[Funland] Tin hót: Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc!!!

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Mục giải trí:

Trong suốt chiều dài LS Việt Nam, bon phong kiến phương Bắc luôn là kẻ thù không đội trời chung: Truyện trạng Quỳnh tiếp xử Tàu:

Truyện cười Trạng Quỳnh
phần 12: Trạng Quỳnh đón tiếp xứ Tàu

Triều đình chuẩn bị đón sứ nhà Thanh sang nước ta. Chúa nghe nói tên này là kẻ hống hách, hợm hĩnh, bèn kêu Quỳnh vào, giao cho giữ việc nghênh tiếp.

Quỳnh phụng mạng vua, đồng thời xin triệu thêm bà Ðoàn Thị Ðiểm giả làm người bán hàng nước cho khách qua đường, còn mình giả trang làm anh lái đò đưa sứ bộ qua sông.

Khách Tàu đến, đi ngang quán bà Ðiểm, thấy trong hàng có một cô gái xinh xắn ngồi bán, liền hùa nhau kéo vào uống nước, sẵn có buông lời chọc ghẹo, bỡn cợt. Một tên líu lo đọc bâng quơ:

"Nam bang nhất thốn thổ bất tri nhân canh"
(Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày, ý cho rằng đàn bà nước Nam lẳng lơ)

Bà Ðiểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi, đọc:

"Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất"

(Bọn quan quyền phương Bắc đều từ chỗ đó mà ra cả )

Nghe xong câu ấy, cả bọn ngừng uống nước, tròn mắt, há hốc miệng nhìn bà Ðiểm. Chúng không thể ngờ rằng một bà bán nước bên đường lại có sức học kinh người đến thế !

Khách ra đi, xuống đò của Quỳnh. Khi đò đến giữa sông, một tên trong nhóm sứ Tàu nhột bụng, vãi rắm nghe một tiếng "bủm". Không thấy xấu hổ thì thôi, hắn còn đọc một câu chữa thẹn xấc xược:

Lôi động Nam bang (Sấm động nước Nam)

Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng cậy vạch quần đái vòng cầu qua đầu sứ, vừa đái vừa đọc:

Vũ qua Bắc hải (Mưa qua bể Bắc)


1593167203711.png


Cười vỡ bụng với Trạng Quỳnh và hành động "vũ qua Bắc Hải"

Tên sứ Tàu giận điên tiết, xộc lại định đánh Quỳnh, Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:

"Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ "
(Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế )

Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Cả nhóm trong bụng vừa tức, vừa sợ, cứ ngậm miệng cho đến nơi.

Từ ngàn xưa, Trung Quốc luôn ỷ là một đất nước rộng lớn, đông dân mà nhiều lần ức hiếp các dân tộc, các quốc gia nhỏ bé lân cận khác, đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta là một trong số đó. Nhưng chưa bao giờ người dân Đại Việt chịu khuất phục mà còn khiến kẻ thù khiếp sợ vì lòng yêu nước, tinh thần bất khuất đã trở thành một truyền thống vẻ vang của mình.
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Em cũng đồng ý rằng quay lưng hẳn với Mỹ (và / hoặc đứng cùng với Tàu) thì chưa bạn nào dám làm cả, và chắc trong 10 năm tới cũng chưa có trừ khi có vụ gì lớn xảy ra. Nhưng tầm ảnh hưởng của Mỹ cũng không còn như thời tầm 15-20 năm trước rồi, khi các nước đều phần nào nể nang Mỹ, Mỹ hô một tiếng là đồng minh ít nhiều góp sức giúp về kinh tế hoặc về quân sự. Như đợt thương chiến chẳng hạn, Mỹ kêu gọi, thậm chí dọa nạt áp thuế châu Âu, nhưng các nước châu Âu, nhưng khối EU có nhảy vào đập Tàu đâu. Hay trong khi covid, lúc Mỹ lên tiếng rằng virus SARS-CoV-2 xuất hiện từ phòng thí nghiệm của Tàu thì EU, đặc biệt là Đức của chị Merkel, lại vặc lại rằng "chưa thấy bằng chứng nào cả".

Đúng là EU chưa quay lưng lại với Mỹ, và các bạn cũng biết rõ Tàu là thằng khó thân, nhưng em thấy gần đây nguồn lợi các bạn EU kiếm được từ Mỹ giảm dần, trong khi từ Tàu lại đang tăng, nên các bạn không còn mặc nhiên đứng về cùng phe với Mỹ nữa.
Để cùng lập luận, chúng ta hãy lùi thời gian về hơn 40 năm trước...
Nước tàu khi đóa là 1 cuốc da động lớn, đông dân, lạc hậu và nghèo khó. Họ thèm khát sự zầu có , họ thèm khát công nghệ, trình độ quản lý và dòng vốn của Phương tây. Để có được điều đó, họ đã tìm mọi cách ve vãn để gần gũi, chấp nhận làm chiếu dưới của phương Tây. Và để thể hiện, như 1 món quà với Phương tây - họ đã lật mặt chống đối 1 cuốc za có ân tình & giúp đỡ họ rất nhiều, đóa là Liên bang Xô viết. Họ cũng đã đơn phương bất ngờ phát động tấn công, giết hại hàng vạn người của 1 đất nước láng giềng nhỏ hơn và là đàn em thân thiện của họ - với chiêu bài "dạy cho 1 bài học" - đơn giản chỉ vì quốc gia đó đã chiến thắng nước Mỹ...
Và họ đã thành công bởi Phương tây nhìn thấy:
- Họ đã tự chặt đứt cây cầu của mình, không còn đường quay lại.
- Lượng tài nguyên giá rẻ khổng lồ trên 1 đất nước rộng lớn, 1 thị trường lao động cực kì đông đảo giá rẻ, 1 thị trường tiêu thụ tiềm năng với hơn 1 tỉ dân mà Phương tây có thể lợi dụng.
Từ đóa, những gì họ thèm khát (công nghệ, trình độ quản lý và dòng vốn của Phương tây) bắt đầu từng bước đổ vào. Người dân TQ, với bản chất chăm chỉ, luôn nỗ lực, nhanh nhạy và thói quen chịu đựng khổ cực đã đưa tàu trở thành 1 công xưởng giá rẻ số 1 TG - Dù phải chấp nhận cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường trầm trọng và đời sống đại bộ phận dân chúng không được nâng lên tương xứng. Mồ hôi, thậm chí cả xương máu của người dân TQ đã làm giàu không kể xiết cho phương tây - họ thu lợi nhuận rất nhiều từ việc đưa công nghệ, trình độ quản lý và dòng vốn vào TQ, sau đó lại được sử dụng sản phẩm giá rẻ.
Tuy nhiên, chuyện đóa không thể xảy ra mãi mãi. Khi nước tàu từng bước lớn mạnh, họ có vốn, làm chủ được cộng nghệ (bằng cách nào thì chưa cần xét đến) và có thể độc lập phát triển công nghệ - cũng là lúc lợi thế của Phương tây chấm dứt. Phương tây, kẻ đã quen với thu nhập cao, nhàn nhã và quên mất kỹ năng sản xuất - giờ phụ thuộc hoàn toàn vào hàng hóa của tàu (đương nhiên, họ hoàn toàn có thể tái phục hồi quá trình sx của mình, nhưng mãi mãi sẽ không thể cạnh tranh được với tàu nữa). Hậu quả khi đó thì ai cũng có thể tưởng tượng được - Họ sẽ phụ thuộc và làm chiếu dưới của tàu...
Phương tây có biết điều đóa? đương nhiên, dưng 1 phần họ muốn níu kéo sự thịnh vượng do lao động của người khác, 1 phần họ bám víu vào hy vọng: tàu sẽ thay đủi và trở thành 1 cuốc za có thể chế zống như họ - nơi họ có thể phân hóa, lôi kéo và kích động làm loạn (dạng CM màu sắc), khi tàu đe dọa địa vị thống trị của mềnh - nhưng họ đã cơ bản thất bại...
Hiện tại, khi tàu vẫn còn chưa đủ khả năng (dù đã ít nhiều tiệm cận), phương tây biết mình bắt buộc cần phải ra tay kiềm chế, ép tàu nằm chiếu dưới...
Dưng tại sâu EU (một tập hợp các quốc gia giàu có nhưng nhỏ bé, phân hóa và yếu nhợt) lại lần lữa? Tất cả là thói quen ăn bám (kể cả Q.Phòng), họ hi vọng tận dụng được lúc nào hay lúc đó, với mong muốn trong thời gian này Huê Cầy sẽ chấp nhận thiệt hại và ra tay kiềm chế tàu - mà họ chả phẩy làm gì nhiều(!). Thèng Huê cầy đâu ngu đến vậy, dưng nó cũng không muốn mất đồng minh, vì thế nó ép từng bước. Bị ảnh hưởng nên EU bày trò làm mình làm mẩy (dạng con cái ăn vạ cha mẹ). Vấn đề là EU sẽ làm mình làm mẩy đến bao giờ?
 
Chỉnh sửa cuối:

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Làm sao kiện Trung Quốc vì khủng hoảng đại địch virus corona?
Đăng ngày: 18/05/2020 - 15:09Sửa đổi ngày: 18/05/2020 - 15:09

Các báo lớn tại Pháp ngày 18/05/2020 dành nhiều sự chú ý vào sự kiện Tổ Chức Y Tế Thế Giới bắt đầu họp đại hội đồng với tâm điểm vẫn là Trung Quốc, nơi xuất phát dịch bệnh. Covid-19.
AFP/Archivos
Anh Vũ

Đại dịch virus corona và những hậu quả nhiều mặt, vẫn là đề tài chính trên các báo Pháp ra hôm nay 18/05/2020. Các báo lớn dành nhiều sự chú ý vào sự kiện Tổ Chức Y Tế Thế Giới bắt đầu họp đại hội đồng với tâm điểm chú ý vẫn là Trung Quốc, nơi xuất phát dịch bệnh Covid-19.

Trang thế giới của nhật báo Libération có bài: "Điều tra của WHO: Trung Quốc bị chỉ mặt" cho thấy trong trận đại dịch này, Bắc Kinh đang ngày càng bị tấn công nhiều mặt. Đi đầu là Hoa Kỳ với những cáo buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm làm lây lan virus corona. Và đây sẽ là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong phiên họp đại hội đồng của WHO, bắt đầu từ hôm nay.

Tờ báo ghi nhận: "Cả thế giới mong đợi một cuộc điều tra lớn về xử lý khủng hoảng dịch Covid-19. Sau nhiều tuần bị áp lực từ mọi phía, hôm 08/05 Trung Quốc cuối cùng đã chấp nhận về nguyên tắc cuộc điều tra 'đánh giá tình hình' dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới". Thế nhưng Bắc Kinh vẫn cố gỡ gạc nói rằng cuộc điều tra này phải diễn ra vào thời điểm thích hợp là sau đại dịch và bước tiến hành phải được các cấp điều hành của WHO thông qua trước và thủ tục này không chỉ nhằm vào riêng Trung Quốc mà liên quan đến cả cách xử lý khủng hoảng ở mọi nước.

Tờ báo cho biết "nhiều tuần qua, chính quyền Trump, các nghị sĩ, luật sư Mỹ và nhiều chính phủ các nước khác, nhiều định chế, chuyên gia tổ chức xã hội dân sự đã lên tiếng chỉ trách nhiệm thuộc về chính quyền Trung Quốc. Người này thì muốn tìm ra thủ phạm, người khác thì hy vọng đòi được Bắc Kinh bồi thường và có những người cũng chỉ muốn rút ra những bài học từ trận đại dịch Covid-19". Tất cả các cáo buộc đều cho rằng Bắc Kinh đã cố tình che đậy nạn dịch ngay từ đầu.

Cơ sở pháp lý nào để kiện Trung Quốc ?

Nhưng Libération đặt câu hỏi: Cấp cơ quan có thẩm quyền nào có thể tiếp nhận vụ kiện vừa mang tính pháp lý nhưng đồng thời cũng mang tính chính trị này?

"Tội ác về y tế" không tồn tại trong hệ thống pháp lý quốc tế, mà WHO cũng không có cấp pháp lý nào để phán xử. Tuy nhiên tờ báo nhận thấy trong thời gian xảy ra đại dịch, nhiều lần Tòa Hình Sự Quốc Tế La Haye (CPI) được nhắc đến như là định chế có thể tiếp nhận vụ kiện Trung Quốc này.

Trong quá khứ gần đây CPI cũng đã tiếp nhận nhiều hồ sơ kiện theo hướng đó nhưng chỉ phán xử các cá nhân về tội ác diệt chủng, chiến tranh hay chống nhân loại, CPI không có thẩm quyền và cũng không thể chứng minh được chế độ Trung Quốc có ý đồ gây hại cho thế giới trong nạn dịch này.

Có một định chế pháp lý khác cũng đóng tại La Haye là Tòa Công Lý Quốc Tế (CIJ) của Liên Hiệp Quốc, nhưng Tòa chỉ phân xử các bất đồng giữa các quốc gia. Về khả năng này, các chuyên gia luật quốc tế được Libération trích dẫn cũng đánh giá là không khả thi vì sẽ không có nước nào đối mặt với Trung Quốc đứng ra kiện vì biết đâu có ngày trận dịch khác bùng phát ở nước mình.

Mặc dù không có cấp thẩm quyền nào thì có một văn bản khung có thể làm cơ sở cho các thủ tục pháp lý trong trường hợp dịch Covid: Quy Định Y Tế Quốc Tế (RSI) của WHO. Đó là văn bản luật ra 2005 nhằm "phòng chống các bệnh dịch lây lan trên phạm vi quốc tế, hành động tránh trở ngại cho thông thương quốc tế".

Trong một báo cáo hồi đầu tháng Tư, liên quan đến dịch virus corona công ty tư vấn Anh Quốc Henry Jackson Society (HJS) ghi nhận: "Nếu, trong trận dịch này, ************* Trung Quốc đã hoàn thành nghĩa vụ theo RSI, phần lớn tai họa hiện nay đã có thể tránh được. Nhưng dường như ************* Trung Quốc đã không rút ra bài học từ dịch SARS (2002-2003)". Các luật gia đều cho rằng, trên phương diện Nhà nước, Trung Quốc thực tế đã không tuân thủ các nghĩa vụ ghi trong Quy Định Y Tế Quốc Tế.

Dù các tố cáo về trách nhiệm của Trung Quốc trong trận dịch Covid-19, vào đòi bồi thường thiệt hại đã có nhiều từ giới chính trị hay các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt ở Mỹ, nhưng không đơn giản để có được phán quyết pháp lý nhằm vào Trung Quốc.

Theo Libération chỉ còn lại giải pháp là một nước hay một nhóm nước đơn phương trừng phạt theo kiểu như đã làm với Nga sau vụ sáp nhập Crimée 2014. Ở khía cạnh này, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa bắt Bắc Kinh phải trả giá bằng các đòn áp thuế vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Đài Loan đi tìm chỗ đứng trong WHO

Cũng tại đại hội đồng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một vấn đề gai góc được dư luận quan tâm đó là tư cách thành viên trong WHO mà Đài Loan đấu tranh để có.

Hòn đảo ly khai từ năm 1949 và luôn bị Hoa Lục coi là 1 tỉnh này đang tìm kiếm một cơ hội để khẳng định vị thế một quốc gia thực thụ trong một định chế quốc tế, qua đại dịch Covid-19.

Với bài báo: "WHO : Đài Loan thách thức Bắc Kinh giữa lúc Trung –Mỹ đọ sức", Le Figaro ghi nhận: "Một Đài Loan nhỏ bé, dân chủ , tấm gương ứng phó với Covid-19, đang thách thức một nước Trung Quốc chuyên chế, với việc đòi có được vị trí quan sát viên tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới". Đòi hỏi của Đài Loan được My ủng hộ tất nhiên khiến Bắc Kinh bực tức.

Từ đầu trận dịch này, đảo Đài Loan với 23 triệu dân, chỉ có 440 ca nhiễm và 7 trường hợp tử vong. Đây là một thành công đáng để cho nhiều nước lớn học hỏi. Nhưng Bắc Kinh thì không hề hài lòng khi họ đang mở chiến dịch tán dương thành tích xử lý khủng hoảng virus corona, nhằm che khuất các cáo buộc về trách nhiệm để dịch lây lan khắp thế giới.

Chuyên gia Mathieu Duchâtel, phụ trách khu vực châu Á Viện Montaigne của Pháp phân tích: "Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tặng cho Đài Loan một không gian quốc tế ngoài mong đợi từ cuối thế kỷ 20. Đó là điều mà Bắc Kinh lo lắng". Trong cuộc đấu tranh này Đài Loan có được sự ủng hộ của đồng minh Mỹ.

Tuy nhiên cuộc chiến ngoại giao của Đài Loan rất gay go, kết quả dường như đã biết trước. Tổng giám đốc của WHO không có quyền mời Đài Loan vào tổ chức mà quyền quyết định thuộc các thành viên tham gia đại hội. Mà các thành viên thì hầu hết đều bị Bắc Kinh khống chế bằng các mối quan hệ làm ăn hay ngoại giao.

Mặc dù vậy, Le Figaro ghi nhận đây là một "thách thức lịch sử" cho Đài Loan. Không có chân trong Liên Hiệp Quốc, nếu được hưởng quy chế quan sát viên của một tổ chức quốc tế như WHO thì Đài Bắc có quyền được chia sẻ thông tin về đại dịch. Từ 2009 đến 2016, Bắc Kinh đã nhượng bộ cho chính quyền Mã Anh Cửu, được cho là thân Bắc Kinh, được hưởng quy chế này, nhưng đến thời bà Thái Anh Văn, người chủ trương độc lập cho Đài Loan, thì Bắc Kinh ngay lập tức gây sức ép để đẩy Đài Loan ra khỏi WHO. Với Bắc Kinh, điều kiện duy nhất để Đài Loan gia nhập WHO là thừa nhận thỏa thuận 1992, tức là phải tôn trọng nguyên tắc 1 nước Trung Quốc, điều mà chính quyền của bà Thái Anh Văn không thể chấp nhận.

Vậy là "thách thức lịch sử đã đẩy 23 triệu dân hòn đảo ra bên lề của con đường sức khỏe giữa đại dịch", Le Figaro kết luận.

Covid-19 : Cuộc chiến y tế - địa chính trị

Cũng liên quan đến mặt trận ngoại giao y tế, nhật báo La Croix có bài "Trận chiến chống virus corona cũng là trận chiến địa chính trị".

Bài viết ghi nhận một thực tế đang diễn ra trong trận dịch Covid-19 này là một số nguyên thủ quốc gia như Donald Trump hay Emmanuel Macron, không còn ngại nhảy vào mặt trận các cuộc thử nghiệm lâm sàng trị Covid-19. Lý do là vì vấn đề điều trị hay vac-xin mang những thách thức được mất về địa chính trị rất lớn, không riêng với Pháp, Mỹ mà với cả nhiều nước lớn khác, trong đó phải kể đến cả Trung Quốc.

Bên ngoài, ai cũng hô hào các nhà khoa học thế giới phải phối hợp hành động để đẩy lùi virus corona. Nhìn chung thì các nhà khoa học cũng đã có chia sẻ các nghiên cứu của mình. Nhưng thực chất bên trong đang diễn ra cuộc cạnh tranh giành giật các thành tựu nghiên cứu về cho nước mình.
Tờ báo nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên mà một số nguyên thủ quốc gia thường hay thay vị trí của các bác sĩ hay các nhà khoa học để thông báo tiến triển từng bước liệu pháp chữa trị bệnh hay nghiên cứu vac-xin,

Đến giờ chưa thể nói thành công khoa học đẩy lùi đại dịch Covid-19 thuộc về ai, nhưng có điều chắc chắn nước nào triển khai đầu tiên sản xuất vac-xin phòng ngừa virus corona sẽ có được uy tín quốc tế rất lớn, chưa nói đến nguồn lợi về tài chính.

La Croix kết luận: "Một trận chiến để cứu mạng người. Nhưng cũng để giữ hoặc để trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, có khả năng cứu vớt phần còn lại của thế giới".

Trở lại với trang nhất các báo Pháp

Liberation lấy chủ đề chính: "Được giảm phong tỏa cũng không dễ gì". Tờ báo lấy ý kiến của nhiều người dân sau khi gỡ bỏ phong tỏa cho thấy, trong khi mà một phần đông dân Pháp tìm lại được niềm vui tự do đi lại, thì một số không ít lại tỏ ra khó khăn khi được giải tỏa vì nỗi lo sợ dịch bệnh bên ngoài và có phần tiếc nuối nhịp sống chậm trong phong tỏa vì Covid-19. Giờ họ đang lại phải dần dần thích ứng với cuộc sống tự do.

Le Monde chú ý đến mối liên hệ giữa nhập cư với các thầy thuốc tham gia chống đại dịch. Tờ báo dẫn các số liệu thống kê mới đây ở nhiều nước cho thấy: Hơn 1/4 các bác sĩ ở các nước thuộc Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) là người nhập cư. Những thầy thuốc nhập cư này trên tuyến đầu chống Covid 19 là một đội ngũ cốt tử của hệ thống y tế của các nước giàu. Con số cho thấy các nước giàu có thiếu nhân sự y tế nhưng đồng thời đang làm cạn nguồn lực của các nước nghèo.

(Sưu tầm)

 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
10,931
Động cơ
540,872 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lại văn vở rồi, chứ 2 thằng này lúc nào cũng muốn ôm hôn nhau :D
 

nguyenhuy2210

Xe điện
Biển số
OF-175299
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
2,177
Động cơ
-339,806 Mã lực
Siêu cường thế giới mà có mỗi mảnh đất cha ông để lại cũng ko thu hồi nổi
 
Biển số
OF-416765
Ngày cấp bằng
15/4/16
Số km
489
Động cơ
226,591 Mã lực
Để cùng lập luận, chúng ta hãy lùi thời gian về hơn 40 năm trước...
Nước tàu khi đóa là 1 cuốc da động lớn, đông dân, lạc hậu và nghèo khó. Họ thèm khát sự zầu có , họ thèm khát công nghệ, trình độ quản lý và dòng vốn của Phương tây. Để có được điều đó, họ đã tìm mọi cách ve vãn để gần gũi, chấp nhận làm chiếu dưới của phương Tây. Và để thể hiện, như 1 món quà với Phương tây - họ đã lật mặt chống đối 1 cuốc za có ân tình & giúp đỡ họ rất nhiều, đóa là Liên bang Xô viết. Họ cũng đã đơn phương bất ngờ phát động tấn công, giết hại hàng vạn người của 1 đất nước láng giềng nhỏ hơn và là đàn em thân thiện của họ - với chiêu bài "dạy cho 1 bài học" - đơn giản chỉ vì quốc gia đó đã chiến thắng nước Mỹ...
Và họ đã thành công bởi Phương tây nhìn thấy:
- Họ đã tự chặt đứt cây cầu của mình, không còn đường quay lại.
- Lượng tài nguyên giá rẻ khổng lồ trên 1 đất nước rộng lớn, 1 thị trường lao động cực kì đông đảo giá rẻ, 1 thị trường tiêu thụ tiềm năng với hơn 1 tỉ dân mà Phương tây có thể lợi dụng.
Từ đóa, những gì họ thèm khát (công nghệ, trình độ quản lý và dòng vốn của Phương tây) bắt đầu từng bước đổ vào. Người dân TQ, với bản chất chăm chỉ, luôn nỗ lực, nhanh nhạy và thói quen chịu đựng khổ cực đã đưa tàu trở thành 1 công xưởng giá rẻ số 1 TG - Dù phải chấp nhận cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường trầm trọng và đời sống đại bộ phận dân chúng không được nâng lên tương xứng. Mồ hôi, thậm chí cả xương máu của người dân TQ đã làm giàu không kể xiết cho phương tây - họ thu lợi nhuận rất nhiều từ việc đưa công nghệ, trình độ quản lý và dòng vốn vào TQ, sau đó lại được sử dụng sản phẩm giá rẻ.
Tuy nhiên, chuyện đóa không thể xảy ra mãi mãi. Khi nước tàu từng bước lớn mạnh, họ có vốn, làm chủ được cộng nghệ (bằng cách nào thì chưa cần xét đến) và có thể độc lập phát triển công nghệ - cũng là lúc lợi thế của Phương tây chấm dứt. Phương tây, kẻ đã quen với thu nhập cao, nhàn nhã và quên mất kỹ năng sản xuất - giờ phụ thuộc hoàn toàn vào hàng hóa của tàu (đương nhiên, họ hoàn toàn có thể tái phục hồi quá trình sx của mình, nhưng mãi mãi sẽ không thể cạnh tranh được với tàu nữa). Hậu quả khi đó thì ai cũng có thể tưởng tượng được - Họ sẽ phụ thuộc và làm chiếu dưới của tàu...
Phương tây có biết điều đóa? đương nhiên, dưng 1 phần họ muốn níu kéo sự thịnh vượng do lao động của người khác, 1 phần họ bám víu vào hy vọng: tàu sẽ thay đủi và trở thành 1 cuốc za có thể chế zống như họ - nơi họ có thể phân hóa, lôi kéo và kích động làm loạn (dạng CM màu sắc), khi tàu đe dọa địa vị thống trị của mềnh - nhưng họ đã cơ bản thất bại...
Hiện tại, khi tàu vẫn còn chưa đủ khả năng (dù đã ít nhiều tiệm cận), phương tây biết mình bắt buộc cần phải ra tay kiềm chế, ép tàu nằm chiếu dưới...
Dưng tại sâu EU (một tập hợp các quốc gia giàu có nhưng nhỏ bé, phân hóa và yếu nhợt) lại lần lữa? Tất cả là thói quen ăn bám (kể cả Q.Phòng), họ hi vọng tận dụng được lúc nào hay lúc đó, với mong muốn trong thời gian này Huê Cầy sẽ chấp nhận thiệt hại và ra tay kiềm chế tàu - mà họ chả phẩy làm gì nhiều(!). Thèng Huê cầy đâu ngu đến vậy, dưng nó cũng không muốn mất đồng minh, vì thế nó ép từng bước. Bị ảnh hưởng nên EU bày trò làm mình làm mẩy (dạng con cái ăn vạ cha mẹ). Vấn đề là EU sẽ làm mình làm mẩy đến bao giờ?
Những năm qua, nếu Tàu phát triển và mạnh lên một cách văn minh, hữu hảo, không bộc lộ tham vọng bá quyền và lãnh thổ (không vẽ đường lưỡi bò, không lập vùng ADIZ Hoa Đông và lăm le lập ADIZ Biển Đông, tàn ác với Tây Tạng, bắt nạt VN, Phi...) khiến thế giới buộc phải cảnh giác vì nhận thấy việc Tàu lớn mạnh đi cùng với nguy cơ có hại lớn cho toàn nhân loại (cuốn Chết bởi TQ là một trong các ví dụ về nhận thức của thế giới), thì đâu có chuyện gì.
Tàu đã sai lớn, khi bộc lộ dã tâm quá sớm.
 

ncs67

Xe tăng
Biển số
OF-474257
Ngày cấp bằng
1/12/16
Số km
1,068
Động cơ
209,715 Mã lực
Mỹ,EU chỉ giỏi bắt nạt Nga vì kt Nga nhỏ nhưng với Tàu rón ra rón rén thậm chí bị tàu chủ động cuộc chơi
 

TieuNgao_GH

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-372788
Ngày cấp bằng
7/7/15
Số km
7
Động cơ
249,580 Mã lực
Nói chung sau cả năm 2019 Trump hạ lệnh Mẽo "trừng phạt" Khựa, lẫn động thái và tính phối hợp của tụi EU. Và những kết quả h/tại thì em nghĩ Mẽo giờ chỉ còn có thể kìm hãm k.tế Khựa chậm lại ngày nào hay ngày đó thôi. Chứ ngày Khựa nó vượt qua dường như là chắc chắn.
Nếu cả địa cầu chỉ có mình Khựa là đối cực với Mẽo thì Mẽo dễ quyết để chơi thẳng tay hơn nhiều. Nhưng oái oăm vẫn còn đó Nga và 1 bè lũ ô hợp EU sẵn sàng phản trắc ngay khi thời cơ tới. Cho nên Mẽo giờ cũng chỉ còn nc hô hào đao to búa lớn về mặt hình ảnh thôi.
Nhìn suốt t/gian qua lên gân lên cốt vậy mà có vẻ Khựa nó cũng chả xi nhê mấy. Trump giờ có vẻ cũng hết khó lường rồi mà sự khó lường ấy giờ lại đang đc Khựa nó thể hiện. Truyền thông cứ đánh mạnh vụ Huawei nhưng em nghĩ sự vươn lên của Khựa đâu chỉ nằm ở Hua. Bởi 5 năm trc Hua cũng đâu thể hiện sự ghê gớm j đâu mà Khựa vẫn p/triển mạnh đó thôi.
Về cơ bản như 1 số còm trc em từng nói, nếu để Khựa kéo vào 1 cuộc chiến k.tế lâu dài thì bên bất lợi hơn sẽ là Mẽo chứ chả phải Khựa. Bởi trì chiến ăn nhau ở sức chịu đựng mà về điều này thì dân Khựa hơn hẳn.
Ấy là còn chưa kể các chính sách bất nhất của 2 Đoảng ở Mẽo, vừa đánh vừa dòm mấy thằng Nga với EU tọa sơn quan thì đánh thế méo nào đc. Trump đã chót thể hiện mình vì nc Mẽo quá nhiều mà giảm lợi ích đồng mình. Nên 2 chữ đồng minh với tụi EU khi rơi vào cuộc chiến với Khựa em nghĩ khó đảm bảo lắm.
Nói chung về cơ bản sau những j đã thể hiện cho đến lúc này thì cá nhân em nghĩ thời điểm để Mẽo có thể thực sự chặn đứng Khựa như từng làm đc trc Jap đã trôi qua mất rồi. Trump xuất hiện quá muộn và ko thể cứu nổi 2 nhiệm kỳ thảm họa của tay Ô.
Cẩu không bao giờ có cửa vượt qua mẽo
dân tộc cẩu chỉ có 2 khả năng :một là nhận giặc làm cha, hai là ăn cắp
 

winterrain7x

Xe tải
Biển số
OF-607241
Ngày cấp bằng
4/1/19
Số km
265
Động cơ
124,586 Mã lực
Có cái ông @oto.giacmoxa chả biết bị làm sao, lải nhải, nhai đi nhai lại mấy thứ thông tin vớ vẩn, chả biết có ai đọc cho không mà chăm thế
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,395
Động cơ
622,644 Mã lực
Những năm qua, nếu Tàu phát triển và mạnh lên một cách văn minh, hữu hảo, không bộc lộ tham vọng bá quyền và lãnh thổ (không vẽ đường lưỡi bò, không lập vùng ADIZ Hoa Đông và lăm le lập ADIZ Biển Đông, tàn ác với Tây Tạng, bắt nạt VN, Phi...) khiến thế giới buộc phải cảnh giác vì nhận thấy việc Tàu lớn mạnh đi cùng với nguy cơ có hại lớn cho toàn nhân loại (cuốn Chết bởi TQ là một trong các ví dụ về nhận thức của thế giới), thì đâu có chuyện gì.
Tàu đã sai lớn, khi bộc lộ dã tâm quá sớm.
Cũng may nó sai chứ nếu nó cứ âm thầm lên số 1 rồi mới bộc lộ dã tâm thì vỡ mồm.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,153
Động cơ
400,748 Mã lực
Thế thông qua rồi thì hành động sẽ là gì hả các cụ. Liệu có động thái mạnh không?
 

Hainam1987

Xe hơi
Biển số
OF-423148
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
100
Động cơ
219,233 Mã lực
Trung Quốc dạo này lắm thù thật, thêm cả Ấn Độ nữa cũng ko vừa đâu
 

The Fishman

Xe tải
Biển số
OF-730054
Ngày cấp bằng
22/5/20
Số km
445
Động cơ
9,589 Mã lực
Tuổi
32
Done! Bõ công các anh brown neck "thách" nhé =))

Khi nào cấm vận mới hay
Bao giờ thông thì lão làm thớt nữa nhé. E thích kết quả chứ dex tin hỏa mù.
Trừng phạt làm màu thôi, trừng phạt kiểu gì mà càng ngày TQ càng mạnh
Mấy cái này muỗi đốt inox với Tàu. Khi nào có tin hay hơn thì cụ loan báo nhé
Em ghét thằng khựa, nhưng nói thật khựa nó cười khẩy, nó có sợ bòi nó ấy.
cái này mới chỉ là võ mồm
Dự luật thôi chứ đã thông qua đâu. Chắc cấm vài ông lãnh đạo đi du lịch Mỹ. Giỏi thì cấm vận Trung như đã làm với Nga ý. Bọn Mỹ chỉ giỏi bắt nạt Nga chứ nghe đến Trung Quốc lại thốn trym có dám làm gì
 
Chỉnh sửa cuối:

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,155
Động cơ
587,427 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Done! Bõ công các anh brown neck "thách" nhé =))
Tưởng gì hot !
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,806
Động cơ
576,204 Mã lực
Tiên sư chúng nó, có quyền éo gì mà nước này lại có quyền ra luật trừng phạt nước khác. Mong cho mỹ sớm suy tàn nhanh hơn tốc độ hiện nay
Anh chí chết thì có anh chi lên, thằng nào cũng thế cả. Cụ mong mẽo nó suy thoái và bị mất vai trò anh cả, chắc cụ mong anh khựa lên thay nhỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top