[Funland] Tiền lương ở Việt Nam mua được gì?

X0000

Xe điện
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
2,642
Động cơ
679,087 Mã lực
share-of-average-monthly-expense-by-category.png


Thu nhập của NLĐ là hữu hạn. Chi tiêu trong khoản thu nhập đó có thể biến đổi đôi chút thôi. Vì đa phần người Việt ko phải trả cái 33% cho nhà ở nên họ có nhiều tiền để phân phối vào các khoản chi tiêu khác. Họ SẴN SÀNG chi tiêu nhiều hơn cho ăn uống và đầu tư cho giáo dục của con cái. Nếu chi tiêu một cách tính toán như sống ở nước ngoài, người Việt tiết kiệm được nhiều.

Ở Quốc gia nào thì cũng vậy, ~70% dân số là NLĐ làm công ăn lương. Vì vậy tiêu chí đánh giá cuộc sống dễ thấy nhất là 3 chỉ số: Average household income, average household expenditure và average savings.

Ở Mỹ, tiết kiệm bình quân chỉ khoảng 2 - 3% thu nhập. Ở Châu Âu cao hơn chút, khoảng 6 - 9 %. Tỷ lệ số tiền tiết kiệm ở Nhật Bản là cao nhất trong các nước phát triển, khoảng 16%. Và đáng ngạc nhiên là người Việt có thể tiết kiệm lên tới 26%. Nếu chi tiêu ở VN đắt đỏ như nhiều người nói thì làm sao người Việt có thể tiết kiệm với số tiền lớn như vậy?
Thêm nữa, là rất nhiều thu nhập của người lao động Việt Nam không thống kê được. Nôm na là trốn thuế :)
 

BDS68

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
30,922
Động cơ
5,988,847 Mã lực
Nói chung, nếu nói về ăn uống thuần đồ châu Á, thì kể là có mua đồ về tự nấu thì giá vẫn cao hơn rất nhiều lần so với ở Việt Nam, từ nguyên liệu, gia vị, cho tới công sức, thời gian. Ngay như rau củ Châu Á, đa phần phải nhập đường máy bay, hoặc trồng ở bên đây, nhưng cũng phải theo vụ nên giá khá đắt. Đa số những ai có vườn thì đều tự trồng lấy để ăn thì có khi ăn lại không hết, toàn phải đem cho mọi người, vì đất canh tác ở bên này khá tốt.

Như nhóc lớn nhà em cũng toàn tự nấu ăn, nhóc lại ăn và nấu được đồ tây nên nấu khá nhanh mà lại rẻ. Cháu chỉ ăn căng tin khi nào thấy tiện hoặc để tiết kiệm thời gian ở trường, không muốn về ký túc xá thì mới ăn ở căng tin của trường. Với cả đi mua đồ thì cháu cũng có thói quen của mẹ là trước khi đi chợ thì lướt app 1 loạt những đồ cần mua, cứ ở đâu hạ giá đúng chủng loại thì mua. Nên hóa đơn bao giờ cũng rẻ hơn bình thường từ 20 tới 30%, nhưng chắc chắn sẽ mất thời gian hơn. Nhưng cuộc sống mà, cái gì cũng có giá của nó cả, mình muốn mua đồ như vậy mà giá rẻ hơn thì phải trả bằng thời gian và công sức của mình, đúng không ạ :)
Em rất thích đọc những chia sẻ của cụ, rất thực tế và khách quan trong nhìn nhận các vấn đề!
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,951
Động cơ
334,768 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
share-of-average-monthly-expense-by-category.png


Thu nhập của NLĐ là hữu hạn. Chi tiêu trong khoản thu nhập đó có thể biến đổi đôi chút thôi. Vì đa phần người Việt ko phải trả cái 33% cho nhà ở nên họ có nhiều tiền để phân phối vào các khoản chi tiêu khác. Họ SẴN SÀNG chi tiêu nhiều hơn cho ăn uống và đầu tư cho giáo dục của con cái. Nếu chi tiêu một cách tính toán như sống ở nước ngoài, người Việt tiết kiệm được nhiều.

Ở Quốc gia nào thì cũng vậy, ~70% dân số là NLĐ làm công ăn lương. Vì vậy tiêu chí đánh giá cuộc sống dễ thấy nhất là 3 chỉ số: Average household income, average household expenditure và average savings.

Ở Mỹ, tiết kiệm bình quân chỉ khoảng 2 - 3% thu nhập. Ở Châu Âu cao hơn chút, khoảng 6 - 9 %. Tỷ lệ số tiền tiết kiệm ở Nhật Bản là cao nhất trong các nước phát triển, khoảng 16%. Và đáng ngạc nhiên là người Việt có thể tiết kiệm lên tới 26%. Nếu chi tiêu ở VN đắt đỏ như nhiều người nói thì làm sao người Việt có thể tiết kiệm với số tiền lớn như vậy?
Về vấn đề cụ đưa ra là tại sao người Việt Nam mình lại có thể tiết kiệm được 26% thu nhập mà người Châu Âu lại thường không thể đạt được, thì em có thể giải thích như sau. Ở Châu Âu thì số 70% người lao động đa số đều mua nhà trả góp hàng tháng, hoặc phải thuê nhà, thu nhập chỉ có lương và gần như rất ít người có thu nhập ngoài lương. Cũng có người như em, làm hai job, kiểu vừa kính doanh, vừa ký hợp đồng làm hãng, hoặc ký hợp đồng làm cho hai hãng, thì cũng đều phải đóng thuế phí đầy đủ.

Tới khi nhận lương, đa số người lao động sẽ chi tiêu như biểu đồ trên của cụ. Khi mua nhà thì các ngân hàng thường dựa vào bảng lương để đưa ra mức cho người lao động vay hợp lý, nên mức trả góp hàng tháng 33% là mức an toàn đối với cả ngân hàng và người lao động. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế phí đóng cho nhà nước đã được trừ thẳng vào lương, nên người lao động sẽ không phải tiết kiệm cho vấn đề an sinh nhiều.

Ở Châu Âu thì lại được miễn học phí, được nhà nước hỗ trợ khá nhiều cho các môn ngoại khóa và thể thao, thành ra chi phí cho học hành cũng chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong thu nhập. Nhưng đi lại và ăn uống chiếm 1 phần không hề nhỏ trong tổng thu nhập bởi xăng dầu và giá dịch vụ khá cao, hơn nữa thuốc lá, rượu bia phải chịu nhiều loại thuế cho nhà nước. Thành ra chi phí cho hai khoản này mới nhiều. Đa số người lao động sẽ phải để riêng các khoản cho xăng dầu, thuốc lá, bia rượu và dịch vụ ăn uống đầu tiên khi nhận lương.

Nhưng vì người lao động bỏ ra nhiều cho chi phí xăng dầu, vé phương tiện giao thông công cộng, nên nhà nước thu được nhiều tiền thuế xăng dầu hơn. Thành ra sẽ đầu tư ngược lại cho hệ thống giao thông và môi trường, an sinh xã hội. Giá dịch vụ cao, khiến chất lượng ăn uống cũng như giá trị nhận lại từ các dịch vụ đó cũng đảm bảo sức khỏe và tinh thần cho người lao động. Thuế thuốc lá, rượu bia cao, cũng giúp tăng ngân sách nhà nước, để đầu tư ngược lại cho y tế, cho an sinh xã hội khi mà tỷ lệ người mắc ung thư, các bệnh hiểm nghèo do thuốc lá, bia rượu gây ra.

Thế nên nếu nhìn vào những chi tiêu của người lao động Châu Âu, sẽ thấy rằng đa số tiền làm ra của họ là đóng góp cho nhà nước. Công sức làm việc trong nhà máy thì mất tối thiểu 30 tới 35% thuế, phí và bảo hiểm cho nhà nước. Tiền mua xăng dầu thì cũng từng đó phần trăm vào ngân sách nhà nước. Tiền mua thuốc lá, bia rượu thì nhà nước phải thu về với tỷ lệ cao nhất, có khi tới 50% giá trị sản phẩm. Nhưng bù lại, người lao động không phải lo nghĩ về tài chính để chữa trị sức khỏe, cũng như để nuôi dạy con cái. Họ an tâm khi tham gia trong hệ thống giao thông, được đảm bảo an toàn về đi lại, cũng như an tâm hơn về an toàn thực phẩm và hài lòng với những gì mà an sinh xã hội đã đem lại cho họ.

Chính vì thế mà người lao động Châu Âu họ sẽ dành khá nhiều tiền trong mức thu nhập của họ cho nghĩ dưỡng, giải trí và du lịch. Lương cao thì họ đi du lịch ở những nơi đắt đỏ, bỏ nhiều chi phí cho các dịch vụ giải trí và an dưỡng cao cấp. Còn lại họ chỉ để một phần nhỏ của thu nhập để tiết kiệm thôi ạ. Nên em nghĩ nó là sự khác biệt tạm thời so với người lao động ở Việt Nam. Nhưng trong tương lai, em nghĩ xu hướng của xã hội Việt Nam rồi cũng sẽ đi theo và phát triển như vậy.
 

taychoi2403

Xe buýt
Biển số
OF-129890
Ngày cấp bằng
8/2/12
Số km
666
Động cơ
385,645 Mã lực
Về vấn đề cụ đưa ra là tại sao người Việt Nam mình lại có thể tiết kiệm được 26% thu nhập mà người Châu Âu lại thường không thể đạt được, thì em có thể giải thích như sau. Ở Châu Âu thì số 70% người lao động đa số đều mua nhà trả góp hàng tháng, hoặc phải thuê nhà, thu nhập chỉ có lương và gần như rất ít người có thu nhập ngoài lương. Cũng có người như em, làm hai job, kiểu vừa kính doanh, vừa ký hợp đồng làm hãng, hoặc ký hợp đồng làm cho hai hãng, thì cũng đều phải đóng thuế phí đầy đủ.

Tới khi nhận lương, đa số người lao động sẽ chi tiêu như biểu đồ trên của cụ. Khi mua nhà thì các ngân hàng thường dựa vào bảng lương để đưa ra mức cho người lao động vay hợp lý, nên mức trả góp hàng tháng 33% là mức an toàn đối với cả ngân hàng và người lao động. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế phí đóng cho nhà nước đã được trừ thẳng vào lương, nên người lao động sẽ không phải tiết kiệm cho vấn đề an sinh nhiều.

Ở Châu Âu thì lại được miễn học phí, được nhà nước hỗ trợ khá nhiều cho các môn ngoại khóa và thể thao, thành ra chi phí cho học hành cũng chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong thu nhập. Nhưng đi lại và ăn uống chiếm 1 phần không hề nhỏ trong tổng thu nhập bởi xăng dầu và giá dịch vụ khá cao, hơn nữa thuốc lá, rượu bia phải chịu nhiều loại thuế cho nhà nước. Thành ra chi phí cho hai khoản này mới nhiều. Đa số người lao động sẽ phải để riêng các khoản cho xăng dầu, thuốc lá, bia rượu và dịch vụ ăn uống đầu tiên khi nhận lương.

Nhưng vì người lao động bỏ ra nhiều cho chi phí xăng dầu, vé phương tiện giao thông công cộng, nên nhà nước thu được nhiều tiền thuế xăng dầu hơn. Thành ra sẽ đầu tư ngược lại cho hệ thống giao thông và môi trường, an sinh xã hội. Giá dịch vụ cao, khiến chất lượng ăn uống cũng như giá trị nhận lại từ các dịch vụ đó cũng đảm bảo sức khỏe và tinh thần cho người lao động. Thuế thuốc lá, rượu bia cao, cũng giúp tăng ngân sách nhà nước, để đầu tư ngược lại cho y tế, cho an sinh xã hội khi mà tỷ lệ người mắc ung thư, các bệnh hiểm nghèo do thuốc lá, bia rượu gây ra.

Thế nên nếu nhìn vào những chi tiêu của người lao động Châu Âu, sẽ thấy rằng đa số tiền làm ra của họ là đóng góp cho nhà nước. Công sức làm việc trong nhà máy thì mất tối thiểu 30 tới 35% thuế, phí và bảo hiểm cho nhà nước. Tiền mua xăng dầu thì cũng từng đó phần trăm vào ngân sách nhà nước. Tiền mua thuốc lá, bia rượu thì nhà nước phải thu về với tỷ lệ cao nhất, có khi tới 50% giá trị sản phẩm. Nhưng bù lại, người lao động không phải lo nghĩ về tài chính để chữa trị sức khỏe, cũng như để nuôi dạy con cái. Họ an tâm khi tham gia trong hệ thống giao thông, được đảm bảo an toàn về đi lại, cũng như an tâm hơn về an toàn thực phẩm và hài lòng với những gì mà an sinh xã hội đã đem lại cho họ.

Chính vì thế mà người lao động Châu Âu họ sẽ dành khá nhiều tiền trong mức thu nhập của họ cho nghĩ dưỡng, giải trí và du lịch. Lương cao thì họ đi du lịch ở những nơi đắt đỏ, bỏ nhiều chi phí cho các dịch vụ giải trí và an dưỡng cao cấp. Còn lại họ chỉ để một phần nhỏ của thu nhập để tiết kiệm thôi ạ. Nên em nghĩ nó là sự khác biệt tạm thời so với người lao động ở Việt Nam. Nhưng trong tương lai, em nghĩ xu hướng của xã hội Việt Nam rồi cũng sẽ đi theo và phát triển như vậy.
Cụ phân tích rất chuẩn nhưng phải thêm vào 1 ý nữa là dân vn có tính tiết kiệm rất cao (chắc do mới thoát nghèo). Cụ cứ để ý mà xem kể cả ở Mỹ hay Châu Âu thì tỷ lệ tiết kiệm/thu nhập của cộng người á (nhất là vn và Trung Quốc) cũng vượt trội so với phần còn lại.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,444
Động cơ
479,710 Mã lực
Tuổi
54
Về vấn đề cụ đưa ra là tại sao người Việt Nam mình lại có thể tiết kiệm được 26% thu nhập mà người Châu Âu lại thường không thể đạt được, thì em có thể giải thích như sau. Ở Châu Âu thì số 70% người lao động đa số đều mua nhà trả góp hàng tháng, hoặc phải thuê nhà, thu nhập chỉ có lương và gần như rất ít người có thu nhập ngoài lương. Cũng có người như em, làm hai job, kiểu vừa kính doanh, vừa ký hợp đồng làm hãng, hoặc ký hợp đồng làm cho hai hãng, thì cũng đều phải đóng thuế phí đầy đủ.

Tới khi nhận lương, đa số người lao động sẽ chi tiêu như biểu đồ trên của cụ. Khi mua nhà thì các ngân hàng thường dựa vào bảng lương để đưa ra mức cho người lao động vay hợp lý, nên mức trả góp hàng tháng 33% là mức an toàn đối với cả ngân hàng và người lao động. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế phí đóng cho nhà nước đã được trừ thẳng vào lương, nên người lao động sẽ không phải tiết kiệm cho vấn đề an sinh nhiều.

Ở Châu Âu thì lại được miễn học phí, được nhà nước hỗ trợ khá nhiều cho các môn ngoại khóa và thể thao, thành ra chi phí cho học hành cũng chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong thu nhập. Nhưng đi lại và ăn uống chiếm 1 phần không hề nhỏ trong tổng thu nhập bởi xăng dầu và giá dịch vụ khá cao, hơn nữa thuốc lá, rượu bia phải chịu nhiều loại thuế cho nhà nước. Thành ra chi phí cho hai khoản này mới nhiều. Đa số người lao động sẽ phải để riêng các khoản cho xăng dầu, thuốc lá, bia rượu và dịch vụ ăn uống đầu tiên khi nhận lương.

Nhưng vì người lao động bỏ ra nhiều cho chi phí xăng dầu, vé phương tiện giao thông công cộng, nên nhà nước thu được nhiều tiền thuế xăng dầu hơn. Thành ra sẽ đầu tư ngược lại cho hệ thống giao thông và môi trường, an sinh xã hội. Giá dịch vụ cao, khiến chất lượng ăn uống cũng như giá trị nhận lại từ các dịch vụ đó cũng đảm bảo sức khỏe và tinh thần cho người lao động. Thuế thuốc lá, rượu bia cao, cũng giúp tăng ngân sách nhà nước, để đầu tư ngược lại cho y tế, cho an sinh xã hội khi mà tỷ lệ người mắc ung thư, các bệnh hiểm nghèo do thuốc lá, bia rượu gây ra.

Thế nên nếu nhìn vào những chi tiêu của người lao động Châu Âu, sẽ thấy rằng đa số tiền làm ra của họ là đóng góp cho nhà nước. Công sức làm việc trong nhà máy thì mất tối thiểu 30 tới 35% thuế, phí và bảo hiểm cho nhà nước. Tiền mua xăng dầu thì cũng từng đó phần trăm vào ngân sách nhà nước. Tiền mua thuốc lá, bia rượu thì nhà nước phải thu về với tỷ lệ cao nhất, có khi tới 50% giá trị sản phẩm. Nhưng bù lại, người lao động không phải lo nghĩ về tài chính để chữa trị sức khỏe, cũng như để nuôi dạy con cái. Họ an tâm khi tham gia trong hệ thống giao thông, được đảm bảo an toàn về đi lại, cũng như an tâm hơn về an toàn thực phẩm và hài lòng với những gì mà an sinh xã hội đã đem lại cho họ.

Chính vì thế mà người lao động Châu Âu họ sẽ dành khá nhiều tiền trong mức thu nhập của họ cho nghĩ dưỡng, giải trí và du lịch. Lương cao thì họ đi du lịch ở những nơi đắt đỏ, bỏ nhiều chi phí cho các dịch vụ giải trí và an dưỡng cao cấp. Còn lại họ chỉ để một phần nhỏ của thu nhập để tiết kiệm thôi ạ. Nên em nghĩ nó là sự khác biệt tạm thời so với người lao động ở Việt Nam. Nhưng trong tương lai, em nghĩ xu hướng của xã hội Việt Nam rồi cũng sẽ đi theo và phát triển như vậy.
Nhà cháu thì vẫn khuyên nhiều người nếu con cái muốn định cư ở nước ngoài thì nên chọn Châu Âu hơn là Mỹ vì tính an toàn khi ở đó. Nhưng nghe cụ nói nộp thuế là đóng góp cho NN nhà cháu thấy hơi kỳ kỳ :D. Ở đâu đó thì bị gọi là tận thu (cuop), còn ở Châu Âu được coi là đóng góp...

Ở Châu Âu thì khoản bảo hiểm rẻ hơn Mỹ và cover 100% nên NLĐ được an toàn cao nhất. Kể cả cụ đi du lịch trong khối hay ra ngoài khối thì cũng luôn có bệnh viện liên kết và BH chi trả đầy đủ. Đấy là sự an toàn cho bản thân.

Nhưng Châu Âu có điểm trừ là thời gian chờ đợi khám bệnh dài. Đôi khi cả năm mới đến lượt. Với những người U50, U60, U70 bắt đầu có dấu hiệu về sức khỏe thì cách thăm khám bệnh như vậy là ko ổn. Đau ốm cần được chữa trị ngay, chứ chờ đợi nó kinh khủng lắm.

Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn, Úc... hay các nước trong cùng hệ thống thì đều khá giống nhau, NLĐ đều phải chi khoảng 33% thu nhập cho chỗ ở. Cụ lý giải thế nào thì người Việt trong nước vẫn hơn ở chỗ này.

Ngoài ra, khi về hưu, thu nhập giảm xuống còn 75%. Tức là mức sống hiện tại ra sao thì khi về hưu sẽ giảm mất 25% nữa. Nếu ko có khoản tiết kiệm để bù đắp vào, cuộc sống sẽ khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, tiêu chí Savings nó rất quan trọng.
 

Tara01

Xe tải
Biển số
OF-842212
Ngày cấp bằng
23/10/23
Số km
253
Động cơ
21,239 Mã lực
Ở VN không tiết kiệm dành cho tuổi già (tiền gửi TK hoặc chuyển qua là tài sản) thì về hưu thu nhập hẻo lắm, rớt cái đùng ấy chứ không phải tương đương 75% mức sống trước khi về hưu đâu. Ở NN thì em không biết
 

taychoi2403

Xe buýt
Biển số
OF-129890
Ngày cấp bằng
8/2/12
Số km
666
Động cơ
385,645 Mã lực
Nhà cháu thì vẫn khuyên nhiều người nếu con cái muốn định cư ở nước ngoài thì nên chọn Châu Âu hơn là Mỹ vì tính an toàn khi ở đó. Nhưng nghe cụ nói nộp thuế là đóng góp cho NN nhà cháu thấy hơi kỳ kỳ :D. Ở đâu đó thì bị gọi là tận thu (cuop), còn ở Châu Âu được coi là đóng góp...

Ở Châu Âu thì khoản bảo hiểm rẻ hơn Mỹ và cover 100% nên NLĐ được an toàn cao nhất. Kể cả cụ đi du lịch trong khối hay ra ngoài khối thì cũng luôn có bệnh viện liên kết và BH chi trả đầy đủ. Đấy là sự an toàn cho bản thân.

Nhưng Châu Âu có điểm trừ là thời gian chờ đợi khám bệnh dài. Đôi khi cả năm mới đến lượt. Với những người U50, U60, U70 bắt đầu có dấu hiệu về sức khỏe thì cách thăm khám bệnh như vậy là ko ổn. Đau ốm cần được chữa trị ngay, chứ chờ đợi nó kinh khủng lắm.

Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn, Úc... hay các nước trong cùng hệ thống thì đều khá giống nhau, NLĐ đều phải chi khoảng 33% thu nhập cho chỗ ở. Cụ lý giải thế nào thì người Việt trong nước vẫn hơn ở chỗ này.

Ngoài ra, khi về hưu, thu nhập giảm xuống còn 75%. Tức là mức sống hiện tại ra sao thì khi về hưu sẽ giảm mất 25% nữa. Nếu ko có khoản tiết kiệm để bù đắp vào, cuộc sống sẽ khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, tiêu chí Savings nó rất quan trọng.
Người việt trong nước luôn có tâm lý tiền thuê nhà là tiền mất đi vô nghĩa cho chủ nhà. Do đó họ cực kỳ tiết kiệm cho khoản thuê nhà, toàn thuê chỗ ở ko xứng tầm với thu nhập. Ngược lại Tây họ chịu chi cho chỗ ở lắm. Bạn Tây em con 1, bố mẹ có nhà biệt thự 3 tầng mà nó ko chịu ở cùng vì thích tự do thoải mái. Đi làm cái là chuyển ra ngoài thuê nhà mất 1/3 thu nhập luôn. Chứ chuẩn ra có chỗ ở đàng hoàng thoải mái như người đi thuê ở Tây thì người việt mình chi cũng phải tầm 33% thu nhập cho chỗ ở đấy
 

botmingoc

Xe tải
Biển số
OF-138889
Ngày cấp bằng
17/4/12
Số km
390
Động cơ
372,058 Mã lực
Nhà cháu thì vẫn khuyên nhiều người nếu con cái muốn định cư ở nước ngoài thì nên chọn Châu Âu hơn là Mỹ vì tính an toàn khi ở đó. Nhưng nghe cụ nói nộp thuế là đóng góp cho NN nhà cháu thấy hơi kỳ kỳ :D. Ở đâu đó thì bị gọi là tận thu (cuop), còn ở Châu Âu được coi là đóng góp...
Giàu mà chỉ đi tiêu tiền thì cháu nghĩ châu Âu tốt hơn hẳn. Nếu mà đẳng cấp kiểu ở Monaco hay Thụy Sĩ, số triệu phú nhiều hơn dân nghèo thì đúng là thiên đường tiêu tiền. Còn cơ hội ở Mỹ dễ hơn nhiều, giờ sv tốt nghiệp mà lương hơn 100k$/năm là nhiều đứa nó còn chê thấp.

Ở Mỹ, tiết kiệm bình quân chỉ khoảng 2 - 3% thu nhập. Ở Châu Âu cao hơn chút, khoảng 6 - 9 %. Tỷ lệ số tiền tiết kiệm ở Nhật Bản là cao nhất trong các nước phát triển, khoảng 16%. Và đáng ngạc nhiên là người Việt có thể tiết kiệm lên tới 26%. Nếu chi tiêu ở VN đắt đỏ như nhiều người nói thì làm sao người Việt có thể tiết kiệm với số tiền lớn như vậy?
Em thấy cái số 2-3% thu nhập nó không đúng, ở xh nào cũng thế, nếu chỉ tiết kiệm đc 2-3% nghĩa là phải cần 3-5 năm mới có thể đủ cho 1 tháng (nếu nhỡ ra?).
Cụ nhìn thống kê tài sản theo tuổi trung bình ở Mỹ dưới này, tài sản tích lũy rất nhiều, nếu chỉ tiết kiệm 2-3% thì ko bao giờ tài sản nó lên đc như con số thế này.
1736876179824.png
 

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
6,093
Động cơ
711,221 Mã lực
Lâu lắm rồi cháu chỉ biết lương qua thông báo.
Còn gấu giữ thẻ và app ngân hàng rồi
 

taychoi2403

Xe buýt
Biển số
OF-129890
Ngày cấp bằng
8/2/12
Số km
666
Động cơ
385,645 Mã lực
Giàu mà chỉ đi tiêu tiền thì cháu nghĩ châu Âu tốt hơn hẳn. Nếu mà đẳng cấp kiểu ở Monaco hay Thụy Sĩ, số triệu phú nhiều hơn dân nghèo thì đúng là thiên đường tiêu tiền. Còn cơ hội ở Mỹ dễ hơn nhiều, giờ sv tốt nghiệp mà lương hơn 100k$/năm là nhiều đứa nó còn chê thấp.


Em thấy cái số 2-3% thu nhập nó không đúng, ở xh nào cũng thế, nếu chỉ tiết kiệm đc 2-3% nghĩa là phải cần 3-5 năm mới có thể đủ cho 1 tháng (nếu nhỡ ra?).
Cụ nhìn thống kê tài sản theo tuổi trung bình ở Mỹ dưới này, tài sản tích lũy rất nhiều, nếu chỉ tiết kiệm 2-3% thì ko bao giờ tài sản nó lên đc như con số thế này.
View attachment 8934078
Cái này là trung bình average mang rất ít ý nghĩa vì chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ rất lớn. Nếu bỏ 10% người thu nhập cao ra hoặc tính theo trung vị median là biết nhau ngay
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,951
Động cơ
334,768 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Nhà cháu thì vẫn khuyên nhiều người nếu con cái muốn định cư ở nước ngoài thì nên chọn Châu Âu hơn là Mỹ vì tính an toàn khi ở đó. Nhưng nghe cụ nói nộp thuế là đóng góp cho NN nhà cháu thấy hơi kỳ kỳ :D. Ở đâu đó thì bị gọi là tận thu (cuop), còn ở Châu Âu được coi là đóng góp...

Ở Châu Âu thì khoản bảo hiểm rẻ hơn Mỹ và cover 100% nên NLĐ được an toàn cao nhất. Kể cả cụ đi du lịch trong khối hay ra ngoài khối thì cũng luôn có bệnh viện liên kết và BH chi trả đầy đủ. Đấy là sự an toàn cho bản thân.

Nhưng Châu Âu có điểm trừ là thời gian chờ đợi khám bệnh dài. Đôi khi cả năm mới đến lượt. Với những người U50, U60, U70 bắt đầu có dấu hiệu về sức khỏe thì cách thăm khám bệnh như vậy là ko ổn. Đau ốm cần được chữa trị ngay, chứ chờ đợi nó kinh khủng lắm.

Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn, Úc... hay các nước trong cùng hệ thống thì đều khá giống nhau, NLĐ đều phải chi khoảng 33% thu nhập cho chỗ ở. Cụ lý giải thế nào thì người Việt trong nước vẫn hơn ở chỗ này.

Ngoài ra, khi về hưu, thu nhập giảm xuống còn 75%. Tức là mức sống hiện tại ra sao thì khi về hưu sẽ giảm mất 25% nữa. Nếu ko có khoản tiết kiệm để bù đắp vào, cuộc sống sẽ khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, tiêu chí Savings nó rất quan trọng.
Có mấy điểm cụ đưa ra ở còm trên, em thấy chưa chính xác lắm, nên em mạn phép thảo luận thêm cho vấn đề được rõ ràng hơn.

Thứ nhất, người dân Séc đa phần xác định nộp thuế là đóng góp cho nhà nước Séc, bởi họ thừa nhận thức để thấy rằng những gì họ nhận về luôn quá xứng đáng với mức thuế họ bỏ ra. Ai cũng có lúc trong gia đình có người xa cơ lỡ vận, gặp tai nạn hay ốm đau bệnh tật. Nên khi họ trải qua hoặc chứng kiến tận mắt những hỗ trợ thiết thực của nhà nước giúp họ vượt qua khó khăn, họ sẽ không nghĩ nhà nước đang tận thu hay bóc lột thuế của họ.

Cái gì cũng có giá của nó, đúng không cụ. Khi nhà nước đảm bảo y tế, giáo dục, an ninh cũng như an sinh xã hội cho tất cả mọi người dân, thì số tiền được coi là bóc lột thuế phí đó, được người dân chấp nhận. Vì họ biết những gì họ đang hưởng không phải là miễn phí, chỉ là giá trị họ nhận lại vẫn rất là rẻ so với số thuế họ đóng. Khi người dân cảm thấy giá của các sự miễn phí mà nhà nước đem lại cho họ không xứng đáng với giá trị thật của nó, thì lúc đó họ sẽ đấu tranh để đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Thế nên 1 xã hội ổn định là xã hội luôn hài hòa được nhu cầu an sinh của người dân, đối với những đóng góp của họ với chính phủ đang cầm quyền.

Thứ hai, về việc cụ nói ở Châu Âu thời gian chờ đợi khám bệnh dài. Cái này có lẽ thông tin cụ có được, chưa chính xác. Em chia sẻ về việc khám bệnh ở Séc để cụ đánh giá thực tế về vấn đề này. Em nghĩ y tế Séc nói riêng, hay y tế Châu Âu nói chung thì cũng khá tương đồng với nhau. Hệ thống bệnh viện tại Séc luôn hoạt động 24/24h, nên nếu ai thấy có vấn đề về sức khỏe thì đều có thể tới khám vào bất kỳ lúc nào. Nếu trong giờ hành chính thì tới bác sỹ cá nhân hay còn gọi là bác sỹ khu vực. Thường nếu không có bệnh thì chỉ tới khám khi có lịch, còn nếu ốm đau thì có thể tới khám bất kỳ lúc nào nếu trong giờ làm việc của bác sỹ.

Ngoài giờ làm việc của bác sỹ, tức sau 15h hoặc 16h, thì người bệnh cứ việc thẳng tiến vào bệnh viện. Tại đây các bác sỹ bắt buộc phải khám và chữa cho bệnh nhân, nhưng y tá họ sẽ phân chia mức độ ưu tiên khám trước theo thang xanh, vàng, cam và đỏ. Nếu người bệnh nhận được đánh giá của y ta là ở mức độ xanh, thì có thể người bệnh đó phải đợi vài tiếng mới tới lượt để khám. Còn nếu ý tá đánh giá mức độ là cam hay đỏ, thì thường sẽ được ưu tiên khám trước. Nếu bác sỹ thấy bệnh tình nghiêm trọng sẽ cho bệnh nhân nhập viện nằm nội trú để điều trị luôn.

Người bệnh vào viện thì chỉ cần mang theo thẻ căn cước và thẻ bảo hiểm (có quên thẻ bảo hiểm cũng không sao) và ít nhất là 90 Korun tiền mặt nếu vào khám tại bệnh viện sau giờ hành chính, bởi lúc đó bệnh viện sẽ thu phí 90 Korun cho mỗi lần khám. Nếu ai vào bệnh viện khám trước 15h thì không mất phí này. Nhiều người đi làm xa, khi có bệnh thì không thể về bác sỹ cá nhân tại khu vực mình sống để khám được, thì họ sẽ vào thẳng bệnh viện. Nên nếu tới bệnh viện khám trước 15h thì sẽ không mất 90 Korun.

Ở Séc em chưa thấy ai bị bệnh mà cả năm chưa tới lượt đi khám cả. Thường nếu bệnh không nặng thì bác sỹ sẽ tùy theo mức độ mà cho lịch hẹn, nhưng khá là phù hợp và đa số gần tới ngày, thì đều có tin nhắn nhắc bệnh nhân tới khám đúng lịch. Trường hợp chưa tới lịch mà bệnh trở nặng thì như em nói ở trên, cứ tới thẳng phòng khám gặp bác sỹ hoặc vào thẳng bệnh viện là sẽ được cứu chữa kịp thời. Ngay như đau răng, hay cần nhổ răng thì cứ trung tâm khẩn cấp về răng mà tới, bác sỹ sẽ giải quyết mà chỉ cần mỗi thẻ bảo hiểm y tế, kể cả lúc đó là nửa đêm, nếu trung tâm đó làm việc 24/24h.

Thứ ba, khi về hưu thì vấn đề quan trọng nhất không phải là tài chính, mà là người về hưu được hưởng những chế độ an sinh nào từ xã hội, để họ có thể sống bình an với mức lương hưu mà không cần phải lo lắng. Em nhận thấy xã hội Séc đảm bảo được cho người dân về an toàn sức khỏe, nhất là với những người cao tuổi. Như vậy là nhà nước đã đảm bảo phần khó nhất của đời người đối với người dân, khiến người dân thấy không nhất thiết phải tiết kiệm tiền để lo chiến đấu với bệnh tật. Mà thay vào đó, họ dùng tiền để hưởng thụ cuộc sống trước mắt, chứ không nhất nhất phải tiết kiệm.

Tất nhiên trên đây chỉ là cái nhìn chủ quan của em với đa số người dân nằm trong số 70% người lao động. Chứ chưa chắc nó đã chính xác với nhóm nhỏ elite trong bất cứ xã hội tại Châu Âu nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

botmingoc

Xe tải
Biển số
OF-138889
Ngày cấp bằng
17/4/12
Số km
390
Động cơ
372,058 Mã lực
Cái này là trung bình average mang rất ít ý nghĩa vì chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ rất lớn. Nếu bỏ 10% người thu nhập cao ra hoặc tính theo trung vị median là biết nhau ngay
Ồ đúng là chênh lệch quá lớn, median chỉ = 1/4 1/5
1736881894928.png


Thật ra số median cũng ko là hay lắm vì chưa phân loại rõ ràng giới siêu giàu (ví dụ [1,2,3,4,100] thì median vẫn là 3). Cái bảng này phân theo % từng bậc, còn chi tiết hơn. Bước nhảy lên bậc % tiếp càng lúc càng xa, có cái còn ngang với tất cả bậc dưới cộng lại.
1736896561005.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,814
Động cơ
96,326 Mã lực
Ồ đúng là chênh lệch quá lớn, median chỉ = 1/4 1/5
View attachment 8934121

Thật ra số median cũng ko là hay lắm vì chưa phân loại rõ ràng giới siêu giàu (ví dụ [1,2,3,4,100] thì median vẫn là 3). Cái bảng này phân theo % từng bậc, còn chi tiết hơn. Bước nhảy lên bậc % tiếp càng lúc càng xa, có cái còn ngang với tất cả bậc dưới cộng lại.
View attachment 8934138
Cám ơn cụ, bảng rất hay. Như thế này nghĩa là e cũng không tồi lắm, yên tâm Việt nam bằng Mĩ thì em vẫn đủ sống rồi.
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,910
Động cơ
523,673 Mã lực
Nhà em ko có thu nhập gì ngoài lương mà nuôi 2 F1 sống bình thường, chưa bao giờ phải đi vay, hồi mua căn chung cư đầu tiên đc phụ huynh cho 100 củ. Đến nay 2vc đã đi làm 30 năm và tổng thu nhập hộ gia đình hiện tại ko có gì phải ngại
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,444
Động cơ
479,710 Mã lực
Tuổi
54
Giàu mà chỉ đi tiêu tiền thì cháu nghĩ châu Âu tốt hơn hẳn. Nếu mà đẳng cấp kiểu ở Monaco hay Thụy Sĩ, số triệu phú nhiều hơn dân nghèo thì đúng là thiên đường tiêu tiền. Còn cơ hội ở Mỹ dễ hơn nhiều, giờ sv tốt nghiệp mà lương hơn 100k$/năm là nhiều đứa nó còn chê thấp.


Em thấy cái số 2-3% thu nhập nó không đúng, ở xh nào cũng thế, nếu chỉ tiết kiệm đc 2-3% nghĩa là phải cần 3-5 năm mới có thể đủ cho 1 tháng (nếu nhỡ ra?).
Cụ nhìn thống kê tài sản theo tuổi trung bình ở Mỹ dưới này, tài sản tích lũy rất nhiều, nếu chỉ tiết kiệm 2-3% thì ko bao giờ tài sản nó lên đc như con số thế này.
View attachment 8934078
Vâng, nhà cháu nhớ nhầm con số 2% - 3%, sorry cụ. Hiện nay nó khoảng 4,5% thu nhập.

.

Và số dư tài khoản tiết kiệm trung bình hộ gia đình là $8000, tức khoảng 2 - 2.5 tháng lương của NLĐ bình thường. Nó ko nhiều phải ko ạ?


Và vâng, ở Mỹ thì cái Median nó chính xác hơn cái Average, và như vậy nó còn thấp hơn nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

DonaldTrump79

Xe tăng
Biển số
OF-525095
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
1,329
Động cơ
690,488 Mã lực
Cụ hơi điêu đấy nhé :D.
Nửa năm là 6 tháng x 4 = 24 củ (hơn mức ô tô 20 củ). Thế cụ lương 4 củ mà nuôi được 4 bánh thì lạ lắm :P
Thì em chạy xe công nghệ cho tập đoàn đa cuốc za grab, tháng trừ hết chi phí xăng xe đi rồi dư ra chưa nổi 4 củ cụ ơi :((
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top