Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Liệu Ngày mai TQ nó có tăng thêm số lượng tàu để ép ta không lão Pain ? em thấy lực lượng mình mỏng mờ nó cứ tăng thế này thì đau đầu quá :(
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực
Vẫn vậy thôi. Trung quốc thay đổi chiến thuật, lấy cơ số áp đảo để tạ thế. Ta dùng kiểu phòng ngự khu vực, tranh thủ chạy cắt mặt gây rối loạn đội hình.

Update:

Hiện Trung quốc có 81 tàu các loại tại thực địa.

12- 14 tàu chiến đang tập trận tại khy vực quần đảo Hoàng sa.

Việt nam có 31 tàu KN,CSB tại thực địa

Các tàu HQ dừng cách 10- 12 hải lý, sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.
Thank cụ pain, mình luôn ở thế bất lợi bọn em chầu rìa nhưng cũng biết mà. Nhìn nó hơn phân đè tầu mình uất lắm nhưng chẳng biết làm thế nào. Đọc hịch của lão Lầm cũng biết lão ấy akay lắm, người của Of mà phải dùng động từ mạnh chắc cũng uất lắm.
Cầu cho linh hồn Đại Tướng anh linh cho cơn bão Đại Bàng ( to hơn Hải Yến ) dìm chết CMN cái dàn khoan của chúng nó đi.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,442
Động cơ
128,299 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Liệu Ngày mai TQ nó có tăng thêm số lượng tàu để ép ta không lão Pain ? em thấy lực lượng mình mỏng mờ nó cứ tăng thế này thì đau đầu quá :(
Liệu nó dám tung bao nhiêu % lực lượng?

Nó càng tăng cường thì càng lộ mặt. Ngày hôm nay đã êm ả, còn ngày mai nữa. Vững lên, anh em mình ngoài đó!
 

xe đạp lùn

Xe đạp
Biển số
OF-304255
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
34
Động cơ
304,340 Mã lực
Liệu nó dám tung bao nhiêu % lực lượng?

Nó càng tăng cường thì càng lộ mặt. Ngày hôm nay đã êm ả, còn ngày mai nữa. Vững lên, anh em mình ngoài đó!
E đang ức thằng cẩu tung 1 mà e ức OF 10! Lý do forum cứ té tát em, hỏi sao e cứ kết cụ lắm thế :((! Bầu cho cụ mà có cho e bầu đâu ak ak :))))!

E chả kết cụ nào ngoài 2 cụ Lầm với cụ thì làm thao e vote tiếp đc cơ chứ kkkk
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,969
Động cơ
423,530 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
CSB đang đóng gần xong một em tầu to. Chắc là ko kịp cho vụ này rồi.
 

musiclife

Xe tăng
Biển số
OF-82743
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,496
Động cơ
426,968 Mã lực
Vẫn vậy thôi. Trung quốc thay đổi chiến thuật, lấy cơ số áp đảo để tạ thế. Ta dùng kiểu phòng ngự khu vực, tranh thủ chạy cắt mặt gây rối loạn đội hình.

Update:

Hiện Trung quốc có 81 tàu các loại tại thực địa.

12- 14 tàu chiến đang tập trận tại khy vực quần đảo Hoàng sa.

Việt nam có 31 tàu KN,CSB tại thực địa

Các tàu HQ dừng cách 10- 12 hải lý, sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.
Cụ pain ơi thấy vnexpress đăng thằng khựa dùng cả máy bay xuất phát từ đảo Lâm Du ở Hải Nam bay ra quấy rối thì tình hình có vẻ ngày càng căng rồi
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,442
Động cơ
128,299 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ pain ơi thấy vnexpress đăng thằng khựa dùng cả máy bay xuất phát từ đảo Lâm Du ở Hải Nam bay ra quấy rối thì tình hình có vẻ ngày càng căng rồi
Nó vẫn thế từ chục năm nay. Giờ mới là lúc báo chí tung tin, khổ cái là oing nào cũng giật tít kêu như...bom. Máy bay trinh sát thôi:)

Các cụ bình tĩnh!
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực
Hây
Nhời đầu tiên em gửi tới các anh
Đ cụ anh, sao mà hung như chó
Anh kéo dàn mướp vào nhà em định khoan dầu mỏ
Kiểu chó đàn như thế, éo đc đâu

Các anh nghìn tuổi rồi, nào phải hạng trẻ trâu
Xét nhiều mặt, anh cũng khá ăn minh, giàu có.
Chúng mình đã cùng nhau trải qua bao gian khổ
Chả nhẽ bây giờ được tí sướng lại giã nhau

Thế léo lào mà anh cứ thích bể dâu
Nhìn bọn Bắc Âu sống chung hoà bình mà em thèm rỏ dãi
Thời buổi văn minh oánh nhau là dại
Anh cũng là người, đâu phải lợn, đúng không anh?

Mấy giờ rồi còn sinh sự chiến tranh
Sao mình không ngồi bán buôn rồi cùng nhau hưởng lợi
Hay các anh quá đông nên muốn cho chết vợi
Ăn hoa quả Tàu, chắc cũng chết nhanh thôi.

Bây giờ giàn mướp các anh kéo đêns rồi
Các bô lão nhà em cũng đã tri hô hàng xóm
Giáo mác em ko nhiều, nhưng tim người nóng lắm
Nên mấy nghìn năm anh có nuốt đc em đâu

Hay các anh xem dư lào, bỏ cuộc bể dâu
Cứ kéo dàn đi chơi rồi lộn về nhà cho đẹp mặt
Em hứa là sẽ chơi đúng luật
Hàng hải tự do, thoả sức các anh bơi

Biển Đông sẽ thành Bạch Đằng được đấy, các anh ơi
Lịch sử chứng minh hào kiệt nhà em lúc lào cũng có
Cụ em dặn lại: Đánh cho sử tri Nam quốc Anh hùng chi hữu chủ.
Các anh nghe, chắc cũng thấy quen quen

Em nể anh mà, nhưng đừng bắt nạt em
Lâu lâu nay em đã thấy Diên Hồng trên FB
Bọn em đói, léo sao, nhưng ko bao giờ chịu nhục
Đấy, em tâm hự hết rồi, cái m cụ các anh

Tác giả: Tayto Xách Xô Vôi
Cụ đọc kỹ lại lời của cụ Sơn nhé :P
Pháo soát lỗi chính tả hộ cái Pháo ơi:)) hí hí
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực
Nó vẫn thế từ chục năm nay. Giờ mới là lúc báo chí tung tin, khổ cái là oing nào cũng giật tít kêu như...bom. Máy bay trinh sát thôi:)

Các cụ bình tĩnh!
Trinh sát là máy bay QS hay dân sự cụ Pain nhẩy.
 

123...zo!

Xe tải
Biển số
OF-16502
Ngày cấp bằng
20/5/08
Số km
443
Động cơ
514,040 Mã lực
Em mới tìm ra 1 tài liệu rất hay nghiên cứu về biển Đông,rất hợp với chủ đề thớt và tình hình thời sự bi giờ nên mạn phép Mod đưa lên cho Ofer châm kíu.
Bài viết có tên "Tình huống chiến lược Biển Đông" của nhà nghiên cứu,TS Đặng Xuân Thanh-nguyên Viện phó viện Đông Bắc Á (Viện KHXHVN),đăng trên trang chính thống hẳn hoi (Bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại giao, số 3 (86), tháng 9/2011).
Điều thú vị là bài viết từ tháng 9 năm 2011 nhưng bằng phương pháp ứng dụng Toán-Chính trị rất khoa học, bác Thanh này đã phân tích các mặt,đưa ra các kịch bản khác nhau cho biển Đông mà diễn tiến hiện nay cũng nằm trong dự báo.
Bài báo dài,để dễ theo dõi em xin cắt ra làm nhiều phần.Bản đầy đủ mời các cụ xem ở đây:http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/2101-tinh-huong-chien-luoc-bien-dong

Tình huống chiến lược Biển Đông

Thứ tư, 05 Tháng 10 2011 14:46


Bài viết của TS. Đặng Xuân Thanh*, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, phân tích cấu trúc tình huống chiến lược tại Biển Đông, từ đó đưa ra dự báo ngắn hạn và triển vọng dài hạn cho cục diện tình hình ở vùng biển phức tạp này.


Tóm tắt

Cục diện an ninh Biển Đông biến động bất thường do tranh chấp chủ quyền gần đây đã bị đẩy lên một cấp độ nghiêm trọng mới. Ranh giới pháp lý trên biển bị phủ nhận, các cơ chế duy trì an ninh tỏ ra kém hiệu quả, cán cân quyền lực tại vùng biển này trở nên bấp bênh, đe dọa xói mòn các cân bằng chiến lược then chốt khác trên toàn vành đai Tây Thái Bình Dương. Bài viết này không trình bày lại diễn biến tình hình, mà chủ yếu tập trung phân tích cấu trúc tình huống chiến lược tại Biển Đông, từ đó đưa ra dự báo ngắn hạn và triển vọng dài hạn cho cục diện tình hình ở vùng biển phức tạp này.

Cục diện thế giới trong những năm 2000 được đặc trưng bởi hai bước ngoặt và một xu hướng lớn.[1]Một là cao trào mở rộng địa chiến lược do Mỹ phát động với cuộc chiến chống khủng bố và phổ biến dân chủ trên phạm vi toàn cầu, mở rộng NATO về phía Đông, đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD), bành trướng trật tự đơn cực hình thành sau Chiến tranh lạnh ra quy mô chưa từng có. Hai là đợt thoái trào với sự suy yếu tương đối của toàn bộ khu vực trung tâm của trật tự hiện hành bao gồm Mỹ, EU và Nhật Bản, được đánh dấu bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế “trăm năm một lần”. Xuyên suốt hai bước ngoặt đó là xu hướng đa cực hóa với sự trỗi dậy của một số cường quốc mới nổi mà biểu hiện tập trung nhất là sự tăng tốc vượt bậc về kinh tế của Trung Quốc: rút ngắn tương đối nhanh chênh lệch sức mạnh tổng hợp quốc gia so với Mỹ và ngày càng quyết đoán trong quan hệ quốc tế.

Tại Đông Á, sự trỗi dậy của Trung Quốc làm thay đổi trật tự khu vực. Về kinh tế, sự trỗi dậy này đã tạo lực hút, lôi cuốn hầu hết các nền kinh tế tại đây vào mạng sản xuất lấy Trung Quốc làm trung tâm, gia tăng sự phụ thuộc vào thị trường Hoa Lục, đồng thời định hướng lại tiến trình hội nhập kinh tế Đông Á với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Về chính trị, sự trỗi dậy này làm chuyển dịch mạnh cán cân quyền lực khu vực về phía Trung Quốc, nhưng đồng thời lại gây tình trạng thiếu hụt về an ninh do sản sinh ra hàng loạt những bất ổn mới như mất cân đối kinh tế vĩ mô, ô nhiễm môi trường, chạy đua vũ trang, mâu thuẫn quốc tế… Kết quả là, trong lúc Bắc Kinh cố gắng “tấn công mê hoặc” (charm offensive)[2] nhằm lôi kéo các nước trong khu vực về phía mình, thì họ lại “xuất khẩu” nỗi lo ngại, làm trầm trọng thêm “thuyết về mối đe dọa Trung Quốc”, đẩy nhiều nước vào tình thế buộc phải tăng cường khả năng phòng vệ[3], cũng như tìm kiếm các nguồn cung an ninh khác.

Để duy trì địa vị nhà cung cấp độc quyền thứ “hàng hóa công cộng” thiết yếu là an ninh toàn cầu, Mỹ phải vật lộn để thoát ra khỏi hai nhân tố kìm hãm và tiêu hao sức mạnh của họ là vũng lầy I-rắc, Áp-ga-ni-xtan[4] và cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế. Để làm điều này, Washington thực hiện hai “tái cân bằng”: (i) Tái cân bằng về kinh tế với trọng tâm là cấu trúc lại nền kinh tế trong nước và hệ thống các định chế quản trị kinh tế toàn cầu; (ii) Tái cân bằng về chiến lược với trọng tâm “trở lại châu Á” nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

Sự trở lại của Mỹ và sự quyết đoán gia tăng của Trung Quốc đã gây ra những áp lực trái chiều lên toàn bộ khu vực Đông Á. Cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt. ASEAN từ vị thế cận biên về chiến lược trong một giai đoạn khá dài trở lại vai trò trung tâm kết nối hội nhập khu vực. Tranh chấp chủ quyền biển đảo tăng lên trên hầu suốt vành đai từ Biển Nhật Bản đến Biển Đông. Cả bốn điểm nóng tiềm tàng tại Tây Thái Bình Dương là tranh chấp Nga - Nhật về bốn đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là lãnh thổ phía Bắc), bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan và Biển Đông đều có động thái đảo chiều.[5]

Tại Biển Đông, từ cuối thập niên 1990 tình hình được cải thiện theo hướng hòa dịu, nhất là sau khi Trung Quốc ký Hiệp định phân định ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam vào năm 2000 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) với ASEAN vào năm 2002. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt có vẻ yên ổn này cán cân quyền lực vẫn không ngừng chuyển dịch. Trung Quốc, một mặt, tăng cường hiện đại hóa hải quân và các lực lượng chấp pháp biển, hoàn thiện chiến lược biển, hệ thống pháp luật, thể chế quản lý và bảo vệ biển, mặt khác, nhất quyết thực hiện “hai không” - không quốc tế hóa, không đa phương hóa tranh chấp, chỉ đàm phán song phương nhằm khoét sâu vào sự khác biệt về lợi ích giữa các thành viên ASEAN, tìm cách áp đặt “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Trong điều kiện nhiều qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) không được tôn trọng thì đây không phải là trò chơi “cùng thắng” được quảng bá rầm rộ, mà là kiểu cờ vây, trong đó đối phương do mất dần thế cân bằng chiến lược nên bị dồn vào chỗ phải “gác lại tranh chấp”, tức là đánh đổi quyền tài phán để lấy hòa bình, rồi sau đó phải chấp nhận “cùng nhau khai thác”, tức là đánh đổi nốt quyền chủ quyền[6] nếu muốn khai thác tài nguyên biển để phát triển. Hậu quả là trong gần một thập niên kể từ năm 2002, tiến trình đàm phán ASEAN - Trung Quốc về việc nâng cấp DOC thành bộ quy tắc ứng xử (COC) hầu như dẫm chân tại chỗ, khuôn khổ an ninh Biển Đông ngày càng trở nên lỗi thời, tụt hậu, không phù hợp với tương quan quyền lực mới.

Nguy cơ mất cân bằng chiến lược và sự giảm sút lòng tin buộc các nước còn lại phải gia tăng tiềm lực quốc phòng, đẩy mạnh thực thi chủ quyền trên biển, thực hiện ngoại giao phòng ngừa, tìm kiếm các quan hệ đối trọng. Một vòng xoáy “tiến thoái lưỡng nan về an ninh” (security dilemma) mới lại hình thành tại Biển Đông. Điều nguy hiểm là vùng áp thấp này có xu hướng mạnh lên thành bão.

 
Chỉnh sửa cuối:

123...zo!

Xe tải
Biển số
OF-16502
Ngày cấp bằng
20/5/08
Số km
443
Động cơ
514,040 Mã lực
Tiếp (em tự ý nhấn mạnh 1 số chỗ)
Cấu trúc tình huống chiến lược


Cục diện đa biên tại Biển Đông không hoàn toàn là cuộc đấu quyền lực mạnh được, yếu thua, cũng không hoàn toàn là tranh tụng pháp lý nơi có quan tòa phân xử ai đúng, ai sai. Về mặt cấu trúc, đây là kiểu trò chơi xung đột phức tạp giữa nhiều bên không có sự thống nhất tuyệt đối, cũng như đối nghịch tuyệt đối về lợi ích, trong đó nước đi chiến lược của mỗi bên có thể chứa đựng cả yếu tố hợp tác lẫn bất hợp tác.[7] Mặc dù các bên can dự tại Biển Đông có lợi ích, động cơ và tính toán chiến lược riêng, nhưng các nước đi của họ có thể chia thành hai nhóm: các nước đi phù hợp với UNCLOS, góp phần bảo toàn nguyên trạng và các nước đi không tuân thủ UNCLOS, làm thay đổi nguyên trạng.


Nước đi thứ nhất


Trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố và suy thoái kinh tế, Trung Quốc tích cực sử dụng sức mạnh vượt trội của mình để mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu. Tại Biển Đông, nước này trở lại lối hành xử đơn phương, cứng rắn, không phù hợp với UNCLOS và khuôn khổ an ninh khu vực.



1. Từ nửa cuối năm 2007, Trung Quốc tăng cường các hoạt động chấp pháp tại khu vực tranh chấp, gây sức ép, buộc một số công ty đa quốc gia phải ngừng hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí với các nước tại Biển Đông, tăng cường tuần tra, bắt giữ ngư dân các nước láng giềng, tập trận quy mô lớn, thực thi lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, v.v…


2. Năm 2009, Trung Quốc phản đối hồ sơ đệ trình lên Ủy ban LHQ về Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của các quốc gia khác ở Biển Đông. Ngày 7/5/2010 nước này lần đầu tiên chính thức gửi CLCS bản đồ về “đường chữ U” hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của UNCLOS.


Nước đi này của Trung Quốc, một mặt, đã làm đảo chiều cục diện Biển Đông, khiến tần suất và cường độ tranh cãi ngoại giao, cũng như va chạm trên biển tăng vọt một cách nguy hiểm.[8] Mặt khác, tuyên bố về “đường chữ U” đã đẩy tranh chấp vào chỗ hoàn toàn bế tắc về pháp lý.



Nước đi thứ hai


1. Năm 2010, trên cương vị chủ tịch ASEAN, Việt Nam thực hiện điều chỉnh chính sách Biển Đông theo hướng kết hợp song phương với đa phương trên cơ sở UNCLOS với ba bước đi quan trọng theo hướng: (i) Thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ; (ii) Thống nhất lập trường các nước ASEAN về Biển Đông; (iii) Đẩy mạnh liên kết ASEAN - Mỹ.[9] Mặt khác, Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ đường biển, tuyên bố sử dụng Cam Ranh làm trung tâm dịch vụ hải quân quốc tế.


2. Từ giữa năm 2010, ban lãnh đạo mới của Phi-líp-pin thực hiện “nhất biên đảo” về phía Mỹ, thay đổi quan điểm trước đây về Biển Đông[10], dựa hẳn vào UNCLOS để đẩy mạnh tuyên bố và thực thi chủ quyền ở vùng biển được họ đổi tên thành biển Tây Phi-líp-pin. Ngày 5/4/2011 Phi-líp-pin gửi công hàm lên LHQ chính thức phản đối tuyên bố “đường chữ U” của Trung Quốc.
3. Trong năm 2010, Mỹ củng cố các quan hệ chiến lược ở Đông Bắc Á (với các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, nâng cấp quan hệ với Niu Di-lân, nối lại hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan), tích cực “trở lại” Đông Nam Á (cải thiện quan hệ với các nước ASEAN, ký Hiệp định Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), tham gia ARF, tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, đưa ra sang kiến Hạ Mê Công, gia nhập EAS, …).


Mặc dù xuất phát từ những tính toán lợi ích khác nhau, nhưng những nước đi của các nước kể trên cùng có tác dụng duy trì nguyên trạng tại Biển Đông trong khuôn khổ UNCLOS. Sự đồng bộ của các nước đi này đã tạo ra lực cộng hưởng nhằm đúng vào hai điểm yếu mà Trung Quốc luôn che chắn bằng chiến thuật “hai không”, đó là sự đồng thuận của ASEAN trong vấn đề Biển Đông và sự can dự trở lại Đông Nam Á của Mỹ. Trung Quốc rơi vào thế bị động, lúng túng, tham vọng “đường chữ U” dường như đang bị “vòng vây chữ C” ngăn cản.[11]
http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/2101-tinh-huong-chien-luoc-bien-dong#_ftn12


Nước đi thứ ba


Trung Quốc đáp trả bằng cách phá vỡ nguyên trạng ở Biển Đông, cố tình đẩy căng thẳng lên một cấp độ mới bằng việc thực hiện hai mũi giáp công được tính toán kỹ lưỡng:


1. Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tiến hành hàng loạt cuộc tiếp xúc quốc tế quan trọng.[12]


2. Thực hiện các vụ đột kích gây va chạm nghiêm trọng bằng nhiều tàu cá, ngư chính và hải giám vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của Phi-líp-pin và Việt Nam.


Mũi thứ nhất nhằm tạo sự hòa dịu, lôi kéo, phân hóa, chia rẽ các bên có liên quan, ngăn cản xu hướng hình thành quan điểm thống nhất về Biển Đông, đồng thời “viễn giao, cận công” - dàn dựng bối cảnh quốc tế thuận lợi cho mũi thứ hai. Mũi thứ hai nhằm tạo sự răn đe, gây sức ép lên các bên có liên quan. Thời điểm được Trung Quốc lựa chọn cho chiến dịch đột kích là sau Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 18 (tháng 5/2011), nhưng trước khá xa các hội nghị lớn của khu vực như hội nghị ngoại trưởng ASEAN 44, ARF, thượng đỉnh ASEAN 19, EAS, v.v… cho phép Trung Quốc vừa kiểm tra được phản ứng của các bên, vừa đủ thời gian để Trung Quốc kịp xử lý các diễn biến bất trắc có thể xảy ra.


Bằng chiến dịch trả đũa, Trung Quốc đã: (i) “Biến không thành có”[13] - thực thi “đường chữ U” trên thực địa; (ii) Làm giảm tác dụng của các cơ chế an ninh khu vực như DOC, Đối thoại Shangri-La; (iii) Đe dọa Việt Nam và gây sức ép phân hóa ASEAN; (iv) Thử thách chiến lược “trở lại châu Á” và quan hệ với các đồng minh khu vực của Mỹ.



Trong những năm qua, quy định của UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển đã vạch ra ranh giới pháp lý góp phần quan trọng vào duy trì cân bằng lực lượng tại Biển Đông. Việc phá vỡ ranh giới này, đơn phương áp đặt một đường ranh giới mới đe dọa làm đảo lộn cán cân lực lượng tại đây. Để đánh giá mức độ đe dọa cần phân tích sâu hơn nước đi của Trung Quốc.


Thứ nhất, loạt hành động đe dọa của Trung Quốc tuy mạnh, nhưng có giới hạn: (i) Về phương tiện - chỉ sử dụng một số ít tàu chấp pháp chứ chưa phải tàu quân sự; (ii) Về thời gian - chỉ gây hấn trong thời gian ngắn; (iii) Về cường độ - chỉ gây va chạm gián tiếp (cắt cáp) chứ không va chạm trực tiếp bằng tàu (như tại Điếu ngư/Senkaku với tàu của Nhật Bản) vào tháng 9/2010; (iv) Về không gian - chưa có động thái điều động lực lượng nhằm mở rộng quy mô xung đột. Điều này hàm ý rằng, Trung Quốc hiện chỉ muốn phát đi thông điệp răn đe đối với những nước có liên quan đừng đi quá xa trong việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Thứ hai, Trung Quốc lặp lại nhiều lần việc xâm nhập dân sự là để ngầm cho các bên hiểu rằng, sự đe dọa của họ là hoàn toàn có chủ đích, được hoạch định kỹ lưỡng, không phải là các va chạm ngẫu nhiên. Thứ ba, việc Trung Quốc sử dụng chiến thuật xâm nhập chớp nhoáng vào sâu vùng EEZ của Việt Nam và Phi-líp-pin rồi rút lui nhanh chóng cho thấy họ vẫn muốn tránh rủi ro đụng độ với lực lượng vũ trang của các nước này, chưa có ý định khiêu khích quân sự và chủ động đẩy tình hình đến mức xung đột lớn. Thứ tư, Trung Quốc chỉ hạn chế việc gây căng thẳng trên biển và trên các phương tiện truyền thông, chưa có biểu hiện mở rộng sang lĩnh vực khác. Điều này cho thấy, họ chỉ muốn kiểm tra mức độ phản ứng của Việt Nam và Phi-líp-pin, mà chưa muốn thách thức quan hệ với Việt Nam và Phi-líp-pin nói chung. Thứ năm, Trung Quốc chỉ gây căng thẳng với hai nước gần nhất tại Biển Đông là Việt Nam và Phi-líp-pin, trong khi không động chạm tới các nước ở xa hơn như Bru-nây, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a. Đây vẫn là chiến thuật “chia để trị” quen thuộc nhằm khai thác tối đa “nan đề tù nhân” (prisoner’s dilemma) của các nước ASEAN[14]. Thứ sáu, Trung Quốc chỉ cảnh báo Mỹ không được can dự vào vấn đề Biển Đông bằng lời ở cấp thấp (người phát ngôn Bộ Ngoại giao), mà không đi kèm bất cứ hành động trả đũa nào trên thực tế, đồng thời tái cam kết tôn trọng tự do hàng hải tại vùng nước này, cố gắng tách vấn đề tự do hàng hải mà Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia ra khỏi vấn đề tranh chấp chủ quyền. Điều này chứng tỏ, Trung Quốc chỉ muốn “đả thảo kinh xà” hay “rung cây dọa khỉ”, chưa muốn va chạm trực tiếp với Mỹ. Trên thực tế, việc Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia đối với hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông, nhưng không cam kết cụ thể sẽ làm gì khi điều này bị vi phạm, đồng thời cũng nhắc đi nhắc lại rằng không can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa các bên đã tạo cho Trung Quốc sự tự tin nhất định.


Như vậy có thể thấy, vào thời điểm hiện tại, áp đặt “đường chữ U” bằng bất cứ giá nào chưa phải là mục tiêu sống còn của Trung Quốc. Chia nhỏ một đe dọa lớn thành nhiều bước đi gây đe dọa nhỏ được Trung Quốc áp dụng là kiểu chiến thuật răn đe điển hình, chưa nhằm kích động xung đột lớn.[15] Vấn đề mấu chốt là ở chỗ, bằng hành động của mình, Trung Quốc đã “qua sông đốt cầu” - phủ nhận việc áp dụng quy định của UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các bên ở Biển Đông, phủ nhận DOC và các cơ chế an ninh liên quan, khiến cho tình hình không thể trở về trạng thái trước đó.


Điểm yếu căn bản trong nước đi của Trung Quốc là đã phát đi một đe dọa quá lớn. Một khi ranh giới pháp lý ở Biển Đông bị chọc thủng, thì nguy cơ “vỡ đê” an ninh trên toàn tuyến Biển Đông lập tức đặt các nước có liên quan vào tình trạng báo động khẩn cấp. Nghiêm trọng hơn, do cân bằng chiến lược tại Biển Đông liên hệ chặt chẽ với các cân bằng chiến lược then chốt khác ở châu Á - Thái Bình Dương, nên phá vỡ nguyên trạng tại Biển Đông đồng thời cũng đe dọa an ninh trên toàn khu vực. Đến lượt nó, đe dọa này lại khiến cho vấn đề Biển Đông được quốc tế hóa mạnh, hình ảnh “phát triển hòa bình” và lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc như một nước lớn có trách nhiệm bị tổn hại.


Nước đi thứ tư


1. Việt Nam liên tiếp phản đối hành vi của phía Trung Quốc, đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị ngoại trưởng ASEM lần thứ 10 (tháng 6/2011 tại Godollo, Hungary), tập trận bắn đạn thật gần bờ, tổ chức Đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng Việt-Mỹ lần bốn tại Washington với tuyên bố chung “tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, và các cam kết chung về đảm bảo một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, phồn vinh và an ninh”, “thảo luận việc nâng tầm quan hệ song phương hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”. Mặt khác, Việt Nam vẫn thực hiện tuần tra hải quân định kỳ với Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ, tiến hành thăm viếng quốc phòng và đặc biệt là cử phái viên của lãnh đạo cấp cao đến Bắc Kinh.


2. Phi-líp-pin cũng phản đối mạnh mẽ đường chữ U và hành vi gây hấn của Trung Quốc và gửi kháng nghị thư lên LHQ, tăng cường sức mạnh hải quân và không quân, cử ngoại trưởng thăm Mỹ, tập trận hải quân với Mỹ, tuyên bố dự định đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đồng thời nước này cũng đưa ra sáng kiến thiết lập Khu vực hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác tại Biển Đông (ZoPFF/C),[16] phái ngoại trưởng Del Rosario tới Bắc Kinh để đàm phán.


3. Mỹ tái khẳng định thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung và tập trận hải quân với Phi-líp-pin, diễn tập phi tác chiến với hải quân Việt Nam, tập trận hải quân ba bên Mỹ - Nhật - Ô-xtrây-li-a ngoài khơi Bru-nây, ra các nghị quyết của Thượng viện và Hạ viện về tình hình Biển Đông kêu gọi thiết lập cơ chế an ninh đa phương. Mặt khác, Mỹ cũng tích cực đối thoại với Trung Quốc, đặc biệt là chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân M. Mullen.



Phản ứng của Việt Nam, Phi-líp-pin và Mỹ là thích đáng, nhưng rõ ràng mang tính kiềm chế và xây dựng.Thứ nhất, các bên đều ra các tuyên bố mạnh mẽ đi kèm với hành động đáp trả có mức độ răn đe vừa đủ. Thứ hai, các nước này đều chủ động đối thoại song phương với Trung Quốc - cử đại diện cấp cao sang Bắc Kinh nhằm tháo ngòi nổ xung đột. Thứ ba, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Phi-líp-pin - Hoa Kỳ nói riêng, và quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ nói chung được củng cố và tăng cường hơn.


Tuy nhiên, sự thống nhất của ASEAN trong vấn đề Biển Đông rõ ràng đã suy giảm. Những phản ứng rời rạc tại Đối thoại Shangri-La (3-5/6/2011) và tuyên bố của Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan rằng, “ASEAN không can thiệp vào vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Đài Loan và Trung Quốc, nhưng sẽ mở diễn đàn thảo luận công khai và thẳng thắn về các vấn đề Biển Đông” cho thấy sự lúng túng của tổ chức này. Đây chính là những biểu hiện của tình trạng né tránh trách nhiệm hay “đùn đẩy chiến lược” (buck-passing), cái mà Michael Richardson gọi là “nan đề ASEAN” (ASEAN’s dilemma).[17] Mặt khác, rõ ràng là Mỹ có lợi ích hạn chế trong việc giải quyết triệt để tranh chấp tại Biển Đông. Mục đích chính của Washington là quản trị rủi ro, khống chế tình trạng nhùng nhằng để không bùng phát thành xung đột thông qua các cơ chế đa phương. Trên thực tế, hiệu quả khiêm tốn của các cơ chế như vậy có thể thấy qua hàng loạt ví dụ như cơ chế đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên hay nhóm P5+1 về vấn đề hạt nhân I-ran.


Bốn nước đi được phân tích ở trên cho thấy, tranh chấp ở Biển Đông đã mang sắc thái “ăn miếng, trả miếng” nguy hiểm, nhưng chưa đến mức “một mất, một còn” của trò chơi có tổng bằng 0. Hòa bình, ổn định và phát triển vẫn là các lợi ích to lớn được tất cả các bên tính tới và cân nhắc.
 

123...zo!

Xe tải
Biển số
OF-16502
Ngày cấp bằng
20/5/08
Số km
443
Động cơ
514,040 Mã lực
Tiếp (em tự ý nhấn mạnh 1 số chỗ)
Một vài dự báo


Kiểu nước đi và phản ứng tiếp theo của các bên là gì? Căn cứ vào ba chiều cạnh là phương tiện (ngoại giao, pháp lý, dân sự, quân sự), không gian (bên ngoài hay bên trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng) và thời gian (đột kích chớp nhoáng hay đồn trú lâu dài), có thể thấy Trung Quốc có 7 nhóm đối sách chính, được sắp xếp theo thứ tự mức độ nghiêm trọng tăng dần (Bảng 1), trong đó nhóm đối sách sau không loại trừ, mà bao gồm các nhóm đối sách đứng trước.


Việc Trung Quốc lựa chọn nước đi nào tùy thuộc vào tình hình chính trị bên trong, cũng như phản ứng từ bên ngoài. Do khuôn khổ bài viết có hạn, nghiên cứu này giả định rằng, sẽ không có những thay đổi nào trong nội bộ Trung Quốc làm đảo lộn đường hướng chiến lược của họ tại Biển Đông,[18] cũng như Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu can dự vào vùng biển này.[19] Trong trường hợp đó, có thể xem xét quỹ đạo chuyển dịch tình huống chiến lược Biển Đông thông qua sự thay đổi trong cặp đối sách Việt - Trung.


Bảng 1. Các lựa chọn chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông



Tùy thuộc vào phương tiện được sử dụng để đấu trang bảo vệ chủ quyền mà Việt Nam có 5 nhóm đối sách chính theo mức độ nghiêm trọng tăng dần là: đàm phán đa phương - đấu tranh dân sự - đấu tranh ngoại giao - đấu tranh pháp lý - đấu tranh vũ trang. Các nhóm đối sách sau không loại trừ, mà bao gồm các nhóm đối sách đứng trước.


Bảng 2. Ma trận lợi ích chiến lược Việt Nam-Trung Quốc ở Biển Đông​



Ma trận lợi ích chiến lược (Bảng 2) phản ánh tất cả các cặp đối sách của Việt Nam và Trung Quốc. Lợi ích (hay thiệt hại) của mỗi bên từ việc lựa chọn đối sách được đánh giá theo thang điểm từ -5 đến +5 và được ghi vào ô tương ứng, ở góc dưới bên trái đối với Việt Nam và góc trên bên phải đối với Trung Quốc. Để khách quan, việc cho điểm cần được thực hiện bằng phương pháp chuyên gia, tuy nhiên trong bài viết này chỉ sử dụng đánh giá chủ quan của tác giả.


Cấu trúc chiến lược Biển Đông như đã phân tích ở phần trước có thể thấy rõ qua các bước chuyển trên ma trận. Bước chuyển từ A qua B đến C phản ánh nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc nhằm phân hóa, chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, gia tăng sức mạnh trên biển, tuyên bố chủ quyền bên trong “đường chữ U”. Chuyển dịch từ C qua D đến E là những bước đi chủ động phòng ngừa của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2010. Bước ngoặt từ E sang F là kết quả của nước đi gây căng thẳng vừa qua của Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia của Việt Nam.


Ma trận cho phép dự báo, trong ngắn hạn, từ trạng thái F hiện nay tình hình có thể tiến triển theo một trong sáu kịch bản sau:



1. Trung Quốc đơn phương rút lui tuyên bố về “đường chữ U”, cam kết tôn trọng ranh giới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước láng giềng ở Biển Đông (chấp nhận lùi từ F trở về E). Sau việc Trung Quốc đã chính thức chuyển cho CLCS bản đồ về “đường chữ U”, kịch bản này rất khó có khả năng xảy ra.


2. Việt Nam từ bỏ chủ trương đa phương hóa vấn đề Biển Đông (lùi từ F về G), quay về đàm phán song phương với Trung Quốc. Đối sách này không những ít có khả năng xoa dịu tình hình, mà còn có thể kích thích Trung Quốc thừa cơ lấn tới, gây thiệt hại lớn hơn cho Việt Nam. Vì vậy, đây là kịch bản mà Việt Nam không thể chấp nhận được.


3. Việt Nam đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế (từ F tới H). Đây là phương án được Phi-líp-pin đề xuất, hoàn toàn nằm trong khuôn khổ UNCLOS và DOC. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý quốc tế cho thấy, trong ngắn và trung hạn lựa chọn này ít có tác dụng kịp thời, còn về dài hạn thì khả năng giải quyết tranh chấp rất thấp.


4. Việt Nam sử dụng biện pháp đấu tranh bằng quân sự trước (từ F xuống J). Đây là hành động tự vệ chính đáng khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, tình hình hiện vẫn chưa đến mức “một mất, một còn” của trò chơi có tổng bằng 0, hòa bình, ổn định, phát triển vẫn là các giá trị được tất cả các bên tính tới. Nói cách khác, cơ hội giải quyết thông qua đối thoại hòa bình vẫn chưa khép lại và do đó, kiềm chế sử dụng vũ lực trước vẫn là ưu tiên hàng đầu.


5. Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng, đẩy tình hình lên cấp độ nghiêm trọng mới bằng việc đồn trú dân sự trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (từ F sang I). Trong trường hợp này, bất chấp tình hình có thể xấu đi, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kiên quyết ngăn chặn để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (từ I xuống K).


6. Giữ nguyên hiện trạng (dừng ở điểm F). Việc “đóng băng” tình trạng hiện nay có thể được đạt được bằng cam kết của các bên, hoặc song phương giữa Việt Nam - Trung Quốc hoặc đa phương giữa ASEAN - Trung Quốc, về việc không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Cả hai phương án đều phải chấp nhận “lờ đi” hành động gây căng thẳng vừa qua của Trung Quốc để đổi lấy cam kết không làm tình hình xấu hơn.


Trên thực tế, việc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+Trung Quốc họp tại Bali (In-đô-nê-xi-a) ngày 21/7/2011 vừa qua đạt được thỏa thuận về bản Hướng dẫn thực thi DOC cho thấy tình hình có chiều hướng tiến triển theo kịch bản thứ sáu. Tin tốt là trong ngắn hạn, kiểu tạm ước như vậy, cho dù nội dung sơ sài đến đâu, vẫn có tác dụng “hoãn binh” kiềm chế nguy cơ bùng phát xung đột tức thời. Trong bối cảnh hiện nay, duy trì nguyên trạng là phương án vừa khả thi nhất, vừa an toàn nhất cho tất cả các bên. Tin xấu là về trung hạn, nếu căn cứ vào các đánh giá trên ma trận (Bảng 2), trạng thái F là một cân bằng Pareto không bền vững,[20] trong đó bên có lợi thế “nắm dao đằng chuôi” - luôn có thể sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các nước đi làm xói mòn hay thậm chí phá vỡ nguyên trạng (ví dụ chuyển từ F sang I).


Trong bất cứ trường hợp nào cần chặn đứng xu hướng chuyển dịch ngày càng xa khu vực an toàn (góc trên bên trái ma trận) và ngày càng gần khu vực nguy hiểm (góc dưới bên phải ma trận), hóa giải nguy cơ “tiến thoái lưỡng nan Xi-bê-ri” (Xi-bê-ri dilemma) đang hiện rõ, trong đó các bên chỉ còn hai lựa chọn: xung đột sớm hay xung đột muộn.
 
Chỉnh sửa cuối:

123...zo!

Xe tải
Biển số
OF-16502
Ngày cấp bằng
20/5/08
Số km
443
Động cơ
514,040 Mã lực
Nốt
Thay lời kết



Về dài hạn, cục diện pháp lý tại Biển Đông ít có triển vọng đạt đến trạng thái phân định rạch ròi như ở biển Ban-tích, Hắc Hải, Cax-pi-a hay Vịnh Mê-hi-cô. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, đặt vấn đề giải quyết triệt để tình trạng chồng lấn chủ quyền trên biển không những là nhiệm vụ bất khả thi, mà còn đẩy tình hình tranh chấp vào chỗ bế tắc hoàn toàn với kết cục xung đột khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cục diện pháp lý kém khả quan này không có nghĩa là cục diện an ninh Biển Đông không có lối thoát.


Như đã phân tích, việc bảo đảm an ninh lâu dài ở Biển Đông đòi hỏi phải xây dựng một khuôn khổ an ninh chung dựa trên nền tảng cân bằng quyền lực.[21] Mô hình Liên minh Địa Trung Hải[22] kết hợp được cả hai yếu tố này, vì thế, có thể là một gợi ý không tồi về lối thoát cho cục diện an ninh Biển Đông - vùng biển vốn được nhà địa chính trị Nicolas Spykman gọi là “Địa Trung Hải châu Á”.[23] Thứ nhất, mức độ thể chế hóa an ninh Biển Đông bằng tuyên bố chung DOC hay bộ quy tắc ứng xử COC, thậm chí ngay cả đề xuất của Phi-líp-pin về Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Trung Quốc ở Biển Đông là cần, nhưng có thể không đủ để ngăn chặn các hành động đơn phương vi phạm các cam kết, nhất là đối với bên có lợi thế “nắm dao đằng chuôi”. Thứ hai, tương tự như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á đã trở thành nền tảng cho toàn bộ kết cấu hội nhập khu vực lấy ASEAN làm trung tâm, các quy tắc ứng xử cần được thể chế hóa ở mức độ cao hơn, trở thành chuẩn mực bắt buộc cho tất cả các “cổ đông” ở Biển Đông, làm nền tảng cho việc hình thành một Liên minh, Cộng đồng hay Ủy hội Biển Đông. Một tổ chức như vậy sẽ khắc phục được sự lỏng lẻo thiếu hiệu quả của các diễn đàn an ninh hay nhóm đối thoại, nhưng đồng thời lại có lợi thế là không đòi hỏi sự tham gia ngay từ đầu của tất cả các bên như các cam kết về ứng xử, mà từng bước gia tăng sức nặng của mình, cho phép dung hòa được “2 trong 1” phương châm “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” và quan điểm đa phương hóa - quốc tế hóa hiện vẫn đối chọi nhau. Thứ ba, đó phải là một cơ chế an ninh tập thể mang tính mở, thu hút được tất cả các nước lớn có lợi ích quốc gia ở vùng biển này nhằm đảm bảo thực hiện “cân bằng quyền lực được thể chế hóa” (institutionalized balancing).[24] Đây sẽ là sự bổ sung thiết yếu cho Cộng đồng an ninh ASEAN nói riêng, cũng như toàn bộ kết cấu an ninh Đông Á lấy ASEAN làm hạt nhân nói chung, góp phần quản trị quyền lực, loại trừ nguy cơ xung đột, tăng cường hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển tại khu vực.


Cuối cùng, bài học về sự đảo chiều của cục diện Biển Đông trong thập niên vừa qua cho thấy, để ngăn ngừa tình hình xấu đi, tiến trình kiến tạo khuôn khổ an ninh vững chắc cho vùng biển này không được tụt hậu, mà phải luôn vượt lên trước xu thế xói mòn nguyên trạng.
Còn phần Tài lệu tham khảo em bỏ qua.Cụ nào cần mời vào link gốc đọc.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,442
Động cơ
128,299 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hay quá! Em bị bỏ lọt bài này, thảo nào mấy lần ngồi hóng mấy bác trò chuyện, nghe láng máng Ma trận lợi ích mà em ngu luôn.

Cám ơn cụ 123!
 

123...zo!

Xe tải
Biển số
OF-16502
Ngày cấp bằng
20/5/08
Số km
443
Động cơ
514,040 Mã lực
Hay quá! Em bị bỏ lọt bài này, thảo nào mấy lần ngồi hóng mấy bác trò chuyện, nghe láng máng Ma trận lợi ích mà em ngu luôn.

Cám ơn cụ 123!
Hì,bài này em đọc đã lâu.Đợt này tìm lại mà mãi mới thấy.
Cụ thấy bác này dự báo chuẩn không.Đang ở bước 5,vào ngồi lù lù trong sân nhà mình rồi chứ không còn ném trộm cục đá rồi chạy như mấy lần trước
5. Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng, đẩy tình hình lên cấp độ nghiêm trọng mới bằng việc đồn trú dân sự trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (từ F sang I). Trong trường hợp này, bất chấp tình hình có thể xấu đi, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kiên quyết ngăn chặn để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (từ I xuống K).
Có phải là mềnh không 'BÙM" thì sẽ phải ngậm đắng mà nuốt bước 6 không cụ?
6. Giữ nguyên hiện trạng (dừng ở điểm F). Việc “đóng băng” tình trạng hiện nay có thể được đạt được bằng cam kết của các bên, hoặc song phương giữa Việt Nam - Trung Quốc hoặc đa phương giữa ASEAN - Trung Quốc, về việc không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Cả hai phương án đều phải chấp nhận “lờ đi” hành động gây căng thẳng vừa qua của Trung Quốc để đổi lấy cam kết không làm tình hình xấu hơn.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,442
Động cơ
128,299 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hì,bài này em đọc đã lâu.Đợt này tìm lại mà mãi mới thấy.
Cụ thấy bác này dự báo chuẩn không.Đang ở bước 5,vào ngồi lù lù trong sân nhà mình rồi chứ không còn ném trộm cục đá rồi chạy như mấy lần trước

Có phải là mềnh không 'BÙM" thì sẽ phải ngậm đắng mà nuốt bước 6 không cụ?
Em chịu vì đến hôm nay mới biết cái này:(.

Còn bước 6, cá nhân em cho rằng sẽ không như vậy nếu áp dụng Change management, có tính thêm tham số sự thay đổi về chất của các mối quan hệ ngoại giao mà VN làm được trong 3 năm qua:)
 

hiennn83

Xe tăng
Biển số
OF-179151
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
1,064
Động cơ
348,745 Mã lực
Tiếp (em tự ý nhấn mạnh 1 số chỗ)
Qua cái nghiên cứu này e thấy 2 điều là:
1. Lđ nhà mình không hề bị động :)
2. Tầm quan trọng của Toán học! Và tại sao Việt Nam có Ngô Bảo Châu chứ không phải TQ >>> TQ nên kéo về trước khi quá muộn :))
 
Chỉnh sửa cuối:

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,930
Động cơ
876,487 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Trinh sát là máy bay QS hay dân sự cụ Pain nhẩy.
Máy bay trinh sát, cảnh báo... đều thừa sức đi lại.
Nhưng chiến cơ thì cần tiếp liệu. Cái này nó có tiếp liệu trên không và Liêu Ninh nhưng quy mô và trình độ còn chưa cao.


@ cụ hiennn83.
Bị động hay không thì em không rõ.
Nhưng xưa nay ngoài cụ Lý Thường Kiệt. Tiên hạ thủ vi cường ra. Mọi xung đột, mọi cuộc chiến đều do bạn chủ động không gian, thời gian và quy mô.
 
Chỉnh sửa cuối:

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,453 Mã lực
Máy bay trinh sát, cảnh báo... đều thừa sức đi lại.
Nhưng chiến cơ thì cần tiếp liệu. Cái này nó có tiếp liệu trên không và Liêu Ninh nhưng quy mô và trình độ còn chưa cao.


@ cụ hiennn83.
Bị động hay không thì em không rõ.
Nhưng xưa nay ngoài cụ Lý Thường Kiệt. Tiên hạ thủ vi cường ra. Mọi xung đột, mọi cuộc chiến đều do bạn chủ động không gian, thời gian và quy mô.
Và cả qui ước nữa.x-( Bây giờ nó yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, k để xấu đi nữa rồi mới đàm, như thế là cái lưỡi bò của nó đã thè lè ra được một chút rồi. Haizzz
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top