Bảng này thể hiện những phương án của hai bên trong mọi tình huống, và những gì cả hai bên sẽ phải (bị) nhận được ở từng trường hợp cụ thể. Dù Việt Nam có làm bất cứ điều gì, thì việc Trung Quốc đồn trú dân sự trong VNEEZ (vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam) vẫn là có lợi nhất (các kết quả vạch đỏ), trừ khi Việt Nam gây chiến, thì Trung Quốc sẽ chuyển sang gây sức ép pháp lý.
Về phía Việt Nam, dựa trên tương quan lực lượng cũng như khát vọng hòa bình, chúng ta lựa chọn con đường đấu tranh pháp lý (vạch xanh) với ước mong sẽ đạt được kết quả tối ưu (các lựa chọn "đàm phán đa phương", "đấu tranh dân sự", "đấu tranh ngoại giao (song phương)) đều đã không thu được kết quả như ý, phương án vũ trang là lựa chọn cuối cùng.
Như vậy giao điểm của hai chiến thuật này là Việt Nam cứ đấu tranh pháp lý, còn Trung Quốc cứ đồn trú dân sự, sẽ không có chiến tranh ở tình huống này. Nhưng điều đó lại vi phạm lãnh hải thiêng liêng, cũng như quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại khu vực này. Và với cơn cuồng vọng của mình, Trung Quốc chắc chắn sẽ không chịu "đồn trú dân sự" tại đây.
Hiện tại tình thế đang ở điểm F (mấy hôm trước là điểm G, nay đã có thêm Ngoại giao). Tại điểm F này nếu ta thất bại, sẽ phải để cho Trung Quốc đồn trú dân sự trong (điểm I), hoặc phải nổ súng (điểm J), mà Trung Quốc chờ có thế là sẽ đẩy tranh chấp thành chiến tranh (điểm L). Như vậy điểm I có yên ổn không? Không bao giờ, chúng ta không cho phép Trung Quốc xâm lược, và bắt buộc phải hành động vũ trang, lần lượt sẽ đẩy biển Đông và K và L. Như vậy điểm L trở thành điểm nhạy cảm và dễ xảy ra hơn cả.
Như vậy phương án tốt nhất (hoặc ít hại nhất), là Trung Quốc cứ đồn trú dân sự (như hiện tại), còn Việt Nam cứ kiện. Tất nhiên là Việt Nam sẽ không chấp nhận biển đảo bị xâm phạm, và Trung Quốc cũng đâu chịu hoãn sự tham lam của mình. Việc xảy ra những điều đáng tiếc là không ai mong muốn, nhưng thật khó để tránh khỏi. Điều tốt nhất có thể làm là giữ nguyên điểm F, tức là có thể những đâm va, xua đuổi của tàu CSB, kiểm ngư của chúng ta sẽ phải kéo dài, không biết đến bao giờ, song song với nỗ lực đàm phán, đấu tranh ngoại giao.