[Funland] Tiền ảo Bitcoin ngừng giao dịch, hàng ngàn khách hàng Việt điêu đứng

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,813
Động cơ
479,101 Mã lực
Sau sự cố bị hacker đánh cắp 65 triệu USD bitcoin , nhiều sàn trên thế giới đã ngưng giao dịch khiến giá Bitcoin giảm mạnh. Sự việc trên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường giao dịch Bitcoin tại Việt Nam, hàng ngàn khách hàng có nguy cơ thua lỗ nặng.

Ngày hôm qua, Bitfinex – một trong những sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới cho biết họ đã ngừng toàn bộ giao dịch để kiểm tra lại hệ thống sau sự cố bị hacker tấn công. Theo thông báo đã được phát đi, Bitfinex cho biết hacker đã tấn công vào hệ thống chính của Bitcoin và lấy đi 119.756 Bitcoin, tương đương hơn 65 triệu USD.

Ngay sau khi Bitfinex ngừng giao dịch, nhiều hệ thống con của Bitcoin tại Trung Quốc, Anh, Hồng Kông, Úc cũng đã ngưng giao dịch để tránh sự cố đánh cắp thông tin khách hàng. Tại Việt Nam, thị trường Bitcoin cũng bị dao động mạnh và giá Bitcoin cũng sụt giảm khoảng 30%.

Đồng Bitcoin giảm mạnh sau khi bị hacker tấn công

Anh Nguyễn Công Hiếu (ngụ quận 4. TP.HCM) cho biết: “Tôi thực sự rất lo lắng khi giá Bitcoin giảm mạnh chỉ trong vài ngày qua. Hồi tháng 4,5, tỉ giá trung bình ở mức 10 triệu đồng/Bitcoin, tuy nhiên đầu tháng 6 vừa qua tỉ giá đã tăng đột biến lên 18 triệu đồng/Bitcoin khiến tôi thấy rất hào hứng. Nghĩ tỉ giá sẽ còn tăng cao nên tôi đã đầu tư gần 4 tỉ vào đồng tiền này".

"Hiện nay, tỉ giá giảm xuống chỉ còn khoảng 12 triệu đồng khiến tôi lỗ hơn 1 tỉ đồng. Hiện nay, các sàn đều ngưng dao dịch khiến tôi có nguy cơ mất trắng toàn bộ số tiền đầu tư. Không chỉ riêng tôi, hàng ngàn khách hàng tại TPHCM cũng đang bối rối chưa biết phải làm gì để lấy lại tiền đã đầu tư”, anh này cho biết.

Cùng tâm trạng với anh Hiếu, chị Nga (ngụ Tân Phú, TPHCM) cũng khá bức xúc: “Khi tư vấn cho tôi, các nhân viên của Bitcoin đều khẳng định rằng hệ thống Bitcoin là hệ thống toàn cầu nên an toàn tuyệt đối. Do được bảo mật qua hàng ngàn hệ thống bảo vệ nên không bao giờ xảy ra tình trạng bị đột nhập. Tuy nhiên, mấy ngày nay hệ thống đã ngưng toàn bộ giao dịch của tôi, tôi muốn rút tiền đầu tư cũng không thể rút".

"Để đầu tư vào đây tôi đã phải đi vay mượn gần 2 tỉ đồng, giờ nếu hệ thống không thể giao dịch hoặc giảm giá mạnh tôi chắc chắn sẽ mất trắng. Mấy ngày nay tôi đã liên lạc với những lãnh đạo của Bitcoin đã tư vấn cho tôi nhưng đều không thể liên hệ. Thực sự lúc này tôi rất hoang mang”, chị Nga tỏ ý lo lắng.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Hoàng Anh, chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh Online tại TPHCM cho biết: “Sau sự cố hệ thống Bitcoin bị đột nhập, nhiều cơ quan đã nhảy vào phân tích và điều tra. Tuy vậy, để lấy lại số tiền đã mất là cực kỳ khó. Nhiều sàn cũng lợi dụng tình trạng này để tuyên bố phá sản nhằm “bùng” tiền của khách hàng. Cụ thể, năm 2014, sàn Mt.Gox cũng đã lấy lý do bị tấn công và gặp trục trặc kỹ thuật để ngăn khách hàng rút tiền. Không lâu sau sàn này tuyên bố phá sản khiến hàng trăm ngàn khách hàng mất trắng hàng chục triệu USD”.

Ông Hoàng Anh cho biết thêm: “Hiện nay, nếu tình trạng giá Bitcoin sụt giảm người thiệt hại đầu tiên vẫn là khách hàng. Tình trạng xấu nhất là các sàn tuyên bố phá sản thì người chơi cũng khó có thể đòi lại số tiền đã đầu tư. Tại Việt Nam, đồng Bitcoin vẫn chưa chính thức được công nhận nên việc can thiệp của chính quyền để đòi lại tiền cho khách hàng cũng rất khó".

"Theo tôi nghĩ, lúc này các nhà đầu tư cần hết sức thận trọng với những loại tiền ảo này vì nó luôn chứa đựng những rủi ro bất ngờ. Tất cả giao dịch đều phụ thuộc vào hệ thống tại nước ngoài nên khi xảy ra sự cố người chịu thiệt luôn là khách hàng”, ông Hoàng Anh khuyên.

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/tien-ao-bitcoin-ngung-giao-dich-hang-ngan-khach-hang-viet-dieu-dung-20160804154017742.htm
 

gialinhnguyen

Xe hơi
Biển số
OF-441366
Ngày cấp bằng
30/7/16
Số km
179
Động cơ
212,030 Mã lực
Tuổi
36
Cái này rộ lên một đợt voz khủng khiếp. Giờ cũng bt rồi
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,404
Động cơ
1,114,824 Mã lực
Tuổi
46
Em chưa thấy anh em bạn bè nào dùng cái này.
 

VesGranT

Xe tải
Biển số
OF-86075
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
390
Động cơ
411,870 Mã lực
Em ứ hiểu bitcoin là j luôn @.@
 

gialinhnguyen

Xe hơi
Biển số
OF-441366
Ngày cấp bằng
30/7/16
Số km
179
Động cơ
212,030 Mã lực
Tuổi
36
Cái này giờ mới đầu tư nói chung chỉ có lỗ. Các mợ nghe bọn nó tư vấn bùi tai đổ tiền vào. K nắm đc kỹ thuật dễ ăn lừa và mất trắng
 

Rivers

Xe lăn
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
12,238
Động cơ
749,580 Mã lực
Em nghe mấy cụ chơi bitcoin bẩu tiền này là do dân mạng phát triển, không có thằng nào hay tổ chức nào thao túng, quản chế được mà sao giá nó cứ lên xuống như quần mấy em gái TDH thế nhờ ~:>
 

athk

Xe tăng
Biển số
OF-314375
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
1,610
Động cơ
309,654 Mã lực
Nó là ảo thì nó cũng ra đi trong ảo ảo thôi
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,485
Động cơ
348,205 Mã lực
Tiền thật mà cháu còn thấy hoa mày chóng mặt nữa là tiền ảo, kể ra nhiều người cũng dư dả tiền thật thì mới ảo như vậy
 

Tên Lấy Rồi

Xe tải
Biển số
OF-329358
Ngày cấp bằng
31/7/14
Số km
346
Động cơ
286,233 Mã lực
Nơi ở
Hanoi Vietnam
Nhà cháu có 2 khách hàng đang chơi món này.. phen này có khi lại phải dừng dự án vì Bitcoin dừng giao dịch :(
 

Chai-en

Xe tải
Biển số
OF-160206
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
224
Động cơ
350,660 Mã lực
Em nghe mấy cụ chơi bitcoin bẩu tiền này là do dân mạng phát triển, không có thằng nào hay tổ chức nào thao túng, quản chế được mà sao giá nó cứ lên xuống như quần mấy em gái TDH thế nhờ ~:>
Tiền thật mà cháu còn thấy hoa mày chóng mặt nữa là tiền ảo, kể ra nhiều người cũng dư dả tiền thật thì mới ảo như vậy
Nó là ảo thì nó cũng ra đi trong ảo ảo thôi
Nó không ảo tí nào :)) Kính các cụ :)) . Không phải vì mọi thứ gắn với nó đều là electronic và thực hiện bằng phần mềm, thuật toán, trên máy tính, thì nó là "ảo". Nó không ảo hơn tiền giấy hoặc bô ly me các cụ đang cầm đâu.

Các cụ cho em hỏi, tại sao tiền các cụ đang xài nó lại không "ảo" :D Tại sao 1 miếng cotton hoặc polymer rộng không bằng lòng bàn tay viết số lên cộng với màu mè + hoa văn phong cảnh bên trên lại "quyền lực" như vậy (có thể đem đổi chác lấy 1 tỉ thứ từ đồ dùng đến dịch vụ)? Vì người ta tin là nó còn giá trị, người nhận, sau khi nhận lấy miếng giấy đó, có thể đem đổi tiếp lấy thứ khác người ta muốn. Khi không còn ai tin, nó trở về miếng giấy vô giá trị.

Tiền thật không mang giá trị mà chỉ là kí hiệu của giá trị (note), tiếng mẽo, money là tiền, còn bản thân tờ tiền, là "banknote".

Giá trị ấy được ấn định, vừa được bảo hộ và vừa bị ép buộc công nhận bởi nhà nước, thông qua quyền lực nhà nước. Ngân hàng trung ương (central bank/state bank) là nơi duy nhất có quyền phát hành tiền, và là một công cụ để thực hiện các chính sách tiền tệ (monetary policy) và tài khóa (fiscal policy).

Các cụ là dân đen, những tưởng nên có cái nhìn cởi mở và ôm ấp hơn với bitcoin :D Còn chuyện lãnh tụ đại bàng không thích là phải. Bởi quyền cung tiền, vốn là quyền độc tôn của nhà nước.

Khi lãnh tụ tay to lèo lái tốt, tổng sản phẩm tăng, tiền được in ra vừa đủ, nhà nhà giàu có sung túc hơn, thiên hạ thái bình.

Khi lãnh tụ làm ăn như ỉ a ra đấy, tham nhũng nợ công đầm đìa, chi tiêu bố láo, các tay to sẽ tăng thuế, và in tiền. In tiền cũng là 1 dạng tăng thuế, nó pha loãng (dilute) lượng tiền toàn dân đang nắm giữ, và dịch chuyển tài sản vào tay một nhóm nhỏ có quyền phát hành và phân phối tiền. Một thứ thuế đánh vào toàn dân luôn. Term hàn lâm gọi là lạm phát (inflation), điệu đà như mấy đội cơm sườn thì gọi là bội chi ngân sách (tộ sư, bội chi ngân sách mà đếch có nguồn nào khác thì chả phải in tiền ra có phải?).

Trong thời kì siêu lạm phát (hyperinflation), siêu khủng hoảng, lãnh chúa in tiền như ăn cướp, hoặc nhà nước sập, không còn ai bảo kê cho một đồng tiền, lúc ý tiền "thật" của các cụ mong manh hơn khói.

Nói đâu xa, cụ nào sống qua quả đổi tiền năm 85 rồi thời hứng lạm phát phi mã hậu quả của vụ "giá-lương-tiền" quãng 86-89 hẳn ko lạ (quả ý anh Hĩu Tố, thi hào, phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng a.k.a tương đương phó thủ tướng có tham gia làm "kiến trúc sư", hihi).

Ảnh: Đức, 1923. Các nhi đồng đang chơi với hàng cục tiền trong thời cộng hoà Weimar (quãng sau WW1 đến trước khi Hitler lên nắm quyền).
Các cụ hẳn cũng có nghe chuyện về những triệu phú thành trắng tay sau 1 đêm, bởi lãnh tụ pha loãng tiền của các ảnh hàng triệu lần. Hay những giai thoại như hàng trăm ngàn mark mua con tem, hoặc dùng cả cái xe cút kít chở tiền đi mua bánh mì, chủ hàng ko nhận, sau thì đồng ý, điều kiện là để lại cái xe cút kít...

Tiền giấy các cụ cầm, nói chung phụ thuộc khá nhiều vào chính quyền vui hay buồn, mạnh hay yếu, ngu hay khôn, sợ dân hay ko coi ai ra gì.

Xét theo khía cạnh này, bitcoin hay các kiểu tiền điện tử khác giá trị nó còn bền vững hơn. Có điều giờ tỉ trọng của nó chưa là gì với các phương tiện thanh toán truyền thống, nên tính thăng giáng của nó rất mạnh (volatility) -- khi quy chiếu nó với 1 đồng tiền nhất định. Những dữ liệu bit byte được công nhận 1 giá trị thì cũng là vì dựa vào lòng tin của ecosystem của những người đang cầm nắm nó.

Ngay cả lúc bitcoin được định giá cao nhất (~$1200/BTC khi so sánh với fiat money) cũng chỉ quãng hơn 10 tỉ tơn cho toàn bộ cap market của nó. Khối lượng nhỏ nhắn xinh xắn như thế. Cụ nào nghiên về forex các thứ sẽ hiểu volume ít ảnh hưởng đến volatility thế nào.




Không muốn in lắm giấy thế, thì lãnh chúa hiện đại tăng số 0 ở đuôi lên. Ta có cái này (100 nghìn tỉ đô la các cụ ợ)
(em cũng méo hiểu sao nền kinh tế của nó vẫn chạy được, hẳn là thị trường chợ đen rất tài tình):



--------
Edit: sau khi em post còm này và 1 post dưới, có một số cụ tỏ ý nghi ngờ, thắc mắc, và thậm chí có ý kêu em lập lờ đánh lận con đen, lừa gà kêu gọi. Có thái độ hoài nghi (skeptical) với một thứ mới là điều tốt, nhưng mỉa mai nhau là ko nên. Em giả nhời cụ ấy ở tận trang 14, nay post lên đây cho thành 1 mạch.

Em ko quote đc cụ Chai-en, dùng đt nó bị lỗi hay sao ấy. Em xin ý kiến với nội dung ở trang 1 của cụ

Bẩm cụ, cụ chắc là fanboy nên mới lập luận thế này mà lập lờ (hoặc vô ý vì cụ ko biết) ở một số điểm:

1. Về sự ra đời của tiền: tiền và các vật định giá trước tiền không phải do vua chúa phong kiến định ra, mà là do các thương nhân tạo ra. Thậm chí ngay cả "tín phiếu" là tiền thân của tiền giấy pháp định hiện đại xuất hiện vào thời Cách mạng Công nghiệp ở châu Âu cũng là do nhà thờ sử dụng uy tín để phát hành.

2. Tiền bitcoin về cơ bản kỹ thuật là một định dạng kỹ thuật số, yêu cầu phải có sự giao dịch, chuyển đổi mới phát sinh giá trị. Nó chả sờ mó được, mà cụ cũng không cất ở nhà được. Trên thực tế dù cụ ngồi nhà và nhất quyết ko giao dịch gì nữa thì nó vẫn ở trong mạng ảo và phải có bên thứ 3 (người, tổ chức, máy) chứng thực.

3. Từ cái vấn đề chứng thực, em nói thật một câu là chính quyền dù cụ cho chửi là thối nát như nhau thì chính quyền ko dễ gì mà sụp đổ được (toàn sự kiện lịch sử, có phải chuyện hàng ngày đâu). Và các nhà nước quốc gia dân tộc vẫn là chủ thể chính và uy tín nhất trong các vấn đề đương đại (là uy tín nhất, chứ ko phải là lúc nào cũng uy tín).

4. "Tiền điện tử" mà cụ mong đợi có khả năng sẽ ra đời và phát triển, khi nào hình thái quốc gia dân tộc triệt tiêu và loài người sống trong một thiết chế nhà nước toàn cầu. Và đi xâm lược sao Hỏa, kiểu thế.

5. Đừng so sánh Bitcoin với vàng, em thật một câu là cái này như so sánh Tần Thủy Hoàng với George Washington ấy. Lúc trà dư tửu hậu thì nghe còn tạm, khi bắt đầu nghiêm túc thì thấy chả liên quan. Bitcoin có các đặc tính bắt chước vàng do con người tìm cách gán cho nó, vàng có các đặc tính mà con người thấy tốt để phục vụ cho một số muc đích của mình.

5. Bitcoin chỉ có 21 triệu mà người ta ca ngợi là đặc tính tốt. Cụ bảo cụ ko hiểu sao nền kinh tế vận hành đc, nói thế em hiểu. Cụ đã từng bao giờ đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa tiền - vàng - dầu trong tài chính hiện đại chưa? Cụ biết sao mà con ng ko loại bỏ hết chỉ dùng 1 thứ ko?

6. Nếu cụ muốn mua bán bitcoin ở trên này thì nên quảng cáo thông tin thật cho khách hàng. Tốt xấu khách tự đánh giá, mình đừng có tâng gây nhiễu. Em làm dịch vụ khách hàng, em rất dị ứng kiểu đó.

Em thất học sớm, chỉ mua sách về đọc cho biết. Nếu có gì sai các cụ bỏ quá cho em.
Kể ra em ko trả lời mấy bài này :) Vì kiểu nhũn nhặn như câu kết nhưng thực ra đầy định kiến và áp đặt và chả có cầu thị nào. Thể hiện ở câu 6. Nếu cụ nghĩ ai cũng là người forum seeding ("tâng" như từ của cụ), thì có nói gì cũng là seeding, ko cao quý như cụ, làm dịch vụ khách hàng "có thế nào nói đó". Mà em thật em méo hiểu em đang buôn cái gì cho các cụ cơ.

Nếu cụ kêu là lập lờ, ta thử mần từng câu của cụ:

1. Sai. Tiền do nhân dân cần lao tự tạo ra trước hết, do nhu cầu trao đổi. "Doanh nhân" là những người chuyên mua bán trao đổi. Xã hội civilized đến một mức đủ cao mới chuyên môn hóa đến thế. Nhưng những thứ token ("tiền") đầu tiên do cần lao nghĩ ra để dễ trao đổi hàng hóa với nhau hơn thì đã có từ rất sớm.

"Lãnh chúa" ở đây là ám chỉ đại bàng tay to, ko phải là vua chúa mới là lãnh chúa. Chính quyền anh Bình tập hay anh X hay anh Ma (ô ba) cũng là lãnh chúa.

- Cái câu của cụ cũng không hề mâu thuẫn với cái em viết.

Vàng là sự tiến hóa từ những dạng tiền thô sơ khác. Điểm thêm lịch sử:
Cái hình tờ 100 nghìn tỉ đô la zimba, có câu “I promise to pay the bearer the sum of… “ kèm chữ kí của governor. "Tôi hứa sẽ trả cho người cầm [tờ giấy này] một khoản là....". Nhưng đây là tiền rồi mà, ngân hàng hứa trả cái gì mới được? Trả tiền cho người cầm tiền? Trả 20 dollar cho người cầm tờ 20 dollar?
Trường hợp này rất thú vị. Câu này còn có thể tìm thấy trên đồng bảng của Anh, tiền Ấn độ, USD, CAD (vì tính chất lịch sử của nó):

I promise to pay the bearer on demand the sum of:


Will pay the bearer on demand:


I promise to pay the bearer the sum of...


will pay the bearer on demand




Vì đúng như cụ nói, banknote là một dạng tín phiếu. Trong lịch sử, ngay cả khi dùng vàng, việc mang đi mang lại cũng nguy hiểm và phiền toái, nhất là với những người cần mang nhiều, VD như thương nhân. Nhu cầu này làm nảy sinh ra ngành ngân hàng, ban đầu đơn giản là các quỹ kí thác. Ai là người nên mang vàng đi lại: đám hiệp sĩ (knights) vì phải tầng lớp ấy mới đảm bảo an toàn vận chuyển vàng giữa các nơi. Đó là những ông tổ của ngành ngân hàng.

Banknote nguyên thủy là một tờ giấy cam kết, có chữ kí (hoặc con dấu/seal) của bên phát hành (ngân hàng), cam kết rằng 1 người khi deposit vàng ở 1 chi nhánh tại A có thể rút ra từng đó vàng tại các kho khác của ngân hàng đó tại B hay C (“I promise to pay the bearer on demand….”). Ngân hàng (bên phát hành banknote) có nghĩa vụ trả cho người cầm cái banknote đó VD 5 hay 10 đô la bằng vàng.

Đây là "lời hứa" trả bằng vàng:




Bằng bạc:


Cổ hơn nữa:





Khi người ta tin tưởng cao cái tờ cam kết đó, tờ giấy đó hoàn toàn có thể dùng để cất trữ, thanh toán, lưu thông trên thị trường… vì cứ ai cầm (bearer) là sẽ được thanh toán vàng. Dần dần nó biến thành tiền giấy như hiện giờ (nhưng chỉ được phát hành bởi ngân hàng trung ương (reserve bank/central bank/state bank chứ ko phải any bank), vẫn là thứ ghi nhận giá trị, nhưng lãnh chúa ko hứa trả lại bằng vàng nữa hehe).

Việc mang chứng nhận của giá trị, thay vì vàng đi lại đã thuận tiện hơn nhiều, chưa kể tính hữu dụng khi các thương nhân từ A đến B để buôn và ngược lại, thì việc cân đối lại nguồn vàng chỉ cần offset lượng vàng giữa các nơi.

Chế độ bản vị vàng cũng xuất phát từ tình huống lịch sử trên: tiền tệ in ra phải được đảm bảo bằng vàng (triệt để hoặc 1 phần).

Ngày nay không còn lãnh chúa nào chơi bản vị vàng nữa, cụ ạ, nên những câu trên trong tờ tiền chỉ mang tính lịch sử, nhưng vẫn rất hay ho. Lãnh chúa được in tiền ko cần đảm bảo bằng vàng nữa.

Việc buộc công nhận bởi quyền lực của lãnh chúa đại bàng, mời cụ xem một số tờ tiền có chữ “legal tender”, chữ đó gán cho tiền một tư cách pháp lý là không thể bị từ chối khi được sử dụng để thanh toán các khoản nợ. Tại sao lại từ chối tiền mặt? có thể cụ hỏi thế. Tình huống nó kiểu như này: cụ cho vay, khi đáo hạn cả gốc cả lãi là 150% chẳng hạn, cụ méo mặt, vì tiền mất giá nhanh quá. Nhưng cụ bị buộc phải nhận, cụ không thể bảo thôi tiền mất giá lắm, mày phải trả tao bằng vàng, hoặc thôi tao xiết con xe của mày chứ tiền giờ tao ko lấy tiền nữa. Tương tự khi lãnh chúa nợ các cụ và in tiền ra trả các cụ. Luật buộc cụ phải nhận. Legal tender là như vậy.

2. “Bitcoin yêu cầu phải có giao dịch, chuyển đổi mới phát sinh giá trị”. Sai.

Sai, Ở đâu ra kết luận như vậy? Bitcoin thỏa mãn tốt 1 trong các chức năng của tiền là chức năng lưu trữ. Một thứ có giá trị khi người ta nghĩ nó có giá trị. Giá trị là thứ rất tương đối. Một đồng xu gỉ cụ đào được trong vườn trong mắt cụ là vô giá trị, nhưng trong mắt 1 tay sưu tập tiền cổ thì nó giá trị rất lớn. Tương tự với những thứ “nhảm nhí” từng dùng làm tiền trong quá khứ. Bitcoin trong mắt cụ giờ còn “thảm” hơn răng cá mập, mai rùa, lông chim, vv… vì nó “không sờ được”.

Một người “tin” bitcoin họ giữ có giá trị, vì họ có thể tiếp tục đổi nó lấy thứ khác, vì có người khác đó cũng tin là họ nhận bitcoin có thể lại đổi tiếp, cứ tiếp tục như thế. Cụ tin vào tờ giấy hoa văn vì nó được back bởi government, bitcoin user tin ở cái blockchain ;) Chỉ cần nhiều người chung lòng tin, thì thứ trao đổi giữa họ sẽ “có giá trị”.

Không cất được: sai. Thích thì cụ trích ra “cold storage” được, copy ra usb cho vào két được. Có gì mà không tàng trữ “ở nhà” được.

3. Không dễ mà sụp đổ. Thực tế là vẫn có sụp đổ. Sụp đổ còn có thể hiểu là vỡ nợ, xù nợ, dù vẫn nắm quyền (VD do có quyền lực quân đội). Xù nợ là khi in lại hết tiền, phủ nhận tiền cũ.

Và một chính quyền tuy không sụp đổ, nhưng hoàn toàn có thể đưa một xã hội từ tiêu tiền đồng, hào, thành chục nghìn, trăm nghìn, triệu. Đưa giá bát phở từ khoảng 10k lên 40k, hoặc giá dịch vụ sung sướng phổ thông từ 80k lên 300-400k. Tất cả những cái đó diễn ra trong không đến nửa thế kỉ :-"

Có cái topic hay hay của 1 cụ khác, các cụ đọc xong quả tiền này thì ôn lại kỉ niệm xưa ở đây:
https://www.otofun.net/threads/doi-tien-o-vn-nam-1985-va-vu-luong-gia-tien-on-lai-ky-niem.1068277/

4. Nó hoàn toàn có thể xuất hiện trước thế. Như cụ nói, cho dù loài người không còn biên giới, quốc gia thì vẫn còn chính trị, vẫn còn đại bàng lãnh tụ nắm cả thế giới, ngay cả lãnh chúa ấy sẽ vẫn ko thích tiền do dân đen tự control.
Thực ra Bitcoin dần được ưa chuộng chính vì khả năng thanh toán (payment ability) xuyên biên giới và cực rẻ của nó. Với tiền hiện đại, tính năng thanh toán là rõ nhất so với các tính năng còn lại, nhưng nhu cầu ấy lại rất đắt.

5(1). Vầng không có gì lạ đúng là do con người gán cho nó mà. Khi người ta nghĩ ra một đồng tiền và thực hiện các code đầu tiên, người ta tìm hiểu các tính chất của vàng, và nghĩ xem làm sao tái hiện được 1 thứ mang những tính chất như thế. Bền vững, hữu hạn, hiếm, khó làm ra, ngoài ra còn có tính không dễ (thể) làm giả. Nó được xem là “gold 2.0” ko phải ko có lý.

5(2). Em bảo em ko hiểu là ko hiểu sao nền kinh tế zimba nó chạy.

21 triệu là trần trên. Em cũng từng thắc mắc ý này. Các ý kiến cho rằng limit trần trên có thể gây thiểu phát (deflation) vẫn gây nhiều tranh cãi. Cái phần đơn vị của nó (denominator) giờ đến tận satoshi (tức là 10^-8 của 1 BTC) 21 triệu BTC có 21 * 10 (2 triệu 100 nghìn tỉ) unit nhỏ nhất là satoshi.

Ngay cả khi nó đại diện cho toàn bộ tài sản trên thế giới (~75 nghìn tỉ USD), thì mỗi satoshi có thể đại diện cho ở mức cent. Chưa kể có thể gán cho 1 BTC các bước chia nhỏ hơn cả satoshi nữa.

6. Và cụ thất học sớm như cụ tự nhận kiểu ấy, thì nên open-minded hơn, cầu thị hơn. Và đừng nghĩ ai cũng "phải" có cái lợi lộc "con buôn" gì đó thì mới bỏ công viết. Ngẫn lắm ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

BiK

Xe điện
Biển số
OF-12982
Ngày cấp bằng
2/2/08
Số km
3,099
Động cơ
554,384 Mã lực
Nơi ở
Lại sắp đi công tác
Nó không ảo tí nào :)) Kính các cụ :)) . Không phải vì mọi thứ gắn với nó đều là electronic và thực hiện bằng phần mềm, thuật toán, trên máy tính, thì nó là "ảo". Nó không ảo hơn tiền giấy hoặc bô ly me các cụ đang cầm đâu.

Các cụ cho em hỏi, tại sao tiền các cụ đang xài nó lại không ảo :D Tại sao 1 miếng cotton hoặc polymer rộng không bằng lòng bàn tay với màu mè + hoa văn phong cảnh bên trên lại "quyền lực" như vậy (có thể đem đổi chác lấy 1 tỉ thứ từ đồ dùng đến dịch vụ)?

Tiền thật không mang giá trị mà chỉ là kí hiệu của giá trị (note), tiếng mẽo, money là tiền, còn bản thân tờ tiền, là "bank note".

Giá trị ấy được ấn định, được bảo hộ và ép buộc công nhận bởi nhà nước, thông qua quyền lực nhà nước. Ngân hàng trung ương (central bank/state bank) là một công cụ để thực hiện các chính sách tiền tệ (monetary policy) và tài khóa (fiscal policy).

Các cụ là dân đen, những tưởng nên có cái nhìn cởi mở và ôm ấp hơn với bitcoin :D Còn lãnh tụ đại bàng không thích là phải. Quyền phát hành tiền giấy, vốn là quyền độc tôn của nhà nước.

Khi lãnh tụ tay to lèo lái tốt, tổng sản phẩm tăng, tiền được in ra vừa đủ, nhà nhà giàu có sung túc hơn, thiên hạ thái bình.

Khi lãnh tụ làm ăn như ỉ a ra đấy, nợ công đầm đìa, các tay to sẽ tăng thuế, và in tiền. In tiền cũng là 1 dạng tăng thuế, nó pha loãng (dilute) lượng tiền toàn dân đang nắm giữ, và dịch chuyển tài sản vào tay một nhóm nhỏ có quyền phát hành và phân phối tiền. Một thứ thuế đánh vào toàn dân luôn. Term gọi là lạm phát (inflation), điệu đà như mấy đội cơm sườn thì gọi là bội chi ngân sách (tộ sư, bội chi ngân sách mà đếch có nguồn nào khác thì chả phải in tiền ra).

Trong thời kì siêu lạm phát (hyperinflation), siêu khủng hoảng, lãnh chúa in tiền như ăn cướp, hoặc nhà nước sập, không còn ai bảo kê cho một đồng tiền, lúc ý tiền "thật" của các cụ mong manh hơn khói.

Nói đâu xa, cụ nào sống qua thời "giá-lương-tiền" quãng 86-89 hẳn ko lạ.

Ảnh: Đức, 1923. Các nhi đồng đang chơi với hàng cục tiền trong thời cộng hoà Weimar (quãng sau WW1 đến trước khi Hitler lên nắm quyền).
Các cụ hẳn cũng có nghe chuyện về những triệu phú thành trắng tay sau 1 đêm, bởi lãnh tụ pha loãng tiền của các ảnh hàng triệu lần. Hay những giai thoại như hàng trăm ngàn mark mua con tem, hoặc dùng cả cái xe cút kít chở tiền đi mua bánh mì, chủ hàng ko nhận, sau thì đồng ý, điều kiện là để lại cái xe cút kít...

Tiền giấy các cụ cầm, phụ thuộc vào chính quyền vui hay buồn, mạnh hay yếu. Xét theo khía cạnh này, bitcoin hay các kiểu tiền điện tử khác giá trị nó còn bền vững hơn. Có điều giờ tỉ trọng của nó chưa là gì nên tính thăng giáng của nó rất mạnh (volatility). Những dữ liệu bit byte được công nhận 1 giá trị thì cũng là vì dựa vào lòng tin.



Không muốn in lắm giấy thế, thì lãnh chúa hiện đại tăng số 0 ở đuôi lên. Ta có cái này (100 nghìn tỉ đô la các cụ ợ)
(em cũng méo hiểu sao nền kinh tế của nó vẫn chạy được, hẳn là thị trường chợ đen rất tài tình)

Cụ nói vậy em cũng chưa thấy rõ gì về tác dụng của bitcoin và so sánh của nó với bank note.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,813
Động cơ
479,101 Mã lực
Ngày trước còn nhiều ku cậu đầu tư hàng loạt dàn máy khủng để đào bitcoin,nhưng có mấy ai được đâu.:)):)):))
 

Chai-en

Xe tải
Biển số
OF-160206
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
224
Động cơ
350,660 Mã lực
Em thì không đầu tư vào bitcoin (e ko có tiền nhàn rỗi, cũng ko đủ máu đầu tư :D, bất kể là lướt sóng hay mua cả giàn GPU về đào), nhưng em có tìm hiểu về nó (dưới góc độ về mật mã học (cryptography), đại số, toán rời rạc, công nghệ thông tin, kinh tế học).

Câu chuyện về lịch sử tiền và sự sâu sắc của bitcoin là một đề tài cực kì thú vị, nên em cũng có chút nhã hứng hầu rượu các cụ :D

Từ thuở hồng hoang, trước khi phát minh ra tiền, người ta phải trao đổi trực tiếp (batering system): ông trồng chuối đem đổi chuối lấy thịt, ông nuôi gà đổi gà lấy da thú từ ông thợ săn, ông nuôi bò đổi sữa lấy cá, vv...
Hệ thống này rất hạn chế phỏng ạ: ko phải lúc nào cũng tìm được nhu cầu ngược chiều, hoặc ông có bò làm sao đổi chỉ 1/100 con bò của mình lấy con gà được chả lẽ xẻo miếng?

Nhu cầu trao đổi tăng cao của một XH phát triển dẫn đến sự hình thành của vật ngang giá chung. Mấy cái này basic chắc cụ nào cũng đọc/học rồi.
Ban đầu, nó thường là những thứ có nhu cầu trao đổi cao (kiểu gần như ai cũng cần). Muối cũng từng là tiền luôn.

Dần nó tiến hóa thành những thứ ko nhất thiết phải "dùng làm gì được", kiểu "ăn được" (gạo, muối, hồ tiêu) hay "mặc được" (da thú), mà có thể là những thứ rất ất ơ, nhưng hoặc là đẹp, hoặc có giá trị lưu trữ nhiều người thích: vỏ sò, răng cá mập, lông chim đẹp, mai rùa, dao vv...

Những thứ đó tiến hoá hơn nữa thành những vật mà phải có thuộc tính của tiền ngày nay: phải bền, phải có giá trị cao (nếu ko sẽ phải mang rất nặng đi, VD tiền sắt chẳng hạn), dễ tàng trữ, dễ vận chuyển (mấy ông ở cái đảo gì ở thái bình dương dùng đá làm tiền cứ gọi là vỡ mồm), phải tương đối đồng đều về phẩm chất và lượng (mai rùa con to con nhỏ, định giá cũng khó), phải dễ chia nhỏ, phải dễ được người ta ham muốn, phải tương đối hữu hạn trong tự nhiên (khó làm ra, để giá trị của nó không dễ bị bào mòn, nếu dễ quá, lập tức người ta sẽ ồ ạt làm ra thứ đó và nó rất nhanh thành vô giá trị), phải khó bị làm giả, nhưng có thể bỏ công sức để làm ra (quả vỏ sò với lông chim có vẻ ko ổn).

Vàng (và bạc) có những tính chất trên. Nhưng bạc dễ bị xỉn (1 lượng tí xíu lưu huỳnh trong không khí).
Chỉ còn vàng (1 yếu tố nữa của vàng là điểm nóng chảy đủ thấp để có thể nấu ra và chia nhỏ).

Vàng rất hiếm, lượng vàng làm ra mỗi năm rất ít. Toàn bộ lượng vàng thế giới làm ra trong toàn bộ lịch sử nếu gom lại chỉ được 1 khối lập phương mỗi cạnh 20m (http://www.bbc.com/news/magazine-21969100) nên giá trị của vàng rất khó bị control như tiền giấy. Khối lập phương này mỗi năm size mỗi cạnh được khoảng vài cm.

Đoạn này thú vị ạ: Khi các đời lãnh chúa tay to nắm quyền, và nuôi bộ máy của mình bằng việc đánh thuế dân đen sinh sống làm ăn buôn bán trên đất lãnh chúa kiểm soát, đám ý nhận thấy chỉ đánh thuế bằng thứ tiền nguyên thuỷ (primitive currency) kia ko thật hiệu quả.

Chả lẽ đánh thuế bằng gạo với muối, dân 1 vùng nó nộp tô bằng nông sản thì tàng trữ cũng khó, lại quá nhiều, kho nào chứa hết cả triệu thúng gạo?
Những thứ limit hơn thì khá hơn (vàng, bạc, kim loại quý), nhưng vì chúng limit, muốn có muốn thêm vàng cũng không có nổi.

Thế là tiền hiện đại ra đời, cho đến ngày nay. Nó là 1 thứ bản thân không có giá trị (ta nói là không có intrinsic value), nhưng lãnh chúa làm ra/in ra và ấn định giá trị, buộc dân đen công nhận (legal tender), và độc quyền phát hành, và chủ động hoàn toàn nguồn cung, cũng như các chính sách thuế khóa khác. Đó là thứ tiền trung ương tập quyền, phát hành qua ngân hàng nhà nước (centralized money).

----
Bitcoin thực sự là một ý tưởng vĩ đại, giống triết mác lê vẫn phán là mọi thứ lặp lại nhưng ở 1 tầng cao hơn. Khi 1 (hay một nhóm) dân đen có cái đầu trí tuệ, nghĩ về một đồng tiền mà có thể được tạo ra, lưu hành, lưu trữ, giống như thời tiền tệ nguyên thủy, nhưng xịn hơn, tất nhiên.

Không dễ bị devalue bởi lãnh chúa khi đám ý in tiền, không dễ bị cưỡng đoạt, không chịu ảnh hưởng của chính trị. Hoành tráng hơn: không chịu giới hạn của địa lý. Không có ngân hàng trung ương, hay đám trung gian khi thực hiện các giao dịch (có dăm cái giao dịch nội ngân hàng chúng nó còn lao vào hút máu các cụ, chuyển qua lại quốc tế thì thôi rồi).

Bitcoin có những thuộc tính:
- không có lãnh chúa phát hành
- không có ngân hàng can thiệp
- rất khó kiếm (đào vật vã mới được đơn vị 1 phần tỉ hoặc 1 phần triệu bitcoin)
- giới hạn (trần trên là 21 triệu bitcoin)

Đó là những thuộc tính của vàng.

Việc loại bỏ vai trò của lãnh chúa trong tiền tệ, đương nhiên ko lãnh chúa nào thích, vì vậy, hầu hết các chính quyền đều coi bitcoin là ngoài vòng pháp luật, không công nhận bitcoin. Tuy nhiên không gì cưỡng được xu thế tiến bộ. Tiền điện tử còn rất non trẻ, nhưng em tin sẽ là tiền của tương lai.

Thời mà móc trong tay nải ra mấy lạng bạc, hất hàm bảo tiểu nhị rót cho hũ diệu với 2 cân bò áp chảo, hoặc là các quan hối lộ thì cứ khiêng mấy thùng vàng đến nhà Hoà Thân -- mà mình vỗ vai bảo đám ý là sau này ko ai ôm bạc đi đâu, dùng mấy tờ giấy vẽ lên hết, có khi ko tưởng tượng nổi.

Giờ đang tiêu tiền, xong bảo nay mai là bit với byte hết, chắc cũng khó nghe tương tự (cụ thể đang mang tiếng là bị điên, ảo tưởng, lừa đảo, không tương lai).
Nhân tiện là lều báo giật tít khá bựa, cái này ko phải là flaw ở bản chất của bitcoin, mà là lỗ hổng của ông làm sàn giao dịch, giống như ông nhà cái bị trộm khoắng, ko có nghĩa là cả nước vất tiền đi ko dùng. Bitcoin cũng ko hề ngừng giao dịch.

(Nhà em ngắt post, còn tiếp ạ)
 
Chỉnh sửa cuối:

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,723
Động cơ
440,221 Mã lực
Em cbuwa hiểu cụ chai en nói la2ms vì cụ bảo bi coin nó co thuộc tính như vàng ở 4 điểm như trên, có cái điểm là lấy búa gò thành nhẫn thì bicoin có gò được ko ạ :).
Tại sao em vẫm thích tiền giấy hơn dù cụ nố là lãnh chúa in, vì nó đc nhqf nc bảo đảm và có chết thì cả nước chết chung, còn bi cion chết thì cả nước VN vỗ tay cho mày chết vì ai bảo mày nhiều tiền :))
 

745Li

Xe container
Biển số
OF-68374
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
9,483
Động cơ
504,959 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Em cbuwa hiểu cụ chai en nói la2ms vì cụ bảo bi coin nó co thuộc tính như vàng ở 4 điểm như trên, có cái điểm là lấy búa gò thành nhẫn thì bicoin có gò được ko ạ :).
Tại sao em vẫm thích tiền giấy hơn dù cụ nố là lãnh chúa in, vì nó đc nhqf nc bảo đảm và có chết thì cả nước chết chung, còn bi cion chết thì cả nước VN vỗ tay cho mày chết vì ai bảo mày nhiều tiền :))
Hờ hờ. D:D em cũng dân ngu khu đen nên thôi cứ xài tiền giấy, miễn ko phải tiền âm phủ.
 

tica

Xe điện
Biển số
OF-330747
Ngày cấp bằng
11/8/14
Số km
3,821
Động cơ
55,798 Mã lực
Bitcoin nó làm các ông đào mê muội gần như đa cấp, luôn tin rằng nó sẽ lên mãi. Thời điểm gần 1000$/bit vẫn ôm và hùng hục đầu tư máy để đào. Sau đó nó rơi tõm xuống 600 và xuống hơn 100.
Đã là tiền thì đều theo quy luật kinh tế và bị chi phối cả. Đầu tư thì phải biết cutloss khi cần.
 

The Peace

Xe tăng
Biển số
OF-167511
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
1,556
Động cơ
-253,691 Mã lực
Em éo thích bitcoin, tiền giấy nó có giá trị vì có chính phủ bảo lãnh giá trị.
Tiền ảo bản chất đã có rồi, chính là các tài khoản ngân hàng.
Bỏ tiền giấy đi em thấy ko ổn.

Thứ nhất bitcoin nó hack server là mất hết à? Éo chơi.
Thứ 2, em đi hối lộ (chạy chức, chạy dự án, chạy việc, chạy học v.v... ) em chuyển khoản éo thằng nào dám nhận.
Thứ 3, bị mấy anh xxx tóm em định 50/50 chẳng nhẽ lại hỏi tài khoản anh là gì để em chuyển à :)) Và điều tương tự sẽ xảy ra nếu ra TDH =)) =)) =))

V.v...
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,844
Động cơ
446,678 Mã lực
thật còn éo ăn ai lại còn ảo với diệu
 

Sol

Xe buýt
Biển số
OF-301638
Ngày cấp bằng
13/12/13
Số km
533
Động cơ
310,850 Mã lực
BC được thế giới ngầm hồ hở đón nhận và sử dụng vì nó qua mặt được hệ thống kiểm soát của các chú Phỉnh, đương nhiên là các chú ấy không thích điều này

Hệ thống thuật toán loằng ngoằng phức tạp không phá được thì Phỉnh cho người phá các đầu mối, cuộc chiến còn dài...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top