[Funland] Tin hót: Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc!!!

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
906
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
có một sự thật là ai cũng ghét tàu nhưng phần đa vẫn thích làm ăn với tàu. ai giải thích dùm e với
Đơn giản thôi mà cụ, thị trường lớn, giá cả rẻ. Ghét chính phủ Tàu chứ có ghét tiền đâu cụ. Mà Tàu nó cũng chẳng phải dốt. Kể cả hiện giờ nó đang thấy được đà hung hăng sau thương chiến và covid nên nó gây sự với Mỹ, bắt nạt các nước nhỏ hàng xóm, gườm ghè với Ấn, dở chứng với Úc và Canada, nhưng tuyệt nhiên không sờ đến EU (thậm chí còn tạo điều kiện cho các công ty của EU vào TQ). Vì vậy nên mặc dù ai cũng ghét Tàu, nhưng nếu ai lên tiếng yêu cầu ngừng làm ăn với Tàu trước khi nó làm gì ảnh hưởng trực tiếp đến mình thì người ta sẽ nghĩ là bị dở hơi - nhất là trong thời điểm Mỹ, dưới quyền Trump, đang thu hẹp dần ảnh hưởng của chính mình trên trường quốc tế :P Cụ cứ nhìn đợt thương chiến vừa rồi, hoặc vấn đề Hongkong hiện giờ chẳng hạn - Mỹ trực tiếp ra mặt oánh nhau với Tàu và kêu gọi đồng minh hỗ trợ, nhưng các bạn EU vẫn ngồi đó nhìn và "cực lực chỉ trích" thôi. Nếu EU mà bắt tay với Mỹ như trước đây để trừng phạt kinh tế thì kinh tế Tàu đã về thời những năm 90 phút một, nhưng tiếc là các bạn không chịu nên cuối cùng cả hai bên Tàu Mỹ kẻ chột thằng què, chả đi đến đâu (chuẩn bị oánh nhau tiếp nữa thì phải). Giờ chỉ hi vọng tổng thống kế tiếp của Mỹ đủ sáng suốt để hàn gắn lại quan hệ giữa Mỹ và đồng minh, nếu không thì kìm hãm thằng Tàu chắc hơi khó.

Thực ra điều này cũng áp dụng với Mỹ nữa. Cụ nghĩ trên thế giới bao nhiêu nước thực sự thích Mỹ, nhưng làm ăn với Mỹ thì vẫn làm ăn thôi, vì ghét chính phủ nước X chứ ai lại ghét tiền :P
 
Chỉnh sửa cuối:

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,576
Động cơ
184,769 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Vấn đề là quá nhiều người bị ấn tượng bởi sự lớn mạnh của Khựa trong suốt giai đoạn tăng trưởng liên tục 8 - 10% nên không để ý đến sự giảm tốc trong 2 - 3 năm gần đây. Họ bị ấn tượng mạnh của quá khứ trong khi tương lai thì có vẻ u ám hơn nhiều

Thằng chạy trước (Mỹ) thì vẫn giữ vững tốc độ (2.2 - 2.5%), trong khi tích cực rải đinh khiến thằng đi sau vất vả phải giảm tốc dần. Con đường rượt đuổi có vẻ không dễ dàng như cảm giác bề ngoài.

Giai đoạn 2009 - 2018 Khựa tăng tốc rất nhanh là nhờ nó sử dụng đòn bẩy nợ. Tỷ lệ nợ/GDP tăng từ 150% lên hơn 300%. Nó vay nợ rất nhiều để tài trợ cho hạ tầng và tất cả đều tính vào GDP. Hiện nay tỷ lệ đã đạt tới 350% GDP. Không còn chỗ để vay thêm nữa. Tương lai nó sẽ phải hạ khối nợ đó xuống, gọi là deleverage. Quá trình đó không hề thuận lợi cho việc tăng trưởng GDP chút nào.

Thêm vào đó là việc Mỹ gia tăng gây khó dễ, cấm vận công nghệ (không chính thức) , kéo chuỗi cung ứng ra khỏi TQ làm giảm FDI. Cả 2 yếu tố đó đều ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng GDP.

Tương lai thập kỷ sắp tới của TQ không hề dễ dàng chút nào đâu. Đừng để ấn tượng huy hoàng trong quá khứ làm mờ mắt. Chẳng có thằng nào bị Mỹ kiếm chuyện mà có thể tăng trưởng thuận lợi cả. Nhật Bản 30 năm huy hoàng rồi phải nếm chịu 20 năm tăng trưởng 0% đấy.
Nói thực với cụ, mấy bong bóng "phải vay - phải xây" bên trên của cụ thì nhiều nguồn p/tích từ mấy năm cuối của tay Ô lắm rồi. Toàn viết kiểu Khựa sắp sập đến nơi, chỉ cần Mẽo chọt nhẹ vô 1 cái là Khựa sụp đổ toàn bộ tttc.
Nhưng kết quả đến giờ ra sao, em chờ hơi bị lâu và giờ thì thấy kế hoạch của Mẽo bớt sáng sủa rồi.
Jap ko so đc với Khựa đâu ah, đánh nhau thì giỏi hơn thật nhưng về k.tế và quy mô lao động - tài nguyên, nội lực thì đều thua đứt. Cái thời mà Mẽo có thể dìm Khựa như dìm Jap nó nằm ở quãng 2012-2013 cơ. Tiếc là tay Ô vẫn làm đc nhiệm kỳ 2 và giờ muốn chặn Khựa thì có vẻ hơi bị muộn rồi.
Nói chung Mẽo giờ đang ở cái thế nội lực có, muốn đánh nhưng ko thể bung hết sức đc bởi các phe phái chính phủ tối ngày cứ lo đấu đá nhau. Bản thân dân tình, các tập đoàn tư bản thì hồ nghi, chỉ nghĩ q.tâm túi $ của mình thiệt hại ra sao khi "gián đoạn" với Khựa.
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
... nhất là trong thời điểm Mỹ, dưới quyền Trump, đang thu hẹp dần ảnh hưởng của chính mình trên trường quốc tế :P...
Nhà cháu e rằng cái này chưa thực sự đúng. Thằng Mỹ không bao giờ cho phép mình làm vậy, cái nó muốn là định hình lại các hiệp ước, thỏa thuận trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-tàu. Với sức mạnh của nó, hiện tại chưa thằng nào dám quay lưng - đặc biệt là khối EU.
 

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,556
Động cơ
407,644 Mã lực
...Thực ra điều này cũng áp dụng với Mỹ nữa. Cụ nghĩ trên thế giới bao nhiêu nước thực sự thích Mỹ, nhưng làm ăn với Mỹ thì vẫn làm ăn thôi, vì ghét chính phủ nước X chứ ai lại ghét tiền :P
Cái này thì chưa chắc. Mỹ vẫn là miền đất hứa với rất nhiều người từ nhiều nước, ngay cả với người TQ. Cụ không thể so khiên cưỡng vậy đc. Linh cẩu khác với sư tử, dù cùng ăn thịt.
 

Trâu ngáo

Xe hơi
Biển số
OF-727381
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
103
Động cơ
74,906 Mã lực
Tuổi
37
Éo hy vọng nhiều. Suốt ngày lo bao vây kìm hãm Nga ngố. Để anh Khựa giờ lớn quá rồi mới điên cuồng tìm cách kìm hãm. Nhưng éo ăn thua.
 

VIKO L

Xe điện
Biển số
OF-346330
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
4,736
Động cơ
340,614 Mã lực
Mỹ dốt, mở túi ra mua chuộc Việt Nam rồi ngồi canh ở Biển Đông là Tàu chết!
 

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
906
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
Nhà cháu e rằng cái này chưa thực sự đúng. Thằng Mỹ không bao giờ cho phép mình làm vậy, cái nó muốn là định hình lại các hiệp ước, thỏa thuận trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-tàu. Với sức mạnh của nó, hiện tại chưa thằng nào dám quay lưng - đặc biệt là khối EU.
Em cũng đồng ý rằng quay lưng hẳn với Mỹ (và / hoặc đứng cùng với Tàu) thì chưa bạn nào dám làm cả, và chắc trong 10 năm tới cũng chưa có trừ khi có vụ gì lớn xảy ra. Nhưng tầm ảnh hưởng của Mỹ cũng không còn như thời tầm 15-20 năm trước rồi, khi các nước đều phần nào nể nang Mỹ, Mỹ hô một tiếng là đồng minh ít nhiều góp sức giúp về kinh tế hoặc về quân sự. Như đợt thương chiến chẳng hạn, Mỹ kêu gọi, thậm chí dọa nạt áp thuế châu Âu, nhưng các nước châu Âu, nhưng khối EU có nhảy vào đập Tàu đâu. Hay trong khi covid, lúc Mỹ lên tiếng rằng virus SARS-CoV-2 xuất hiện từ phòng thí nghiệm của Tàu thì EU, đặc biệt là Đức của chị Merkel, lại vặc lại rằng "chưa thấy bằng chứng nào cả".

Đúng là EU chưa quay lưng lại với Mỹ, và các bạn cũng biết rõ Tàu là thằng khó thân, nhưng em thấy gần đây nguồn lợi các bạn EU kiếm được từ Mỹ giảm dần, trong khi từ Tàu lại đang tăng, nên các bạn không còn mặc nhiên đứng về cùng phe với Mỹ nữa.
 

winterrain7x

Xe tải
Biển số
OF-607241
Ngày cấp bằng
4/1/19
Số km
265
Động cơ
124,586 Mã lực
Thương cho nước tàu quá, mỹ làm quả này thì chắc dăm bảy trăm năm nữa là nước tàu ra đi mất, thật đáng quan ngại
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Hậu Covid 19, Tàu sẽ bị đánh hội đồng khắp thế giới!
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Hậu Covid 19, Tàu sẽ bị đánh hội đồng khắp thế giới!
Làm sao kiện Trung Quốc vì khủng hoảng đại địch virus corona?
Đăng ngày: 18/05/2020 - 15:09Sửa đổi ngày: 18/05/2020 - 15:09

Các báo lớn tại Pháp ngày 18/05/2020 dành nhiều sự chú ý vào sự kiện Tổ Chức Y Tế Thế Giới bắt đầu họp đại hội đồng với tâm điểm vẫn là Trung Quốc, nơi xuất phát dịch bệnh. Covid-19.
AFP/Archivos
Anh Vũ

Đại dịch virus corona và những hậu quả nhiều mặt, vẫn là đề tài chính trên các báo Pháp ra hôm nay 18/05/2020. Các báo lớn dành nhiều sự chú ý vào sự kiện Tổ Chức Y Tế Thế Giới bắt đầu họp đại hội đồng với tâm điểm chú ý vẫn là Trung Quốc, nơi xuất phát dịch bệnh Covid-19.

Trang thế giới của nhật báo Libération có bài: "Điều tra của WHO: Trung Quốc bị chỉ mặt" cho thấy trong trận đại dịch này, Bắc Kinh đang ngày càng bị tấn công nhiều mặt. Đi đầu là Hoa Kỳ với những cáo buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm làm lây lan virus corona. Và đây sẽ là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong phiên họp đại hội đồng của WHO, bắt đầu từ hôm nay.

Tờ báo ghi nhận: "Cả thế giới mong đợi một cuộc điều tra lớn về xử lý khủng hoảng dịch Covid-19. Sau nhiều tuần bị áp lực từ mọi phía, hôm 08/05 Trung Quốc cuối cùng đã chấp nhận về nguyên tắc cuộc điều tra 'đánh giá tình hình' dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới". Thế nhưng Bắc Kinh vẫn cố gỡ gạc nói rằng cuộc điều tra này phải diễn ra vào thời điểm thích hợp là sau đại dịch và bước tiến hành phải được các cấp điều hành của WHO thông qua trước và thủ tục này không chỉ nhằm vào riêng Trung Quốc mà liên quan đến cả cách xử lý khủng hoảng ở mọi nước.

Tờ báo cho biết "nhiều tuần qua, chính quyền Trump, các nghị sĩ, luật sư Mỹ và nhiều chính phủ các nước khác, nhiều định chế, chuyên gia tổ chức xã hội dân sự đã lên tiếng chỉ trách nhiệm thuộc về chính quyền Trung Quốc. Người này thì muốn tìm ra thủ phạm, người khác thì hy vọng đòi được Bắc Kinh bồi thường và có những người cũng chỉ muốn rút ra những bài học từ trận đại dịch Covid-19". Tất cả các cáo buộc đều cho rằng Bắc Kinh đã cố tình che đậy nạn dịch ngay từ đầu.

Cơ sở pháp lý nào để kiện Trung Quốc ?

Nhưng Libération đặt câu hỏi: Cấp cơ quan có thẩm quyền nào có thể tiếp nhận vụ kiện vừa mang tính pháp lý nhưng đồng thời cũng mang tính chính trị này?

"Tội ác về y tế" không tồn tại trong hệ thống pháp lý quốc tế, mà WHO cũng không có cấp pháp lý nào để phán xử. Tuy nhiên tờ báo nhận thấy trong thời gian xảy ra đại dịch, nhiều lần Tòa Hình Sự Quốc Tế La Haye (CPI) được nhắc đến như là định chế có thể tiếp nhận vụ kiện Trung Quốc này.

Trong quá khứ gần đây CPI cũng đã tiếp nhận nhiều hồ sơ kiện theo hướng đó nhưng chỉ phán xử các cá nhân về tội ác diệt chủng, chiến tranh hay chống nhân loại, CPI không có thẩm quyền và cũng không thể chứng minh được chế độ Trung Quốc có ý đồ gây hại cho thế giới trong nạn dịch này.

Có một định chế pháp lý khác cũng đóng tại La Haye là Tòa Công Lý Quốc Tế (CIJ) của Liên Hiệp Quốc, nhưng Tòa chỉ phân xử các bất đồng giữa các quốc gia. Về khả năng này, các chuyên gia luật quốc tế được Libération trích dẫn cũng đánh giá là không khả thi vì sẽ không có nước nào đối mặt với Trung Quốc đứng ra kiện vì biết đâu có ngày trận dịch khác bùng phát ở nước mình.

Mặc dù không có cấp thẩm quyền nào thì có một văn bản khung có thể làm cơ sở cho các thủ tục pháp lý trong trường hợp dịch Covid: Quy Định Y Tế Quốc Tế (RSI) của WHO. Đó là văn bản luật ra 2005 nhằm "phòng chống các bệnh dịch lây lan trên phạm vi quốc tế, hành động tránh trở ngại cho thông thương quốc tế".

Trong một báo cáo hồi đầu tháng Tư, liên quan đến dịch virus corona công ty tư vấn Anh Quốc Henry Jackson Society (HJS) ghi nhận: "Nếu, trong trận dịch này, ************* Trung Quốc đã hoàn thành nghĩa vụ theo RSI, phần lớn tai họa hiện nay đã có thể tránh được. Nhưng dường như ************* Trung Quốc đã không rút ra bài học từ dịch SARS (2002-2003)". Các luật gia đều cho rằng, trên phương diện Nhà nước, Trung Quốc thực tế đã không tuân thủ các nghĩa vụ ghi trong Quy Định Y Tế Quốc Tế.

Dù các tố cáo về trách nhiệm của Trung Quốc trong trận dịch Covid-19, vào đòi bồi thường thiệt hại đã có nhiều từ giới chính trị hay các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt ở Mỹ, nhưng không đơn giản để có được phán quyết pháp lý nhằm vào Trung Quốc.

Theo Libération chỉ còn lại giải pháp là một nước hay một nhóm nước đơn phương trừng phạt theo kiểu như đã làm với Nga sau vụ sáp nhập Crimée 2014. Ở khía cạnh này, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa bắt Bắc Kinh phải trả giá bằng các đòn áp thuế vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Đài Loan đi tìm chỗ đứng trong WHO

Cũng tại đại hội đồng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một vấn đề gai góc được dư luận quan tâm đó là tư cách thành viên trong WHO mà Đài Loan đấu tranh để có.

Hòn đảo ly khai từ năm 1949 và luôn bị Hoa Lục coi là 1 tỉnh này đang tìm kiếm một cơ hội để khẳng định vị thế một quốc gia thực thụ trong một định chế quốc tế, qua đại dịch Covid-19.

Với bài báo: "WHO : Đài Loan thách thức Bắc Kinh giữa lúc Trung –Mỹ đọ sức", Le Figaro ghi nhận: "Một Đài Loan nhỏ bé, dân chủ , tấm gương ứng phó với Covid-19, đang thách thức một nước Trung Quốc chuyên chế, với việc đòi có được vị trí quan sát viên tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới". Đòi hỏi của Đài Loan được My ủng hộ tất nhiên khiến Bắc Kinh bực tức.

Từ đầu trận dịch này, đảo Đài Loan với 23 triệu dân, chỉ có 440 ca nhiễm và 7 trường hợp tử vong. Đây là một thành công đáng để cho nhiều nước lớn học hỏi. Nhưng Bắc Kinh thì không hề hài lòng khi họ đang mở chiến dịch tán dương thành tích xử lý khủng hoảng virus corona, nhằm che khuất các cáo buộc về trách nhiệm để dịch lây lan khắp thế giới.

Chuyên gia Mathieu Duchâtel, phụ trách khu vực châu Á Viện Montaigne của Pháp phân tích: "Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tặng cho Đài Loan một không gian quốc tế ngoài mong đợi từ cuối thế kỷ 20. Đó là điều mà Bắc Kinh lo lắng". Trong cuộc đấu tranh này Đài Loan có được sự ủng hộ của đồng minh Mỹ.

Tuy nhiên cuộc chiến ngoại giao của Đài Loan rất gay go, kết quả dường như đã biết trước. Tổng giám đốc của WHO không có quyền mời Đài Loan vào tổ chức mà quyền quyết định thuộc các thành viên tham gia đại hội. Mà các thành viên thì hầu hết đều bị Bắc Kinh khống chế bằng các mối quan hệ làm ăn hay ngoại giao.

Mặc dù vậy, Le Figaro ghi nhận đây là một "thách thức lịch sử" cho Đài Loan. Không có chân trong Liên Hiệp Quốc, nếu được hưởng quy chế quan sát viên của một tổ chức quốc tế như WHO thì Đài Bắc có quyền được chia sẻ thông tin về đại dịch. Từ 2009 đến 2016, Bắc Kinh đã nhượng bộ cho chính quyền Mã Anh Cửu, được cho là thân Bắc Kinh, được hưởng quy chế này, nhưng đến thời bà Thái Anh Văn, người chủ trương độc lập cho Đài Loan, thì Bắc Kinh ngay lập tức gây sức ép để đẩy Đài Loan ra khỏi WHO. Với Bắc Kinh, điều kiện duy nhất để Đài Loan gia nhập WHO là thừa nhận thỏa thuận 1992, tức là phải tôn trọng nguyên tắc 1 nước Trung Quốc, điều mà chính quyền của bà Thái Anh Văn không thể chấp nhận.

Vậy là "thách thức lịch sử đã đẩy 23 triệu dân hòn đảo ra bên lề của con đường sức khỏe giữa đại dịch", Le Figaro kết luận.

Covid-19 : Cuộc chiến y tế - địa chính trị

Cũng liên quan đến mặt trận ngoại giao y tế, nhật báo La Croix có bài "Trận chiến chống virus corona cũng là trận chiến địa chính trị".

Bài viết ghi nhận một thực tế đang diễn ra trong trận dịch Covid-19 này là một số nguyên thủ quốc gia như Donald Trump hay Emmanuel Macron, không còn ngại nhảy vào mặt trận các cuộc thử nghiệm lâm sàng trị Covid-19. Lý do là vì vấn đề điều trị hay vac-xin mang những thách thức được mất về địa chính trị rất lớn, không riêng với Pháp, Mỹ mà với cả nhiều nước lớn khác, trong đó phải kể đến cả Trung Quốc.

Bên ngoài, ai cũng hô hào các nhà khoa học thế giới phải phối hợp hành động để đẩy lùi virus corona. Nhìn chung thì các nhà khoa học cũng đã có chia sẻ các nghiên cứu của mình. Nhưng thực chất bên trong đang diễn ra cuộc cạnh tranh giành giật các thành tựu nghiên cứu về cho nước mình.
Tờ báo nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên mà một số nguyên thủ quốc gia thường hay thay vị trí của các bác sĩ hay các nhà khoa học để thông báo tiến triển từng bước liệu pháp chữa trị bệnh hay nghiên cứu vac-xin,

Đến giờ chưa thể nói thành công khoa học đẩy lùi đại dịch Covid-19 thuộc về ai, nhưng có điều chắc chắn nước nào triển khai đầu tiên sản xuất vac-xin phòng ngừa virus corona sẽ có được uy tín quốc tế rất lớn, chưa nói đến nguồn lợi về tài chính.

La Croix kết luận: "Một trận chiến để cứu mạng người. Nhưng cũng để giữ hoặc để trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, có khả năng cứu vớt phần còn lại của thế giới".

Trở lại với trang nhất các báo Pháp

Liberation lấy chủ đề chính: "Được giảm phong tỏa cũng không dễ gì". Tờ báo lấy ý kiến của nhiều người dân sau khi gỡ bỏ phong tỏa cho thấy, trong khi mà một phần đông dân Pháp tìm lại được niềm vui tự do đi lại, thì một số không ít lại tỏ ra khó khăn khi được giải tỏa vì nỗi lo sợ dịch bệnh bên ngoài và có phần tiếc nuối nhịp sống chậm trong phong tỏa vì Covid-19. Giờ họ đang lại phải dần dần thích ứng với cuộc sống tự do.

Le Monde chú ý đến mối liên hệ giữa nhập cư với các thầy thuốc tham gia chống đại dịch. Tờ báo dẫn các số liệu thống kê mới đây ở nhiều nước cho thấy: Hơn 1/4 các bác sĩ ở các nước thuộc Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) là người nhập cư. Những thầy thuốc nhập cư này trên tuyến đầu chống Covid 19 là một đội ngũ cốt tử của hệ thống y tế của các nước giàu. Con số cho thấy các nước giàu có thiếu nhân sự y tế nhưng đồng thời đang làm cạn nguồn lực của các nước nghèo.

(Sưu tầm)
 
Chỉnh sửa cuối:

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,215
Động cơ
221,084 Mã lực
Mình có tính Xấu, cứ ai đập Chính Quyền trung quốc là mình thấy rât Hả Dạ. Có khi phải sửa cái tính này thành......rất Vui Mừng. ;))
Tính Cụ đúng là chưa đẹp đâu nhé , em phê bình.
Cụ phải giống em nè, thằng nào đập Tàu em không hả dạ, cũng không vui mừng. Làm người ai làm thế.
Em chỉ rất ... phấn khởi thôi.
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,179
Động cơ
678,653 Mã lực
E chả ưa gì thằng tàu khựa, nhưng bảo nó yếu thì e ko dám mơ tới ngày mình còn sống thấy nó yếu. Nhưng ai táng nó bằng cách nào e cũng vui.
 

Trâu Lái Xe

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729440
Ngày cấp bằng
17/5/20
Số km
1,005
Động cơ
82,145 Mã lực
Mình có tính Xấu, cứ ai đập Chính Quyền trung quốc là mình thấy rât Hả Dạ. Có khi phải sửa cái tính này thành......rất Vui Mừng. ;))
Tính Cụ đúng là chưa đẹp đâu nhé , em phê bình.
Cụ phải giống em nè, thằng nào đập Tàu em không hả dạ, cũng không vui mừng. Làm người ai làm thế.
Em chỉ rất ... phấn khởi thôi.
mềnh cái đẹo chả phải xin chỉ thị, hả với chả phấn, vớ vỉn
 

win7

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-101308
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
662
Động cơ
404,263 Mã lực
Éo hy vọng nhiều. Suốt ngày lo bao vây kìm hãm Nga ngố. Để anh Khựa giờ lớn quá rồi mới điên cuồng tìm cách kìm hãm. Nhưng éo ăn thua.
ngưu tầm ngưu mã tầm mã, 2 thằng này là 1, mẽo nó nện cả 2 đúng còn gì, chẳng qua nó theo thứ tự, chẳng qua thằng tung của nó cuồng cuốc số 2 thế giới của ak47 nên nện nó khó hơn
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
3,979
Động cơ
479,063 Mã lực
Tính Cụ đúng là chưa đẹp đâu nhé , em phê bình.
Cụ phải giống em nè, thằng nào đập Tàu em không hả dạ, cũng không vui mừng. Làm người ai làm thế.
Em chỉ rất ... phấn khởi thôi.
Đúng là thằng dở...người!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top