[Funland] Tìm hiểu về tàu ngầm và tàu lớp Kilo 636 của Việt Nam ( phần II )

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Sống và làm việc trên tàu ngầm như thế nào?



(GenK.vn) - Tàu ngầm còn được gọi là "quan tài sắt". Trên thế giới và với Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, làm việc trên chiếc "quan tài sắt" này là một trong những công việc phức tạp và danh giá nhất đối với mỗi người lính hải quân. Vậy, đằng sau công việc danh giá này là những thử thách và vinh quang nào?


Để trả lời câu hỏi này không phải là dễ dàng, nhất là khi chưa có thông tin chính thức từ Hải quân Việt Nam. Chỉ biết là từ vài năm gần đây, nhiều sỹ quan hải quân Việt Nam đã được đưa sang Nga đào tạo để làm chủ 6 chiếc tàu ngầm Nga đóng cho Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hình dung phần nào công việc, cuộc sống của thủy thủ đoàn trên tàu ngầm như họ làm gì trên tàu trong thời gian rảnh rỗi? Tại sao trong thủy thủ đoàn không có phụ nữ? cho đến các câu hỏi liên quan đến sự vận hành của tàu ngầm... thông qua những câu hỏi thường gặp về tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Xin lưu ý là yêu cầu và mục tiêu cũng như trình độ của Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam là rất khác nhau nên thông tin này chỉ mang tính tham khảo.

Tàu USS Annapolis​
1. Phục vụ trên tàu ngầm có gì đặc biệt?
Tàu ngầm là một trong các loại vũ khí tối tân nhất trong lịch sử loài người. Đây là sự kết hợp của công nghệ máy vi tính, công nghệ định hướng siêu chính xác, công nghệ tái tạo không khí, công nghệ do thám bằng âm thanh, công nghệ cách âm, năng lượng hạt nhân và các loại vũ khí siêu hạng.
Phục vụ trên tàu ngầm giống như là phục vụ trong một căn nhà có chiều dài 90 mét, chiều rộng 9 mét, cao 3 tầng, tuyệt đối không có cửa sổ và "tràn ngập" các thiết bị công nghệ cao. Bạn sẽ khóa cửa và đem "nhấn chìm" căn nhà này dưới biển sâu, di chuyển một cách yên lặng dưới lòng biển trong vòng hàng tháng trời.
Do đó, phục vụ trên tàu ngầm đòi hỏi quân nhân phải có trình độ, kiến thức, kỉ luật và khả năng làm việc theo nhóm cực kì tốt.
2. Tàu ngầm có thể thực hiện các nhiệm vụ nào?
Tùy thuộc vào loại tàu ngầm (tàu ngầm tấn công và tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân), các nhiệm vụ mà tàu ngầm có thể thực hiện bao gồm:
- Kiểm soát biển: bảo vệ lãnh thổ trên biển khỏi các lực lượng hải quân đối địch thông qua các biện pháp chiến tranh chống tàu ngầm và chống tàu trên mặt biển.
- Chống tàu ngầm: phát hiện và phá hủy tàu ngầm của các lực lượng đối địch.
- Chống tàu trên mặt biển: phát hiện và phá hủy tàu biển của các lực lượng đối địch.
- Phòng thủ chiến lược: phóng tên lửa hạt nhân trả đũa sau các vụ phóng tên lửa nhằm vào nước Mỹ.
- Đổ bộ quân đặc nhiệm: đưa đặc nhiệm xâm nhập bí mật vào các vùng nguy hiểm.
- Tìm kiếm và giải cứu: tìm kiếm lính không quân hoặc các binh lính khác bị mắc kẹt ở khu vực gần biển.
- Tình báo và do thám: dò tìm các hoạt động đối nghịch, các thông tin liên lạc điện tử.
- Hỗ trợ nhóm chiến đấu: cung cấp thông tin tình báo và bảo vệ dưới mặt biển cho tàu hàng không mẫu hạm và tàu hộ tống.
- Đặt mìn: đặt mìn nhằm chống lại các lực lượng đối địch xâm phạm lãnh thổ.
- Phóng tên lửa: phóng tên lửa vào các mục tiêu đất liền.
- Vận chuyển binh lính và hàng hóa: vận chuyển các loại hàng hóa và các đội quân có mức độ quan trọng cao.

Tàu USS Virginia​
3. Tàu ngầm Mỹ được đặt tên như thế nào?
Trước đây, các loại tàu tấn công (tàu ngầm cỡ nhỏ, sử dụng để chống các loại tàu ngầm khác) được đặt tên theo các loài cá, trong khi tàu ngầm mang đầu đạn tên lửa hạt nhân được đặt tên theo các nhân vật lịch sử của Mỹ.
Hiện nay, tàu ngầm tấn công thường được đặt theo tên thành phố, trong khi tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân được đặt theo tên các bang của Mỹ. Các loại tàu ngầm tấn công nhanh mới nhất được đặt theo tên bang, tên nhân vật lịch sử và theo tên của các loại tàu ngầm trước đó.
4. Để phục vụ trên tàu ngầm cần đào tạo đặc biệt như thế nào?
Những người lính phục vụ trên tàu ngầm là những người được đào tạo và có kỹ năng tinh nhuệ bậc nhất trong Hải quân Mỹ. Quá trình đào tạo đòi hỏi nhiều chi tiết kĩ thuật; mỗi thủy thủ đoàn cần phải có đủ khả năng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các hệ thống, thiết bị có trên tàu. Công việc cần thiết để vận hành một chiếc tàu ngầm một cách an toàn đòi hỏi phải có: thợ điện, nhà hóa học, kỹ thuật viên lò phản ứng, người vận hành động cơ và máy móc, điều hướng viên, kế toán, đầu bếp và các chuyên viên về nhu yếu phẩm.
Quá trình đào tạo căn bản trên bờ biển sẽ dạy cho các thuyền viên các kĩ năng cơ bản trước khi được phân công lên tàu. Trên tàu, mỗi thuyền viên sẽ tiếp tục học và thu nhận kinh nghiệm. Không chỉ dừng lại ở kĩ năng vận hành, thuyền viên cũng sẽ được đào tạo nâng cao về bảo trì thiết bị, xử lý vấn đề và các kĩ năng vận hành nâng cao khác.
Quá trình đào tạo sẽ kéo dài trong suốt sự nghiệp của một người lính tàu ngầm nhằm theo kịp các tiến bộ kĩ thuật. Bất kể chuyên môn là gì, một người lính tàu ngầm sẽ phải học cách vận hành của tất cả mọi thứ trên tàu và học cách xử lý trong các tình huống khẩn cấp.

Bên trong tàu USS Florida​
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
5. Phụ nữ có được tham gia vào vận hành tàu ngầm hay không?
Hiện tại, chưa có quân nhân nữ nào được phân công phục vụ trên tàu ngầm, do môi trường này có các điều kiện sống rất khắc nghiệt và tính riêng tư rất giới hạn. Phụ nữ mới chỉ tham gia vào tàu ngầm của Hải quân Mỹ dưới tư cách kĩ thuật viên dân sự, kiểm tra các thiết bị đặc biệt trong thời gian ngắn. Các thành viên nữ trong gia đình thuyền viên cũng được tham quan trong 1 ngày. Một số binh lính nữ của Hải quân cũng được tham dự các khóa định hướng kéo dài 2 ngày.
6. Vì sao tàu ngầm luôn được sơn màu đen
Tàu ngầm luôn được sơn màu đen để ẩn náu một cách hiệu quả. Tránh bị phát hiện là mục tiêu tối quan trọng đối với tàu ngầm trong khi thực thi nhiệm vụ. Màu đen đã được xác định là màu sắc giúp tàu ngầm ẩn náu tốt nhất.

Tàu USS Pittsburgh​
7. Tàu ngầm có thể đi nhanh tới mức nào?
Các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có thể di chuyển với tốc độ tối đa 46km/h khi ở dưới nước. Năng lượng hạt nhân cho phép tàu ngầm có thể di chuyển ở tốc độ tối đa trong khoảng thời gian yêu cầu, cho phép tàu ngầm Mỹ có thể phản ứng với các sự kiện ở bất cứ đâu trên toàn cầu một cách dễ dàng.
8. Tại sao tàu ngầm có thể di chuyển dưới mặt nước nhanh hơn trên mặt nước?
Thiết kế "giọt nước" của boong tàu cho phép tàu ngầm có thể "lướt" qua đại dương một cách nhanh chóng khi chìm hoàn toàn trong nước. Khi tàu ngầm nổi lên mặt nước, có rất nhiều năng lượng bị mất vào các cung sóng do tàu tạo ra trên bề mặt. Năng lượng bị hao phí này khiến động cơ bị giảm công suất.

Di chuyển trên mặt nước sẽ tạo sóng làm giảm vận tốc của tàu. Ảnh chụp tàu USS Toledo.​
Các loại tàu ngầm cũ hơn, ví dụ như tàu ngầm sử dụng trong Thế chiến Thứ 2 và chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, USS Nautilus, được thiết kế nhằm giảm thiểu các cung sóng, di chuyển trên mặt nước nhanh hơn dưới lòng biển.
9. Độ sâu tối đa mà tàu ngầm có thể lặn được là bao nhiêu mét?
Tàu ngầm của Mỹ có thể lặn xuống độ sâu tối đa 243 mét (800 foot). Độ sâu tối đa thực tế của tàu ngầm quân sự được giữ bí mật, song lại nhỏ hơn các tàu ngầm nghiên cứu được Hải quân Mỹ hỗ trợ.
10. Tàu ngầm có thể lặn dưới nước trong thời gian tối đa là bao lâu?
Tàu ngầm hạt nhân có thể ở dưới nước trong một khoảng thời gian dài. Chúng được thiết kế và có đủ nhân lực để thực thi các nhiệm vụ đòi hỏi khoảng thời gian lên tới vài tháng. Các tàu ngầm có thiết bị để tái tạo oxy và giữ cho không khí bên trong tàu ở mức lâu dài. Thực phẩm và nhu yếu phẩm là giới hạn duy nhất đối với khoảng thời gian lặn tối đa của tàu ngầm hạt nhân. Thông thường, tàu ngầm chỉ mang theo thực phẩm cho 90 ngày.
Các loại tàu ngầm bằng diesel trước đây sử dụng động cơ đốt thu và xả khí thông qua các ống khói. Khi lặn xuống nước, tàu ngầm diesel sẽ sử dụng năng lượng ắc-qui và các motor điện để di chuyển. Tùy thuộc vào tốc độ di chuyển và các hoạt động tiêu tốn điện năng khác, tàu ngầm diesel có thể lặn dưới nước trong nhiều ngày.

Tàu USS San Francisco​
11. Tàu ngầm nổi (và lặn) bằng cách nào?
Tàu ngầm có các khoang đặc biệt được gọi là các khoang dằn. Khi lặn, tàu ngầm sẽ mở van ở phía trên khoang dằn, cho phép khí thoát ra và nước biển xâm nhập vào khoang dằn và tàu lặn xuống.
Khi ở dưới nước, tàu ngầm có nhiều cách để nổi lên: xả khí vào khoang dằn hoặc "lái" tàu lên phía trên. Xả khí vào khoang dằn là cách làm có thể được thực hiện ở bất kì độ sâu nào. Khi xả khí nén vào các khoang dằn và đẩy nước ra ngoài, khối lượng riêng của tàu sẽ giảm xuống và tàu nổi lên phía trên. "Lái" tàu lên phía trên đòi hỏi tàu cần phải chỉnh lại các cánh lái ở đuôi tàu, thay đổi hướng đi của dòng nước qua thân tàu cho phép tàu tiến dần lên mặt nước. Sau đó, tàu ngầm vẫn cần xả khí nén vào khoang dằn để làm trống các khoang dằn và nổi lên trên.
12. Cuộc sống trên tàu ngầm như thế nào?
Thực tế, cuộc sống đầy thử thách trên tàu ngầm giúp tạo ra tình đồng đội rất mạnh trong thủy thủ đoàn. Các thủy thủ trên tàu ngầm có tinh thần làm việc/chiến đấu rất cao, sẵn sàng thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Cuộc sống trên tàu ngầm bao gồm nhiều công việc vất vả, là sự kết hợp giữa công việc chuyên môn, các ca trực và các buổi diễn tập.
Có 4 bữa ăn trong ngày: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và ăn nhẹ buổi đêm. Trên tàu có rất nhiều thức ăn. Các thành viên thủy thủ đoàn chỉ có khoảng 6 giờ để ngủ mỗi ngày; phần lớn đều chìm vào giấc ngủ rất nhanh do làm việc mệt mỏi.

Bên trong tàu USS Springfield​
Một ngày trên tàu ngầm không có mặt trời mọc hay lặn. Khi lặn ngoài biển, thủy thủ chỉ có thể nhìn thấy bầu trời qua kính viễn vọng. So với cuộc sống trên tàu thủy, cuộc sống trên tàu ngầm yên lặng hơn và cũng yên ả hơn vì tàu ít khi bị ảnh hưởng bởi sóng trên mặt biển. Không khí cũng trong lành hơn không khí bên ngoài rất nhiều.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
13. Có thủy thủ nào bị bệnh sợ không gian kín hay không?
Không. Tất cả các ứng viên đều phải được kiểm tra nghiêm ngặt nhằm phát hiện triệu chứng sợ không gian hẹp/kín. Những người có triệu chứng này sẽ không được phục vụ trên tàu.
14. Bạn có thể cảm nhận được sóng biển khi tàu ngầm đang lặn sâu dưới mặt nước?
Tùy thuộc vào độ mạnh của cơn sóng và độ sâu của tàu. Trong điều kiện thời tiết thông thường, tàu đã lặn sẽ không bị ảnh hưởng bởi sóng biển. Thậm chí, trong các cơn bão vừa phải, tàu ngầm sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các cơn sóng dữ phía trên. Trong các cơn cuồng phong, chuyển động sóng có thể ảnh hưởng tới độ sâu 120 mét hoặc hơn. Trong điều kiện này, dù chuyển động sóng không dữ dội như trên mặt đất, tàu có thể bị nghiêng 5 đến 10 độ.

Tàu USS La Jolla​
15. Thủy thủ làm gì trong thời gian rỗi?
Ngoài biển, một "ngày" trên tàu ngầm chỉ bao gồm 18 tiếng chứ không phải là 24 tiếng. Thủy thủ đoàn sẽ được phân chia thành 3 phiên trực. Mỗi thủy thủ sẽ phải trực/làm việc trong vòng 6 giờ, sau đó dành 12 giờ nghỉ ngơi.
Trong thời gian làm việc, các thủy thủ phải thực hiện công việc của mình. Một số vị trí phải có người trực liên tục bao gồm: người điều khiển thiết bị vô tuyến, người định vị tàu, người theo dõi các thiết bị được lắp đặt trong khoang dưới, người điều khiển động cơ cánh quạt và người điều khiển cánh tàu. Thông thường, vào mỗi thời điểm bất kì sẽ có 25 thuyền viên đang thực hiện nhiệm vụ. Trong các điều kiện dặc biệt, ví dụ như rời/cập cảng hoặc khi lâm trận, tất cả các thuyền viên phải về vị trí làm việc của mình.
Trong khoảng thời gian 12 giờ được nghỉ ngơi, các thuyền viên tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau: ăn uống và luyện tập, học tập nhằm tham dự vào các kì thi cao cấp, cho phép họ đảm nhiệm các vị trí khác. Một số người khác có thể sẽ tiến hành bảo dưỡng cho trang thiết bị (ví dụ, người phụ trách thiết bị vô tuyến sẽ thay pin/ắc-qui cho các máy bộ đàm của mình, người phụ trách thiết bị điện sẽ kiểm tra hệ thống dây trên tàu…)

Bên trong tàu USS Connecticut​
Ngoài ra, tàu ngầm cũng cho phép thuyền viên tham gia vào nhiều hoạt động giải trí. Mỗi con tàu thường mang theo 400 bộ phim, và các bộ phim này sẽ được làm mới khi tàu cập cảng. Các trò chơi đấu bài, trò chơi tung xúc xắc cũng khá phổ biến. Tàu ngầm cũng được trang bị các thiết bị luyện tập thể dục thể thao, ví dụ như xe đạp tại chỗ, tạ… Tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân có nhiều thiết bị thể dục thể thao hơn, bởi loại tàu này lớn hơn nhiều so với tàu tấn công. Thậm chí, bạn còn có thể… chạy marathon trên tàu mang đầu đạn bằng cách chạy vài vòng dọc theo chiều dài của tàu.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
16. Bạn ăn gì khi ở trên tàu
Công việc đầu bếp trên tàu ngầm là một công việc quan trọng và cực kì phức tạp. Chất lượng thức ăn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của toàn bộ thủy thủ đoàn. Bạn sẽ phải lên kế hoạch mua thực phẩm và nấu từng bữa ăn cho 120 người trong vòng… 6 tháng liền.
Thủy thủ tàu ngầm ăn các loại thức ăn giống như tất cả những gia đình Mỹ khác. Họ thường xuyên tranh cãi với nhau xem tàu nào có đồ ăn ngon hơn. Hoa quả tươi, rau, trứng và sữa sẽ không thể tồn tại quá một vài tuần lễ, song các đầu bếp sáng tạo trên tàu sẽ tạo ra những món ăn "ma thuật" chỉ từ đồ ăn đóng hộp và thực phẩm đông lạnh.

Một người lính/đầu bếp của tàu USS Alexandria​
Thủy thủ tàu ngầm được ăn bốn bữa: Bữa sáng, trưa, tối và bữa nửa đêm (thường được gọi là "midrats"). Thực đơn bao gồm trứng, bánh kếp và ngũ cốc cho bữa sáng; sandwich, hamburger và pizza cho bữa trưa; mỳ pasta, thịt gà và thịt lợn cho bữa tối. Bữa ăn "midrats" sẽ bao gồm các món thừa từ bữa tối.
17. Tàu ngầm lưu trữ thức ăn ở đâu?
Trên tàu ngầm có rất nhiều phòng chứa, phòng lạnh và phòng đông lạnh. Trong các nhiệm vụ dài ngày, lượng thực phẩm cần mang theo sẽ vượt quá sức chứa của các kho chứa này. Do đó, các thùng đựng thức ăn đóng hộp sẽ được đặt ngay trên lối ra vào của tàu. Các thủy thủ sẽ đi lại trên các thùng đựng thức ăn này.
18. Thủy thủ ngủ ở đâu?
Trên tàu ngầm Mỹ, khu vực ngủ được gọi là các "khu vực nhả neo", với diện tích chỉ vào khoảng 1,4 mét vuông cho mỗi thuyền viên và vật dụng cá nhân của mình.

Boong ngủ trên tàu USS Texas​
Trên hầu hết các tàu ngầm, giường ngủ của mỗi thủy thủ sẽ có đèn đọc sách, ống thoát khí, khe cắm tai nghe vào hệ thống giải trí và cả rèm đóng để giữ lại một chút riêng tư cho mỗi người. Các thuyền viên sẽ đặt quần áo và vật dụng cá nhân trong tủ chứa bên dưới đệm của mình.
Khi tàu ngầm ra khơi, đèn trong khu vực ngủ sẽ được giảm độ sáng. Tại mỗi thời điểm nhất định, chỉ có khoảng 1/3 thủy thủ đoàn đang ngủ. Mỗi ngày trên tàu kéo dài 18 giờ, trong đó 6 giờ trực/làm việc và 12 giờ nghỉ ngơi, làm công việc phụ.
Thuyền trưởng và các sĩ quan trên tàu có phòng riêng để ngủ và làm việc. Khi có khách bất thường, một số thủy thủ sẽ phải ngủ trong phòng chứa thủy lôi. Trên tàu ngầm có rất ít khoảng không mở, rộng rãi thoáng đãng để thủy thủ có thể nằm ngủ thoải mái.
19. Thủy thủ tàu ngầm mặc quần áo gì?
Khi cập cảng, thủy thủ tàu ngầm chỉ mặc quần áo thông thường của Hải quân Mỹ. Khi ra khơi, thủy thủ mặc các bộ áo liền quần màu xanh được gọi vui là "quần áo đuôi tàu" ("poopy suit"). Các bộ quần áo này rất thoải mái, giúp giảm số lượng quần áo thủy thủ phải mang ra khơi.

Thủy thủ đoàn USS Flordia trong bộ "poopy suit" của mình​
Thông thường, thủy thủ tàu ngầm thường đi giày sneaker hoặc các loại giày đế mềm khác, do giữ yên lặng luôn là một trong các tiêu chí quan trọng nhất trên tàu ngầm.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
20. Bạn có thể nhìn khung cảnh bên ngoài khi đang ở trong tàu ngầm hay không?
Tàu ngầm không có bất kì cửa sổ nào để bạn nhìn ngắm khung cảnh bên ngoài khi tàu đang lặn dưới nước. Hải quân Mỹ chỉ có một chiếc tàu ngầm nghiên cứu duy nhất mang mã hiệu NR1 có cửa sổ để nhìn khung cảnh bên ngoài, cũng như đèn và camera để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Phần lớn tàu ngầm của Hải quân Mỹ chỉ có kính viễn vọng để nhìn ra ngoài. Để sử dụng được kính viễn vọng, tàu ngầm phải ở khá gần với mặt nước. Độ sâu này được kí hiệu là PD. Ở độ sâu PD, thủy thủ sẽ dùng kính viễn vọng để đảm bảo rằng các tàu thủy ở gần đang cách tàu ngầm một khoảng an toàn. Họ cũng cần phải tránh bị phát hiện bởi tàu thủy và máy bay của đối phương.
Kính viễn vọng có thể quay 360 độ để nhìn xung quanh. Nếu phát hiện ra tàu thủy và máy bay của đối phương, tàu thủy sẽ lặn sâu hơn. Kính viễn vọng cũng được sử dụng để thu thập các thông tin về các mục tiêu trước khi tấn công. Trong phần lớn các trường hợp, tàu ngầm sẽ sử dụng hệ thống dò tìm âm thanh SONAR để định tuyến và tìm phương pháp tấn công.
21. Khung cảnh qua kính viễn vọng sẽ như thế nào?

Cũng giống như trong các bộ phim về Thế chiến Thứ 2, trên mắt kính viễn vọng có các đường kẻ để ước lượng khoảng cách tới mục tiêu.​
Hiện nay, kính viễn vọng ngày nay cũng đã được cải tiến rất nhiều: Các loại kính này có thể nhìn trong đêm, có chứa cả máy ảnh và máy quay video, có nhiều ăng-ten bên trong và có thể phóng to hình ảnh.
22. Làm thế nào để biết được bạn đang đi về hướng nào?
Các chuyên viên định vị trên tàu ngầm sẽ sử dụng các bản đồ định hướng giống như trên tàu thủy, song sẽ cần lưu ý tới độ sâu của tàu hơn. Tàu ngầm sử dụng một loại máy vi tính giúp tính toán tàu đang đi về hướng nào, tốc độ bao nhiêu? Máy vi tính này cũng có thể nhận biết khi nào tàu chuyển hướng.
Khi tàu khởi hành, giám lộ trưởng sẽ ghi lại vị trí của tàu. Máy vi tính sẽ lưu lại vị trí của tàu trong suốt hành trình. Các tàu ngầm cũng có ăng-ten để thu tín hiệu từ Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS khi đủ gần với mặt nước. Khi ở trên mặt nước, các chuyên viên định vị cũng sẽ sử dụng máy đo để thu thập các thông tin dự phòng hệ thống máy vi tính.
23. Làm thế nào để có không khí bên trong tàu ngầm?
Không khí bên ngoài sẽ tràn vào khoang tàu thông qua các cửa sập khi đang cập cảng. Khi lặn xuống độ sâu PD (độ sâu kính viễn vọng), tàu sẽ hút không khí thông qua các ống thông hơi. Khi lặn xuống độ sâu dưới PD, các thiết bị máy móc trên tàu sẽ liên tục lọc không khí. Trên tàu ngầm cũng sẽ có máy tái tạo oxy. Không khí trên tàu ngầm sẽ liên tục được theo dõi và điều chỉnh để đảm bảo sự sống cho các thuyền viên.
24. Tàu ngầm liên lạc bằng cách nào?

Tàu USS Texas​
Tàu ngầm sử dụng các thiết bị chuyên dụng để liên lạc với tàu thủy và các căn cứ trên bờ một cách trực tiếp hoặc thông qua vệ tinh. Tàu ngầm có thể gửi và nhận cả các thông tin giọng nói lẫn các thông tin dưới dạng không-phải-là-giọng-nói.
25. Gửi email trên tàu ngầm có được không?
Nhờ có các công nghệ hiện đại, tàu ngầm có thể nhận và gửi email khi đang cập cảng và khi đang ở ngoài khơi (trong một số điều kiện nhất định). Hải quân Mỹ đang nghiên cứu để tăng khả năng gửi email của tàu ngầm, trong khi vẫn tránh gây tổn hại tới tính bí mật và an ninh của tàu. Trong các chuyến đi dài ngày, thủy thủ đoàn được liên lạc với gia đình thông qua kênh "điện tín gia đình" đặc biệt trên hệ thống thông tin của tàu.
26. Tàu ngầm có thể phát hiện các tàu khác từ bao xa?
Tàu ngầm sử dụng các thiết bị "lắng nghe" đặc biệt có tên gọi SONAR để tìm và phát hiện các vật thể dưới nước. SONAR bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ nước, các sinh vật sống và cả các yếu tố tự nhiên khác, do đó chỉ có thể phát hiện các con tàu cách xa khoảng vài dặm.

Tàu USS California​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
27. SONAR hoạt động như thế nào?
SONAR (viết tắt của cụm từ SOund NAvigation and Ranging – Định tuyến và đo khoảng cách bằng âm thanh) là các "con mắt" của tàu ngầm khi đang lặn dưới nước. SONAR được sử dụng để phát hiện các con tàu ngầm khác và cả tàu trên mặt biển. Có 2 loại SONAR: Loại bị động và loại chủ động.
Khi sử dụng SONAR chủ động, tàu ngầm sẽ phát sóng âm thanh vào mặt nước và "lắng nghe" xem sóng âm thanh sẽ mất bao lâu để tiếp xúc với đối tượng và dội ngược về tàu mẹ. Từ các thông tin này, tàu ngầm sẽ phát hiện ra các vật thể còn lại đang cách tàu bao xa và đang có hướng chuyện động là gì.
Do một trong các mục tiêu quan trọng của tàu ngầm là hoạt động bí mật, tàu ngầm ít khi sử dụng SONAR chủ động. Hệ thống SONAR bị động sẽ giúp tàu ngầm thu thập thông tin mà không để lộ vị trí của mình. Hệ thống SONAR bị động sẽ lắng nghe và dò tìm các âm thanh do các tàu ngầm khác và tàu thủy tạo ra. Những người vận hành SONAR tài tình nhất có thể thu thập được các thông tin như vận tốc tàu, số lượng động cơ và thậm chí là cả… loại tàu chỉ bằng thông tin do SONAR bị động thu lại.

Tàu USS Ohio​
28. Tàu ngầm có nghe thấy âm thanh từ cá voi và các động vật biển khác hay không?
Có! Các hệ thống SONAR tân tiến cho phép nghe được cả các tiếng ồn do con người tạo ra trên các tàu thủy và tàu ngầm khác, và cũng nghe được cả các âm thanh tự nhiên của cá voi, cá heo và tôm cua. Một số máy SONAR sẽ tạo ra âm thanh rất hỗn độn do thu được quá nhiều tiếng ồn từ biển. Các kĩ thuật viên SONAR của Hoa Kỳ có khả năng nhận diện các âm thanh của sinh vật biển dưới nước rất tốt.
29. Làm thế nào để loại bỏ rác thải
Tàu ngầm phải lưu trữ lại các rác thải không thể phân hủy sinh học trong suốt nhiệm vụ, cho tới khi được cập cảng để "xả" rác. Rác thải sẽ được chuyển tới nhà máy xử lý trên bờ.
Khi ở ngoài biển, tàu ngầm Mỹ phải tuân theo các bộ luật quốc tế về rác thải. Hiện nay, Hải quân Mỹ đang thực hiện các biện pháp nhằm giảm lượng rác đổ ra biển, ví dụ như giảm khối lượng vật liệu sử dụng để đóng gói.
Các loại rác sinh học sẽ được xử lý để chuyển thành dạng bột, sau đó được xả xuống biển một cách an toàn. Các vật liệu không thể phân hủy như nhựa sẽ được "nén" lại và giữ ở trên thuyền, chờ ngày cập cảng để tái chế hoặc tiêu hủy an toàn.
30. Làm thế nào để thoát khỏi tàu ngầm bị đánh đắm?
Phần lớn các tàu ngầm Mỹ đều có các "cốp thoát hiểm". "Cốp thoát hiểm" giống như các buồng kín khí trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Thủy thủ sẽ di chuyển vào trong cốp thoát hiểm sau khi mặc quần áo bảo hộ có ống thở.

Cốp thoát hiểm, nhìn từ trên xuống​
Sau khi thủy thủ vào bên trong cốp thoát hiểm, nước sẽ được mở vào để tạo áp lực ngang bằng với áp lực của biển (áp lực của biển lớn hơn áp lực khí bên trong tàu ngầm, khiến thủy thủ không thể mở cửa). Khi áp lực bên trong cốp thoát hiểm đã ngang bằng với cốp thoát hiểm, thủy thủ sẽ mở cửa để nối với các tàu giải cứu DSRV.
31. Làm thế nào để giải cứu thủy thủ khỏi tàu ngầm bị đắm?
Hải quân Mỹ sử dụng các tàu ngầm giải cứu có tên gọi "Deep Submersible Rescue Vehicles" (DSRV – Phương tiện giải cứu lặn sâu). Các tàu ngầm này sẽ tiến đến gần các tàu ngầm bị đánh đắm, kết nối vào các cốp thoát hiểm, mở cửa đưa thuyền viên vào bên trong và di chuyển lên bờ.

Các tàu giải cứu SRDRS mới​
Trong thời gian gần đây, Hải quân Mỹ cũng đang tiến hành xây dựng các thiết bị giải cứu mới có tên là "Submarine Rescue Diving and Recompression System" (SRDRS - Tạm dịch là Hệ thống lặn và nén giải cứu tàu ngầm).
Theo VnReview
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thủy thủ tàu ngầm được huấn luyện thoát hiểm như thế nào ?
Huấn luyện kỹ năng chiến đấu giành lại sự sống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất trong chương trình đào tạo thủy thủ tàu ngầm.

Hàng trăm thuỷ thủ trên thế giới đã thiệt mạng vì các vụ tai nạn liên quan đễn “cỗ quan tài sắt” tàu ngầm trong những thập kỷ gần đây. Chính vì vậy, việc huấn luyện cho các thủy thủ khả năng chiến đấu giành lại sự sống trên tàu ngầm, cũng như huấn luyện đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp đã trở thành vấn đề trọng tâm nhất, thiết yếu nhất trong quá trình vận hành tàu ngầm của những quốc gia đang sở hữu loại phương tiện chiến đấu hiện đại này.
Bài viết dưới đây sẽ đem đến một cái nhìn toàn diện về cuộc đấu tranh sinh tồn của các thủy thủ trên tàu ngầm Hải quân Nga, cách mà họ được huấn luyện để thoát ra khỏi “cỗ quan tài sắt” khi nó bị chìm dưới đáy đại dương.
Thiết bị bảo vệ cá nhân
Đầu tiên, cần tìm hiểu về các loại “đồ nghề”, những thiết bị giúp cho thủy thủ có thể thoát ra khỏi tàu ngầm một cách an toàn nhất.





Mỗi thủy thủ đều được trang bị các thiết bị bảo hộ.
Thiết bị thở xách tay PDU


PDU là được thiết kế để bảo vệ cơ quan hô hấp khẩn cấp. Thiết bị này không thể làm việc dưới nước nhưng có thể giúp thủy thủ bảo vệ cơ quan hô hấp khỏi các loại khí độc hại.
Túi thở
IDA-59 (59M) là thiết bị thở cá nhân giúp thủy thủ lặn đến độ sâu 20m. Một thiết bị thở cá nhân khác là ISP-60 có thể giúp các thủy thủ thoát khỏi tàu ngầm bị chìm ở độ sâu 100m, và tới 120m nếu tàu ngầm được bổ sung một bình chứa khí hê-li.




Các thiết bị bảo hộ có thể giúp các thủy thủ duy trì sự sống khi tàu ngầm xảy ra tai nạn.
Ngoài ra, mỗi thủy thủ còn được trang bị một bộ quần áo lặn (áo liền quần) SGR. Bộ quần áo làm bằng cao su với mặt nạ phòng vệ. Trên mũ bảo hiểm, ngay trên trán, là van cứu trợ. Cả IDA và SGR đều được cất trong một túi đặc biệt. Để chống chọi với cái lạnh dưới lòng biển, các thủy thủ còn được trang bị một bộ đồ lặn toàn thân bao gồm: áo săng đay, quần nịt, bít tất và găng tay.
Các thủy thủ thoát khỏi tàu ngầm từ đâu?
Khi tàu ngầm bị chìm do sự cố và không nổi lên được, thủy thủ có thể thoát ra khỏi tàu ở phía mũi (thông qua ông phóng lôi) và phía đuôi (thông qua nắp khoang sinh tồn). Cửa khoang sinh tồn được trang bị một phao sơn màu trắng và đỏ được nối với một sợi dây cáp gắn trong các hầm tàu. Ngoài ra, phao còn được gắn các đèn báo hiệu và phía dưới nắp phao có điện thoại để liên lạc với tàu thuyền.
Sở dĩ, thủy thủ có thể thoát ra ngoài qua ống phóng lôi vì đường kính ống phóng lôi thường từ 55-65cm và chiều dài từ 8-11m. Tuy nhiên, cũng có loại ống phóng lôi đường kính chỉ 40 cm, không đủ lớn để thủy thủ có thể thoát ra ngoài.
Bên trong ống phóng lôi có các rãnh chạy dọc theo chiều dài của ống cùng rất nhiều các chi tiết như móc và cần trục để thủy thủ có thể bám và trườn qua ống phóng này ra ngoài.





Thủy thủ có thể thoát ra khỏi tàu ngầm qua các ông phóng lôi.
Ngoài ra, thiết bị này có một hệ thống thoát nước và van thông khí, thông qua đó nó được làm đầy nước và cũng có thể tiêu thoát nước. Nước được đổ đầy vào ống phóng từ một xi-téc (bể chứa) đặc biệt bằng máy áp suất không khí. Các van cân bằng áp suất ngoài nhiệm vụ làm cho áp suất bên trong của thiết bị phóng lôi với áp suất cân bằng nhau còn có tác dụng đóng và mở nắp từ bên trong. Điều này sẽ giúp cho thủy thủ tạo ra một các khóa tự động khi thoát ra khỏi tàu ngầm trong trường hợp tàu gặp nạn.
Các khoang của tàu ngầm còn được trang bị các cuộn dây lớn trên đó được quấn cáp phao tiêu với các nút phao hình cầu được đánh số (gọi là cạc-bin). Các cạc bin này được sắp xếp dọc theo sợi dây phao để thủy thủ bám vào khi thoát ra từ tàu ngầm, đồng thời cung cấp cho thủy thủ thông tin về độ sâu cũng như áp suất tại độ sâu tương ứng.



Nơi các thủy thủ có thể thoát ra khỏi tàu ngầm (nhìn từ bên ngoài).
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Làm thế nào để thoát khỏi tàu ngầm gặp nạn?
Có hai cách để thoát khỏi tàu ngầm bị chìm đó là phương pháp khô và phương pháp ướt.
Phương pháp khô là phương pháp các nhân viên của lực lượng cứu hộ hải quân sử dụng thiết bị lặn hay tiềm thủy khí để giải cứu các thủy thủ khỏi tàu ngầm bị chìm. Trong trường hợp này, tiềm thủy khí sẽ theo dây phao cứu hộ tiếp cận và đậu ngay trên nắp khoang tàu ngầm gặp nạn. Sau khi thực hiện liên kết với tàu, nước được bơm ra khỏi tiềm thủy khí, cân bằng áp suất, mở nắp, và lần lượt đưa các thủy thủ từ tàu ngầm bị chìm vào tiềm thủy khí. Số lượng thủy thủ phụ thuộc thể tích của tiềm thủy khí.
Phương pháp này cho phép giải cứu ê-kíp ở độ sâu bằng độ lặn sau lớn nhất của tàu ngầm. Như vậy phương pháp khô giúp các thủy thủ thoát khỏi tàu ngầm một cách an toàn mà không phải tiếp xúc với nước.

Thiết bị cứu hộ tàu ngầm.
Phương pháp ướt có thể hiểu là quá trình thoát khỏi tàu ngầm buộc các thủy thủ phải tiếp xúc với nước.
Có hai cách để thoát khỏi "cỗ quan tài sắt bị chìm" bằng phương pháp ướt là nổi lên tự nhiên và theo cáp phao tiêu.
Nổi lên tự nhiên được thực hiện trong trường hợp áp lực ở độ sâu tối đa của cửa thoát hiểm (100 mét) giữ được trong thời gian không quá 2 phút. Nếu vượt quá thời gian này - chỉ có cách là dùng dây phao. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp áp suất vượt quá tất cả các giá trị cho phép ghi trong bảng, việc giải cứu chỉ có thể thực hiện nhờ lực lượng cứu hộ.
Để có thể thực hiện phương pháp này, các thủy thủ phải mang các thiết bị lặn cá nhân như ISP-60 và IDA-59 theo đúng qui định, phải nắm rõ nguyên tắc hoạt động và thành thạo cách sử dụng các loại thiết bị này. Đây là điều vô cùng quan trọng vì chỉ cần thao tác sai nguyên tắc sẽ dẫn đến nguy hiểm khôn lường.
Sau khi thoát khỏi tàu ngầm, thủy thủ phải phát tín hiệu báo hiệu rằng mình đã ra ngoài an toàn đồng thời bám theo dây phao để bơi lên mặt nước.



Thoát khỏi tàu ngầm bằng dây phao.
Trong trường hợp thoát ra bằng ống phóng ngư lôi, van thông khí mở ra và nước được đẩy ra khỏi xi-téc làm đầy ống phóng ngư lôi, ống phóng sẽ được làm đầy nước đến 3/4, sau đó nước không được bơm vào thêm nữa. Khi này các van cân bằng áp suất thực hiện nhiệm vụ cân bằng áp suất bên trong với bên ngoài ống phóng lôi. Sau đó, tương tự như với việc thoát ra từ các của thoát hiểm phía trên tàu ngầm, các thủy thủ phải vặn các van ở thiết bị lặn cá nhân để cân bằng áp suất với bên ngoài. Sau khi mở nắp, thủy thủ từ từ ra khỏi ống phóng, bám vào cạc-bin của dây phao tiêu và thoát ra khỏi con tàu.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Huấn luyện tại trung tâm đào tạo
Trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm số 71 thuộc Hạm đội Phương Bắc là một trong những trung tâm đào tào lính tàu ngầm nổi tiếng của Hải quân Nga.
Trong quá trình đào tạo, các thủy thủ sẽ được huấn luyện trong một phòng bọc kim có kết cấu giống hệt như tàu ngầm thật.



Các thủy thủ sẽ được huấn luyện tại trung tâm mô phỏng giống hệt tàu ngầm thật.
Để mô phỏng hỏa hoạn trên tàu ngầm, lửa được tạo ra giống hệt như thực tế. Bên trong phòng kim loại (giống như tàu ngầm thực) bố trí một vòi phun nhiên liệu diesel. Nhiên liệu được đốt cháy sinh ra nhiệt, ánh sáng, khói và lấy đi oxy của các thủy thủ. Khi nghe còi báo động chữa cháy, các thủy thủ phải nhanh chóng mặc đồ bảo hộ, xác định vị trí nguồn lửa và tiến hành dập lửa bằng ống phun bọt.
Khi đối mặt với lửa, bất cứ ai cũng đều có tâm lý hoảng sợ. Người lính tàu ngầm đã được huấn luyện để có thể vượt qua rào cản vô hình đó.



Huấn luyện cứu hỏa trên tàu ngầm.
Tiếp đó các thủy thủ sẽ được huấn luyện khả năng chịu đựng khi ở trong một phòng xông khói đen. Bài tập này rất cần thiết, bởi trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, khi ngọn lửa bùng cháy, nhiệt lượng sinh ra vô cùng lớn kèm theo khói và mùi khét làm lượng oxy giảm đi đột ngột, khói làm mờ kính bảo hộ và các thủy thủ dường như không còn nhìn rõ mọi thứ. Sau khi ra khỏi phòng xông khói đen, mỗi thủy thủ đều phải trả lời rõ ràng các câu hỏi của huấn luyện viên về sức khỏe của mình.
Ngoài huấn luyện khả năng đối phó với hỏa hoạn, các thủy thủ còn được huấn luyện để đối phó với trường hợp tàu bị thủng và nước tràn vào từ bên ngoài. Trong bài huấn luyện này, nước được phun vào phòng (mô phỏng một khoang của tàu ngầm) qua một lỗ hổng đã được tạo ra trước đó. Khi có còi báo động, các thủy thủ trong phòng bị nước tràn vào lập tức phải tìm mọi cách để bịt lỗ hổng bằng một thanh giằng bằng gỗ và chất keo dán đặc biệt.



Mô phỏng trường hợp tàu bị thủng và nước trang vào khoang tàu.
Nếu nước tràn vào quá nhiều, không thể bịt lỗ hổng, các thủy thủ nhanh chóng lao sang phòng bên cạnh đã được chuẩn bị sẵn (mô phỏng khoang tàu ngầm không bị thủng) và phải kịp thời đóng chặt cửa khoang để nước không tràn vào. Các thao tác phải thực hiện nhanh trong thời gian không quá một phút rưỡi.
Một bài tập nữa đó là bài tập thoát khỏi tàu ngầm. Trong bài tập này, trung tâm đào tạo được lắp đạt một cái ống đứng đặc biệt cao khoảng 15m để mô phỏng một tàu ngầm bị chìm và các thủy thủ sẽ được huấn luyện cách để thoát khỏi chiếc tàu ngầm bị chìm đó. Bên trong chiếc ống đặc biệt này, tất nhiên là tối om và chứa đầy nước.








Các thủy thủ phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân như đã nói ở trên và đi lên mặt nước từ cái ống thẳng đứng này với dây phao tiêu. Trong quá trình tập luyện, lực lượng cứu hộ của trung tâm phải luôn sẵn sàng để giúp đỡ các thủy thủ thông qua kính hồng ngoại. Đây là một bài tập không hề dễ dàng và có thể nguy hiểm đến tính mạng của thủy thủ.
Trên đây chỉ là những thông tin rất cơ bản về chương trình đào tạo thủy thủ tàu ngầm nói chung và đào tạo khả năng chiến đấu sống còn trên tàu ngầm nói riêng của Hải quân Nga. Có lẽ, chỉ có những ai là lính tàu ngầm hoặc đã từng phục vụ trên tàu ngầm thì mới hiểu rõ, hiểu sâu về quá trình huấn luyện vô cùng gian nan và khắc nghiệt này.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,103
Động cơ
667,001 Mã lực
Bá cáo các Cụ. Em thứ 2 mang tên Tp Ông Cụ đã về tới CR
 

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội


hình ảnh đâu tiên của em nó đây
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Các báo đều lấy hình ảnh của nhau rồi tung lên đây cả, em thấy mới chụp được tàu Rolldock Star, chưa chụp được tàu ngầm. Không biết đợt này có ông nào dở hơi tập bơi đi săn ảnh trộm tàu ngầm không nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Mẹ nó, sao nó cứ phải chụp hình cái chân vịt rồi phô lên mặt báo là thía đíu nào các cụ nhể ?
 

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,244
Động cơ
490,361 Mã lực
Báo NLD rình sớm ghê





Cái bọn lều báo chụp cái ảnh chân vịt lần này thiếu sáng hay sao ấy nhỉ, em thấy lần trước màu đồng sáng hơn. Hay là lần này làm bằng đồng đen nên khác nhỉ.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,103
Động cơ
667,001 Mã lực
Mẹ nó, sao nó cứ phải chụp hình cái chân vịt rồi phô lên mặt báo là thía đíu nào các cụ nhể ?
Cái bọn lều báo chụp cái ảnh chân vịt lần này thiếu sáng hay sao ấy nhỉ, em thấy lần trước màu đồng sáng hơn. Hay là lần này làm bằng đồng đen nên khác nhỉ.
Báo Người Lao Động các Cụ ợ. Chắc chụp lúc tờ mờ tối, lại zoom từ xa nên không nét. sao lại cứ tụt hết cả hàng họ ra thế các Cụ nhẩy?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top