- Biển số
- OF-173186
- Ngày cấp bằng
- 22/12/12
- Số km
- 4,066
- Động cơ
- 385,150 Mã lực
Ba lần và một lần - Chu Lai
thật, bậy bạ cụ nhỉ?Ba lăng nhăng quá
"Thuỷ hoả đạo tặc" là tập 1. "Đồng sau bão" là tập 2. Hai bộ này gộp lại thành "Gia phả của đất" cụ ạ. Tập 3 là cuốn "Ngư phủ". Hic, em vô cùng tiếc vì không được đọc tập 3. Có lần thấy ảnh cuốn sách có tem của thư viện quân đội. Em vội liên hệ để mượn thì được biết là đã cho vào danh mục sách luân chuyển lên vùng cao, hỏi thử mấy thư viện tỉnh Lào Cai nhưng đều không còn. Quá đáng tiếc!Cụ tìm thêm cuốn Đồng sau bão nữa,e rất muốn đọc lại bộ này nhưng k tìm thấy trên mạng.
E độc Thủy hỏa đạo tặc từ năm 96 97 j đấy,truyện này còn đc dựng thành phim cơ,lâu quá nên muốn đọc lại chút."Thuỷ hoả đạo tặc" là tập 1. "Đồng sau bão" là tập 2. Hai bộ này gộp lại thành "Gia phả của đất" cụ ạ. Tập 3 là cuốn "Ngư phủ". Hic, em vô cùng tiếc vì không được đọc tập 3. Có lần thấy ảnh cuốn sách có tem của thư viện quân đội. Em vội liên hệ để mượn thì được biết là đã cho vào danh mục sách luân chuyển lên vùng cao, hỏi thử mấy thư viện tỉnh Lào Cai nhưng đều không còn. Quá đáng tiếc!
Cụ mua hẳn cuốn "Gia phả của đất" mà đọc cho bõ, tội gì phải đọc trên mạng.
Ngoài ra thì em có đọc thêm một số cuốn của Hoàng Minh Tường nữa. Truyện ngắn và bút ký thì ko quá ấn tượng. Tài năng của Hoàng Minh Tường nằm ở việc xây dựng cấu trúc đồ sộ, chứ ko phù hợp với những gì ngắn ngắn.
Khoe cụ tí là em có cuốn "Nguyên khí" của Hoàng Minh Tường, mua ở Mỹ, xách về. Cuốn gần nhất của ông ấy. Cũng vẫn hay, vẫn đồ sộ, tuy nhiên cảm giác không hút như hai cuốn kia.
Vâng. Thậm chí Mẫu thượng ngàn còn dựng lên hẳn 1 bức tranh về xã hội VN tùe khi Pháp xâm lược đến tận sau nàyNguyễn Xuân Khánh cụ nhé. Cụ Khánh này là nhà văn e rất hâm mộ vì mỗi tác phẩm của cụ đều như 1 công trình nghiên cứu. Mỗi tiểu thuyết của cụ này là một công trình kỹ thuật rất tỉ mỉ, tốn công sức. Nếu so sánh viết tiểu thuyết như xây một tòa cao ốc, thì làm thơ chỉ như dựng lên một túp lều tranh thôi.
Cảm ơn cụ, E thích đọc các tác phẩm về nông thôn miền bắc thời phong kiến và thời cải cách ruộng đất.e nhầm chút, cụ search "Ký ức làng Cùa"
Em thích chị Mẫn hơn anh Thiêm, ảnh đúng là mẫu Rambo đời thực đó mà. Tuy nhiên, đọc cuốn này thấy được cả 1 quãng lịch sử vùng Quảng Đà thời ấy. Em mê lắmMẫn và tôi em ghét nhân vật Mẫn cực. Còn Thiêm thì toàn tự khen mình. Em thích Miền Tây của Tô Hoài
Nỗi buồn chiến tranh có buồn như Ăn mày dĩ vãng ko cụ. E ít đọc về đề tài này nhưng hồi đọc ăn mày dĩ vãng thấy buồn tê tái.Không phải tự nhiên mà đa số tác phẩm hay đều nằm trong giai đoạn 86 đến 91. Thời kỳ các nhà văn được khuyến khích viết tự do, đổi mới, cởi trói. Sau 91 thấy Đông Âu, Liên Xô tan vỡ, bèn đè ra trói tiếp.
Em tạm sơ lược vài tác phẩm, tác giả các cụ đã nêu ở trên.
1. Nỗi buồn chiến tranh (tên gốc: Thân phận tình yêu): Bảo Ninh viết với văn phong bị ảnh hưởng văn học Nga. Lần đầu tiên người chiến sĩ kách mệnh được nhìn ở một góc độ khác, góc độ con người cá nhân. Không phải theo mô típ một người máy nhân bản, hào hùng nhưng xơ cứng thường thấy.
Văn Bảo Ninh hay, nhưng yếm thế quá, xét về mặt nào đó thì quyển sách này không tốt cho người đọc.
Vậy cụ tìm đọc truyện Thời của thánh thần nhé.Cảm ơn cụ, E thích đọc các tác phẩm về nông thôn miền bắc thời phong kiến và thời cải cách ruộng đất.
Thế có gọi là đạo không các cụ? HihiVài cuốn đc chuyển thể thành phim khá hay.
Ngọn cỏ gió đùa thì chính xác là phỏng theo Những người khốn khổ mà, còn Cay đắng mùi đời thì phỏng theo Không gia đình.
Em đoán cụ ấy gõ nhầm, chắc là Chuyện làng CuộiSao google ko thâý chuyện làng Cùa cụ?
Phần sau của bộ "Sao đen" là "Cái tẩu".Em thích đọc truyện về chiến tranh. Thích nhất là Sao đen của nhà văn Triệu Huấn. Có đọc 1 số cuốn của Chu Lai, lúc đầu thì thấy cũng hay, nhưng sau ko thích nữa vì thấy hơi bị gân guốc, cường điệu quá, cảm giác ko tự nhiên.
Em cũng thích Hành Trình Thời Thơ Ấu , em đọc từ còn học cấp 1 .Em thích Hoàng Ly: Một thời ngang dọc, Lửa hận rừng xanh.
Còn quyển Hành trình ngày thơ ấu của DTH cũng hay và nhẹ nhàng.
Để bầu thì em bỏ phiếu cho Bùi Ngọc Tấn: Chuyện kể năm 2000, Biển và chim bói cá.