Thế là cụ rất khéo tay đấy, cái chỗ chiều dài và đầu cong thì em cũng làm như cụ nhưng khi vót ý thì không được đều, hiểu nôm na là chỗ dày chỗ mỏng nên diều chả bao giờ đứng yên. Có lần làm rất chuẩn thì cái nan lại hơi bé so với kích thước diều (thích làm to cơ) nên lúc kéo lên bị ọp như gù ý. Nói chung làm diều có người khéo tay và tính toán giỏi mới được, em nghĩ cũng phải có tý năng khiếu đấy.
Nhiều cụ khác cứ bảo làm bằng loại vật liệu khác, nhưng e muốn làm cái diều tre thôi cho trẻ con gắn với thiên nhiên và nhớ quê hương chứ còn cái diều để bay thì bọn Tàu nó bán đầy ở trong siêu thị. Những cái diều với những vật liệu vô hồn ấy làm gì tạo nên tâm trạng hay tuổi thơ của đứa trẻ ngoài việc bỏ ra vài chục đô la để mua. Chúng nó chơi một hai hôm là chán vứt bỏ đi thôi. Nếu lũ trẻ có những ngày tháng thả diều trên bờ đê, bãi chăn trâu hay bất cứ bãi đất trống nào như ở Hà Nội ngày xưa hẳn chúng sẽ không bao giờ quên đâu.
Điều em thích nhất là những gì liên quan đến diều nó cứ bám riết lấy em sau này, cấp hai học hình học cũng nhớ đến cái diều, học vật lý cấp 3 nhớ đến sức cản, lực căng, sức nâng, vào đại học học sức bền vật liệu cũng nhớ đến cái khung diều năm xưa. Giờ nhìn lũ trẻ con suốt ngày cắm mặt vào điện thoại máy tính mà chán, công nghệ cũng có mặt hay mặt dở, nhưng con người gắn với thiên nhiên bao giờ cũng tốt hơn.