Tôi nghĩ nhiều cụ cũng tâm tư như tôi khi đọc về tin Việt nam ngừng thăm dò vì áp lực của Trung quốc.
Về chuyện này cũng xin lạm bàn một chút:
1. Việc Trung quốc đe dọa và liên tục quấy rối là có thật nhưng việc họ dám làm tới đâu thì ta hoàn toàn chưa rõ và việc thử nghiệm vừa rồi là cách để đo mức độ phản ứng.
> Sứ bỏ về;
> Lầm lỳ dọa dẫm trên các kênh không chính thức;
Đây là điểm quan trọng >> nó sẽ làm thật.
Cái gì kêu to thì chỉ là dạng căng thẳng bề mặt, khó gây ra sự kiện nghiêm túc.
2. Việc chúng ta căng thẳng: Không có lợi vì chúng ta không có những điều kiện thuận lợi để chống lại (ít ra là thời điểm này).
Có những thời điểm, trong quân đội đặt ra mục tiêu giữ được các đảo từ 3-15 ngày nếu có chiến tranh xảy ra. Biển khác với đất liền, không phải cứ muốn là ra được, tiềm lực vận tải, chuẩn bị cho cuộc chiến mặc dù gần nhưng không có ưu thế như bọn Tàu.
Vậy chúng ta chống lại chúng bằng gì?
Chiến lược phòng ngừa của chúng ta vừa qua để tránh một cuộc chiến ngắn ngủi là:
+ Cố gắng không quân sự hóa các hoạt động mang tính dân sự;
+ Can thiệp quân sự thông qua tiếp cận dân sự (dùng tàu dân sự đẩy đuổi ...vv)
Một khi chiến tranh xảy ra chúng ta sẽ mất nhiều hơn được trong khi mọi sự chuẩn bị cho một cuộc chiến trên biển là chưa đủ và chưa rõ ràng. Vậy chúng ta sẽ lựa chọn gì? Đánh nhau đến giọt máu cuối cùng? Ảo tưởng quá không? Nhất trong thời buổi bây giờ?
Tôi cho rằng mọi người có trách nhiệm đều đã và đang cân nhắc, phân tích đầy đủ một cách hệ thống về chiến lược và tôi tin chúng ta vẫn có nhiều tướng tài, người giỏi đủ sức phân tích thăm dò.
"Chỉ có chiến tranh khi sự nhân nhượng, thụt lùi đã đủ để thấy lý do cho một cuộc chiến được chuẩn bị đủ"
Vậy có hơi buồn thôi nhưng tôi nghĩ rằng đó là cách xử lý mềm dẻo!