Em cũng sinh hoạt trên box xế độp lâu rồi, tuy nhiên em thấy nhiều cụ mua xe, đạp xe vẫn chỉ quan tâm đến cấu hình, bộ chuyển động,… trong khi có những thứ vô cùng thiết thực, tưởng như đơn giản mà có thể cải thiện hiệu quả đạp hơn nhiều nhiều những thứ phù phiếm kia.
Hôm nay em xin chia sẻ với các cụ chút ít hiểu biết của em về một thứ rất, rất đơn giản: Săm và lốp.
Đây là thứ rất ít người để ý, toàn chọn mua cái rẻ nhất nhưng lại là thứ có thể cải thiện hiệu quả ít ai ngờ nhất. Trung bình 1 chiếc săm MTB của Kenda có giá 50k – 80k nặng 200gr, làm bằng thứ cao su dày và cứng. Hậu quả là loại săm này bám lốp kém, gây nhiều lực cản dẫn tới cảm giác đạp xe hơi bì bì.
Trên thị trường hiện tại có bán loại săm chống đinh, nhưng bản thân em thấy nó cũng chẳng chống chịu được mấy, mà lại nặng, dễ hỏng khi móc lốp sai, nên đầu tư loại này hơi phí tiền.
Muốn xe đạp nhanh thì việc cần thiết là chọn loại săm nhẹ, mỏng, mềm mại để mang lại khả năng bám lốp tốt nhất, giảm ma sát. Có những cụ chọn toàn đồ xịn cho xe nhẹ, mua ốc Titan thay ốc thường để giảm được vài chục gr nhưng lại không biết là cặp săm mình đang dùng có thể giảm đi tới cả lạng.
Có thể nghiên cứu về trọng lượng các loại săm ở link sau:
http://weightweenies.starbike.com/listings/components.php?type=innertubes
Cơ bản thì càng nhẹ càng tốt, còn săm có dày mấy thì ăn đinh vẫn thủng. Sau khi nghiên cứu trong bảng nói trên thì em đã lựa chọn được 3 loại chính xếp theo giá tăng dần. Lí do em chỉ chọn 3 loại vì thị trường VN chỉ có khả năng mua được một số loại này:
1. Bontrager Thin: giá 150/1c, mua được ở một vài cửa hàng xe đạp ở HN, nặng thực tế 185gr bản van gạo, chạy ổn trong tầm giá, không có gì để chê. Nếu thay 1 cặp thì trọng lượng cả xe giảm được 100gr so với các loại săm thông thường, 1 con số đáng chú ý và khó giảm. [đính chính lại vì em nhầm trọng lượng của săm 26 và 29]
2. Michelin Air Comp latex C4: giá ~ 230k/c, mua được ở 2 – 3 cửa hàng xe đạp ở HN, nặng thực tế 135gr bản van cối, 130gr bản van gạo. Làm phần lớn bằng cao su tự nhiên nên cực kỳ bám lốp, nhìn màu rất đẹp. Săm này chạy cực kỳ thích, tuy nhiên yếu điểm là bơm căng giữ hơi được đúng 2 ngày, phải bơm thường xuyên, nếu ít chạy thì khá khó chịu khi mỗi lần dắt xe ra thì lốp xẹp lép.
3. Maxxis Fly weight bản 95gr hoặc Ultralite 126gr: giá 250 – 350k/1c, ngon, giữ hơi tốt, nhưng có vẻ hơi quá đắt cho cái săm có khả năng thủng bất cứ lúc nào, khó mua. Các của hàng cũng có Maxxis Fly weight nhưng toàn bản tầm 180gr. Thực tế thì em này được cái nhẹ và giữ hơi tốt chứ đi không thích bằng Michelin C4. Lại đi kèm thêm cái lót, nên có khi lại nặng hơn.
Chọn loại van: Khi chọn săm thì các cụ nên chọn loại van gạo thay vì van cối, vì van gạo thường giữ hơi tốt hơn và đi được với cả vành lỗ to lẫn lỗ nhỏ, còn săm van cối thì chỉ đi được với vành lỗ to. Các loại vành cao cấp thường chỉ khoan lỗ van gạo.
Ngoài ra, theo ý kiến bổ sung của cụ Tubesd thì van gạo giữ được hơi sau khi rút đầu bơm ra, cón van cối thì bị mất một ít. Đồng thời với các loại vành bản mỏng thì không thể khoan lỗ van cối mà bắt buộc phải dùng van gạo.
Khoan vành van gạo để dùng van cối:
Làm thế nào để chống đinh: Rất nhiều người quan tâm đến việc chống đinh cho săm, giải pháp triệt để là … không có. Giải pháp tạm thì có thể là dán thêm 1 dải chống đinh ở bên trong lốp, dùng săm chống đinh dày hơn, dùng lốp chống đinh dày hơn, … Tuy nhiên việc này dẫn tới độ tiếp xúc kém giữa săm và lốp, tăng lực cản chuyển động. Ngoài ra có thể bơm keo tự vá cho săm, nhưng nếu như thế thì chọn giải pháp lốp không săm có thêm keo sẽ tốt hơn.
Bơm bao nhiêu thì đủ: Ngoài ra việc bơm đúng áp suất cũng giúp săm khó bị thủng. Trung bình áp suất lốp MTB nên bơm từ 40 – 50 PSI, tức là từ 2,5 – 3kg. Bơm kém sẽ làm săm bị vành “cắn” khi gặp chướng ngại vật, bơm quá cao sẽ làm xe bị nảy, bám đường kém hơn, điều khiển xe khó hơn và có nguy cơ nổ săm cao hơn.
Khi săm bị thủng, việc cần làm là thay săm để đi ngay, còn săm thủng để đó lúc nào có thời gian thì vá. Miếng vá săm có nhiều loại, bản thân em đang dùng loại dán ngay Giyo cho tiện. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại em đã bỏ hẳn săm để khỏi lo vá
(tạm hết phần 1, ảnh ọt minh họa tối em sẽ bổ sung. Hẹn các cụ trong phần 2: tản mạn về lốp và phần 2.1: làm thế nào để biến vành, lốp đang chạy thành không săm và xóa bỏ nỗi sợ ăn đinh)
Hôm nay em xin chia sẻ với các cụ chút ít hiểu biết của em về một thứ rất, rất đơn giản: Săm và lốp.
Phần 1: Lạm bàn về săm
Đây là thứ rất ít người để ý, toàn chọn mua cái rẻ nhất nhưng lại là thứ có thể cải thiện hiệu quả ít ai ngờ nhất. Trung bình 1 chiếc săm MTB của Kenda có giá 50k – 80k nặng 200gr, làm bằng thứ cao su dày và cứng. Hậu quả là loại săm này bám lốp kém, gây nhiều lực cản dẫn tới cảm giác đạp xe hơi bì bì.
Trên thị trường hiện tại có bán loại săm chống đinh, nhưng bản thân em thấy nó cũng chẳng chống chịu được mấy, mà lại nặng, dễ hỏng khi móc lốp sai, nên đầu tư loại này hơi phí tiền.
Muốn xe đạp nhanh thì việc cần thiết là chọn loại săm nhẹ, mỏng, mềm mại để mang lại khả năng bám lốp tốt nhất, giảm ma sát. Có những cụ chọn toàn đồ xịn cho xe nhẹ, mua ốc Titan thay ốc thường để giảm được vài chục gr nhưng lại không biết là cặp săm mình đang dùng có thể giảm đi tới cả lạng.
Có thể nghiên cứu về trọng lượng các loại săm ở link sau:
http://weightweenies.starbike.com/listings/components.php?type=innertubes
Cơ bản thì càng nhẹ càng tốt, còn săm có dày mấy thì ăn đinh vẫn thủng. Sau khi nghiên cứu trong bảng nói trên thì em đã lựa chọn được 3 loại chính xếp theo giá tăng dần. Lí do em chỉ chọn 3 loại vì thị trường VN chỉ có khả năng mua được một số loại này:
1. Bontrager Thin: giá 150/1c, mua được ở một vài cửa hàng xe đạp ở HN, nặng thực tế 185gr bản van gạo, chạy ổn trong tầm giá, không có gì để chê. Nếu thay 1 cặp thì trọng lượng cả xe giảm được 100gr so với các loại săm thông thường, 1 con số đáng chú ý và khó giảm. [đính chính lại vì em nhầm trọng lượng của săm 26 và 29]
2. Michelin Air Comp latex C4: giá ~ 230k/c, mua được ở 2 – 3 cửa hàng xe đạp ở HN, nặng thực tế 135gr bản van cối, 130gr bản van gạo. Làm phần lớn bằng cao su tự nhiên nên cực kỳ bám lốp, nhìn màu rất đẹp. Săm này chạy cực kỳ thích, tuy nhiên yếu điểm là bơm căng giữ hơi được đúng 2 ngày, phải bơm thường xuyên, nếu ít chạy thì khá khó chịu khi mỗi lần dắt xe ra thì lốp xẹp lép.
Chọn loại van: Khi chọn săm thì các cụ nên chọn loại van gạo thay vì van cối, vì van gạo thường giữ hơi tốt hơn và đi được với cả vành lỗ to lẫn lỗ nhỏ, còn săm van cối thì chỉ đi được với vành lỗ to. Các loại vành cao cấp thường chỉ khoan lỗ van gạo.
Ngoài ra, theo ý kiến bổ sung của cụ Tubesd thì van gạo giữ được hơi sau khi rút đầu bơm ra, cón van cối thì bị mất một ít. Đồng thời với các loại vành bản mỏng thì không thể khoan lỗ van cối mà bắt buộc phải dùng van gạo.
Khoan vành van gạo để dùng van cối:
Làm thế nào để chống đinh: Rất nhiều người quan tâm đến việc chống đinh cho săm, giải pháp triệt để là … không có. Giải pháp tạm thì có thể là dán thêm 1 dải chống đinh ở bên trong lốp, dùng săm chống đinh dày hơn, dùng lốp chống đinh dày hơn, … Tuy nhiên việc này dẫn tới độ tiếp xúc kém giữa săm và lốp, tăng lực cản chuyển động. Ngoài ra có thể bơm keo tự vá cho săm, nhưng nếu như thế thì chọn giải pháp lốp không săm có thêm keo sẽ tốt hơn.
Băng chống đinh:
Săm chống đinh
Keo tự vá
Săm chống đinh
Keo tự vá
Bơm bao nhiêu thì đủ: Ngoài ra việc bơm đúng áp suất cũng giúp săm khó bị thủng. Trung bình áp suất lốp MTB nên bơm từ 40 – 50 PSI, tức là từ 2,5 – 3kg. Bơm kém sẽ làm săm bị vành “cắn” khi gặp chướng ngại vật, bơm quá cao sẽ làm xe bị nảy, bám đường kém hơn, điều khiển xe khó hơn và có nguy cơ nổ săm cao hơn.
Khi săm bị thủng, việc cần làm là thay săm để đi ngay, còn săm thủng để đó lúc nào có thời gian thì vá. Miếng vá săm có nhiều loại, bản thân em đang dùng loại dán ngay Giyo cho tiện. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại em đã bỏ hẳn săm để khỏi lo vá
(tạm hết phần 1, ảnh ọt minh họa tối em sẽ bổ sung. Hẹn các cụ trong phần 2: tản mạn về lốp và phần 2.1: làm thế nào để biến vành, lốp đang chạy thành không săm và xóa bỏ nỗi sợ ăn đinh)
Chỉnh sửa cuối: