Gần như nhau thôi cụ ạ, trong khi polymer lại đắt hơn Lithium:
* Pin Lithium-ion (Li-ion): Điện áp 3V7 khi pin yếu và 4V2 khi sạc đầy.
* Ưu: Dòng điện rò rỉ rất thấp, số lần sạc lên tới 500 lần,lưu trữ được nhiều năng lượng hơn pin Ni-Cd và Ni-MH trên cùng một thể tích. Trọng lượng nhẹ, dòng phóng điện khá nên được sử dụng phổ biến cho điện thoại di động,Laptop,máy ảnh, camera,...Gần như không bị hiệu ứng nhớ so với pin Ni-Cd và Ni-MH. Điện áp trên từng cell pin gấp 3 lần điện áp trên pin Ni-Cd, Ni-MH và thường được đóng gói sẵn thành những pack gồm nhiều cell pin ghép thành=> ngõ ra chỉ có 2 tiếp điểm nguồn nên giảm đáng kể khả năng "đập" do tiếp điểm không tốt
* Khuyết: Bị suy giảm chất lượng theo thời gian bất kể có dùng hay không(nếu cục pin Lithium bạn mua cất trong tủ 3 năm rồi thì bỏ nó vào sọt rác là vừa ) vì vậy khi mua pin cần đảm bảo rằng pin mới được sản xuất. Bắt buộc phải dùng bộ sạc có chức năng tự động ngắt khi sạc đầy(pin có thể hỏng khi điện áp sạc vượt quá 4V2/cell). Do có cấu tạo đặc biệt nên bị giới hạn hình dáng của pin, thông thường là dưới dạng khối vuông vứt được bọc vỏ nhôm bên ngoài để bảo vệ (pin có khả năng cháy nổ nếu bị va đập mạnh).
* Pin Lithium-Polymer (Li-ion): Điện áp 3V7 khi pin yếu và 4V2 khi sạc đầy.
* Ưu: Dòng điện rò rỉ rất thấp, là loại pin lưu trữ được nhiều năng lượng nhất trên cùng một thể tích so với các loại pin kể trên. Trọng lượng nhẹ, dòng phóng điện mạnh nên được sử dụng phổ biến cho mô hình RC,điện thoại di động và Laptop cao cấp,..Gần như không bị hiệu ứng nhớ giống pin Lithium-ion.Do có cấu tạo đặc biệt bằng polymer hình dáng của pin không bị giới hạn có thể ở nhiều dạng khác nhau. Khả năng chịu va đập cao nên tuyệt vời khi sử dụng cho mô hình RC (đập hoài mà ). Điện áp trên từng cell pin gấp 3 lần điện áp trên pin Ni-Cd, Ni-MH và thường được đóng gói sẵn thành những pack gồm nhiều cell pin ghép thành=> ngõ ra chỉ có 2 tiếp điểm nguồn nên giảm đáng kể khả năng "đập" do tiếp điểm không tốt.
* Khuyết: Giá đắt nhất trong các loại pin .Bị suy giảm chất lượng theo thời gian bất kể có dùng hay không giống như pin Lithium-ion. Bắt buộc phải dùng bộ sạc có chức năng tự động ngắt khi sạc đầy(pin có thể hỏng khi điện áp sạc vượt quá 4V2/cell).
Tổng kết:
Có thể nói pin Lithium-ion và Lithium-polymer là 2 anh em sinh đôi với hầu hết đặc tính kỹ thuật giống nhau. Lithium-Polymer hơn Litthium-ion ở chỗ cho dòng phóng điện cao hơn và chịu được va đập nhưng bù lại nó đắt hơn nhiều so với Lithium-ion. Như vậy với những ứng dụng không đòi hỏi dòng phóng điện quá lớn và ít bị va đập mạnh thì pin Lithium-ion là giải pháp tối ưu, bằng chứng là tuyệt đại đa số máy tính xách tay và điện thoại di động ngay cả các hãng nổi tiếng trên thị trường đều sử dụng pin Lithium-ion và chúng cũng thường xuyên chịu lực va đập dĩ nhiên là không được quá mạnh (dòng điện tiêu thụ của máy tính xách tay thường trên 1A trong khi của Tx đồ RC chỉ khoảng 200ma).
LINK