- Biển số
- OF-158
- Ngày cấp bằng
- 8/6/06
- Số km
- 1,637
- Động cơ
- 597,359 Mã lực
Với vợ cả chúng ta "con trồn" (to control) khó hơn vợ hai nhiều, mà mỗi bác "con trồn" một cách, không ai giống ai.
Mà nghe nói "vợ hai" còn có trợ lực cơ đấy, còn vợ cả thì trợ lực bằng gì nhể...lương tháng của ta chăng?
Với "vợ hai" thì "con trồn" ra sao? Cùng tìm hiểu xem chúng ta điều khiển "vợ hai" bằng cách nào: (y)
Tưởng cái Steerring System nó đơn giản vì ít khi hỏng vặt, nhưng khi "giải phẫu" ra thì cũng nhiều cái hay phết...
I/ Giới thiệu chung
Cơ cấu lái có nhiệm vụ đảm bảo sự chuyển động của ô tô theo định hướng của người lái.
Việc thay đổi hướng chuyển động của ô tô thực hiện bằng cách quay vô lăng, tác động đến hướng của bánh trước thông qua cơ cấu lái.
Không chỉ đơn thuần là định hướng, mà cơ cấu lái còn có một ảnh hướng lớn tới sự an toàn của chiếc xe.
Cơ cấu lái ở các xe đời mới hoặc các xe tải trọng lớn thường có thêm bộ phận trợ lực, có tác dụng làm giảm lực do con người phải tác động lên vô lăng, làm dịu đi sự va đập truyền tới vô lăng do đường xa không bằng phẳng gây ra. Bộ trợ lực cùng bố trí chung trong một tổng thành với cơ cấu lái.
Cái trợ lực đây này...
- Các thành phần của hệ thống lái
1) Vô lăng (Bánh lái-Steering wheel).
Đây là bộ phận quên thuộc với người lái xe, vì khi vận hành xe người lái phải trực tiếp lắm lấy vô lăng và xoay theo hướng mà mình muốn chiếc xe đi tới.
Vô lăng của Mercedes E280
photographer HuynhC240
2) Cột lái (Steering column).
Là thành phần kết nối vô lăng với bánh răng lái
3) Bánh răng lái (Steering gears).
Biến đổi momen xoắn từ vôlăng truyền tới bánh xe thông qua các khớp lái, làm xe chuyển hướng.
4) Khớp lái (Steering linkage)
Truyền lực từ bộ phận bánh răng lái đến bánh trước trái và phải.
Khớp lái kiểu bi tuần hoàn
5/ Một số loại truyền lực lái
Có 2 kiểu truyền lực lái là:
- Kiểu thanh răng và bánh răng (Rack-and-pinion type)
- Kiểu bi tuần hoàn (Recirculating-ball type)
* Tham khảo thêm: Hệ thống lái 4 bánh (4WS - 4 Wheel Steering)
4WS là chữ viết tắt của "4 Wheel Steering", nó là thiết bị điều khiển không chỉ cho bánh trước, mà còn cho cả bánh sau.
Khi thay đổi hướng xe, một chiếc xe bình thường chỉ có bánh trước dẫn hướng. Nhưng ở chiếc xe 4WS, bánh sau cũng thay đổi hướng khi vô lăng thay đổi góc lái.
Ở vận tốc trung bình và cao, khi chuyển làn đường, vào đường hình chữ S, hoặc chỗ ngoặt, bánh sau cũng được điều khiển chuyển động như bánh trước.
Trong trường hợp khác, khi xe không ở vận tốc lớn, bánh sau theo hướng ngược lại bánh trước khi đánh lái. (xem hình dưới)
P/S: Kiểu xe này em chưa gặp bao giờ, bác nào biết về loại này thì chia sẻ thêm với mọi người nhé! Thanks!
6/ Những yêu cầu của hệ thống lái
- Dễ điều khiển
Khi chiếc xe trên một địa hình xấu, đường cua gấp, hệ thống lái phải có khả năng điều khiển bánh trước một cách dễ dàng và trôi chảy.
- Vận hành chính xác
Một hệ thống lái hoạt động chính xác giúp cho người điều khiển có được những càm nhận và phản ứng chính xác, đối với các tình huống gặp phải trên đường.
- Êm ái
Nếu hệ thống hoạt động không êm ái, có thể đó là biểu hiện của một hỏng hóc nào đó đang tiềm ẩn. Đôi khi gây khó chịu, căng thẳng cho người điều khiển, gián tiếp gây mất an toàn.
- Rung động nhỏ nhất khi gặp những mặt đường sóc.
Một hệ thống lái tốt phải giảm thiểu được những rung động truyền từ bánh xe, mỗi khi đi qua mặt đường xấu.
Mà nghe nói "vợ hai" còn có trợ lực cơ đấy, còn vợ cả thì trợ lực bằng gì nhể...lương tháng của ta chăng?
Với "vợ hai" thì "con trồn" ra sao? Cùng tìm hiểu xem chúng ta điều khiển "vợ hai" bằng cách nào: (y)
Tưởng cái Steerring System nó đơn giản vì ít khi hỏng vặt, nhưng khi "giải phẫu" ra thì cũng nhiều cái hay phết...
I/ Giới thiệu chung
Cơ cấu lái có nhiệm vụ đảm bảo sự chuyển động của ô tô theo định hướng của người lái.
Việc thay đổi hướng chuyển động của ô tô thực hiện bằng cách quay vô lăng, tác động đến hướng của bánh trước thông qua cơ cấu lái.
Không chỉ đơn thuần là định hướng, mà cơ cấu lái còn có một ảnh hướng lớn tới sự an toàn của chiếc xe.
Cơ cấu lái ở các xe đời mới hoặc các xe tải trọng lớn thường có thêm bộ phận trợ lực, có tác dụng làm giảm lực do con người phải tác động lên vô lăng, làm dịu đi sự va đập truyền tới vô lăng do đường xa không bằng phẳng gây ra. Bộ trợ lực cùng bố trí chung trong một tổng thành với cơ cấu lái.
Cái trợ lực đây này...
- Các thành phần của hệ thống lái
1) Vô lăng (Bánh lái-Steering wheel).
Đây là bộ phận quên thuộc với người lái xe, vì khi vận hành xe người lái phải trực tiếp lắm lấy vô lăng và xoay theo hướng mà mình muốn chiếc xe đi tới.
Vô lăng của Mercedes E280
photographer HuynhC240
2) Cột lái (Steering column).
Là thành phần kết nối vô lăng với bánh răng lái
3) Bánh răng lái (Steering gears).
Biến đổi momen xoắn từ vôlăng truyền tới bánh xe thông qua các khớp lái, làm xe chuyển hướng.
4) Khớp lái (Steering linkage)
Truyền lực từ bộ phận bánh răng lái đến bánh trước trái và phải.
Khớp lái kiểu bi tuần hoàn
5/ Một số loại truyền lực lái
Có 2 kiểu truyền lực lái là:
- Kiểu thanh răng và bánh răng (Rack-and-pinion type)
- Kiểu bi tuần hoàn (Recirculating-ball type)
* Tham khảo thêm: Hệ thống lái 4 bánh (4WS - 4 Wheel Steering)
4WS là chữ viết tắt của "4 Wheel Steering", nó là thiết bị điều khiển không chỉ cho bánh trước, mà còn cho cả bánh sau.
Khi thay đổi hướng xe, một chiếc xe bình thường chỉ có bánh trước dẫn hướng. Nhưng ở chiếc xe 4WS, bánh sau cũng thay đổi hướng khi vô lăng thay đổi góc lái.
Ở vận tốc trung bình và cao, khi chuyển làn đường, vào đường hình chữ S, hoặc chỗ ngoặt, bánh sau cũng được điều khiển chuyển động như bánh trước.
Trong trường hợp khác, khi xe không ở vận tốc lớn, bánh sau theo hướng ngược lại bánh trước khi đánh lái. (xem hình dưới)
P/S: Kiểu xe này em chưa gặp bao giờ, bác nào biết về loại này thì chia sẻ thêm với mọi người nhé! Thanks!
6/ Những yêu cầu của hệ thống lái
- Dễ điều khiển
Khi chiếc xe trên một địa hình xấu, đường cua gấp, hệ thống lái phải có khả năng điều khiển bánh trước một cách dễ dàng và trôi chảy.
- Vận hành chính xác
Một hệ thống lái hoạt động chính xác giúp cho người điều khiển có được những càm nhận và phản ứng chính xác, đối với các tình huống gặp phải trên đường.
- Êm ái
Nếu hệ thống hoạt động không êm ái, có thể đó là biểu hiện của một hỏng hóc nào đó đang tiềm ẩn. Đôi khi gây khó chịu, căng thẳng cho người điều khiển, gián tiếp gây mất an toàn.
- Rung động nhỏ nhất khi gặp những mặt đường sóc.
Một hệ thống lái tốt phải giảm thiểu được những rung động truyền từ bánh xe, mỗi khi đi qua mặt đường xấu.
Chỉnh sửa cuối: