Không phải tự nhiên mà đa số tác phẩm hay đều nằm trong giai đoạn 86 đến 91. Thời kỳ các nhà văn được khuyến khích viết tự do, đổi mới, cởi trói. Sau 91 thấy Đông Âu, Liên Xô tan vỡ, bèn đè ra trói tiếp.
Em tạm sơ lược vài tác phẩm, tác giả các cụ đã nêu ở trên.
1. Nỗi buồn chiến tranh (tên gốc: Thân phận tình yêu): Bảo Ninh viết với văn phong bị ảnh hưởng văn học Nga. Lần đầu tiên người chiến sĩ kách mệnh được nhìn ở một góc độ khác, góc độ con người cá nhân. Không phải theo mô típ một người máy nhân bản, hào hùng nhưng xơ cứng thường thấy.
Văn Bảo Ninh hay, nhưng yếm thế quá, xét về mặt nào đó thì quyển sách này không tốt cho người đọc.
2. Cù lao tràm: Đánh giá lại thói ù lì, trì trệ, giả dối trong lề thói xã hội thời kinh tế kế hoạch hóa qua các nhân vật điển hình. Hai Đức(không nhớ chắc lắm, ông xã đội trưởng): Lòng dạ rất tốt, lý tưởng, nhiệt tình nhưng... dốt. Năm Trà: Người tốt, có trình độ, dám nghĩ dám làm, thường xuyên được đồng đội... trù dập và chơi xấu. Tư Hoan, Tư Khanh: Chuẩn mực, hoàn hảo về tác phong, hình ảnh. Đểu giả, cơ hội, tham lam, đốn mạt, lươn lẹo... về tính cách thật. Tiếc là 2 nhân vật này đến ngày nay lại là quá phổ biến.
Cuốn sách này là sự bức bối cùng cực đòi hỏi sự đổi mới trong xã hội những năm 80.
3. Thời xa vắng: Nhân vật tiêu biểu: Anh Cu Sài. Anh chàng nông dân, tầng lớp cơ bản, tuy là người rất tốt, lại học giỏi, làm gì cũng làm tốt... Nhưng bản chất nông dân, không bao giờ biết quyết định một điều gì cho ra hồn. Một con người đại diện cho giai cấp phải bị trị, luôn cần phải có người lãnh đạo mình, ra lệnh cho mình làm theo. Dạng như: Ông cứ ra lệnh đi, anh ấy sẽ làm theo, làm rất tốt. Nhưng không có ông, anh ấy sẽ chẳng biết mình phải làm gì.
Cuốn này gây chấn động vì thời ấy, tầng lớp cơ bản là được ưu tiên quy hoạch làm... lãnh đạo.
4. Dương Thu Hương: Chỉ cần tóm tắt bằng hai chữ: "Vỡ mộng".
.........................................
.......................................