Cụ mới là ngây thơ và cố chấp!
Cái gì gọi là "barbaric"?
Cụ có biết vụ "bail out" cứu các nhà bank của Mỹ năm 2008 được ông J.Stirglitz (đoạt Nobel KInh tế) gọi là "1 trong 2 vụ ăn cướp lớn nhất lịch sử hiện đại"? (vụ còn lại theo ông ấy là quá trình tư hữu hóa ở Nga thời Eltsin).
cụ xem lại bài viết trên của cụ, cụ viết những gì ?
Cụ cứ đùa!
Lấy cả mạng, lấy cả đất nước còn chả sai nữa là lấy tiền.
hành vi giết người, cướp bóc mà cụ bảo là chả sai. em gọi là barbaric còn không đúng à ?
vụ bail out năm 2008 em đồng ý là một hành vi cướp bóc, nó hợp pháp, nhưng không thể gọi là nó đúng được. những hành vi đó cần phải tìm cách để loại bỏ. thừa nhận một sự việc đã xảy ra, đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra, hoàn toàn khác với nhận định rằng hành động đó là hoàn toàn đúng. cụ nói nó không sai, có nghĩa là 1. nếu cụ từng ở địa vị họ, cụ cũng sẽ giết người cướp bóc 2. nếu sau này có cơ hội ở vị trí đó, cụ cũng sẽ lựa chọn giết người cướp bóc. cụ nghĩ xem như vậy có phải là barbaric không ?
Còn lịch sử xa hơn (mà cũng chưa xa lắm đâu) thì tài sản mà người da trắng có được ở châu Mỹ xuất phát từ đâu ra: cụ có biếtông võ sĩ quyền Anh Mohamed Ali nói gì không, đại ý thế này: "bọn da trắng cướp đất của người da đỏ, nô dịch người da đen làm nô lệ rồi cử họ sang VN để giết người da vàng".
Tất cả các nền văn minh đều xây trên nền móng của sự tích lũy của cải, sự tích lũy lại nhanh nhất thông qua tước đoạt, hoặc con người tước đoạt của nhau, hoặc con người tước đoạt thiên nhiên, và sự thực thì cả 2 hình thức tước đoạt đó chưa bao giờ ngừng nghỉ ở bất cứ đâu.
1. Cụ không thể đánh đồng con người tước đoạt của con người và con người "tước đoạt" của thiên nhiên. Việc bất kỳ ai tước đoạt của một người nào khác là việc không thể chấp nhận được. Còn việc tước đoạt của thiên nhiên, em không hiểu ý cụ cụ thể là hành động gì, nhưng chắc chắn là rất nhiều hành động khai thác tài nguyên từ thiên nhiên là hoàn toàn chấp nhận được. Những hành động như trồng cây, săn thú, đánh cá vẫn có từ hàng nghìn năm nay, có gọi là tước đoạt của thiên nhiên không ? Khai thác dầu mỏ có gọi là tước đoạt của thiên nhiên không, tại sao hành vi này vẫn được hầu hết các quốc gia chấp nhận ?
2. Ngay kể cả một số hành động của con người đang tạo ảnh hưởng xấu tới môi trường, em không thấy có thể so sánh việc đó với việc một người cướp của một người khác. Bản chất hai sự việc hoàn toàn khác nhau. Pháp luật nước nào cũng bảo vệ quyền con người (hoặc ít nhất là nó claim nó bảo về quyền con người) nhưng bảo vệ thiên nhiên thì tuỳ từng nước, tuỳ từng hoàn cảnh. Mục tiêu tối hậu của bảo vệ thiên nhiên (ví dụ như chống ô nhiễm môi trường) cũng là bảo vệ con người chứ không phải là bảo vệ thiên nhiên.
3. Cụ cho rằng sự thịnh vượng và những thành tựu các nền văn minh đạt được đều nhờ công của việc "tước đoạt". Em phản đối. Thử nhìn lại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, động cơ hơi nước do James Watt phát minh ra, không lẽ là do ông ấy tước đoạt của ai đó ? Internet, email, các thành tựu công nghệ chúng ta có để sử dụng ngày nay là do tước đoạt của ai đó ? Năm nay Apple thiết kế và sản xuất được cái iPhone mới, đó là do họ tước đoạt của ai đó ?
Cụ phủ định sạch trơn những đóng góp của rất nhiều yếu tố khác mà cho rằng sự giàu có đều là do tước đoạt, vậy thì em hỏi tại sao Trung Quốc suốt gần 2000 năm từ thời Tần Thuỷ Hoàng, cho đến trước khi bị phương tây xâm lược, chẳng có sự tiến bộ nào đáng kể về khoa học, kỹ thuật, điều kiện sống, mặc dù họ vẫn thường xuyên cướp bóc hoặc nhận cống nạp từ các quốc gia láng giềng ?
Có quá nhiều kiểu tước đoạt mà những người ít hiểu biết như cụ không hề biết nó là tước đoạt, từ chính sách tài nguyên, chính sách thuế, chính sách tiền tệ, thông tin, văn hóa, tôn giáo....đều có yếu tố tước đoạt trong đó hết.
có yếu tố tước đoạt như thế nào, cụ chỉ cần đưa ra một hoặc một vài ví dụ cụ thể, và em sẽ phản biện. nói chung chung như cụ thế này ai chả nói được. trước hết em chỉ đưa ra một vài quan điểm:
- bất kỳ một hoạt động nào giữa 2 bên mà dựa trên sự tự nguyện, thì ta không thể nào gọi đó là tước đoạt được
- trong một sự trao đổi, có thể bên này được lợi nhiều hơn bên kia, nhưng điều đó cũng không thể coi là tước đoạt, nếu cả hai bên đều tự nguyện chấp nhận sự trao đổi đó
Cụ nói em không biết nó là tước đoạt. em chưa hiểu cụ nói cụ thể việc gì. Em thì thấy cụ không nhìn nhận một thứ, đó là trong quá khứ và trong hiện tại, con người, ngoài việc cạnh tranh với nhau, họ còn hợp tác với nhau nữa. Em cho rằng những thành tựu chúng ta có được hầu hết thông qua việc hợp tác, hơn là việc tước đoạt. Khi nhiều người hợp tác với nhau một cách tự nguyện, điều đó thường có nghĩa là mọi người đều được hưởng lợi từ sự hợp tác đó.