Đơn giản nhất là gấp bằng tờ giấy vở cũ, hình như cái quai xoong. Dán đuôi. Đâu kia xỏ dây vào là bay cụ ạ!Diều này là phổ thông nhất cho bọn trẻ ranh bắt đầu học làm diều mà bây giờ em không nhớ nổi tên của nó.
Đơn giản nhất là gấp bằng tờ giấy vở cũ, hình như cái quai xoong. Dán đuôi. Đâu kia xỏ dây vào là bay cụ ạ!Diều này là phổ thông nhất cho bọn trẻ ranh bắt đầu học làm diều mà bây giờ em không nhớ nổi tên của nó.
Rất đơn giản thôi cụ, VD 2 đầu cong cụ lấy 22cm đều nhau. ở giữa tạo khớp để khi buộc giây nó không bị xô lệch. quan trọng nhất là nên dùng lưỡi dao cân bằng, nghiêng bên phải thì vót nhẹ bên phải cho đến khi hai bên cân đều ... vd vậy. mỏ và đuôi cũng ý chang. ngày xưa em toàn vót như vậy. diều rất thượng và đứng im không chao đảo.Vâng phải khéo tay lắm mới làm được diều lên đứng im như tượng cụ ạ, người vót lệch tý là diều bị ọp lại khi có gió to, hoặc nghiêng ngả bổ nhào
Mua tre về làm cho ý nghĩa. Cháu mới làm 1 cái cho trẻ con thả ở quê ( cho bọn trẻ về quê thả rất thích).Chào các cụ,
Em muốn tìm chỗ nào có bán diều con quạ, máy bay hoặc con én, là loại diều mà hồi nhỏ bọn em thường tự làm và thả, bây giờ muốn tặng F1 một cái vì không muốn chúng nó chơi diều vải của Trung Quốc, nó không có tý hồn quê hương nào cả.
Cụ nào đã từng trải qua tuổi thơ mà chơi các loại diều này mới thấy nó đẹp và hấp dẫn như thế nào, từ lúc còn bé tý được chơi diều trong đầu em đã hình dung ra đủ thứ, hình dáng, khí động học, cái diều sao mà thanh thoát thế, cái đuôi vẫy vẫy sau mỗi cái nhử diều, mê lắm chiều hè nào cũng ngồi ngắm diều của khu bên cạnh và mong diều đứt dây để đi nhặt.
Bầu trời Hà Nội ngày xưa cao và xanh ngắt, nhà cao tầng chẳng có nên bầu trời toàn diều là diều, cảnh tượng ấy không bao giờ còn gặp lại nữa vì Hà Nội giờ đổi thay rồi, nhưng em vẫn nhớ mãi.
Thế là cụ rất khéo tay đấy, cái chỗ chiều dài và đầu cong thì em cũng làm như cụ nhưng khi vót ý thì không được đều, hiểu nôm na là chỗ dày chỗ mỏng nên diều chả bao giờ đứng yên. Có lần làm rất chuẩn thì cái nan lại hơi bé so với kích thước diều (thích làm to cơ) nên lúc kéo lên bị ọp như gù ý. Nói chung làm diều có người khéo tay và tính toán giỏi mới được, em nghĩ cũng phải có tý năng khiếu đấy.Rất đơn giản thôi cụ, VD 2 đầu cong cụ lấy 22cm đều nhau. ở giữa tạo khớp để khi buộc giây nó không bị xô lệch. quan trọng nhất là nên dùng lưỡi dao cân bằng, nghiêng bên phải thì vót nhẹ bên phải cho đến khi hai bên cân đều ... vd vậy. mỏ và đuôi cũng ý chang. ngày xưa em toàn vót như vậy. diều rất thượng và đứng im không chao đảo.
Em cũng làm rồi đấy cụ ơi, giờ quên tên loại diều này rồi, nhưng mà chúng nó ko thích, tệ nhất cũng phải làm được quả diều con dô (hình như hình thoi ý) mà em vẫn thích nhất diều con quạ, cái mỏ vài cái đuôi của nó khi lên cao có gió bay phần phật, nhử diều một phát như mổ một cái, đầu và đuôi cùng lúc hoạt động đẹp mê lyĐơn giản nhất là gấp bằng tờ giấy vở cũ, hình như cái quai xoong. Dán đuôi. Đâu kia xỏ dây vào là bay cụ ạ!
Thế mà em không biết! Mỗi tội em không còn đi thả diều đã cách đây 20 năm rồi.Mua que vót sẵn về rồi mình buộc dán giấy là có quả diều hộp (ống) mà cụ. Thích thì dùng giấy màu hay khéo tay thì tô màu
Vót nhiều thì quen tay và rút ra kinh nghiệm thôi cụ ạ. Bí quyết chẳng có gì cả. lúc vót thanh tre còn thô thì dùng lực từ dao, đừng tham vót dày, từ từ nhẹ nhàng. lúc truốt cho tròn, mỏng hay cân bằng thì nhẹ nhàng dùng lực tay kéo thanh tre, lưỡi dao thì gọi là hơi tỳ vào thôi. trau truốt thì phải thường xuyên lấy cả 2 thanh ra so. lấy cái khăn để trên đùi làm điểm tỳ và cảm nhận được lực ăn của dao, sức kéo của thanh tre nó mới gọi là tạm chuẩn cụ ạ.Thế là cụ rất khéo tay đấy, cái chỗ chiều dài và đầu cong thì em cũng làm như cụ nhưng khi vót ý thì không được đều, hiểu nôm na là chỗ dày chỗ mỏng nên diều chả bao giờ đứng yên. Có lần làm rất chuẩn thì cái nan lại hơi bé so với kích thước diều (thích làm to cơ) nên lúc kéo lên bị ọp như gù ý. Nói chung làm diều có người khéo tay và tính toán giỏi mới được, em nghĩ cũng phải có tý năng khiếu đấy.
Nhiều cụ khác cứ bảo làm bằng loại vật liệu khác, nhưng e muốn làm cái diều tre thôi cho trẻ con gắn với thiên nhiên và nhớ quê hương chứ còn cái diều để bay thì bọn Tàu nó bán đầy ở trong siêu thị. Những cái diều với những vật liệu vô hồn ấy làm gì tạo nên tâm trạng hay tuổi thơ của đứa trẻ ngoài việc bỏ ra vài chục đô la để mua. Chúng nó chơi một hai hôm là chán vứt bỏ đi thôi. Nếu lũ trẻ có những ngày tháng thả diều trên bờ đê, bãi chăn trâu hay bất cứ bãi đất trống nào như ở Hà Nội ngày xưa hẳn chúng sẽ không bao giờ quên đâu.
Điều em thích nhất là những gì liên quan đến diều nó cứ bám riết lấy em sau này, cấp hai học hình học cũng nhớ đến cái diều, học vật lý cấp 3 nhớ đến sức cản, lực căng, sức nâng, vào đại học học sức bền vật liệu cũng nhớ đến cái khung diều năm xưa. Giờ nhìn lũ trẻ con suốt ngày cắm mặt vào điện thoại máy tính mà chán, công nghệ cũng có mặt hay mặt dở, nhưng con người gắn với thiên nhiên bao giờ cũng tốt hơn.
Cụ làm diều máy bay phải không ạ. Em nhớ ngày xưa bọn em làm thì không có cái ống tròn ở giữa và không có dây giằng giữa hai bên đầu cánh cung. Hà nội vẫn có chỗ thả mà cụ, cụ ra bờ đê Ngọc Thụy ý. Ngày xưa thi ở đâu cũng thả được diều
Tự làm đây các cụ.
Mỗi tội làm xong không thả được vì quanh chỗ em tuyền chung cư, không có bãi rộng.
Vâng, chả nhẽ lại gửi sang 1 đoạn tre. Vất vả quá cụ nhỉ.Bên này toàn thông với sồi thôi cụ ạ, gỗ thì miên man chứ tre thì không có
Diều máy bay cụ ạh.Cụ làm diều máy bay phải không ạ. Em nhớ ngày xưa bọn em làm thì không có cái ống tròn ở giữa và không có dây giằng giữa hai bên đầu cánh cung. Hà nội vẫn có chỗ thả mà cụ, cụ ra bờ đê Ngọc Thụy ý. Ngày xưa thi ở đâu cũng thả được diều
Phải có đây giằng mới tạo độ cong của cánh cung chứ ạ.Cụ làm diều máy bay phải không ạ. Em nhớ ngày xưa bọn em làm thì không có cái ống tròn ở giữa và không có dây giằng giữa hai bên đầu cánh cung. Hà nội vẫn có chỗ thả mà cụ, cụ ra bờ đê Ngọc Thụy ý. Ngày xưa thi ở đâu cũng thả được diều
Phần cánh cung đuôi máy bay cụ có làm cong không ạ?
Tự làm đây các cụ.
Mỗi tội làm xong không thả được vì quanh chỗ em tuyền chung cư, không có bãi rộng.
Cong chứ cụ. Chia ra làm 3 phần như đuôi máy bay. Néo bằng dây dù.Phần cánh cung đuôi máy bay cụ có là cong không ạ?
Ý em là cái dây buộc hai đầu của cánh cung theo chiều ngang ạ, còn cái dây giằng tạo độ cong ở giữa thì chắc chắn phải có rồi ạPhải có đây giằng mới tạo độ cong của cánh cung chứ ạ.
Mang được quả diều này sang bên này thì Tây cứ gọi là lác mắt, thằng con em mà có quả hàng độc thế này thì nó sung sướng ko biết thế nào mà kể. Ông nhóc vốn tự hào Việt Nam lắmDiều máy bay cụ ạh.
Em này ưu điểm đã lên là đứng im, không cựa quậy luôn.
Nhớ hồi bé cả buổi chiều nằm ngữa mặt lên trời ngắm cả đàn diều chao lượn.
Cụ tự làm hoặc order thôi chứ bây giờ nó toàn nhập bán diều trung cẩu thôi, hàng vn chất lượng CAO giờ làm vừa lâu, bán đắt nữa thì ai muaChào các cụ,
Em muốn tìm chỗ nào có bán diều con quạ, máy bay hoặc con én, là loại diều mà hồi nhỏ bọn em thường tự làm và thả, bây giờ muốn tặng F1 một cái vì không muốn chúng nó chơi diều vải của Trung Quốc, nó không có tý hồn quê hương nào cả.
Cụ nào đã từng trải qua tuổi thơ mà chơi các loại diều này mới thấy nó đẹp và hấp dẫn như thế nào, từ lúc còn bé tý được chơi diều trong đầu em đã hình dung ra đủ thứ, hình dáng, khí động học, cái diều sao mà thanh thoát thế, cái đuôi vẫy vẫy sau mỗi cái nhử diều, mê lắm chiều hè nào cũng ngồi ngắm diều của khu bên cạnh và mong diều đứt dây để đi nhặt.
Bầu trời Hà Nội ngày xưa cao và xanh ngắt, nhà cao tầng chẳng có nên bầu trời toàn diều là diều, cảnh tượng ấy không bao giờ còn gặp lại nữa vì Hà Nội giờ đổi thay rồi, nhưng em vẫn nhớ mãi.
À vâng, em nhìn chưa kỹ. Đúng là không cần cái dây, chắc cụ kia muốn cho chắc thôi, nhưng thế thì hơi xấu thôi, còn chả ảnh hưởng gì mấy.Ý em là cái dây buộc hai đầu của cánh cung theo chiều ngang ạ, còn cái dây giằng tạo độ cong ở giữa thì chắc chắn phải có rồi ạ