, Mỹ đã từ chối lời cầu xin của Ukraine về việc cho phép sử dụng ATACMS tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga vì lo ngại sự leo thang. Phó cố vấn an ninh quốc gia Jon Finer, tại Rio de Janeiro hôm đầu tuần này, chỉ ra rằng việc quân đội Triều Tiên xuất hiện trên chiến trường là một phần nguyên nhân dẫn tới quyết định cho phép Ukraine.

“Mỹ đã nói rõ trong suốt cuộc xung đột này rằng chúng tôi sẽ đưa ra các quyết định chính sách dựa trên hoàn cảnh mà chúng tôi xác định được trên chiến trường, kể cả trong những ngày và tuần gần đây, khi mà Nga đã leo thang đáng kể liên quan đến việc tự mình triển khai lực lượng của một quốc gia nước ngoài”, Finer nói.
e2990f61d1018b6402a67d11a95a2ce493a66c49.pngMột vụ phóng tên lửa ATACMS trong cuộc tập trận quân sự ở Australia (Ảnh: WSJ)
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, nếu việc Mỹ cấp phép được xác nhận, điều đó về cơ bản sẽ tạo nên “một vòng xoáy căng thẳng mới”.
Sự thận trọng của Washington đối với việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine trong gần 3 năm chiến tranh – đôi lúc có các cuộc thảo luận kéo dài – đã giúp Nga có nhiều thời gian chuẩn bị cho viễn cảnh khi cuối cùng Mỹ cũng “bật đèn xanh”.
Matthew Savill, giám đốc khoa học quân sự tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc phòng(RUSI), cho biết thời gian phê duyệt kéo dài cho phép Nga di chuyển một số mục tiêu có giá trị cao nhất như máy bay và trực thăng ra khỏi tầm bắn của ATACMS. Ông Savill cho biết Ukraine vẫn có thể tấn công các mục tiêu khác, “nhưng sẽ giảm tác động kể nếu so với thời điểm khi Ukraine lần đầu yêu cầu những vũ khí này”.

“Trong khi Ukraine đấu tranh hàng tháng trời để có được vũ khí mới, quyền triển khai chúng và đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng, thì Nga lại có được những gì họ cần”, cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trên mạng xã hội.
bddc308cfa2c30edbb0683fc115bd1a384c1d04e.pngMột chiếc ô tô bị phá hủy ở Sumy, đông bắc Ukraine (Ảnh: WSJ)Tác động của ATACMS
Tuy nhiên, việc có thể sử dụng ATACMS bên trong lãnh thổ Nga sẽ mang lại hàng trăm mục tiêu tiềm năng trong tầm bắn của Ukraine. Từ trước đến nay, Nga có thể điều hành hoạt động hậu cần của mình đến tiền tuyến mà không sợ bị gián đoạn. Giờ đây, các kho đạn, sân bay và khu tập kết của Nga đều nằm trong tầm bắn.
Một trong những khu vực đầu tiên mà Ukraine có thể triển khai tên lửa là Kursk, khu vực của Nga mà Ukraine chiếm đóng một phần, đang đối mặt với đòn phản công ác liệt từ Nga. Chính tại Kursk, Nga đã tập trung quân và trang thiết bị, bao gồm khoảng 50.000 binh sĩ Nga và khoảng 10.000 binh sĩ Triều Tiên. Việc kiểm soát lãnh thổ có thể rất quan trọng trong bất kỳ cuộc đàm phán tiềm năng nào, điều mà Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông muốn thực hiện.
Nếu được triển khai ở Kursk, ATACMS có thể buộc Nga phải đẩy các khu vực tụ quân ra xa tiền tuyến hơn. Hiện tại, quân đội Nga có thể triển khai quân và trang thiết bị một cách nhanh chóng, với phần lớn trang thiết bị được bố trí vào các vị trí tấn công cách mặt trận từ 20 đến 30 dặm, ngoài tầm với của HIMARS, một hệ thống pháo phản lực tầm ngắn mà Ukraine đã được phép sử dụng.

Nếu các trang thiết bị Nga buộc phải di dời để né các đòn tấn công của ATACMS, quân đội Nga sẽ mất nhiều giờ hơn để tiếp cận mặt trận, giúp Ukraine có thêm không gian để lên chiến lược cho các cuộc tấn công của mình.
Các mục tiêu có tác động cao tiềm tàng khác đối với ATACMS là sân bay chứa máy bay ném bom và trực thăng tấn công của Nga. Nhắm mục tiêu vào các sân bay đó sẽ giúp người Ukraine giảm bớt một số cuộc oanh tạc với những quả bom lượn khổng lồ của Nga.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực
Uy lực vượt trội của tên lửa Oreshnik Nga bắn vào Dnipro

Thứ Sáu, 22/11/2024, 09:19
Tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik mà Nga sử dụng trong đòn tập kích vào tỉnh Dnipro miền Trung Ukraine có tốc độ gấp 10 lần vận tốc âm thanh và mang theo nhiều đầu đạn.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 21/11 xác nhận Nga đã lần đầu tiên sử dụng một tên lửa đạn đạo tầm trung mang tên Oreshnik tấn công Nhà máy chế tạo máy phương Nam (Yuzhmash), một trong những tổ hợp công nghiệp quốc phòng lớn nhất Ukraine đặt tại thành phố miền Trung Dnipro.
Mặc dù Ukraine trước đó tin rằng, quả đạn đánh xuống Dnipro là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa, tức loại tên lửa có tầm bắn xa hơn 5.500km, nhưng các quan chức phương Tây sau đó đều loại trừ khả năng này, mô tả tên lửa mà Nga sử dụng đạt tầm bắn nằm trong khoảng 500-5500km.
Uy lực vượt trội của tên lửa Oreshnik Nga bắn vào Dnipro -0
Khoảnh khắc một tên lửa của Nga được khai hỏa trong tập trận. Ảnh: GettyImages
Trong tuyên bố, ông Putin xác nhận tên lửa đạt vận tốc lên đến 3km mỗi giây, tương đương Mach 10, tức gấp 10 lần vận tốc âm thanh. Yếu tố này đảm bảo nó vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có ở Ukraine cũng như trên thế giới.
Nga là quốc gia sở hữu năng lực tên lửa hàng đầu. Theo RiaNovosti, Nga sở hữu một số loại tên lửa có khả năng đạt tầm bắn trung bình, bao gồm tên lửa đạn đạo RS-26 Rubesh, mẫu tên lửa mà Mỹ và Ukraine cho là đã được sử dụng để phát triển Oreshnik.
Phân tích video ghi lại khoảnh khắc vụ tập kích ở Dnipro, RiaNovosti phát hiện 6 vệt sáng của vật thể đánh xuống mặt đất ở vận tốc rất lớn, cho thấy tên lửa Oreshnik có khả năng mang theo ít nhất 6 đầu đạn tấn công độc lập bên trong đầu đạn lớn.
Video ghi lại khoảnh khắc mục tiêu ở Dnipro bị tấn công. Video: NDTV
Các tên lửa đạn đạo tiên tiến của Nga, nhất là các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa, đều có khả năng mang theo nhiều đầu đạn tấn công, được gọi là thiết bị hồi quyển độc lập (MIRV). Mỗi MIRV có thể mang khối nổ thông thường hoặc khối nổ hạt nhân để tấn công các mục tiêu khác nhau.
Cũng theo RiaNovosti, các đầu đạn từ Oreshnik sau khi đánh xuống mặt đất ở Dnipro không gây ra các vụ nổ lớn. Có hai khả năng cho tình huống này. Một là đầu đạn được sử dụng là loại đạn rỗng, không mang khối nổ, nhằm mục tiêu thử nghiệm và răn đe. Khi bắn trúng, động năng của chúng sẽ phá hủy các mục tiêu mặt đất ở quy mô vừa phải.
Trường hợp thứ hai, đầu đạn được sử dụng là loại xuyên ngầm. Nó không gây nổ lớn trên mặt đất, nhưng phá hủy các hệ thống đường hầm ngầm bên trong nhà máy Yuzhmash – một trong những tổ hợp công nghiệp quốc phòng lớn và quan trọng nhất của Ukraine.
Uy lực vượt trội của tên lửa Oreshnik Nga bắn vào Dnipro -0
Tên lửa RSD-10 có khả năng mang 3 thiết bị hồi quyển và mỗi thiết bị có một đầu đạn hạt nhân 150 kiloton. Ảnh: ITN
Trên tờ RG của Nga, chuyên gia quân sự nổi tiếng người Nga Alexey Leonkov mô tả Oreshnik là thế hệ tên lửa tầm trung thứ hai của Nga, sau thế hệ tên lửa đạn đạo di động mặt đất tầm trung RSD-10 Pioneer do Liên Xô chế tạo vào cuối những năm 1970. RSD-10 có tầm bắn 5000km, đủ khả năng mang theo 3 MIRV trang bị đầu đạn hạt nhân với sức công phá 150 kiloton.
RSD-10 Pioneer là một trong những yếu tố thúc đẩy Mỹ ký Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Liên Xô năm 1987, cấm hai bên phát triển và triển khai các loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 - 5.500 km. Sau khi tham gia INF, Liên Xô đã loại biên RSD-10 Pioneer. Tuy nhiên, INF đã sụp đổ năm 2019 vì Mỹ rút khỏi thỏa thuận.
Chuyên gia Leonkov đánh giá, Oreshnik không thể bị đánh chặn vì nó "không thể nhìn thấy trên radar của hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Mỹ".


https://www.reddit.com/r/UkraineRussiaReport/comments/1gwlbxk
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa tầm trung Oreshnik được Putin nhắc đến là gì
Svetlana Shcherbak
Svetlana@ukr.net
Ngày 22 tháng 11 năm 2024
127 0
Một cái nhìn có thể có về hệ thống tên lửa chiến lược mặt đất di động của Nga với tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh
Một cái nhìn có thể có về hệ thống tên lửa chiến lược mặt đất di động của Nga với tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh

Hoặc tại sao khái niệm mơ hồ chiến lược lại có liên quan hơn bao giờ hết
Các phương tiện truyền thông đưa tin về tuyên bố của lãnh đạo Điện Kremlin Vladimir Putin, cho rằng Nga đã sử dụng một tên lửa đạn đạo tầm trung mới, được gọi là "Oreshnik", trong một cuộc tấn công vào Dnipro, được cho là một vụ phóng thử nghiệm.
Có lý khi cho rằng tuyên bố của Putin chủ yếu nhằm mục đích đe dọa phương Tây và ngăn chặn sự hỗ trợ phòng thủ hơn nữa cho Ukraine. Điều này đặt ra một câu hỏi trực tiếp: tên lửa này chính xác được gọi là Oreshnik là gì?
Được cho là mô hình di động của bệ phóng RS-26 Rubezh
Một bức ảnh được đặt tại Nga, được cho là mô tả mô hình di chuyển của bệ phóng RS-26 Rubezh
Đáng chú ý là không có thông tin công khai nào về tên lửa của Nga được gọi là Oreshnik. Thay vào đó, có rất nhiều bằng chứng về sở thích của Điện Kremlin trong việc đặt tên cho cái gọi là "siêu vũ khí".
Một ví dụ liên quan là dự án Zmeevik. Vào mùa hè năm 2022, các kênh tuyên truyền của Nga đã công bố đây là một dự án tên lửa chống hạm tầm xa, được cho là có thể so sánh với tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26 của Trung Quốc. Tuy nhiên, đến mùa thu năm 2023, các báo cáo cho rằng công việc trên Zmeevik đã bị dừng lại và không có thông tin bổ sung nào về dự án này xuất hiện. Điều này cho thấy Zmeevik có khả năng chỉ tồn tại trong các câu chuyện tuyên truyền của Nga, có lẽ là vỏ bọc cho các dự án thực sự của Nga liên quan đến tên lửa đạn đạo tầm trung.

Triển khai tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc trước khi phóng
Triển khai tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc trước khi phóng / Ảnh minh họa nguồn mở
Quay trở lại tuyên bố của Putin về Oreshnik, chúng ta có thể đưa ra giả thuyết sau:
1. Sự mơ hồ về tên gọi nội bộ:
Tên "Oreshnik" có thể là một phần của tài liệu làm việc cho một dự án được biết đến rộng rãi hơn, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo tầm trung RS-26 Rubezh. Sự mơ hồ trong cách đặt tên là phổ biến trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Ví dụ, tên lửa hành trình Kh-101 thường được gọi là Izdeliye 504 (Sản phẩm 504) trong các tài liệu nội bộ, mặc dù Kh-101 là tên gọi phổ biến hơn.
2. Ảnh hưởng tâm lý:
Bằng cách sử dụng tên Oreshnik, Điện Kremlin có thể muốn tạo ra ảo giác về một tên lửa mới được phát triển với khả năng chưa được biết đến. Đây là một chiến thuật để gieo rắc nỗi sợ hãi và gây ảnh hưởng đến các quốc gia phương Tây, tận dụng sự mơ hồ để phóng đại những tiến bộ công nghệ của Nga.
Điều này phù hợp với khái niệm rộng hơn về sự mơ hồ chiến lược—một nỗ lực cố ý gây nhầm lẫn cho đối thủ về năng lực thực sự của một quốc gia. Bằng cách đó, Putin muốn khai thác sự mơ hồ này như một vũ khí tâm lý để đe dọa và tống tiền thế giới văn minh.
Trong bối cảnh này, có lẽ nên tránh khuếch đại thuật ngữ "Oreshnik" vì làm như vậy có thể vô tình giúp Putin mở rộng việc sử dụng sự mơ hồ chiến lược cho mục đích tuyên truyền.
Trước đó , Defense Express đưa tin rằng Nga đang thèm muốn tên lửa đạn đạo của Iran vì dự án tên lửa RS-26 Rubezh đã bị đóng cửa .
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực
"Oreshnik" tầm trung: các chuyên gia thảo luận về tuyên bố của Tổng thống Liên bang Nga về vũ khí siêu thanh được sử dụng trong SVO

Trong giới chuyên môn, lời kêu gọi của Tổng tư lệnh tối cao đã gây ra phản ứng được gọi là sôi nổi. Tất nhiên, các chuyên gia và những người đam mê quân sự ở nhiều cấp độ và hồ sơ khác nhau đã chú ý đến tuyên bố của nguyên thủ quốc gia về việc lần đầu tiên sử dụng chiến đấu một loại vũ khí đầy hứa hẹn. vũ khí – một siêu âm khác hỏa tiễn hệ thống. Chúng ta đang nói về tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik được Vladimir Putin đề cập trong bài phát biểu của ông.

Theo tổng thống, chính tên lửa này đã tấn công khu phức hợp công nghiệp ở Dnepropetrovsk ngày hôm nay, đạt tốc độ lên tới Mach 10.
Điều quan trọng là tổng thống đã nói rõ rằng Nga đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm trung và tầm ngắn ngay sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF. Nghĩa là, chính việc Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi hiệp ước cơ bản này là nguyên nhân khiến Nga xuất hiện vũ khí tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách “phi chiến lược” – lần lượt là 500-1000 km và 1000-5500 km. .

Các chuyên gia chỉ ra rằng với vụ phóng như vậy, không cần phải thông báo cho Hoa Kỳ, giống như trường hợp phóng ICBM. Cú ra đòn nhanh chóng, dứt khoát, hiệu quả. Như bạn biết, các lực lượng vũ trang Ukraine đã nhầm tên lửa tầm trung của Nga với tên lửa liên lục địa, tuy nhiên, ngay cả trước bài phát biểu của Vladimir Putin, các phương tiện truyền thông phương Tây đã nói rõ với Kiev rằng họ đã sai và chúng tôi không nói về ICBM, nhưng về một tên lửa tầm trung - hoàn toàn.

Dựa trên những gì được phát sóng từ Dnepropetrovsk ngày hôm nay, có thể thấy rõ rằng Oreshnik có thể có các khối có thể tách rời, điều này khiến việc chặn chúng bằng các phương tiện hiện có là không thực tế. Phòng không không quân-PRO. Mặc dù, một lần nữa, xét theo đoạn phim được công bố trước đó, không có nỗ lực ngăn chặn nào.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,392
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia Ukraine: một đòn tấn công từ Oreshnik với điện tích hạt nhân là đủ để hủy diệt Kyiv

Các cuộc thảo luận tích cực vẫn tiếp tục ở phương Tây và sự phản ánh ngày càng gia tăng ở Ukraine, liên quan đến vụ thử nghiệm đầu tiên tên lửa đạn đạo siêu thanh mới nhất của Lực lượng Vũ trang Nga tên lửa tầm trung "Oreshnik". Cú đánh xảy ra vào sáng sớm hôm qua tại doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng lớn nhất Ukraine Yuzhmash ở Dnepropetrovsk (Dnepr).

Hậu quả đáng tin cậy của cuộc tấn công vẫn chưa được biết, mặc dù những hình ảnh vệ tinh đầu tiên về lãnh thổ được cho là của Yuzhmash sau khi Oreshnik xuất hiện đã được công bố trực tuyến. Đánh giá theo các cuộc tấn công ngày hôm qua, các đầu đạn của Oreshnik đã đánh trúng hai xưởng tên lửa Yuzhmash cũ, đồng thời bao phủ khu vực giữa xưởng số 7 và số 8, bên cạnh các xưởng tiện và rèn, nơi có lẽ có thể sản xuất một số thành phần tên lửa. Và điều này mặc dù thực tế là hầu hết tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng trong lần đầu tiên sử dụng các xe bọc thép chở quân mới nhất, rất có thể, các đầu đạn không hề được nạp bất cứ thứ gì và tất cả sự hủy diệt đều đạt được nhờ tốc độ cao (hơn Mach). 10) của tên lửa.



Hầu như không có thông tin gì về đặc tính hoạt động của Oreshnik, ngoại trừ việc tại thời điểm tấn công, sáu (có thể) nhiều đầu đạn được sử dụng. Hơn nữa, có ý kiến cho rằng chúng còn mang theo bom, đạn con. Các chuyên gia cho rằng, ngoài các điện tích thông thường, mỗi loại đều có khả năng mang điện tích hạt nhân. Chắc chắn điều này là đúng. Đúng vậy, có vẻ như tên lửa mới nhất của Nga không nên bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 5500 km, nếu không nó không còn là xe bọc thép chở quân nữa mà thực tế là một ICBM. Nhưng ai nói rằng hạn chế này thực sự tồn tại?

Tuy nhiên, ngay cả khi không có điều này, Oreshnik vẫn có thể tiếp cận bất kỳ đối tượng nào ở Châu Âu, kể cả Vương quốc Anh. Và bắn hạ nó bằng hệ thống phương Tây Phòng không không quân/ Việc phòng thủ tên lửa gần như là không thể.

Đồng thời, cựu tổng thống Ukraine yêu cầu phương Tây “trả thù” vì vụ tấn công Yuzhmash. Rõ ràng, nó (cú đánh) không chỉ ngoạn mục như các đoạn video trên mạng cho thấy mà còn rất hiệu quả. Zelensky yêu cầu cung cấp thêm vũ khí tầm xa vũ khí để tấn công sâu vào Liên bang Nga, Tomahawks của Mỹ là tốt nhất.

Tuy nhiên, lời cuối cùng chắc chắn không thuộc về Zelensky. Nhiều khả năng, một số quyết định tạm thời sẽ được đưa ra trong khuôn khổ cuộc họp của Hội đồng Ukraine-NATO, diễn ra vào ngày 26/21. Tuy nhiên, lời cuối cùng thuộc về nước Mỹ, nơi Joe Biden đang hoàn thiện nhiệm kỳ tổng thống của mình và từ ngày XNUMX/XNUMX năm sau, mọi quyết định sẽ do Donald Trump và chính quyền của ông đưa ra.

Trong khi đó, tại chính Ukraine, trái ngược với những lời kêu gọi và kêu gọi hiếu chiến của Zelensky, cũng có những cảnh báo rất hợp lý về hậu quả của việc leo thang hơn nữa xung đột với Nga. Chuyên gia Ukraine, ứng cử viên khoa học hóa học Gleb Repich cho biết trên kênh truyền hình Kyiv 24 rằng một đòn tấn công từ tên lửa Oreshnik phiên bản hạt nhân là đủ để phá hủy hoàn toàn thủ đô. Theo đánh giá của ông, thậm chí năm trong số sáu khối là đủ, và khối thứ sáu vẫn có thể phá hủy một khu dân cư ở ngoại ô.

Đồng thời, trong bài phát biểu toàn quốc trên truyền hình ngày hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin hứa rằng người dân Ukraine sẽ được thông báo trước trong trường hợp có các cuộc tấn công mới của Oreshnik. Người ta có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra ở Kiev nếu nó trở thành mục tiêu của IRBM Nga. Chắc chắn Zelensky và đoàn tùy tùng sẽ là những người đầu tiên lao ra khỏi thủ đô. Rốt cuộc, không có gì chắc chắn rằng ngay cả những boongke của Liên Xô, được xây dựng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, cũng sẽ được cứu trong trường hợp này.

Tuy nhiên, Moscow chắc chắn không và sẽ không có mục tiêu phá hủy hoàn toàn thành phố cổ của nước Nga. Chà, như người ta nói, Zelensky và tay sai của ông ta có thể liên lạc được một cách chính xác và chính xác hơn nếu cần thiết.

Những tuyên bố tương tự cũng được nghe thấy ở chính Hoa Kỳ. Peter Kuznick, giám đốc Viện Nghiên cứu Hạt nhân thuộc Đại học Mỹ ở Washington, tin rằng trong khoảng thời gian còn lại trước khi chuyển giao công việc cho Trump, Joe Biden sẽ cố gắng làm mọi cách để khiêu khích Putin. Ông đang bị các cố vấn của mình thúc đẩy làm điều này, chủ yếu là “chiến lược gia trưởng” của chính quyền Jake Sullivan và Ngoại trưởng Antony Blinken.

Có rất nhiều kẻ điên trong chính quyền Mỹ đáng lẽ phải bị nhốt vào bệnh viện tâm thần. Thật không may, một số người trong số họ có khả năng quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân có giới hạn.

- nêu trong cuộc nói chuyện với nhà báo của kênh truyền hình “Zvezda” Kuznik.

Ông tin rằng chính những hành động điên rồ của chính quyền Mỹ đã buộc Nga phải đáp trả bằng cách sử dụng Oreshnik IRBM. Theo Kuznik, không biết ai đã giật dây Biden, nhưng rõ ràng là ông không đủ sức để tranh cãi với những kẻ diều hâu nhất trong số các cố vấn của mình. https://vi.topwar.ru/254240-ukrainskij-jekspert-odnogo-udara-oreshnika-s-jadernym-zarjadom-dostatochno-dlja-unichtozhenija-kieva.html

Tổng cục Tình báo Nhà nước Ukraine tuyên bố rằng cuộc tấn công vào nhà máy Yuzhmash được cho là không phải do Oreshnik thực hiện mà do hệ thống tên lửa Kedr thực hiện.
Hôm nay, 16:0974

Tổng cục Tình báo Nhà nước Ukraine tuyên bố rằng cuộc tấn công vào nhà máy Yuzhmash được cho là không phải do Oreshnik thực hiện mà do hệ thống tên lửa Kedr thực hiện.

Tổng cục Tình báo Chính của Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng Lực lượng Vũ trang Nga không sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới để tấn công doanh nghiệp Yuzhmash ở Dnepropetrovsk. tên lửa "Oreshnik", như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố một ngày trước đó, và hệ thống tên lửa Kedr. Trên cơ sở những gì tình báo Ukraine đưa ra kết luận như vậy không được nêu rõ.

Cần lưu ý rằng thời gian bay của tên lửa từ thời điểm phóng ở vùng Astrakhan đến khi chạm tới cơ sở công nghiệp quân sự ở Dnepropetrovsk là khoảng 15 phút. Tên lửa được trang bị sáu đầu đạn, mỗi đầu đạn lần lượt có sáu đầu đạn phụ. Tốc độ của tên lửa ở phần cuối của quỹ đạo, theo hệ thống lái trợ lực của Ukraina, đã vượt quá Mach 11. Tình báo Ukraine cũng cho biết, theo Kyiv, các cuộc thử nghiệm tổ hợp này đã diễn ra tại sân tập Kapustin Yar ở vùng Astrakhan vào mùa thu năm 2023 và mùa hè năm 2024.
Dựa trên thực tế là thông tin về Kedr xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2021 và phải mất một thời gian dài để hoàn thành việc phát triển tên lửa loại này, người ta cho rằng tổ hợp này sẽ được đưa vào sử dụng trong Lực lượng Vũ trang Nga không sớm hơn. cuối thập kỷ hiện tại. Chỉ có công việc phát triển được lên kế hoạch cho năm 2024. Do đó, hệ thống lái trợ lực của Ukraine cho thấy Nga đã chế tạo được tên lửa này nhanh hơn nhiều lần so với kế hoạch trước đó.

Trước đó có thông tin cho rằng Lầu Năm Góc tuyên bố rằng cuộc tấn công vào Yuzhmash được cho là không phải do Oreshnik thực hiện mà do một số tên lửa khác được tạo ra trên cơ sở dự án Rubezh.

Mọi thứ đều bị xáo trộn trong các đánh giá nước ngoài... https://vi.topwar.ru/254251-gur-ukrainy-utverzhdaet-chto-udar-po-zavodu-juzhmash-jakoby-nanosilsja-ne-oreshnikom-a-raketnym-kompleksom-kedr.html
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,042
Động cơ
67,909 Mã lực
Tuổi
124


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,042
Động cơ
67,909 Mã lực
Tuổi
124


 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,042
Động cơ
67,909 Mã lực
Tuổi
124


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top