- Biển số
- OF-25271
- Ngày cấp bằng
- 5/12/08
- Số km
- 4,621
- Động cơ
- 500,766 Mã lực
- Nơi ở
- Dĩ nhiên là Mường tè
Em có đứa cháu học Truyền thông ở Lille, Pháp. Học phí 170 Eur/ năm, ăn ở khoảng 700 Eur/ tháng. Học khá căng.
Ngày bầu cử quốc hội liên bang được ấn định là 23.02.2025 rồi mà cụ. Bỏ phiếu tín nhiệm chỉ là thủ tục để giải tán chính phủ và tổng thống ra quyết định bầu cử sớm thôi. Vì cái vụ bầu cử sớm này mà cơ quan em đáng nhẽ được nghỉ thông từ 22.12 đến năm mới thì giờ lại phải bố trí người trực trong suốt mấy ngày lễ.Đức đang khủng hoảng kinh tế lắm chị ạ. Nên đợt trước, Đức nới luật nhập cư để thu hút lao động bù đắp dân số già, cho phép 2 quốc tịch. Luật được ban hành sau mấy năm đặt lên xuống, mới có hiệu lực tháng 4 vừa rồi. Nhưng đợt này lại dính cắt giảm việc làm, nhà máy đóng cửa (Mà toàn nhà máy 150,000 job với cả 10,000 job), cùng với tỉ lệ phá sản các công ty đang rất cao (tăng 47% YoY), nên việc hiện tại thời điểm này khá khan hiếm. Nếu chính phủ vẫn lúng túng như giai đoạn này thì khả năng cao sắp tới sẽ chỉ mở cho đối tượng lao động phổ thông, việc chân tay, còn việc bậc cao, kỹ sư, v.v chắc sẽ hiếm hơn.
Một điểm nữa là Đức bỏ phiếu tín nhiệm tháng 12 tới, nếu phải bầu cử lại thì khả năng đảng cực tả dân tộc chủ nghĩa AfD nắm nhiều ghế là rất cao. Mà đảng này tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, nên nếu mà là 1 trong 3 đảng trong liên minh thì cứ xác định lại xiết chặt nhập cư.
Cụ cần hỏi gì cứ đưa lên đây em biết thì trả lời không biết thì nhiều cụ trên này trả lời cụ vì em cũng đâu biết gì nhiều lắm đâu. trước mắt cụ cứ động viên cháu học chăm chỉ lấy cái bằng đại học đẹp chút ra trường thì kết hợp mấy việc cùng 1 lúc đi làm có tiền có kinh nghiệm làm việc học tiếng tìm trường làm hồ sơ.. thời gian có khi 1 đến 2 năm.Cám ơn cụ, hôm nào em muốn xin vài thông tin mong cụ mật thư cho em với, để định hướng cho cháu..
đúng thế cụ ạ. Cứ phải học tốt, bằng giỏi, điểm cao, các hoạt động XH, tiếng Anh…còn đi Pháp thì phải B2 gì đóCụ cần hỏi gì cứ đưa lên đây em biết thì trả lời không biết thì nhiều cụ trên này trả lời cụ vì em cũng đâu biết gì nhiều lắm đâu. trước mắt cụ cứ động viên cháu học chăm chỉ lấy cái bằng đại học đẹp chút ra trường thì kết hợp mấy việc cùng 1 lúc đi làm có tiền có kinh nghiệm làm việc học tiếng tìm trường làm hồ sơ.. thời gian có khi 1 đến 2 năm.
Đó là Đại học phải không cụ? Ăn ở tốn hơn học nhiều lần nhỉ?Em có đứa cháu học Truyền thông ở Lille, Pháp. Học phí 170 Eur/ năm, ăn ở khoảng 700 Eur/ tháng. Học khá căng.
Đó là Đại học phải không cụ? Ăn ở tốn hơn học nhiều lần
Vâng, đại học cụ ạ
Tụi AfD nhắm tới đám tỵ nạn thôi bác, đặc biệt là đám Trung Đông chỉ biết ăn trợ cấp và hung hăng đẻ.Đức đang khủng hoảng kinh tế lắm chị ạ. Nên đợt trước, Đức nới luật nhập cư để thu hút lao động bù đắp dân số già, cho phép 2 quốc tịch. Luật được ban hành sau mấy năm đặt lên xuống, mới có hiệu lực tháng 4 vừa rồi. Nhưng đợt này lại dính cắt giảm việc làm, nhà máy đóng cửa (Mà toàn nhà máy 150,000 job với cả 10,000 job), cùng với tỉ lệ phá sản các công ty đang rất cao (tăng 47% YoY), nên việc hiện tại thời điểm này khá khan hiếm. Nếu chính phủ vẫn lúng túng như giai đoạn này thì khả năng cao sắp tới sẽ chỉ mở cho đối tượng lao động phổ thông, việc chân tay, còn việc bậc cao, kỹ sư, v.v chắc sẽ hiếm hơn.
Một điểm nữa là Đức bỏ phiếu tín nhiệm tháng 12 tới, nếu phải bầu cử lại thì khả năng đảng cực tả dân tộc chủ nghĩa AfD nắm nhiều ghế là rất cao. Mà đảng này tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, nên nếu mà là 1 trong 3 đảng trong liên minh thì cứ xác định lại xiết chặt nhập cư.
Em cũng không biết chính sách nhập cư của Séc họ tính như thế nào. Nhưng hiện tại thì người nước ngoài sống ở Séc trên 65 tuổi mà sống tại đây đủ 5 năm và đóng đầy đủ các khoản thuế phí bắt buộc, thì đều được PR dù không biết tiếng Séc. Nếu đủ 70 tuổi mà cũng đủ các điều kiện trên thì được vào quốc tịch Séc, mà cũng không cần biết tiếng. Ở chỗ em đang làm có mấy bác vừa được PR theo diện này và có 1 bác thì được quốc tịch nên cũng mới về Việt Nam cưới vợ vào năm ngoái. Em nghĩ bác O70 về cưới vợ chắc để giúp người quen sang bên này định cư, chứ tầm đó thì yêu đương gì nữa cụ nhỉTụi AfD nhắm tới đám tỵ nạn thôi bác, đặc biệt là đám Trung Đông chỉ biết ăn trợ cấp và hung hăng đẻ.
Còn việc mở rộng hơn cho nhập khẩu lao động thì không xứ nào ưu tiên hơn cho lao động phổ thông đâu.
Nó sẽ siết lại ở những chỗ nó thích ưu tiên cho dân bản xứ, đơn giản vậy thôi.
Ngoại lệ là mấy anh Arab, vốn quá đặc biệt.
Hehe, tôi tôn trọng cái bác O 70, nhưng chắc ổng về bán hộ chiếu chứ không phải cưới vợ.Em cũng không biết chính sách nhập cư của Séc họ tính như thế nào. Nhưng hiện tại thì người nước ngoài sống ở Séc trên 65 tuổi mà sống tại đây đủ 5 năm và đóng đầy đủ các khoản thuế phí bắt buộc, thì đều được PR dù không biết tiếng Séc. Nếu đủ 70 tuổi mà cũng đủ các điều kiện trên thì được vào quốc tịch Séc. Ở chỗ em đang làm có mấy bác vừa được PR theo diện này và có 1 bác thì được quốc tịch nên cũng mới về Việt Nam cưới vợ vào năm ngoái. Em nghĩ bác O70 về cưới vợ chắc để giúp người quen sang bên này định cư, chứ tầm đó thì yêu đương gì nữa cụ nhỉ
Không hẳn học master cần bằng đại học đúng ngành mới cho học đâu. Đại loại mình hiểu thế này hồ sơ trình bày nguyện vọng tôi học Kinh tế ngành A B C.. nhưng tôi thấy cần học thêm cái này của ngành kỹ thuật kết hợp để bổ sung kiến thức.. họ thấy hợp lý là được.Nếu con b có tiếng Đức thì dễ dàng tìm việc hơn 1 chút. Nhưng mà thường master ngta học MBA hoặc là master kinh tế hoặc có thể nhảy thẳng học phd kinh tế luôn. còn châu âu hình như bắt bác phải có ngành đh giống với master ngta mới cho học hay sao ấy. Còn bên bắc mỹ thì thoải mái lựa chọn ngành hơn.
Không phải đâu cụ. Chắc chắn ở Đức, với SV tốt nghiệp ĐH từ nước khác thì chỉ được học ThS đúng chuyên ngành. Ví dụ, F1 nhà cụ TN FTU( thuộc khối kinh tế- mã bên Đức là W) nhưng có học 1 số tín chỉ về toán thì có thể đăng ký các chuyên ngành lai TW- ngành logistic và quản trị công nghiệp hay Logistic và vận hành cảng biển là ví dụ). Tất nhiên là phải được trường bên Đức chấp nhận ạ.Không hẳn học master cần bằng đại học đúng ngành mới cho học đâu. Đại loại mình hiểu thế này hồ sơ trình bày nguyện vọng tôi học Kinh tế ngành A B C.. nhưng tôi thấy cần học thêm cái này của ngành kỹ thuật kết hợp để bổ sung kiến thức.. họ thấy hợp lý là được.
Có lẽ nhiều người Đức sẽ viết thư ngỏ mời bà Angela Merkel quay lại, bác ạ.Ngày bầu cử quốc hội liên bang được ấn định là 23.02.2025 rồi mà cụ. Bỏ phiếu tín nhiệm chỉ là thủ tục để giải tán chính phủ và tổng thống ra quyết định bầu cử sớm thôi. Vì cái vụ bầu cử sớm này mà cơ quan em đáng nhẽ được nghỉ thông từ 22.12 đến năm mới thì giờ lại phải bố trí người trực trong suốt mấy ngày lễ.
Hiện giờ thì việc định cư sau khi học xong đại học ở Đức vẫn là dễ. Sau khi bầu cử có thể đảng cực hữu sẽ chiếm số phiếu cao nhưng để lập chính phủ chắc lại là liên minh mấy đảng kia thôi. Và để chống lại làn sóng cực hữu hoá thì chắc là cũng trông cậy nhiều vào những "người Đức mới" nên chính sách nhập cư, nhập tịch sẽ vẫn như hiện tại.
Các dự báo kinh tế có vẻ ảm đạm như tăng trưởng GDP năm nay chỉ có 0,2%, sang năm dự báo là 0,8%, nhiều hãng lớn phải tái cơ cấu, sa thải số lượng lớn... Nhưng thực tế thì có vẻ cũng chưa quá nghiêm trọng vì tiềm lực kinh tế Đức còn đủ mạnh, tiền trong dân còn đầy (vào cuối năm 2023, trung bình mỗi người Đức có khoảng 90 ngàn Euro tiền mặt hoặc gửi ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu...).
Vậy à.em thấy nó học ngoại thương mà sang Đức lại học master trường kỹ thuật. Thấy bảo học nhiều về toán và máy tính ngành logistic thời gian đầu học rất khó bảo không hiểu gì cả.(đấy còn là học chương trình tiếng Anh)Không phải đâu cụ. Chắc chắn ở Đức, với SV tốt nghiệp ĐH từ nước khác thì chỉ được học ThS đúng chuyên ngành. Ví dụ, F1 nhà cụ TN FTU( thuộc khối kinh tế- mã bên Đức là W) nhưng có học 1 số tín chỉ về toán thì có thể đăng ký các chuyên ngành lai TW- ngành logistic và quản trị công nghiệp hay Logistic và vận hành cảng biển là ví dụ). Tất nhiên là phải được trường bên Đức chấp nhận ạ.
Thạc sỹ em không biết, nhưng biết là nhiều trường ở Đức (cả những trường ĐH rất nổi tiếng) không đào tạo cái chức danh này, nhưng tiến sỹ thì tùy ngành họ có 1 danh sách các môn đã thi đỗ để được bảo vệ luận án, kể cả tốt nghiệp ở Đức mà không phải ở trường họ thì các môn đã thi trong danh sách vẫn phải được đánh giá tương đương. Thiếu bất kỳ môn nào (hoặc có môn đã thi, nhưng không được công nhận tương đương) cũng phải đăng ký học rồi thi xong, đủ số môn đã học và thi xong trường mới thành lập hội đồng cho bảo vệ.Không phải đâu cụ. Chắc chắn ở Đức, với SV tốt nghiệp ĐH từ nước khác thì chỉ được học ThS đúng chuyên ngành. Ví dụ, F1 nhà cụ TN FTU( thuộc khối kinh tế- mã bên Đức là W) nhưng có học 1 số tín chỉ về toán thì có thể đăng ký các chuyên ngành lai TW- ngành logistic và quản trị công nghiệp hay Logistic và vận hành cảng biển là ví dụ). Tất nhiên là phải được trường bên Đức chấp nhận ạ.
Toán và máy tính là 2 cái ngành ít đòi hỏi về ngôn ngữ nhất. Chắc là hổng về toán mới không hiểu thôi!Vậy à.em thấy nó học ngoại thương mà sang Đức lại học master trường kỹ thuật. Thấy bảo học nhiều về toán và máy tính ngành logistic thời gian đầu học rất khó bảo không hiểu gì cả.(đấy còn là học chương trình tiếng Anh)
Thì cái được trường chấp nhận chính là quy đổi tín chỉ đó cụ. Khi mình muốn apply vào ngành của trường thì nó sẽ có yêu cầu về số tín chỉ, nội dung các tín chỉ của từng môn học. Có trường chấp nhận cho học và thi sau nhưng có trường không.Thạc sỹ em không biết, nhưng biết là nhiều trường ở Đức (cả những trường ĐH rất nổi tiếng) không đào tạo cái chức danh này, nhưng tiến sỹ thì tùy ngành họ có 1 danh sách các môn đã thi đỗ để được bảo vệ luận án, kể cả tốt nghiệp ở Đức mà không phải ở trường họ thì các môn đã thi trong danh sách vẫn phải được đánh giá tương đương. Thiếu bất kỳ môn nào (hoặc có môn đã thi, nhưng không được công nhận tương đương) cũng phải đăng ký học rồi thi xong, đủ số môn đã học và thi xong trường mới thành lập hội đồng cho bảo vệ.
Thời gian thì trường không quy định!
Em chưa hiểu ý cụ đoạn này lắm.nhưng biết là nhiều trường ở Đức (cả những trường ĐH rất nổi tiếng) không đào tạo cái chức danh này,
Lúc xin được làm họ không xét chặt chẽ, cứ khai học ngành gì, thấy tương ứng với đề tài là ông giáo sẽ nhận cho vào làm, nhưng khi sắp xong luận án, khoa sẽ hỏi danh sách các môn đã học và thi. Họ có đầy đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá tương đương từ thông liên thông. Khi không đánh giá được vì họ không có thông tin về nơi học thì cũng bị coi là không tương đương, phải học và thi lại!Thì cái được trường chấp nhận chính là quy đổi tín chỉ đó cụ. Khi mình muốn apply vào ngành của trường thì nó sẽ có yêu cầu về số tín chỉ, nội dung các tín chỉ của từng môn học. Có trường chấp nhận cho học và thi sau nhưng có trường không.