- Biển số
- OF-781052
- Ngày cấp bằng
- 18/6/21
- Số km
- 4,221
- Động cơ
- 77,487 Mã lực
- Tuổi
- 125
Lính Nga phủ rơm lên xe tải để chống 'sát thủ bóng đêm'
Xe tải Nga tham chiến ở Ukraine được phủ lớp ngụy trang dày bằng rơm để che giấu tín hiệu nhiệt khỏi UAV chuyên tập kích ban đêm.
Rob Lee, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, cuối tuần trước chia sẻ lên mạng xã hội X ảnh lực lượng Nga ở Ukraine phủ rơm lên xe tải UAZ-452 4x4, còn gọi là Bukhanka, nghĩa là "ổ bánh mì" trong tiếng Nga vì hình dạng của nó.
Dòng xe này được lính Nga sử dụng để vận chuyển nhu yếu phẩm cho lực lượng chiến đấu trên tiền tuyến, nên thường xuyên bị Ukraine tập kích bằng máy bay không người lái (UAV).
Bức ảnh cho thấy chiếc xe được phủ kín bằng rơm, chỉ trừ phần kính chắn gió để tài xế có thể quan sát khi lái. Theo Hamish de Bretton-Gordon, cựu chỉ huy trung đoàn xe tăng hoàng gia Anh, phương pháp này giúp che giấu bớt tín hiệu nhiệt của chiếc xe vào ban đêm, khiến nó khó bị phát hiện bởi UAV trang bị camera ảnh nhiệt.
Nhược điểm của biện pháp bảo vệ này là chiếc xe sẽ dễ bị bắt lửa và trở nên nổi bật hơn khi trời sáng, song lính Nga có thể nhanh chóng tháo bỏ lớp ngụy trang bằng rơm vào ban ngày, chỉ phủ nó lên khi cần di chuyển vào buổi tối.
Nga phủ rơm lên xe tải để chống UAV vào ban đêm trong bức ảnh đăng ngày 17/12. Ảnh: X/Rob Lee
Đây không phải lần đầu tiên lực lượng Nga sử dụng phương pháp mới để ngụy trang cho binh sĩ và khí tài. Tatarigami_UA, tài khoản chuyên đưa tin về chiến sự Ukraine, hồi tháng 4 cho biết một số binh sĩ Nga ở Donetsk đã sử dụng loại áo đặc biệt gọi là "chăn chống nhiệt" để tránh bị phát hiện vào ban đêm. Hình ảnh trên mạng xã hội trước đó cũng cho thấy lực lượng Nga chất củi lên xe tải để ngụy trang thành xe chở gỗ.
Nga, Ukraine thời gian qua chủ yếu vận chuyển nhân lực và khí tài lên tiền tuyến vào buổi đêm nhằm giảm khả năng bị tập kích, do UAV góc nhìn thứ nhất (FPV), loại vũ khí phổ biến ở chiến trường Ukraine nhờ giá rẻ và dễ sản xuất, thường không được trang bị camera hồng ngoại hoặc ảnh nhiệt để tác chiến trong điều kiện thiếu sáng.
"Việc trang bị thêm camera ảnh nhiệt giá hàng trăm USD cho những chiếc UAV FPV giá 500 USD là thách thức lớn về cả tài chính và hậu cần, trong bối cảnh Nga và Ukraine mỗi ngày triển khai hàng trăm chiếc UAV kiểu này trên tiền tuyến", chuyên gia quân sự David Axe của Forbes cho biết.
Dù vậy, hai bên vẫn sở hữu một số mẫu UAV được trang bị camera ảnh nhiệt, còn được gọi là "sát thủ bóng đêm", nhờ khả năng tập kích hiệu quả vào buổi tối, dù không được dùng phổ biến bằng UAV FPV vì vấn đề chi phí.
Video đăng trên mạng xã hội ngày 26/11 cho thấy UAV tự sát Lancet của Nga tập kích loạt mục tiêu Ukraine ở tỉnh Kherson
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:02
/
Thời lượng 2:17
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Tắt phụ đề
Toàn màn hình
UAV Lancet trang bị cảm biến hồng ngoại tập kích loạt mục tiêu Ukraine trong video đăng ngày 26/11. Video: Telegram/Dnepro_Rub
Trên mạng xã hội cuối tháng 11 xuất hiện video quay cảnh UAV tự sát Lancet Nga tấn công mục tiêu của Ukraine ở tỉnh Kherson vào ban đêm, cho thấy dòng UAV này đã được trang bị thêm cảm biến hồng ngoại để có thể hoạt động vào buổi tối, thay vì chỉ giới hạn vào ban ngày như phiên bản cũ. Ukraine cũng sở hữu một dòng UAV chuyên tập kích buổi tối là "Ma cà rồng", hoạt động theo cơ chế thả nhiều loại đầu đạn nổ và thường nhắm mục tiêu vào xe tăng.
Binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến cho biết lực lượng Nga gần đây bắt đầu lắp camera ảnh nhiệt cho UAV FPV để triển khai đòn tập kích vào ban đêm, khiến họ khó hoạt động trên chiến trường. Hồi tháng 10, truyền thông Nga tiết lộ UAV FPV Gortenzia do Moskva sản xuất sẽ được trang bị camera ảnh nhiệt, song không rõ phiên bản này đã được triển khai tại Ukraine hay chưa.
Xe tải Nga tham chiến ở Ukraine được phủ lớp ngụy trang dày bằng rơm để che giấu tín hiệu nhiệt khỏi UAV chuyên tập kích ban đêm.
Rob Lee, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, cuối tuần trước chia sẻ lên mạng xã hội X ảnh lực lượng Nga ở Ukraine phủ rơm lên xe tải UAZ-452 4x4, còn gọi là Bukhanka, nghĩa là "ổ bánh mì" trong tiếng Nga vì hình dạng của nó.
Dòng xe này được lính Nga sử dụng để vận chuyển nhu yếu phẩm cho lực lượng chiến đấu trên tiền tuyến, nên thường xuyên bị Ukraine tập kích bằng máy bay không người lái (UAV).
Bức ảnh cho thấy chiếc xe được phủ kín bằng rơm, chỉ trừ phần kính chắn gió để tài xế có thể quan sát khi lái. Theo Hamish de Bretton-Gordon, cựu chỉ huy trung đoàn xe tăng hoàng gia Anh, phương pháp này giúp che giấu bớt tín hiệu nhiệt của chiếc xe vào ban đêm, khiến nó khó bị phát hiện bởi UAV trang bị camera ảnh nhiệt.
Nhược điểm của biện pháp bảo vệ này là chiếc xe sẽ dễ bị bắt lửa và trở nên nổi bật hơn khi trời sáng, song lính Nga có thể nhanh chóng tháo bỏ lớp ngụy trang bằng rơm vào ban ngày, chỉ phủ nó lên khi cần di chuyển vào buổi tối.
Nga phủ rơm lên xe tải để chống UAV vào ban đêm trong bức ảnh đăng ngày 17/12. Ảnh: X/Rob Lee
Đây không phải lần đầu tiên lực lượng Nga sử dụng phương pháp mới để ngụy trang cho binh sĩ và khí tài. Tatarigami_UA, tài khoản chuyên đưa tin về chiến sự Ukraine, hồi tháng 4 cho biết một số binh sĩ Nga ở Donetsk đã sử dụng loại áo đặc biệt gọi là "chăn chống nhiệt" để tránh bị phát hiện vào ban đêm. Hình ảnh trên mạng xã hội trước đó cũng cho thấy lực lượng Nga chất củi lên xe tải để ngụy trang thành xe chở gỗ.
Nga, Ukraine thời gian qua chủ yếu vận chuyển nhân lực và khí tài lên tiền tuyến vào buổi đêm nhằm giảm khả năng bị tập kích, do UAV góc nhìn thứ nhất (FPV), loại vũ khí phổ biến ở chiến trường Ukraine nhờ giá rẻ và dễ sản xuất, thường không được trang bị camera hồng ngoại hoặc ảnh nhiệt để tác chiến trong điều kiện thiếu sáng.
"Việc trang bị thêm camera ảnh nhiệt giá hàng trăm USD cho những chiếc UAV FPV giá 500 USD là thách thức lớn về cả tài chính và hậu cần, trong bối cảnh Nga và Ukraine mỗi ngày triển khai hàng trăm chiếc UAV kiểu này trên tiền tuyến", chuyên gia quân sự David Axe của Forbes cho biết.
Dù vậy, hai bên vẫn sở hữu một số mẫu UAV được trang bị camera ảnh nhiệt, còn được gọi là "sát thủ bóng đêm", nhờ khả năng tập kích hiệu quả vào buổi tối, dù không được dùng phổ biến bằng UAV FPV vì vấn đề chi phí.
Video đăng trên mạng xã hội ngày 26/11 cho thấy UAV tự sát Lancet của Nga tập kích loạt mục tiêu Ukraine ở tỉnh Kherson
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:02
/
Thời lượng 2:17
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Tắt phụ đề
Toàn màn hình
UAV Lancet trang bị cảm biến hồng ngoại tập kích loạt mục tiêu Ukraine trong video đăng ngày 26/11. Video: Telegram/Dnepro_Rub
Trên mạng xã hội cuối tháng 11 xuất hiện video quay cảnh UAV tự sát Lancet Nga tấn công mục tiêu của Ukraine ở tỉnh Kherson vào ban đêm, cho thấy dòng UAV này đã được trang bị thêm cảm biến hồng ngoại để có thể hoạt động vào buổi tối, thay vì chỉ giới hạn vào ban ngày như phiên bản cũ. Ukraine cũng sở hữu một dòng UAV chuyên tập kích buổi tối là "Ma cà rồng", hoạt động theo cơ chế thả nhiều loại đầu đạn nổ và thường nhắm mục tiêu vào xe tăng.
Binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến cho biết lực lượng Nga gần đây bắt đầu lắp camera ảnh nhiệt cho UAV FPV để triển khai đòn tập kích vào ban đêm, khiến họ khó hoạt động trên chiến trường. Hồi tháng 10, truyền thông Nga tiết lộ UAV FPV Gortenzia do Moskva sản xuất sẽ được trang bị camera ảnh nhiệt, song không rõ phiên bản này đã được triển khai tại Ukraine hay chưa.
Lính Nga phủ rơm lên xe tải để chống 'sát thủ bóng đêm'
Xe tải Nga tham chiến ở Ukraine được phủ lớp ngụy trang dày bằng rơm để che giấu tín hiệu nhiệt khỏi UAV chuyên tập kích ban đêm.
vnexpress.net