[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Đầu tiên là Mỹ, Mỹ có thực sự mạnh về quân sự ? hãy xem thực tế ntn

Mỹ phải mua xe chiến đấu tàng hình Đức

Tham gia gói thầu mua sắm xe chiến đấu mới của Mỹ ngoài Rheinmetall còn có liên doanh được thành lập bởi Công ty Raytheon của Mỹ.

Hiện chưa rõ thời điểm công bố kết quả nhưng theo giới chuyên gia, nhiều khả năng Lynx sẽ được lựa chọn bởi trang bị tối tân và được thiết kế kiểu module có thể thay đổi kết cấu theo yêu cầu của tường nhiệm vụ.

Xe chiến đấu Lynx.


Xe chiến đấu Lynx được thiết kế với tháp pháo kiểu module Rheinmetall LANCE trang bị pháo tự động 30mm hoặc 35mm có ổn định tầm hướng và điều khiển từ xa. Tháp pháo và pháo được thiết kế cho phép pháo thủ có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách tối đa 3.000m.

Xe được trang bị tổ hợp tên lửa tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM), hệ thống điều khiển vũ khí từ xa, một súng máy đồng trục 7,62mm RMG7.62 3 nòng. Hệ thống vũ khí điều khiển thứ cấp kết nối với hệ thống kính ngắm quang điện tử của xe.

Tháp pháo được lắp đặt hai hệ thống kính ngắm quang điện điện tử (EO), bao gồm hệ thống kính ngắm và cảm biến quang điện được lắp hệ thống ổn định (SEOSS), tích hợp với thiết bị đo xa laser, hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS), hệ thống kính ngắm SEOSS cho vũ khí chủ lực của xe.

Mỗi hệ thống kính ngắm EO có thể được trưởng xe và pháo thủ sử dụng, hệ thống kính ngắm trưởng xe cho phép quan sát toàn cảnh chiến trường không phụ thuộc vào chuyển động của tháp pháo.

Tháp pháo có thể được lắp đặt hệ thống nhận thức tình huống (SAS) tăng cường cho kính ngắm trưởng xe, hệ thống cảnh báo chiếu xạ laser (LWS), giá lắp đặt vũ khí điều khiển từ xa độc lập tháp pháo, hệ thống xác định âm thanh đầu đạn đối phương và hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến mạng chiến trường C4I.

Hệ thống điều khiển hỏa lực pháo, súng máy đồng trục kỹ thuật số tháp pháo LANCE cho phép loạt bắn có độ chính xác gần như tuyệt đối, tốc độ 200 phát/phút. Để tăng cường khả năng tồn tại trên chiến trường, Lynx được lắp đặt các tấm giáp nhiều lớp, có khả năng ngăn chặn đạn chống tăng, đạn xuyên giáp các cỡ nòng, mảnh đạn pháo hạng nặng, mìn chống tăng tự chế (IEDs) và bom hàng không.


Nội thất của xe cũng được gắn một lớp lót tăng cường spall để bảo vệ thành viên kíp xe trong điều kiện thiết giáp bị xuyên thủng. Xe được tăng cường các bộ khí tài vô hiệu hóa sóng xung kích của mìn và vũ khí tự chế IED, ghế ngồi trong trạng thái treo để giảm thương vong tối đa từ mìn gầm xe.

Xe cũng có thể được trang bị tùy chọn hệ thống phòng thủ chủ động, hệ thống ngụy trang... Tất cả những trang bị này hiện đều khá xa lạ với hầu hết xe chiến đấu hiện có trong quân đội Mỹ.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-mua-xe-chien-dau-tang-hinh-duc-3388700/
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ trở thành nước nhập khẩu vũ khí

(Vũ khí) - Gặp khó trong nhiều chương trình vũ khí công nghệ cao, nhất là tên lửa siêu thanh, Mỹ đã chọn cách nhập khẩu từ nước ngoài.

Hải quân Mỹ và nhà thầu thuộc Cơ sở Nghiên cứu Quốc phòng Na Uy (Forsvarets forskningsinstitutt - FFI) vừa ký hợp tác phát triển tên lửa siêu thanh Nammo - bản hợp đồng được ký kết sau khi Na Uy đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm thành công với Nammo. Dòng tên lửa được thiết kế đặc biệt với hệ thống động cơ đẩy Ramjet.

Loại động cơ này có cấu tạo khác với các loại động cơ phản lực thông thường: Thay vì sử dụng máy nén, động cơ phản lực thẳng dùng chính áp suất do luồng không khí ở tốc độ cao tạo ra để nén khí vào buồng đốt, điều này khiến động cơ Ramjet hoạt động hiệu quả ở các vận tốc rất lớn và dễ dàng đẩy quả tên lửa bay với vận tốc Mach 5 hoặc nhanh hơn.

Tên lửa Nammo.
Hiện nay, FFI đã thực hiện hơn 200 thử nghiệm khác nhau tại trung tâm của mình ở Raufoss, Na Uy, mô phỏng tốc độ từ Mach 3 đến Mach 5 và tất cả đều hoạt động rất tốt và chứng minh được hiệu quả cũng như độ tin cậy.

Theo nhận định từ chuyên gia của tạp chí Jane's, việc Mỹ phải tìm đến nhà sản xuất Na Uy trong viêc phát triển dòng tên lửa tốc độ cao cho thấy Mỹ đang gặp khó trong linh vực này. Bằng chứng là hiện mới chỉ có chương trình X-51A được biết đến nhưng chỉ sau 1 vài lần phóng thử, chương trình này đã không được nhắc đến.

Không chỉ với vũ khí siêu thanh, trang National Interest của Mỹ vừa tiết lộ thông tin bất ngờ rằng, Na Uy đang trở thành vị cứu tinh cho nhiều chương trình vũ khí công nghệ cao của Mỹ, trong đó, có chương trình máy bay F-35 và chiến hạm LCS.

Cụ thể, hãng Kongsberg của Na Uy tuyên bố kế hoạch phát triển phiên bản mới của tên lửa Naval Strike Missile (NSM) dành cho tiêm kích thế hệ 5 F-35 do Mỹ phát triển theo đề nghị của Lầu Năm Góc. Hiện nay trên thế giới chỉ có NSM đạt tiêu chuẩn tên lửa thế hệ 5 - thế hệ tên lửa tất cả các nhà thầu quốc phòng Mỹ đều chưa đủ khả năng phát triển.

Tên lửa NSM có thể được phóng đi từ nhiều phương tiện khác nhau như trực thăng, tàu chiến, từ đất liền... và sắp tới là F-35. Sau khi đạt độ cao và tốc độ phù hợp, động cơ phản lực sẽ khởi động và giữ nguyên tốc độ và lao đến mục tiêu. NSM có tầm bắn khoảng 160km.

Đại diện của Kongsberg cho biết, không giống với tên lửa như P-800 Oniks của Nga, có thể đạt tốc độ Mach 2.5, NSM không có tốc độ siêu thanh nhưng họ tin rằng trong chiến tranh hiện đại, "tên lửa thông minh sẽ hiệu quả hơn tên lửa có tốc độ bay nhanh".

Theo giải thích, thay vì cố vượt qua lưới phòng không của đối phương nhờ tốc độ cao, Kongsberg chọn giải pháp tàng hình và khiến radar đối phương bị mù trước đòn tấn công. Ngoài ra, NSM còn tạo nên sự khác biệt rất lớn với hầu hết các tên lửa chống hạm hiện có.

Hiện nay, phần lớn các tên lửa chống hạm trên thế giới sử dụng một thiết bị radar chủ động để định vị mục tiêu. Mặc dù rất hiệu quả, song việc tên lửa phát sóng vô tuyến khi nhằm vào mục tiêu sẽ khiến nó bị các thiết bị điện tử phát hiện.


Không được thiết kế như vậy, NSM sử dụng hệ thống cảm biến tia hồng ngoại. Ngoài ra, NSM sẽ chủ động đối hướng bay lên cao để tránh các loại vũ khí phòng vệ tầm gần của các tàu chiến. Trước khi tiếp cận mục tiêu, hệ thống đặc biệt của NSM sẽ tự xác định điểm yếu của mục tiêu để tung ra cú đánh hiệu quả nhất.

Để tăng cường khả năng xuyên phá, tên lửa được lắp đặt một đầu đạn nổ nặng 125kg, có vỏ ngoài làm bằng titan. Nói về NSM, chuyên gia của National Interest thừa nhận, những tính năng kể trên hoàn toàn chưa xuất hiện trong bất kỳ chương trình vũ khí nào của Mỹ. Đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ tìm cách hợp tác.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-tro-thanh-nuoc-nhap-khau-vu-khi-3388661/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
F-35 mới khó cất cánh vì thiếu linh kiện của Thổ Nhĩ Kỳ

Tập đoàn Lockheed Martin (nhà sản xuất tiêm kích F-35) vừa thừa nhận sẽ rất khó khăn để tiêm kích tàng hình này cất cánh khi thiếu linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Thông tin được tiết lộ sau khi Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ vừa ký vào bản hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỷ USD mua loạt linh kiện thay thế nguồn cung cấp từ Thổ Nhĩ Kỳ phục vụ việc phát triển tiêm kích tàng hình F-35.

Theo thông cáo báo chí được Lầu Năm Góc công bố ngày 25-8, Tập đoàn Lockheed Martin đã giành được hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỷ USD cung cấp linh kiện ban đầu của máy bay F-35 Lightning II Joint Strike Fighter dành cho thủy quân lục chiến, hải quân, không quân, cũng như các chương trình xuất khẩu ra nước ngoài. “Tất cả các đơn hàng sẽ có hiệu lực trước tháng 12-2020", thông cáo trên cho biết.

Thông báo này được đưa ra trong thời điểm Tập đoàn Lockheed Martin rất khó khăn khi không thể bàn giao máy bay cho khách hàng theo đúng kế hoạch vì lý do thiếu linh kiện. Sở dĩ dẫn đến tình trạng trên là do Washington loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chuỗi cung ứng thiết bị và linh kiện dòng máy bay thế hệ 5 này nhằm đáp trả việc Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Tuy nhiên, khi đòn trả đũa này chưa làm tổn hại nhiều tới Ankara thì Lầu Năm góc đã gặp rắc rối khi các phi đội máy bay F-35 không bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu vì thiếu các linh kiện và phụ tùng quan trọng của các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ.


Thiếu hụt linh kiện từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến các đơn vị F-35 của quân đội Mỹ không bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Defense News.
Theo CNN, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong nhóm 9 quốc gia tham gia vào chương trình phát triển máy bay F-35. Theo đó, 10 nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm cung cấp hơn 900 bộ phận của máy bay F-35, trong đó có 400 bộ phận đặc biệt không có nhà thầu thay thế. Chính vì thế, thiếu linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp sẽ khiến quá trình lắp ráp, duy trì các đơn vị máy bay F-35 trở nên khó khăn và chậm trễ hơn. Thậm chí trong ngắn hạn, những chiếc F-35 không thể hoàn thiện để cất cánh khi nguồn cung cấp linh kiện mới chưa kịp sản xuất. Đây chính là nguyên nhân khiến giá thành F-35 sẽ tăng lên đáng kể so với trước.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn với chính quân đội Mỹ và tất cả những khách hàng mua F-35 đều không thể cho tiêm kích tàng hình này phát huy hết khả năng tấn công mạnh nhất của mình khi thiếu tên lửa tàng hình SOM-J do Tập đoàn Công nghiệp Vũ khí-Tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Tên lửa SOM-J được trang bị đầu đạn nổ mảnh bán xuyên giáp nặng 140kg, tầm bắn hơn 240km, có thể tấn công mục tiêu trên bộ lẫn trên biển. Khối lượng khoảng 455kg cho phép SOM-J gắn được vào giá treo trong khoang vũ khí nhỏ hẹp của F-35. SOM-J có khả năng tàng hình, được ứng dụng nhiều tính năng mới, như thay đổi mục tiêu trong khi bay. Độ chính xác được tăng cao nhờ đầu dò ảnh hồng ngoại, trong khi quả đạn dẫn đường bằng vệ tinh và khớp ảnh địa hình, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. SOM-J có tốc độ cận âm khoảng 1.100km/giờ. Việc tích hợp SOM-J vào khoang vũ khí vừa giúp tiêm kích F-35 duy trì khả năng tàng hình, vừa có thể tấn công các mục tiêu ngoài tầm hoạt động của hệ thống phòng không đối phương.

SOM-J được coi là niềm tự hào, là minh chứng sức mạnh của công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. Tại tất cả triển lãm quân sự quốc tế mà Roketsan tham dự, SOM-J luôn nhận được sự quan tâm lớn từ giới chuyên gia và quan chức các nước. Nhiều quốc gia, trong đó có Australia bày tỏ sự quan tâm tới SOM-J với hy vọng có thể sở hữu tên lửa này để tích hợp vào máy bay chiến đấu của quân đội mình.

Thế nên trong khi đơn phương tuyên bố ngừng chuyển giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì dám mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga thì Mỹ vẫn tiếp tục chọn SOM-J làm vũ khí tiêu chuẩn của F-35. Điều đó cho thấy vai trò không thể thiếu của SOM-J đối với toàn bộ chương trình F-35. Hơn nữa, nếu Ankara bán SOM-J cho các những quốc gia bị Mỹ coi là đối thủ thì đây thực sự là một thảm họa với Washington.

https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-hoc-quan-su/f-35-moi-kho-cat-canh-vi-thieu-linh-kien-cua-tho-nhi-ky-589507
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ phải mua súng chống tăng Thụy Điển

Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) vừa quyết định ký hợp đồng trị giá 16 triệu USD mua súng chống tăng Carl-Gustaf do Thụy Điển sản xuất. Bản hơp đồng sẽ được thực hiện xong trước khi kết thúc năm 2020.

Điều đặc biệt là cùng với mua mới, Mỹ và Thụy điển còn ký thỏa thuận hợp tác cùng sản xuất Carl-Gustaf ở Mỹ. Tại Mỹ, khẩu Carl-Gustaf M4 được đánh giá rất cao và được biết đến với tên gọi là M3E1, hay vũ khí cá nhân đa nhiệm mới.



Súng chống tăng Carl Gustaf.

Những vũ khí này được Lầu Năm Góc mua về để thay thế cho khẩu M72 LAW do Mỹ sản xuất hiện có trong trang bị. Theo đánh giá của trang Army Recognition, việc Mỹ phải dùng Carl-Gustaf thay thế sản phẩm nội địa bởi súng do Thụy Điển sản xuất sở hữu rất nhiều ưu điểm.

Khả năng đặc biệt của Carl-Gustaf M4 là xử lý nhiều tình huống chiến thuật, phù hợp với tác chiến trong môi trường hạn chế. Tạo hỏa lực mạnh đến cấp trung đội khi tác chiến trong môi trường bất thuận, ít được hỗ trợ từ bên ngoài. Ngoài ra, hỏa thần vác vai này còn dễ vận hành, dễ sử dụng kể cả cho huấn luyện lẫn cho mục đích chiến đấu.

Đới với quân đội Mỹ, cuộc chiến ở Afghanistan được xem là một cuộc thử nghiệm lớn đối với Carl Gustaf. Nhờ Carl Gustaf quân đội Mỹ đã làm "làm mưa làm gió" trên chiến trương này.

Nếu một quả tên lửa phóng từ máy bay xuống với chi phí 80.000 $, thì chi phí cho một viên đạn bắn đi từ hỏa thần chỉ có 3% so với quả tên lửa nói trên nhưng hiệu quả bắn trong phạm vi 1.000 mét lại tương đương nhau, vì vậy, không có lý gì mà lính Mỹ lại quay lưng với hỏa thần Carl Gustaf được.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, về cơ bản, thiết kế phóng của Carl Gustaf hiện nay không thay đổi, nhưng phiên bản M3E1 được xem là một tập hợp các cải tiến mới nhất để tối ưu hóa cho chiến tranh trong tương lai, nhất là trong môi trường đô thị.

Nó nhỏ hơn và nặng khoảng 15 pounds (6,7kg). Trọng lượng giảm, làm tăng tính cơ động cho binh lính, nhất là trong môi trường tác chiến hiện đại. Ngoài ra, biến thể M3E1 còn có thêm tính năng giao diện thông minh, cho phép người lính lập trình để viên đạn đến trúng đích và thời gian phát hỏa chính xác hơn.

Trước khi chính thức ký hợp đồng, Mỹ đã yêu cầu binh sĩ thu thập các số liệu thử nghiệm chính xác về số lần đã bắn Carl Gustaf và những bất trắc, cũng như ưu điểm của loại vũ khí này. Tất cả các thông số về Carl Gustaf đã được tập hợp, phân tích để đi đến quyết định cuối cùng.

Dù không công bố những thông tin thu thập được về Carl Gustaf nhưng việc Mỹ đã đặt bút ký vào bản hợp đồng với Thụy Điển cho thấy, Lầu Năm Góc đã hoàn toàn hài lòng về vũ khí này. Được biết, ngoài Mỹ, đồng minh tại Baltic là Estonia cũng đã quyết định trang bị vũ khí này cho lực lượng Thủy quân lục chiến.
https://baomoi.com/ly-do-my-phai-mua-sung-chong-tang-thuy-dien/c/29285209.epi
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Đòn hiểm "Made in China": Chọc mù tên lửa Tomahawk, quật ngã F-35 Mỹ

Mọi vũ khí tối tân của Mỹ, từ tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay F-35 cho tới tàu khu trục hay tàu tuần dương đều phụ thuộc gần như toàn bộ vào các vật liệu chế tạo từ đất hiếm.


Đất hiếm - "hàng độc" trong tay Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn thường lập luận rằng, trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước, Trung Quốc sẽ phải là quốc gia gánh chịu thiệt hại nhiều hơn.

Tuy nhiên, chính quyền của ông Trump đã không giải quyết được một nguy cơ khiến Mỹ có thể phải hứng chịu tổn thương rất lớn: Bắc Kinh đang sở hữu một lợi thế mạnh mẽ về khả năng phát động chiến tranh với đối thủ chiến lược số 1 của mình thông qua việc kiểm soát loại vật liệu vô cùng thiết yếu, đó là đất hiếm.

Mọi vũ khí tối tân của Mỹ, từ tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho tới tàu tuần dương và tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ Aegis đều phụ thuộc gần như toàn bộ vào các vật liệu chế tạo từ đất hiếm mà nhiều thiết bị quan trọng trong số đó như nam châm vĩnh cửu và hợp kim chuyên dụng gần như chỉ độc quyền sản xuất tại Trung Quốc.

Điều đáng lo ngại hơn cả là trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Iran, Syria hay ở bất cứ nơi nào khác thì nguồn cung cấp bom thông minh cũng như vũ khí dẫn đường trong dài hạn của Mỹ, về cơ bản vẫn phải phụ thuộc quyết định có tiếp tục sản xuất đất hiếm nữa hay không của Trung Quốc.

Trong khi đó, những tuyên bố đe dọa cắt nguồn cung đất hiếm cho Mỹ của Trung Quốc vẫn không hề suy giảm. Ngay cuối tuần qua, truyền thông Trung Quốc đã ám chỉ rằng các sản phẩm công nghệ cao sử dụng đất hiếm mà ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đang rất cần có thể sẽ bị liệt vào danh mục hạn chế xuất khẩu.

"Trung Quốc hoàn toàn có khả năng tác động đến chuỗi cung ứng của Mỹ thông qua một số biện pháp kiểm soát kỹ thuật nhất định", bình luận trên tờ Global Times cho biết với hàm ý ám chỉ đến các loại đất hiếm đã qua xử lý.


Tên lửa Tomahawk được phóng lên từ tàu khu trục trong cuộc tập trận năm 2016


James Kennedy, nhà sáng lập công ty tư vấn đất hiếm ThREE Consulting cho rằng, các khả năng chiến đấu của Mỹ, xét theo góc độ nào đó, đang nằm trong vòng tay của một quốc gia mà nhiều quan chức an ninh ở Washington vẫn xem là đối thủ chiến lược ngang tầm.

"Đất hiếm thực sự là một ngòi nổ kích hoạt vị thế bá quyền. Nếu Mỹ vướng vào một cuộc xung đột, mà Trung Quốc lại đang là nước cung cấp nguyên liệu đầu vào cho phần lớn vũ khí của Mỹ thì như vậy, Bắc Kinh có thể giữ vai trò quyết định tới kết quả của cuộc chiến, từ đó dẫn tới sự chuyển đổi vị thế bá quyền".

Các nguyên tố đất hiếm đã trở thành nguyên liệu chủ chốt cho hầu như tất cả các dạng công nghệ dân sự tiên tiến như điện thoại thông minh, ô tô điện hay thiết bị năng lượng tái tạo. Thế nên, với lĩnh vực quốc phòng tầm quan trọng của nó còn gia tăng gấp đôi.

Theo một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ năm 2013, mỗi một tàu ngầm tấn công lớp Virginia phải cần tới 9.200 pound vật liệu đất hiếm còn mỗi chiếc tiêm kích F-35 cũng phải cần tới 920 pound.

Không giống như phần lớn các lĩnh vực khác, ngành công nghiệp quốc phòng không cần đến vật liệu đất hiếm đơn giản có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới. Thay vào đó, loại mà ngành công nghiệp quốc phòng cần nhất phải là những sản phẩm đất hiếm được xử lý tinh xảo, chẳng hạn như nam châm vĩnh cửu, hầu như chỉ được sản xuất ở Nhật Bản và Trung Quốc.








Là quốc gia từng hứng chịu tác động từ lệnh cấm vận đất hiếm của Trung Quốc trong các năm 2010 và 2011, Nhật Bản buộc phải xoay xở và cũng đạt một số tiến bộ nhất định để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quôc.


Tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Mỹ


Thế nhưng, chuỗi giá trị đất hiếm của Tokyo vẫn gắn chặt với Trung Quốc khiến nước ngày khó mà gia tăng khả năng sản xuất để giải cứu các khách hàng Mỹ trong khi vẫn phải đáp ứng nhu cầu nội địa.

Những sản phẩm cao cấp nhất là các nam châm công suất cao được sử dụng cho các hệ thống dẫn đường ở bom thông minh, tên lửa hành trình và cho các thiết bị theo dõi tên lửa và đảm bảo an toàn thông tin của hệ thống Aegis.

Tuy nhiên, vẫn còn một loạt các sản phẩm đất hiếm khác mà ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ phải phụ thuộc vào, trong đó có sơn phủ kháng nhiệt, hợp kim dùng chế tạo động cơ máy bay, sơn tàng hình cùng tất cả các hệ thống chỉ thị mục tiêu tiên tiến, radar, sonar và thậm chí cả kính nhìn đêm.

Trung Quốc sẽ chọc mù "mắt thần" tên lửa Tomahawk Mỹ?

Theo một báo các đánh giá của Lầu Năm Góc năm 2018, "Trung Quốc hiện đang là một nguy cơ gia tăng đối với nguồn cung vật liệu và công nghệ có vai trò quan trọng chiến lược với an ninh quốc gia Mỹ". Nguy cơ này càng tăng hơn khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bị đẩy lên cao độ.

Mặc dù từ nhiều năm nay Mỹ đã rất chú trọng tới mối nguy tiềm ẩn này nhưng nhiều cựu quan chức quốc phòng ở Washington cho rằng Mỹ vẫn chưa đưa ra một giải pháp hữu hiệu.


"Các nguyên tố đất hiếm đặc biệt thiết yếu đối với các ứng dụng quốc phòng và không dễ gì tìm được cách thay thế nên chúng ta vẫn phải cần tới chúng", Andrew Hunter, Giám đốc Nhóm Sáng kiến Công nghiệp - Quốc phòng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết.

"Nếu chúng ta bị cắt nguồn cung đất hiếm thì đó sẽ là một cú giáng mạnh mẽ vào nền tảng công nghiệp quốc phòng".

Tên lửa hành trình Tomahawk là loại vũ khí phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong kho vũ trang của Mỹ nhưng chúng không thể đọc được bản đồ địa hình và tìm kiếm mục tiêu nếu không sử dụng đất hiếm - loại vật liệu cực kỳ quan trọng đang bị Trung Quốc kiểm soát.

Thậm chí, Kennedy còn cho rằng các vũ khí thế hệ tiếp theo vẫn phải phụ thuộc nhiều hơn vào các vật liệu đất hiếm đã qua xử lý, trong đó có tên lửa siêu thanh, vũ khí điện từ và kể cả tính toán lượng tử.

Trên thực tế, Lầu Năm Góc vẫn tích trữ đất hiếm cùng rất nhiều vật liệu thiết yếu khác nhau nhưng phần lớn đều ở dạng thô hoặc trung gian chứ chưa phải ở dạng đã qua xử lý hoàn thiện mà các hệ thống thiết bị quốc phòng thực sự cần.

Như vậy, ở thời điểm hiện tại nước Mỹ vẫn chưa thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho tình thế khó xử về vấn đề đất hiếm.

Đó cũng là lý do Mỹ chính thức hủy bỏ dây truyền sản xuất Tomahawk vì bị TQ hạn chế nhập khẩu đất hiếm https://soha.vn/trung-quoc-dang-so-huu-vu-khi-cuc-ky-nguy-hiem-choc-mu-mat-than-ten-lua-tomahawk-my-20190612171209519.htm

the U.S. Navy placed its final order for 100 replacement Tomahawks, citing a new cruise missile under development as the reason for closing the production line. Well and good, but the new missiles are not expected to be available until 2030.

https://www.defensenews.com/opinion/commentary/2018/05/29/why-the-us-should-stock-up-on-tomahawks/
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Vũ khí chống hạm của Nga vô địch, hàng NATO ko có tuổi

Onyx-M: Nỗi khiếp sợ của các loại tàu chiến

Tầm bay lớn, trần bay thấp, khả năng chống tác chiến điện tử được nâng cấp, Onyx-M thực sự là nỗi khiếp đảm của các tàu mặt nước.

Một số thông tin về tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm Onyx-M của Nga đã được tiết lộ, hãng thông tấn nhà nước TASS trích dẫn nguồn tin ẩn danh, đưa tin.

Onyx-M có khả năng tấn công các mục tiêu với quỹ đạo bay thấp trong một phạm vi lên tới 800 km, được thiết kế để triển khai cho tàu chiến và có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất.

Phạm vi 800 km là một nâng cấp lớn, vì phiên bản tiền nhiệm của nó chỉ có phạm vi tấn công 300 km.

Onyx chưa nâng cấp có tầm bay tối đa 300 km, tốc độ tối đa bằng 2,5 lần tốc độ âm thanh và trần bay rất cao. Khối lượng đầu đạn tối đa mà Onyx có thể mang theo là 250 kg, và có thể được trang bị trên cả tàu chiến mặt nước và tàu ngầm.



Tên lửa chống hạm siêu thanh Onyx
Nguồn tin ẩn danh cho biết, Onyx-M được trang bị hệ thống điều khiển tiên tiến và sẽ có thể tấn công cả mục tiêu trên biển và trên mặt đất với độ chính xác cao. Khả năng chống tác chiến điện tử của Onyx-M cũng được cải thiện đáng kể so với người tiền nhiệm.

Một nguồn tin khác nói với TASS rằng, các thử nghiệm của phiên bản Onyx mới nhất đã được thực hiện trong 10 ngày đầu tháng 9 ở Biển Barents, tại khu vực của Hạm đội biển Bắc.

Để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay dân sự, không phận của một số khu vực đã bị đóng cửa để phục vụ việc thử nghiệm này. Tuy nhiên, sau đó, các vụ thử đã bị hoãn do cần phải kiểm tra thêm các nguyên mẫu.

“Nhiều người đoán rằng, việc thử nghiệm Onyx-M sẽ bắt đầu trong một đến hai tháng tới,” nguồn tin cho biết.

Tương tự như người tiền nhiệm, Onyx-M sẽ có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân cũng như đầu đạn thông thường. Tốc độ tối đa của Onyx-M và các đặc tính kích thước, khối lượng cơ bản vẫn giống như trong phiên bản ban đầu.

Thông tin được trích dẫn bởi các nguồn của TASS không được nhà sản xuất NPO Mashinostroyeniya, một thành viên của Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật KTRV, xác nhận.

Tuy nhiên, trước đó, vào ngày 13 tháng 9, một phát ngôn viên của công ty đã nói với TASS rằng, họ có kế hoạch cải tiến tên lửa chống hạm Onyx.

“Có, chúng tôi đã đề xuất cải thiện hiệu suất bay của tên lửa Onyx để tăng hiệu quả của tổ hợp chống hạm này”, người phát ngôn của NPO nói.


Tên lửa BraMos, một sản phẩm hợp tác Nga-Ấn Độ được sản xuất trên cơ sở của Onyx. Tại MAKS-2019, người đứng đầu dự án phía Ấn Độ, Kumar Mishra, nói với TASS rằng, tầm bắn của BraMos có thể tăng lên 800 km. Sau đó, ông này lưu ý rằng, “kỹ thuật để thực hiện đã tồn tại rồi”.

Vào ngày 26 tháng 9 năm 2018, lần đầu tiên, Hải quân Nga thử nghiệm một tên lửa hành trình chống hạm Onyx siêu thanh.



Cần phải biết, Onyx-M, với tầm bắn 800 km, trước đây, sẽ bị cấm theo Hiệp ước INF, mà Hoa Kỳ đã quyết định đơn phương rút lui vào ngày 2 tháng 8.https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/onyx-m-noi-khiep-so-cua-cac-loai-tau-chien-3388646/

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Radar Đức 'vạch mặt' F-35

Hãng sản xuất radar Đức Hensoldt tuyên bố đã theo dõi được hai tiêm kích F-35 Mỹ trong quãng đường gần 150 km hồi năm ngoái.

Hai tiêm kích tàng hình Mỹ đã bị hệ thống radar thụ động TwInvis phát hiện trong lúc rời Đức để trở về căn cứ Luke, bang Arizona sau khi tham gia triển lãm hàng không Berlin vào cuối năm 2018, hãng sản xuất radar Hensoldt của Đức tuyên bố trên trang C4ISRNet hôm 29/9.

Trước đó, khi được tin F-35 sẽ tới Đức dự triển lãm hàng không Berlin, Hensoldt đã bố trí một radar thụ động ở góc đường băng, nhưng F-35 không cất cánh trong cuộc triển lãm nên radar không thể bắt được tín hiệu.

Tuy nhiên, khi hai tiêm kích này rời căn cứ ở Đức để về Mỹ, một radar TwInvis bố trí ở trang trại ngựa gần đó đã phát hiện ra dấu vết của chúng từ lúc cất cánh cho tới khi bay được 150 km.


Tiêm kích F-35A Mỹ diễn tập tại châu Á hồi tháng 8. Ảnh: USAF.


Theo giới quan sát, TwInvis là hệ thống radar thụ động, được trang bị các cảm biến và thiết bị xử lý hiện đại, có thể phát hiện F-35 bằng cách quan sát tín hiệu điện từ mà nó phát ra trong không khí.

Đại diện chương trình phát triển F-35 từ chối bình luận về thông tin. Tuy nhiên, người phát ngôn tập đoàn Lockheed Martin Michael Friedman tuyên bố rằng khi thực hiện các nhiệm vụ không yêu cầu tàng hình như bay triển lãm, bay chuyển sân hoặc huấn luyện, tiêm kích F-35 sẽ không kích hoạt chế độ tàng hình để các trạm giám sát không lưu có thể theo dõi và đảm bảo an toàn bay.

Dù nhiều phi đội F-35 đã được Mỹ đưa vào biên chế, dự án này vẫn chưa hoàn tất quá trình phát triển, khi nhiều máy bay xuất xưởng vẫn gặp các vấn đề kỹ thuật. Lầu Năm Góc hồi năm 2018 cho biết 49% trong số 280 chiếc F-35 bàn giao cho quân đội Mỹ đang gặp lỗi phần cứng và phần mềm, khiến Washington chỉ có 142 tiêm kích thế hệ mới đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Báo cáo từ Văn phòng Giám sát Chính phủ Mỹ (GAO) cho thấy dòng F-35 vẫn còn 111 lỗi Cấp 1, được định nghĩa là những vấn đề có thể làm phi công thiệt mạng hoặc bị thương nặng, gây hư hại nghiêm trọng hoặc mất hoàn toàn máy bay, ảnh hưởng tới khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị vận hành dòng tiêm kích tàng hình này.

https://vnexpress.net/the-gioi/radar-duc-co-the-vach-mat-f-35-3990500.html?vn_source=Folder&vn_campaign=Stream&vn_medium=Item-8&vn_term=Desktop&vn_thumb=1
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ hết dám coi thường các nước thuộc thế giới thứ 3, tàu ngầm TT nhỏ hơn ko phải tàu ngầm hạt nhân nhưng mang được SLBM, tàu ngầm Mỹ phải đóng tàu to, chạy hạt nhân mới mang được SLBM, công nghệ Mỹ cũng chỉ ngang TT mà thôi

Triều Tiên gây rúng động bởi việc phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA sáng 3/10 đưa tin, hôm 2/10, quân đội nước này đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) có tên gọi “Pukguksong-3” (Bắc Cực Tinh-3). Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chúc mừng các thành viên được đã tham gia vào việc nghiên cứu và thử nghiệm.



Vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên đã gây rúng động dư luận quốc tế.


Hình ảnh vụ phóng do KCNA công bố

Báo Rodong Sinmun (Triều Tiên) cũng đăng các hình ảnh cho thấy một tên lửa được sơn màu đen trắng vút lên khỏi mặt nước và bay lên bầu trời.

Trong khi đó, theo đài CNN, phía Mỹ cho rằng có thể Triều Tiên đã phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung từ một bệ phóng đặt trên sà lan nổi ngoài khơi nước này chứ không phải từ tàu ngầm dưới mặt nước.

Vụ phóng tên lửa được thực hiện một ngày sau khi Triều Tiên thông báo nối lại đàm phán hạt nhân với Mỹ. Các chuyên gia nhận định đây có thể là cách Triều Tiên muốn gây áp lực với Mỹ trước khi cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra.


Tên lửa rời mặt nước

Trước đó, ngày 1/10, KCNA dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui cho biết hai nước Triều Tiên và Mỹ đã nhất trí tiến hành các cuộc tiếp xúc sơ bộ vào ngày 4/10, sau đó sẽ là các cuộc đàm phán cấp chuyên viên vào ngày 5/10. Tuy nhiên, quan chức Triều Tiên không tiết lộ địa điểm sẽ diễn ra cuộc gặp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus sau đó xác nhận các cuộc đối thoại này sẽ diễn ra trong tuần tới.

Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên cũng đã gây nên phản ứng của các nước láng giềng. Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc (NSC) hôm thứ Tư 2/10 đã lập tức bày tỏ “quan tâm mạnh mẽ” về vụ thử nghiệm của Triều Tiên. Trước đó, Hội đồng Tham mưu trưởng Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng đi một tên lửa đạn đạo “chưa được chính thức xác định là loại nào” từ vùng biển phía đông bắc thành phố Wonsan, tỉnh Gangwon, vào lúc 7h11’ sáng ngày 2/10, giờ địa phương.


Nhà lãnh đạo Kim Jong Un theeo dõi và chỉ đạo vụ phóng

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc trích dẫn Ủy ban này đoán đây là loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm “Pukguksong”. Tên lửa bay xa 450 km, đạt độ cao khoảng 910 km rồi rơi xuống vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Trong một phiên họp khẩn cấp qua nối kết video của NSC do ông Chung Eui-yong, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn quốc chủ trì, các thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia bày tỏ “quan ngại mạnh mẽ” về động thái mới nhất của Triều Tiên, chỉ một ngày sau khi Bình Nhưỡng đồng ý nối lại các cuộc đàm phán cấp chuyên viên với Mỹ.

Các chuyên gia quân sự Nhật cho rằng, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) khó phát hiện hơn các tên lửa phóng từ mặt đất, chúng tạo thành mối đe dọa lớn cho việc bảo đảm an ninh của cả Nhật lẫn Mỹ.


Tên lửa “Pukguksong-3” xuất hiện tại một cuộc diễu binh từng gây nghi ngờ về sự tồn tại của nó trong thực tế

Theo trang tin Đông Phương, một chuyên gia quân sự Nhật cho rằng, SLBM rất khó phát hiện từ vệ tinh hay mặt đất. Nếu được phóng từ Thái Bình Dương, nó có thể bắn vào tới lãnh thổ Mỹ. Nếu phóng từ vùng nước sâu trong biển Nhật Bản, nó càng khó phát hiện và trở thành mối đe dọa lớn đối với Nhật”. Chuyên gia này cho rằng, Triều Tiên đã nghiên cứu loại tên lửa tầm ngắn sử dụng nhiên liệu rắn rất lợi hại trong điều kiện thực chiến, rất tiện lợi về chiến lược so với loại tên lửa dùng nhiên liệu lỏng rất tốn thời gian triển khai.

Ông nói, cần phải phân tích kỹ chủng loại tên lửa Triều Tiên phóng thử lần này; cần phải biết chắc đây là loại tên lửa mới hay cũ. Do Triều Tiên vẫn cần tiếp tục khai thác công nghệ liên quan nên nó thể họ sẽ tiếp tục các vụ phóng thử SLBM nữa.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng chính phủ Nhật Bản đã phản đối vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 2 tháng 10. Nhật Bản cho rằng vụ phóng này đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Vụ phóng thử của Triều Tiên hôm 2/10 là cuộc thử nghiệm vũ khí thứ 11 của họ kể từ đầu năm 2019. Đây cũng là cuộc thử nghiệm đầu tiên về tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm kể từ tháng 8/2016. Vào thời điểm đó, Triều Tiên đãphóng thử tên lửa đạn đạo “Pukguksong-1” ở bờ biển phía đông và bay được 500 km. Trong 10 lần thử vũ khí trong năm nay trước đó, Bình Nhưỡng chỉ thử nghiệm các vật thể bay tầm ngắn.

Theo hãng thông tấn Yonhap, chuyên gia phân tích chính của Diễn đàn an ninh quốc phòng Hàn Quốc (KODEF), nói rằng “Pukguksong-3” hoàn toàn khác với hai mẫu đầu tiên, có tầm bắn tối đa tới 5.000 km. Từ hình dáng bề ngoài, thiết kế của “Pukguksong-3” tương tự như các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc, Nga và Mỹ.

https://viettimes.vn/trieu-tien-gay-rung-dong-boi-viec-phong-ten-lua-dan-dao-tu-tau-ngam-368629.html
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
ICBM made in china bay nhanh hơn cả ICBM made in USA

Trung Quốc trình làng tên lửa “tận thế” tấn công Mỹ chỉ mất 30 phút

Trong buổi diễu binh lớn mừng kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh 1/10, Trung Quốc đã cho ra mắt một một mẫu tên lửa hạt nhân có vận tốc Mach 10 và có thể đáp tới lãnh thổ Mỹ chỉ trong vòng 30 phút. Mẫu tên lửa gồm 10 đầu đạn hạt nhân riêng biệt này đã xuất hiện trong cuộc diễu binh tại Bắc Kinh, trong lúc phần lớn người dân Mỹ say giấc.
diễu binh rầm rộ nhằm chào mừng lễ kỷ niệm ngày lập quốc (năm 1949) làn thứ 70. Nơi diễn ra sự kiện này là tại Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Trong số các khí tài quân sự được trình diễn là tên lửa hạt nhân Đông Phong-41 (Dongfeng-41), từ lâu đã được xem là ứng viên tiềm năng của Trung Quốc trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân toàn cầu. Nó cũng được đánh giá là tên lửa đạn đạo liên lục địa dài nhất thế giới.

Mẫu tên lửa này vốn không có gì mới trước con mắt dư luận. Cách đây 2 năm, chỉ ngay sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, tên lửa này đã xuất hiện trên khắp các mặt báo khi được hoàn thiện và đưa vào biên chế quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, tên lửa này đã trải qua quá trình thiết kế kể lại từ năm 2012.



Một số báo cáo chỉ ra rằng mẫu “siêu tên lửa đạn đạo” này có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân khác nhau, di chuyển với vận tốc gấp 25 lần vận tốc âm thanh – khoảng 12.200 km/giờ - và có thể được phóng từ cả bệ phóng ngầm dưới lòng đất lẫn bệ phóng di động. Nó được xem là tên lửa có tầm bắn xa nhất hiện nay, trong khoảng 12.000 – 14.500 km, ngoài ra còn được gắn các bộ cảm biến thâm nhập làm rối loạn radar của các hệ thống phòng thủ của nước khác, chủ yếu là của Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc cho hay thứ vũ khí được mệnh danh là “ngày tận thế” này không nhằm đe dọa các nước khác, mà để đạt được sức mạnh thông qua hòa bình. Nó giúp Trung Quốc vừa “phô diễn được sức mạnh” lại vừa thể hiện được hình ảnh một “Trung Quốc chuộng hòa bình và đầy trách nhiệm” – theo The Sun.

Cuộc diễu binh ở Trung Quốc có sự tham gia của khoảng 15.000 binh sĩ, 580 trang thiết bị quân sự và hơn 160 máy bay – theo Bộ Quốc phòng nước này. Sự kiện cũng có sự tham gia của trên 188 gương mặt đại biểu đến từ 97 quốc gia trên thế giới.

Cuộc diễu binh này là lần đầu tiên mà một số loại vũ khí của Trung Quốc được ra mắt trước công chúng. Tuy nhiên, thứ vũ khí gây được sự chú ý đặc biệt vẫn là Đông Phong-41. “Ngọn gió đông”, bởi với tầm bắn xa nhất hiện nay, nó hoàn toàn đủ khả năng để thực hiện một đòn tấn công chớp nhoáng nhằm vào Mỹ
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Patriot tên lửa phòng không mà Mỹ khoe khoang tốt nhất thế giới thực tế ra sao

Patriot vô dụng

Saudi Arabia chi hàng chục tỷ USD để mua hệ thống vũ khí tiên tiến, nhưng chúng không được thiết kế để chống lại cuộc tấn công bằng drone bay thấp, rẻ tiền. Bị phi đội drone hạ gục, tên lửa Patriot không tốt như quảng cáo, vô dụng

Ngày 14/9, hai nhà máy lọc dầu ở Abqaiq và Khurais của Saudi Arabia bị tấn công bằng máy bay không người lái (drone) và tên lửa hành trình.

Phiến quân Houthi ở Yemen nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng Mỹ và Saudi Arabia cáo buộc Iran đứng sau cuộc tấn công.

Vụ tấn công khiến nguồn cung cấp dầu mỏ của thế giới sụt giảm 5%. Phản ứng trước vụ việc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “đạn đã lên nòng” và sẵn sàng tấn công đáp trả vào Iran. Tehran phủ nhận mọi sự liên quan và cảnh báo hậu quả leo thang chiến tranh ở Trung Đông.

Trong khi cuộc tranh cãi ai là thủ phạm thực sự vụ tấn công vẫn chưa thể xác định, thì câu hỏi khác còn lớn hơn là vì sao hệ thống vũ khí trị giá hàng trăm tỷ USD của Saudi Arabia lại bất lực trong việc phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công, kênh truyền hình TRT World của Thổ Nhĩ Kỳ đặt nghi vấn.

Vũ khí tỷ USD vô dụng với drone
Riyadh chi hàng chục tỷ USD mỗi năm để mua vũ khí công nghệ cao từ Mỹ, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams, máy bay chiến đấu F-15, hệ thống phòng không Patriot và hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.

Tuy nhiên, những hệ thống đắt đỏ này không hiệu quả trong đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái nhỏ.


Hệ thống phòng không Patriot không phải lựa chọn phù hợp với các mối đe dọa như drone. Ảnh: SPA.
Mauro Gilli, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu an ninh ở Zurich, Thụy Sĩ cho biết các hệ thống vũ khí tiên tiến mà Riyadh mua từ Washington chủ yếu được thiết kế để đối phó với cuộc chiến tranh quy mô lớn, chống lại các mục tiêu như xe tăng và máy bay đối phương.

Hệ thống phòng không Patriot được Saudi Arabia nhập khẩu để bảo vệ biên giới và các cơ sở hạ tầng quan trọng, nhưng tỏ ra không hiệu quả trong việc đối phó với các mục tiêu nhỏ, bay thấp men theo địa hình.

Về mặt lý thuyết, Patriot được thiết kế để đối phó với mọi mối đe dọa từ trên không, bao gồm đánh chặn tên lửa hành trình và drone. Tuy nhiên, trong thực tế, tên lửa hành trình và drone thường bay ở độ cao rất thấp. Chúng là những mục tiêu quá nhỏ và rất khó phát hiện đối với radar, ông Gilli cho biết.

Trong vài tháng qua, phiến quân Houthi ở Yemen đã thành công trong việc sử dụng drone và tên lửa hành trình qua mặt hệ thống phòng không Saudi Arabia để tấn công vào sân bay, trạm bơm dầu nhiều lần.

Những vụ tấn công này phơi bày lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Riyadh và đặt ra câu hỏi về chiến lược quốc phòng của Saudi Arabia.

Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, biện minh rằng ngay cả những hệ thống phòng không tiên tiến nhất cũng có điểm yếu. Patriot là hệ thống phòng không cứ điểm, không thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Saudi Arabia.

Người ta cũng không thể xác định có hệ thống Patriot nào được triển khai gần hai cơ sở dầu mỏ bị tấn công hay không.

Patriot nhiều lần thất bại trong đánh chặn
Saudi Arabia nhập khẩu 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot từ Mỹ. Patriot được Mỹ quảng cáo là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới. Tuy nhiên, trước thời điểm xảy ra vụ tấn công vào cơ sở lọc dầu, Patriot đã nhiều lần thất bại trong các nhiệm vụ đánh chặn.

Nhà phân tích quốc phòng Davi Axe, biên tập viên của tạp chí National Interest, cho biết ít nhất 5 lần Patriot đã thất bại trong việc đánh chặn mục tiêu. Ngày 25/3/2018, phiến quân Houthi đã bắn 7 tên lửa vào Saudi Arabia. Quân đội nước này đã phóng tên lửa Patriot PAC-2 để đánh chặn.


Dù có một số thất bại, Patriot vẫn là hệ thống phòng không duy nhất đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo trong thực chiến. Ảnh: AP.
Riyadh tuyên bố đánh chặn thành công các mục tiêu, nhưng thực tế có đến 5 tên lửa Patriot trượt mục tiêu. Các video được người dân quay lại trong vụ tấn công đã cho thấy sự thất bại của Patriot. Nó gợi lại những lần thất bại của Patriot trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất và cuộc xâm lược Iraq năm 2003.

Theodore Postol, nhà vật lý tại Viện công nghệ Massachusetts, một nhà phê bình hệ thống phòng không của Mỹ, nói: “Không có gì ngoài thảm họa chưa từng có đối với hệ thống vũ khí này”.

Riyadh dường như nhận ra rằng họ cần có hệ thống phòng không tốt hơn. Họ đã bày tỏ quan tâm đến hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga. Hệ thống này tuy chưa từng tham chiến thực tế, nhưng có tầm bắn gấp đôi Patriot và thời gian sẵn sàng chiến đấu chỉ 5 phút, so với gần một tiếng của Patriot.

Nga thường kết hợp S-400 với hệ thống phòng không tích hợp Pantsir-S1 để đối phó với các mục tiêu tầm thấp. Pantsir-S1 đã được sử dụng để chống lại cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Syria.

“Lý tưởng nhất là Riyadh cần có hệ thống phòng thủ nhiều lớp, bao gồm các hệ thống phòng không tầm thấp như Skyshield của Đức, hay Pantsir-S1 của Nga, cho phép nhanh chóng đối phó với các mục tiêu nhỏ, bay thấp như tên lửa hành trình và drone”, Justin Bronk, chuyên gia về phòng không tại Viện dịch vụ Hoàng gia Anh nói.

Cạm bẫy chiến tranh phi đối xứng
“Những hệ thống phòng không tiên tiến nào có thể đẩy lùi mọi cuộc tấn công, câu trả lời có lẽ là không”, Omar Lamrani, chuyên gia về vũ khí tại Stratfor, tổ chức nghiên cứu tình báo địa chính trị có trụ sở tại Austin, Texas, Mỹ nói.

Saudi Arabia đã bắn hạ nhiều máy bay không người lái và tên lửa, nhưng chỉ có một số ít khu vực có thể đánh chặn bằng hệ thống phòng không. Vương quốc này là quốc gia rộng lớn với nhiều khu vực không phận không được bảo vệ.

Ngoài ra, một yếu tố khác đó là vấn đề chi phí, ngay cả quốc gia dầu mỏ giàu có như Saudi Arabia cũng không đủ khả năng để chống lại số lượng lớn máy bay không người lái giá rẻ. Mỗi quả tên lửa Patriot có giá khoảng 1 triệu USD.

Để đảm bảo đánh chặn thành công, cần bắn ít nhất 2 tên lửa cho một mục tiêu. Nếu có cuộc tấn công từ 20 tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái, Saudi Arabia sẽ nhanh chóng cạn kiệt kho tên lửa của mình.


Những mảnh vỡ từ drone và tên lửa hành trình từ vụ tấn công hôm 14/9 được Saudi Arabia trưng bày. Ảnh: AFP.
Trong quá khứ, phiến quân Houthi từng sử dụng chiến thuật bầy đàn bằng cách sử dụng nhóm máy bay không người lái để áp đảo hệ thống phòng không Patriot. Đây là minh chứng điển hình cho chiến thuật chiến tranh phi đối xứng.

Nhà phân tích Lamrani cho rằng sự thất bại của Saudi Arabia nằm ở chỗ không thể định vị và phá hủy các cơ sở, nơi xuất phát các cuộc tấn công của phiến quân Houthi. “Bạn có thể không có cái khiên, nhưng cần có thanh kiếm”, ông Lamrani nói.

Chiến tranh phi đối xứng thông qua các cuộc xung đột hiện đại đã gây khó ngay cả những quân đội được trang bị tốt nhất. Đơn cử như hệ thống phòng thủ Iron Dome tối tân của Israel cũng không thể đánh chặn tất cả rocket mà phiến quân Hezbollah bắn vào nước này.

Quân đội Mỹ phải chịu không biết bao nhiêu tổn thất từ các thiết bị nổ tự chế (IED) mà Taliban và các nhóm vũ trang khác gài trên đường hành quân của họ ở Iraq, Afghanistan.

“Phiến quân Houthi đang chiến đấu với chiến tranh phi đối xứng, bạn có thể thấy một nhóm phiến quân không có xe tăng và máy bay chiến đấu, nhưng họ đã tận dụng các chiến thuật và thiết bị rẻ tiền để tạo ra mối đe dọa đáng kể”, ông Lamrani nói.

Vụ tấn công hôm 14/9 cho thấy rằng Saudi Arabia đã không được chuẩn bị cho chiến thuật tấn công như vậy. Lực lượng phòng không Riyadh tập trung chủ yếu ở phía nam, theo hướng tấn công của phiến quân Houthi. Cuộc tấn công hôm 14/9 được xác định xuất phát từ phía bắc.

Seth Jones, chuyên gia về chống khủng bố tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết không có quốc gia nào có thể ngăn chặn hoàn toàn một cuộc tấn công độc đáo như vậy.

Ông Jones cho rằng Saudi Arabia đã chuẩn bị tốt để chống lại các mối đe dọa truyền thống, nhưng đã không chuẩn bị đầy đủ cho các mối đe dọa phi đối xứng. Patriot và các hệ thống vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD rõ ràng không phải là lựa chọn phù hợp để đối phó với chiến tranh phi đối xứng.

Các chuyên gia cho rằng Saudi Arabia cần xem lại chiến lược xây dựng mạng lưới phòng không của họ.

Riyadh cũng cần xây dựng chiến lược răn đe để Iran tin rằng họ sẽ phải trả giá đắt cho việc tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Saudi Arabia.

https://news.zing.vn/bi-phi-doi-drone-ha-guc-ten-lua-patriot-khong-tot-nhu-quang-cao-post991863.html

Nói ngắn gọn tên lửa vô danh của Iran bắn hạ được UAV xịn nhất của Mỹ, tên lửa Patriot tối tân nhất của Mỹ mù trước Drone rẻ tiền tự chế của Houthi, ko còn gì để nói
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Báo Mỹ: Không có cách nào thoát được Kalibr Nga
(Vũ khí) - Tờ Military Watch Mỹ ghi nhận rằng “Kalibr” đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến chống quân khủng bố vào cuối năm 2018.


Tên lửa có cánh phóng từ biển sắp được đưa “lên cạn”

Lại xin giới thiệu một bài chuyên đề nhận xét và so sánh vũ khí tiếp theo của chuyên gia quân sự- cựu kỹ sư chính TSNIIMASH Vladimir Tuchkov. Bài viết với tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” (Nga) ngày 4/10/2019.

Trên ảnh: Phóng tên lửa có cánh “Kalibr” từ các khinh hạm “Đô đốc Essen”, “Đô đố Grigorovich” và từ tàu ngầm “Krasnodar” của Hải quân LB Nga. (Ảnh: chụp màn hình / Cục báo chí và thông tin BQP LB Nga)
Trong suốt tuần qua, trên các tờ báo chuyên ngành quân sự nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc và Mỹ, đang diễn ra một cuộc tranh luận rất sôi nổi về chủ đề nên xếp kiểu tên lửa có cánh nào của Nga vào loại “tên lửa khủng khiếp nhất”.

“Ứng cử viên” hàng đầu được (các chuyên gia) đề xuất phong “danh hiệu” loại vũ khí giết người đáng sợ nhất là P-700 “Granit” đã “luống tuổi” củaNga– kiểu tên lửa có cánh này có thể đạt tốc độ tối đa tới 2,5 M, mang đầu tác chiến nặng 750 kg, tầm bắn 600 km. Tên lửa P-700 này đã từng có thời gian được lắp đầu tác chiến hạt nhân.

Chính nó là “tiền thân” của các "bầy tên lửa thông minh". Khi được phóng loạt, những tên lửa kiểu này vừa bay vừa trao đổi thông tin với nhau, phân mục tiêu cho từng tên lửa để tấn công, và chúng thường tập trung “ưu tiên” những tàu lớn nhất trong đội hình tác chiến của đối phương.

Các chuyên gia nước ngoài cũng đề xuất thêm cả P-800 “Oniks”- đây là kiểu tên lửa “trẻ “hơn, - nó được đưa vào trang bị vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước.



Tốc độ của tên lửa này lớn hơn P-700- cả khi bay ở độ cao lớn (2,6 M) và cả khi bay cực thấp (2 M). Cự ly bắn (so với P-700) tương đương nhau – đều cùng 600 km. (Trọng lượng) Đầu tác chiến- 300 kg. Tên lửa này có khả năng kháng nhiễu rất xuất sắc, khả năng giữ bí mật tuyệt vời vì khi bay đến gần mục tiêu nó sẽ hạ độ cao xuống còn 10-15 mét. Tên lửa “Oniks” có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn “Granit”, và vì vậy, không chỉ có phiên bản phóng từ tàu biển, mà còn có cả phiên bản phóng từ máy bay.

Nhiệt độ các cuộc tranh luận (như đã nói ở trên) cao đến nỗi Nguyên Tư lệnh Hạm đội Baltic (Hải quân Nga) Đô đốc Vladimir Baluevcũng phải vào cuộc “can thiệp”. Ông này tuyên bố thẳng rằng tên lửa"Granit" – đó đã là ngày hôm qua (quá khứ). Tên lửa chống hạm tốt nhất của Nga (hiện nay) là “Kalibr”. Vì “Kalibr” có tầm bắn kỷ lục, các phương tiện phòng không hiện có gần như không thể đánh chặn được nó.

Tạp chí Military Watch của Mỹ chuyên phân tích các vấn đề quân sự đã hoàn toàn đồng ý với ý kiến của vị đô đốc Nga nói trên. Tuy nhiên, Military Watch đã xem xét tên lửa này từ một góc độ hơi khác một chút.

“Kalibr”- đó là một dòng tên lửa có cánh phóng từ biển. Chúng được trang bị cho cả các tàu ngầm tấn công, các tàu mặt nước cỡ lớn và cả các tàu tên lửa cỡ nhỏ. Dòng tên lửa này có các (kiểu) tên lửa sau:

- 3M54, được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên biển. Cự ly bắn tới 500 km. Tốc độ cận âm, nhưng ở pha cuối quỹ đạo bay, tên lửa tăng tốc lên 3M;

- 3M14, được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất. Cự ly bắn- 2.600 km. Tốc độ cận âm;

- 91R1 và 91R2 – đó là các tên lửa- ngư lôi, được thiết kế để tiêu diệt các tàu ngầm.

Trọng lượng đầu tác chiến (của dòng tên lửa “Calibr”-ND) dao động từ 200 kg đến 450 kg. Có phiên bản trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa 3M14.

Tên lửa tốc độ cao (3M54) không làmMilitary Watch sợ. Bởi vì đối với các mục tiêu trên đất liền, trước hết là các thành phố, nó không thể “gây hại” gì (vì chỉ để tấn công các mục tiêu trên biển-ND). Tên lửa tầm xa 3M14 khủng khiếp hơn nhiều.

Tạp chí (Military Watch) này lưu ý độc giả rằng đây không chỉ là kiểu vũ khí đã có trong trang bị của Hải quân Nga từ cách đây tương đối lâu, mà nó còn là kiểu vũ khí đã qua “thử lửa” trong các điều kiện tác chiến thực sự.

Cụ thể là tại Syria. Vào năm 2015, 26 quả tên lửa (3M14) được phóng từ Biển Caspian, sau khi vượt qua một khoảng cách không gian rất lớn, đã đánh trúng các mục tiêu định trước tại Raqqa, Idlib và Aleppo trên lãnh thổ Syria. Tên lửa 3M14- và còn cả tên lửa phóng từ máy bay Kh-101 đều có tầm bắn lớn và độ chính xác cao như vậy. Kh-101 cũng đã chứng minh được các tính năng kỹ- chiến thuật ưu việt của mình – và cũng tại Syria.

Tờ Military Watch Mỹ cũng ghi nhận rằng “Kalibr” đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến chống quân khủng bố vào cuối năm ngoái (2018). Khi đó, các lần phóng đều được thực hiện từ biển Địa Trung Hải- từ hai tàu nổi và một tàu ngầm dự án “Varshavianka”.

Đồng thời, các kinh nghiệm tích lũy được từ những lần phóng tên lửa “Kalibr” tại Syria nói trên đã giúp các kỹ sư Nga cải tiến, hoàn thiện tên lửa để tăng hiệu quả tác chiến. Tên lửa đã được hiện đại hóa lần một và kết quả là – độ chính xác tăng lên rất đáng kể.

Còn nếu như nói về biến thể chống hạm 3M54, thì phải nói thêm là vào đầu những năm thập niên 20 này, sẽ xuất hiện một tên lửa mới có các tính năng vượt trội đáng kể (các tính năng của 3M54-ND). Đó là tên lửa chống hạm siêu thanh “Zircon”- kiểu tên lửa đã được các kỹ sư của Tập đoàn khoa học- công nghiệp chế tạo máy Reutov “nâng” tốc độ lên tới 8 M.

Đó sẽ là kiểu vũ khí (tên lửa) lý tưởng, vì tất cả các hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện có và sẽ có trong tương lai đều bất lực trước nó. Tuy vậy, dù có thế thì tên lửa 3M54 vẫn sẽ không bị mất đi tầm quan trọng của chính mình- vì một lý do vô cùng đơn giản- nó rẻ hơn rất nhiều so với “Zircon”.

Rất cần thiết phải đưa ra một nhận định nữa rằng cự ly bắn lớn và độ chính xác cao- đấy không phải đã là tất cả các ưu điểm của tên lửa 3M14. Những tên lửa này (3M54) còn có khả năng chọc thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.

Chúng gần như “vô hình” đối với radar của các tổ hợp tên lửa phòng không. (Vì) Khi bay vào khu vực nguy hiểm, chúng hạ độ cao xuống chỉ còn 5 mét (năm mét) hoặc thậm chí dưới 1 mét (một mét). Trong trường hợp bị phát hiện, (dĩ nhiên, về lý thuyết thì vẫn tồn tại một khả năng như vậy), tên lửa bắt đầu liên tục làm các động tác cơ động khiến tên lửa đánh chặn nó bất lực.


Trong trường hợp dù nó có bị một đầu tự dẫn radar chủ động “khóa mục tiêu”, cũng không dễ “làm nó đi chệch hướng” bởi vì các hệ thông điện tử của tên lửa 3M14có khả năng kháng nhiễu rất tốt. Có nghĩa là, nói nôm na, tên lửa “trơ” trước các tín hiệu phát từ các phương tiện tác chiến điện tử của đối phương.

Và đến đây thì Military Watch đã đề cập đến một chủ đề cực nóng hiện nay- Hiệp ước INF hết hiệu lực (xin được mở ngoặc và nhắc lại: INF hay còn gọi là Hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung có tên đầy đủ là “Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn phóng từ mặt đất”- ký giữa Mỹ và Liên Xô tháng 12/1987 và có hiệu lực từ tháng 6/1988- nội dung chính: cấm thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, bố trí các tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh phóng từ mặt đất tầm trung (từ 1.000 đến 5.500km) và tầm ngắn (từ 500 đến 1.000km)- ND).

Trước đây, khi INF còn hiệu lực, các tên lửa (phóng từ) mặt đất có tầm bắn từ 500 km đến 5500 km “bị đặt ngoài vòng pháp luật”. Nhưng giờ thì đã khác, sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi INF vì những lý do ngụy tạo, nước Nga, không nghi ngờ gì nữa, chắc chắn sẽ bắt đầu chế tạo các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (phóng từ mặt đất-ND). Và đó sẽ là biện pháp đáp trả. Bởi vì chính Mỹ cũng đã thể hiện sự nhanh nhạy rất đáng “khâm phục” khi vào mùa hè năm ngoái (2018) đã cho thử nghiệm hai tên lửa hành trình có tầm bắn hơn 500 km.

Chính vì vậy mà vẫn theo Military Watch, sẽ rất logic nếu cho rằng các công trình sư Nga làm việc trong Phòng thiết kế- thử nghiệm Yekaterinburg (mang tên) “Novator” đang tìm cách “kéo” tên lửa 3M14 “lên bờ”.



Tuy nhiên, chuyện đó không phải là một bí mật quân sự. Mới tháng 2 năm nay, (Bộ trưởng Quốc phòng Nga) Sergei Shoigu đã tuyên bố rằng ngay trong hai năm 2019-2020 này (Nga) cần phải thiết kế ngay phiên bản mặt đất của tổ hợp tên lửa “Kalibr”. Và rõ ràng là- các công việc liên quan đang được thực hiện.

Trong tương lai rất gần, chúng ta có thể sẽ là những người chứng kiến các lần thử nghiệm loại vũ khí này. Cũng dễ để hình dung được rằng các bệ phóng được sử dụng để phóng “Kalibr khô” (phiên bản mặt đất) rất có thể lại là các thiết bị kỹ thuật (tổ hợp phóng) của các tổ hợp tên lửa bờ “Bal” hoặc “Bastion”, hoặc là của tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M”.

Thêm nữa, từ giờ đến khi Chương trình vũ khí quốc gia 2018-2027 kết thúc, sẽ có một phiên bản mới của tên lửa “Kalibr” nữa- đó là “Kalibr-M”. Nó sẽ được bố trí cả trên các tàu nổi và tàu ngầm, cả trên các tổ hợp cơ động trên mặt đất. Tên lửa sẽ còn “đáng sợ” hơn rất nhiều vì tầm bắn của nó được cho là sẽ lên đến 4.500 km hoặc hơn. Trọng lượng của đầu tác chiến, như một nguồn thạo tin từ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga mới tiết lộ với (Hãng thông tấn) TASS, sẽ vào khoảng gần một tấn (1.000 kg). Cũng đã tính tới phương án lắp đầu đạn hạt nhân.

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Military Watch xếp“Kalibr” vào “nhóm” vũ khí trên biển đáng sợ nhất- và loại vũ khí này trong tương lai gần sẽ cũng “định cư” trên đất liền.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-my-khong-co-cach-nao-thoat-duoc-kalibr-nga-3388900/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
UAV DR-8 trong chiến lược quân sự mới của Trung Quốc
UAV trinh sát tốc độ cao WZ-8 được thiết kế để cung cấp chỉ thị mục tiêu cho tên lửa trong tình huống vệ tinh không hoạt động, nhưng hiệu suất của nó vẫn còn là ẩn số.

Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm quốc khánh, Trung Quốc đã công bố nhiều mẫu vũ khí mới phát triển. Nhà phân tích quốc phòng Tyler Rogoway đã có bài phân tích trên tạp chí The Drive về những vũ khí mới của Trung Quốc, đặc biệt, ông chú trọng nhiều vào mẫu máy bay trinh sát không người lái WZ-8, còn gọi là DR-8.

Ông Rogoway cho rằng 2 mẫu máy bay không người lái (UAV) WZ-8 tại duyệt binh là máy bay thật, không phải mô hình. Người ta vẫn chưa thể xác định chương trình WZ-8 đang ở giai đoạn nào, nhưng đây có thể là nguyên mẫu, hoặc mô hình sản xuất sớm.

WZ-8 đã được đề cập trong bài viết trước đó của tác giả Tyler Rogoway, về mẫu UAV phủ bạt có thiết kế khí động học khác lạ trong quá trình tập luyện chuẩn bị cho duyệt binh. Khi hình ảnh đầy đủ của nó được hiển thị trong duyệt binh đã cung cấp cho các nhà phân tích một cái nhìn cụ thể hơn.

Phương tiện sử dụng một lần?
WZ-8 được xếp loại máy bay trinh sát tốc độ cao có thể thu hồi thông qua đường băng. Thiết kế khí động học của nó tương tự các phương tiện bay siêu thanh mà Trung Quốc từng thử nghiệm, bằng cách thả từ khinh khí cầu trong những năm gần đây.


UAV WZ-8 lần đầu được công khai trước công chúng tại duyệt binh kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc. Ảnh: Chinamil.
“Điểm mới bây giờ là chúng ta biết phương pháp di chuyển của nó là sử dụng động cơ tên lửa, chứ không phải là tàu lượn trên không”, ông Rogoway nói.

Điều này không có gì ngạc nhiên khi xem xét nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển động cơ phản lực tiên tiến. Phát triển động cơ có thể hoạt động ở tốc độ siêu thanh là cực kỳ quan trọng về mặt công nghệ.

Việc sử dụng động cơ tên lửa tạo ra giải pháp cung cấp lực đẩy đơn giản, có thể giúp WZ-8 bay với tốc độ rất nhanh, nhưng điều đó cũng hạn chế tính linh hoạt và tầm bắn của nó, ông Rogoway nhận định.

WZ-8 được trang bị hai động cơ nhiên liệu lỏng. Người ta chưa thể xác định động cơ này có tái sử dụng, hay chỉ dùng một lần. Loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ cũng chưa được biết.

Ông Rogoway cho rằng WZ-8 có thể leo lên độ cao gần rìa không gian, sau đó lợi dụng tốc độ cao mà nó có được để bay theo quỹ đạo đạn đạo trước khi hạ cánh bằng cách lướt trong không khí.

Câu hỏi đang được các nhà phân tích đặt ra là khả năng kiểm soát chuyến bay ở rìa không gian, nơi mà các vây lái truyền thống không có tác dụng vì không khí quá mỏng. Ông Rogoway cho rằng WZ-8 không có động cơ kiểm soát vector lực đẩy, do đó, độ cao hoạt động của WZ-8 sẽ bị giới hạn dưới 42 km cách mặt đất.

Căn cứ vào thiết kế khí động học và sử dụng động cơ tên lửa, ông Rogoway nhận định WZ-8 bay ở tốc độ khoảng Mach 3.5 đến Mach 4.5 (khoảng 4.000 km/h đến 5.286 km/h). Ở tốc độ như vậy, chỉ cần chuyến bay kéo dài 20 phút, WZ-8 có thể trinh sát trong phạm vi 1.770 km.

Những ẩn số về hiệu suất
Một chi tiết được giới phân tích lưu ý là 2 móc lớn phía trên lưng của WZ-8. Điều đó dẫn đến khả năng WZ-8 có thể được phóng từ máy bay ném bom H-6N. Phiên bản này mới được nâng cấp với một vùng bán lõm dưới bụng, nơi có các điểm treo cứng cho phương tiện cỡ lớn.


WZ-8 có nhiều điểm tương đồng với chương trình D-21 đã hủy bỏ của Mỹ. Ảnh: Chinamil.
Khả năng phóng từ máy bay H-6N giúp WZ-8 mở rộng tầm trinh sát và tiếp cận nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở sâu trong khu vực phía tây Thái Bình Dương. Phần mũi hơi gù của WZ-8 có thể là nơi chứa thiết bị liên lạc vệ tinh, nhưng ông Rogoway cho rằng nó có thể sử dụng hệ thống điều hướng dựa vào các ngôi sao.

Hệ thống này đặc biệt hữu ích khi mạng lưới vệ tinh bị tê liệt và đó cũng là mục tiêu thiết kế của nó. WZ-8 là một tài sản có thể đưa vào hoạt động bí mật và cung cấp thông tin tình báo một cách nhanh chóng cho các khu vực quan trọng.

Không chỉ cung cấp thông tin tình báo, WZ-8 có thể sử dụng để đánh giá thiệt hại sau tấn công bằng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình. Thông tin thu được sẽ rất hữu ích trong việc hiệu chỉnh tên lửa cho lần tấn công tiếp theo.

Từ thiết kế khí động học đến cơ chế hoạt động, ông Rogoway cho rằng WZ-8 rất giống với chương trình máy bay trinh sát siêu thanh không người lái D-21 của Mỹ những năm Chiến tranh Lạnh.


Không quân Mỹ đã hủy bỏ chương trình D-21 chỉ sau 2 năm đưa vào sử dụng vì không hiệu quả. Ảnh: USAF.
Chương trình D-21 được giới thiệu vào năm 1964, nhằm phát triển phương tiện trinh sát tốc độ cao trên lãnh thổ đối phương. D-21 gặp nhiều rắc rối về kỹ thuật cũng như tai nạn trong quá trình thử nghiệm.

D-21 được đưa vào sử dụng thử nghiệm trong Không quân Mỹ vào năm 1969, 4 chiếc D-21 đã bị rơi trong các nhiệm vụ trên lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1971, Không quân Mỹ hủy bỏ chương trình vì không hiệu quả.

Không rõ Trung Quốc có học được gì từ thất bại của Mỹ trong quá khứ hay không. Sự tiến bộ về công nghệ có giúp WZ-8 hiệu quả hơn so với D-21 hay không vẫn là ẩn số. Một trong những cải tiến quan trọng của WZ-8 so với D-21 là nó có bộ phận hạ cánh để thu hồi sau mỗi nhiệm vụ.

Trong khi đó, D-21 sẽ tự hủy sau khi hoàn thành nhiệm vụ. WZ-8 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, còn D-21 sử dụng động cơ ramjet. Loại động cơ này chỉ hoạt động được ở tốc độ siêu thanh.

Chi tiết kỹ thuật của WZ-8 vẫn chưa được tiết lộ, nhưng không thể phủ nhận sự tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là phương tiện bay không người lái và vũ khí siêu vượt thanh.https://news.zing.vn/uav-dr-8-trong-chien-luoc-quan-su-moi-cua-trung-quoc-post996751.html
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Vũ khí plasma của của Lầu Năm Góc

Nguyễn Thanh Hải | 05/10/2019 10:00 PM

0



Một loại vũ khí laser được lính Mỹ thử nghiệm, có tác dụng khống chế đám đông.


Hai mươi lăm năm trước, bên trong một cơ sở được phân loại đặc biệt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (LANL), một nhóm các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một loại vũ khí laser mới.
Vũ khí lợi hại của Na Uy chống Đức Quốc xã

Mục tiêu mà nó muốn nhắm đến là một mẫu da sơn dương được làm ướt nhìn hao hao như da người. Xung laser cực mạnh chỉ tồn tại trong vài micro giây, nhưng nó cũng đủ sức tạo ra một thứ ánh sáng chói lòa và một tiếng nổ nhức óc như thể da bị đánh trúng bởi một loại đạn nổ.

Những thử nghiệm dạng này vào đầu thập niên 1990 là một phần kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm phát triển ra một phương pháp không chết người hiệu quả khi nhắm vào một mục tiêu cụ thể - một khu vực nơi mà các nhiệm vụ thường đối mặt với những thiếu hụt dai dẳng.

Lấy ví dụ, vào năm 2008, quân đội Mỹ đã thúc giục mua loại súng bắn đạn sơn FN303 nhằm giúp duy trì trật tự trong các trại giam, mặc dù những viên đạn này quá yếu trước sự hung hăng của đối phương.

Và trớ trêu thay, những vũ khí gắn mác "không tử thương" lại có thể giết những người vô tội như đã từng xảy ra ở Boston vào năm 2004. Hiện giờ, sau ¼ thế kỷ nghiên cứu và nhiều loại vũ khí kỳ lạ đủ để lấp đầy một viện bảo tàng. Dựa trên vô số thất bại, Lầu Năm Góc đang sáng tạo ra SCUPLS (Hệ thống laser xung siêu ngắn).

Nó chính xác là vũ khí không tử thương và hao hao như loại vũ khí đã từng xuất hiện trong bộ phim viễn tưởng Star Trek với các khả năng cảnh báo, lóa mắt, điếc tai, sốc choáng, bỏng, tùy vào các thao tác của người sử dụng vũ khí.

SCUPLS hứa hẹn sẽ giúp cho các lực lượng Mỹ sử dụng thành thạo vũ khí mà không làm chết đối phương - và cũng là căn nguyên khiến nhiều người lo ngại rằng nó sẽ bị lạm dụng để biến thành một công cụ tra tấn tù nhân.


Vũ khí laser PASS được lắp đặt trên "siêu xe" Humvee.

Laser 101

Một thời gian ngắn ngay sau khi laser được phát minh vào thập niên 1950, quân đội Mỹ đã bắt đầu biến chúng thành vũ khí. Song vấn đề chính của loại vũ khí này ngay lập tức đã trở nên rõ ràng hơn: tìm nguồn điện đủ mạnh.

Trong khi laser nhanh chóng trở thành nền tảng vũ khí cho các loại phim khoa học giả tưởng Stormtrooper, thì thách thức về việc phát triển ra vũ khí bắn đạn laser vẫn chưa thể hiện hữu trong thế giới thực.

Xuyên suốt 30 năm sau đó và cuối cùng các nhà nghiên cứu đã mơ thấy một thứ giải pháp: thay vì bắn ra một chùm tia laser, vũ khí laser sẽ bắn ra một tia ngắn nhưng xung cực mạnh của nó đủ làm bay hơi lớp ngoài của bất kỳ mục tiêu nào. Các nhà nghiên cứu vũ khí hy vọng rằng phương pháp "bào mòn" có thể khoan xuyên qua mục tiêu.

Tuy nhiên, chẳng mấy chốc công nghệ này lại rơi vào một ngõ cụt khác. Trong khi xung laser năng lượng cao của nó bắt đầu làm bay hơi lớp ngoài của vật liệu mục tiêu thì nó cũng đồng thời sẽ tạo ra một quả bóng khí siêu nóng được biết đến bằng tên gọi plasma.

Plasma này hấp thụ tất cả năng lượng từ phần còn lại của xung laser, tạo ra một cái khiên để phần còn lại của xung laser không thể chạm tới mục tiêu. Sau này các nhà thiết kế vũ khí lại biến chính plasma thành vũ khí. Họ sử dụng một hệ thống bằng cách tạo ra xung laser cực lớn để nhanh hình thành plasma và nó phát nổ.

Loại laser này có thể sinh ra một vụ nổ plasma với nhiều kích cỡ từ súng bắn đạn cho đến lựu đạn - phụ thuộc vào các nguồn điện. Vũ khí mới tạo ra thứ súng laser tầm xa với tốc độ cao. Quan trọng hơn là nó tự điều chỉnh để không gây hại cho bất kỳ ai đó mà chỉ đơn giản là khiến họ phải thoái lui.


Một loại vũ khí laser phát ra ánh sáng helium lần đầu tiên đã được chế tạo

Các thế hệ Laser PIKL, PCL, PEP

Loại vũ khí kiểm soát plasma mới được biết đến dưới cái tên là Laser tấn công xung cấp tốc (PIKL). Nó nôm na là một loại súng điện "lớn, nặng nề và dễ vỡ" và là nền tảng để chế tạo ra súng Laser hóa xung (PCL). PCL là một loại súng laser hóa được hoạt động bằng việc đốt cháy deuterium ở nhiệt độ cao với fluorine có tính ăn mòn cao.

Nhưng ngay cả PCL cũng không đủ mạnh và đến năm 2000 đã xuất hiện một phiên bản súng laser mới gọi là Đạn nổ năng lượng xung (PEP). Sau một thập kỷ phát triển, việc hứa hẹn tạo ra vũ khí laser không tử thương dường như đã thành hiện thực.

"Ngay bây giờ, chúng ta sẽ có thứ gần nhất với súng laser", dẫn lời khẳng định của Đại tá George Fenton, khi đó ông là người đứng đầu Tổng cục vũ khí phi tử thương (JNLWD). Quân đội Hoa Kỳ muốn gắn một thiết bị PEP lên chiếc "xế hộp" Hummer và đã đánh trúng các mục tiêu từ cách đó 2km.

Tuy nhiên, nhìn ánh sáng chói lòa thì thấy có vẻ tốt, song thực sự súng laser quá yếu gấp trăm lần để có thể biến thành một thứ vũ khí hiệu quả. Nhưng PEP không nhất thiết đánh mạnh để có hiệu quả lớn. Những thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng các vụ nổ plasma đã gây ra "đau và tê liệt tạm thời".

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các tác động thần kinh không những được gây ra bởi sóng xung kích hay nhiệt, mà còn cả xung điện từ được tạo ra bởi bóng lửa plasma đang giãn nở. Điều này đã tác động trực tiếp lên thần kinh như cách mà nhiễu điện đã tác động đến đài vô tuyến.

Khám phá bất ngờ này đã dẫn đến việc tinh chỉnh những tác động hệ thần kinh của PEP. Các tế bào thần kinh truyền đạt cơn đau được gọi là Nociceptors, và người ta cho rằng một xung có là căn nguyên làm "kích hoạt Nociceptor đỉnh điểm" hình thành nên một cảm giác đau đớn tột cùng mà không thật sự phá hoại cơ thể.

Nó trông giống như hành động phi nguy hiểm nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Ngoài cảm giác đau đớn, vụ nổ plasma còn gây ra cảm giác bị tê liệt tạm thời.

Nhưng ngay cả với những mục tiêu này thì JNLWD cuối cùng vẫn kết luận rằng "PEP không thể tạo ra dạng sóng cần thiết", sự thực này khiến nhiều người thở phào nhẹ nhõm vì chí ít PEP sẽ bị lạm dụng để tra tấn.

Năm 2009, ông John N. Wood, giáo sư về sinh học thần kinh phân tử tại Đại học College London (UCL, Anh) phát biểu: "Thứ này (PEP) đối với tôi là một sự phi nghĩa sâu sắc" (ám chỉ đến việc tra tấn)".

Hệ thống khiên âm học Plasma

Ánh sáng Plasma không đủ mạnh để tạo ra vũ khí, vì thế mà các nhà nghiên cứu đã tập trung thứ ánh sáng này bằng cách sử dụng ánh sáng đầu ra của màn hình hiển thị và thế là đã ra đời Hệ thống khiên âm học Plasma (PASS) vào năm 2013.

Mục tiêu lần này là tập trung laser giữa không trung và tạo ra một tia chớp plasma cực nhanh mang hiệu ứng như bắn pháo hoa. Ông Keith Braun của Sở các hệ thống vũ khí năng lượng tiên tiến (AEASD) của quân đội Mỹ, giải thích: "PASS sử dụng một mô hình được lập trình gồm các sự kiện plasma nhanh nhằm tạo ra một bức tường ánh sáng cực mạnh kèm tiếng nổ tại khu vực hoạt động".

Thay vì laser hóa học, PASS đã sử dụng laser chạy điện ở trạng thái rắn. Song một lần nữa, ngay cả với công nghệ mới thì tiếng nổ plasma cũng không đủ mạnh để có thể làm choáng hay vô hiệu hóa. Việc thiết lập bức tường ánh sáng sẽ tạo ra một tấm khiên che chắn cho binh lính làm cho kẻ thù không thể phá hủy vũ khí của đối phương.

Song cũng như những nỗ lực trước đó, PASS đã bị thất bại và nhà thầu của thiết bị này là Stellar Photonics, nhanh chóng ngừng kinh doanh. JNLWD cũng có một ứng dụng mới cho các loại vũ khí xung ngắn. Đó là những tấm kính chắn gió xe nhằm ngăn tài xế tiếp cận chốt kiểm soát.

Vụ nổ plasma sẽ phá hủy kính chắn gió và tỏa ra một thứ ánh sáng chói mắt khiến tài xế không thể tiếp tục lái.

Vũ khí mới sẽ vượt qua những giới hạn chính của laser quân sự được quân đội Mỹ triển khai ở Iraq - ở tầm xa thì chúng quá mờ, không hiệu quả; nhưng ở tầm gần thì ánh sáng chói cũng đủ làm hư mắt. Chắn gió laser có thể tác động ở bất kỳ khoảng cách nào bởi vì vụ nổ plasma sẽ luôn cùng với khoảng cách của mắt tài xế.

Vũ khí laser đáng sợ

Đầu năm 2018, JNLWD đã bật mí về thiết bị laser cảm ứng plasma mới (LIPE), mà nó có thể tạo ra một chuỗi nhanh các xung plasma (như vũ khí PIKL hồi năm 1998) nhưng cũng có thể được tinh chỉnh để mang tín hiệu.

Họ công bố một đoạn video minh họa về cảnh quả cầu lửa laser đang truyền tải một thứ thông điệp khó hiểu mà báo Cơ Khí Phổ Thông quả quyết rằng "Nó là thứ đáng sợ nhất chưa từng nghe nói đến".

Đoạn video đó nhấn mạnh đến một hệ thống tân tiến mà có thể ra lệnh hay hướng dẫn cho ai đó ở cách xa 1 km mà không làm điếc tai họ ở cự li gần. Tháng 9 năm 2018, JNLWD bắt đầu một dự án 3 năm rưỡi nhằm hoàn tất việc chế tạo ra vũ khí plasma không gây tử thương.

Thành quả mới nhất là một loại vũ khí laser được gọi là SCUPLS ((Hệ thống laser xung siêu ngắn) và nó sẽ dùng các loại laser xung ngắn.

SCUPLS có 3 chức năng nhằm gợi nhớ một số dự án có từ trước đó: truyền tải thông điệp nói ở tầm xa, tạo ra những tiếng nổ kèm ánh sáng trong không khí gây điếc tai khi nhắm vào mục tiêu, và hơi nhiệt gây đau rát. Nếu sử dụng ở các mức độ năng lượng thấp thì nó sẽ sản sinh ra hàng ngàn vụ nổ như vũ khí PASS.

Cũng như PEP, SCUPLS đủ nhỏ để lắp đặt vào các loại phương tiện chiến thuật cao, nhưng nó sẽ cần uy lực hơn các loại vũ khí laser trước đó.

Ông David Law, trưởng khoa học gia tại JNLWD (Lầu Năm Góc) phát biểu: "Chúng tôi cần các dạng laser tốt hơn với năng lượng tăng khoảng 1 bậc trên mỗi xung. Một thế hệ mới của các loại laser xung siêu ngắn sẽ nhắm đến khả năng không gây tử thương ở mọi khoảng cách".

Lượng điện năng cao cũng sẽ cho phép SCUPLS truyền tải các thông điệp giọng nói thông minh đến khoảng cách hàng ngàn mét, cùng vụ nổ sẽ tạo ra thứ âm thanh lên tới 165 decibel tương đương như khi đứng bên trong động cơ của máy bay phản lực!

Thêm vào đó, SCUPLS sẽ sử dụng các bước sóng an toàn cho võng mạc vì thế chúng không bị mắt thẩm thấu, triệt tiêu nguy hiểm làm nổ tung nhãn cầu.

Ông David Law nhấn mạnh: "Điều này khiến cho SCUPLS an toàn hơn nhiều trong trường hợp tiếp xúc với mắt. Hiện tượng laser xung ngắn giờ đây đã được hiểu tốt hơn, cũng như các loại laser trạng thái rắn mới cũng rẻ tiền hơn, đáng tin cậy hơn và mạnh hơn các loại laser hóa học cũ. SCUPLS tạo ra tiếng rú to, âm thanh nổ đinh tai không gây chết người nghe có vẻ đã thoát ra khỏi các bộ phim viễn tưởng, và lần này chúng đang có nhiều cơ hội để biến thành sự thật.”

https://soha.vn/vu-khi-plasma-cua-cua-lau-nam-goc-2019100516564039.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
3 vũ khí "thống trị chiến trường" tương lai của Nga: Mỹ có tiền cũng không mua được?

Hoài Giang | 05/10/2019 07:30 AM

7



Máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 và UAV tấn công S-70 của Nga.


Người Nga đã học những "bài học xương máu" bằng các thất bại đau đớn. Điều này có thể cũng sẽ xảy ra với nước Mỹ nếu không thay đổi cách chuẩn bị cho chiến tranh trong tương lai.
TQLC Mỹ "chỉ thẳng mặt" Trung Quốc là địch: Bỏ Trung Đông, khuấy tung Thái Bình Dương?

Ngày 3/10, tờ Southfront xuất bản bài viết: "New weapons and the new tactics which they make possible: Three Examples" (tạm dịch: Các vũ khí và chiến thuật mới mà họ đã hiện thực hóa: 3 ví dụ) của nhóm phân tích The Saker.

Nhằm giúp độc giả có cái nhìn khách quan về các tiến bộ trong công nghiệp quốc phòng gần đây của Nga cũng như lợi thế của chúng cùng với nghệ thuật tác chiến đổi mới trong các cuộc xung đột tiềm tàng tương lai, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Những "kẻ hủy diệt" máy bay không người lái?

Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của lực lượng Houthi ở Yemen gần đây vào các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi đã cho thế giới thấy rằng những chiếc máy bay không người lái (UAV) "thô sơ" có thể là mối đe dọa thực sự.

UAV hiện là mối đe dọa đối với mọi quốc gia và mọi lực lượng vũ trang. Tuy nhiên cho tới hiện tại chỉ có người Nga là phát triển đầy đủ và hiệu quả khả năng chống UAV.

Hãy bắt đầu bằng UAV "thô sơ" mang theo chất nổ và những thiết bị tối cần thiết để xây dựng chúng (theo các chuyên gia quân sự Nga):

"Một số linh kiện máy tính bao gồm một CPU 486, các thanh RAM khoảng 1 Mb, một ổ cứng 1Gb và một số cảm biến (giá thành cực kỳ rẻ) để nhận các tín hiệu định vị từ các hệ thống GPS của Mỹ, GLONASS của Nga hoặc cả hai (được gọi là nền tảng GNSS)".


Hiện trường và các loại UAV, tên lửa đã được sử dụng trong vụ tập kích cơ sở dầu mỏ Saudi hôm 14/9.

Phiến quân Syria, được tài trợ và huấn luyện bởi các "lực lượng nước ngoài" đã tấn công căn cứ của Nga ở Khmeimim bằng những UAV như vậy trong nhiều năm. Theo chỉ huy phòng không Nga ở Khmeimin, hơn 120 UAV đã bị bắn hạ hoặc vô hiệu hóa chỉ trong hai năm qua.

Rõ ràng, người Nga là những người hiểu rõ nhất "lòng tốt" của các lực lượng nước ngoài nói trên và vấn đề quan trọng nhất được rút ra là: Tên lửa phòng không không phù hợp để chống lại mối đe dọa đến từ UAV

Một số chuyên gia đã tự hỏi tại sao tên lửa Patriot PAC-2 của Arab Saudi không bắn hạ UAV của Houthi. Đây là câu hỏi hoàn toàn sai lầm vì tên lửa phòng không sẽ không hiệu quả trong việc phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng UAV.

Đây không phải là về vấn đề hiệu suất kém của Patriot. Ngay cả khi triển khai độc lập, hệ thống S-400 của Nga cũng sẽ khó có hiệu quả cao nếu chống lại UAV.


UAV "thô sơ" thường được phiến quân Syria sử dụng để tấn công sân bay Khmeimim.

Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì các các đặc điểm chính của UAV như nhỏ, nhẹ và được tạo thành từ các vật liệu phản xạ tối thiểu các tín hiệu radar.

Việc di chuyển của chúng rất chậm, nhưng điều này không làm cho việc bắn hạ chúng dễ dàng hơn, mà hoàn toàn ngược lại vì hầu hết các radar được thiết kế để theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu bay nhanh (máy bay, tên lửa đạn đạo...).

UAV cũng có thể bay rất thấp và có khả năng ẩn nấp. Thậm chí UAV còn bay thấp hơn các loại tên lửa hành trình bay bám địa hình.

Cuối cùng là giá thành của UAV cực kỳ rẻ, tên lửa trị giá hàng triệu USD sẽ bị lãng phí vào một chiếc UAV có giá 10-20 USD (cấu hình "hiện đại" nhất cũng chỉ khoảng 30.000 USD) mà vẫn không hiệu quả vì UAV có thể tấn công với số lượng lớn vượt xa số lượng tên lửa.

Rõ ràng để đối đầu với UAV chỉ có các loại vũ khí như pháo phòng không hoặc hệ thống tác chiến điện tử (về lý thuyết có thể tiêu diệt UAV bằng vũ khí laser, tuy nhiên do cần nhiều năng lượng nên đây không phải là giải pháp tối ưu). Ở Khmeimim, người Nga có cả hai.


Các hệ thống phòng không Nga triển khai ở Syria.

Vũ khí chống UAV lý tưởng sẽ là hệ thống Pantsir, nó kết hợp giữa khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu đa kênh (quang điện tử, radar, dữ liệu tình báo...) và một khẩu pháo mạnh.

Pantsir thậm chí còn có các tên lửa tầm trung mạnh mẽ có thể hạ gục các mục tiêu là các máy bay trinh sát hỗ trợ cuộc tấn công bằng UAV. Pantsir cũng không đơn độc trong cuộc chiến này, nó được bổ sung các hệ thống chiến tranh điện tử đáng gờm khác được triển khai ở Syria.

Tại sao chúng hiệu quả? Hãy nhìn vào những điểm yếu của UAV

Đầu tiên, UAV phải được điều khiển từ xa hoặc có các hệ thống định vị. Rõ ràng tín hiệu điều khiển từ xa có thể bị gây nhiễu bởi các thiết bị chế áp điện tử ở gần mục tiêu hơn do tín hiệu mạnh hơn nhiều.

Ngay cả một tín hiệu mạnh được truyền đi xa cũng có khả năng trở thành tín hiệu yếu hơn. Về lý thuyết, người ta có thể sử dụng kỹ thuật để khắc phục điều đó (ví dụ như chuyển tần số) nhưng sẽ làm tăng đáng kể trọng lượng và giá thành của UAV (các viên pin sẽ phải lớn và nặng do cần nhiều năng lượng hơn).

Thứ hai, một số UAV dựa vào tín hiệu định vị vệ tinh (GPS/GLONASS) hoặc dẫn đường quán tính. Vấn đề là tín hiệu vệ tinh có thể bị giả mạo và dẫn hướng quán tính thường không chính xác hoặc nặng hơn và đắt tiền.

Một số tên lửa hành trình tiên tiến sử dụng hệ thống dẫn đường TERCOM phù hợp với chế độ bay bám địa hình, nhưng lại quá đắt đỏ đối với UAV hạng nhẹ và rẻ tiền (những tên lửa này và các máy bay mang theo chúng là những mục tiêu mà S-300/S-400 được thiết kế để tiêu diệt).

Thậm chí còn có nhiều công nghệ dẫn đường tên lửa hành trình khác lạ mắt và cực kỳ đắt tiền, nhưng những thứ đó chỉ đơn giản là không thể áp dụng cho các vũ khí như UAV với lợi thế lớn nhất của chúng là công nghệ đơn giản và chi phí thấp.


Tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4 Nga ở Syria.

Máy bay chiến đấu thế hệ 5+ và UAV thế hệ 5-6

Trong khi một số người ở Ấn Độ tuyên bố (có thể vì lý do chính trị và để làm hài lòng Mỹ) rằng Su-57 không phải là máy bay thế hệ 5 với lý do loạt sản xuất đầu tiên được lắp động cơ thế hệ thứ 4 và vì Su-57 không có RCS (diện tích phản xạ radar) nhỏ như F-22 Raptor.

Thì người Nga và Trung Quốc đang tranh luận với nhau rằng liệu Su-57 là máy bay thế hệ 5, 5+ hay thậm chí là chiếc đầu tiên của thế hệ thứ 6?

Một điều quan trọng đó là tin đồn xuất phát từ quân đội Nga về việc Su-57 ban đầu được thiết kế như một UAV. Người Nga đã chứng thực điều này bằng hình ảnh Su-57 bay cùng với máy bay không người lái tấn công (UCAV) tầm xa S-70 mới.

Dưới đây là thông số mà quân đội Nga tiết lộ gần đây về UCAV S-70: Phạm vi hoạt động 6,000 km, trần bay 18.000 m, tốc độ tối đa 1.400 km/h, tải trọng (vũ khí) tối đa 6.000 kg.


Su-57 và S-70 Okhotnik-B đã được thử nghiệm tại Syria.

Các chuyên gia Nga tuyên bố S-70 có khả năng hoạt động độc lập, trong một "bầy UAV" hoặc phối hợp với một chiếc Su-57 có người lái. Trong tương lai, một chiếc Su-57 có thể sẽ điều khiển một loạt S-70.

Rõ ràng với thiết kế giảm tối đa RCS của mình, S-70 sẽ có "khả năng tàng hình" vượt trội hơn so với Su-57 (theo nguồn tin của Nga), Su-57 sẽ điều khiển S-70 như một máy bay tầm xa đột phá phòng không đối phương, thu thập thông tin tình báo và chuyển trở lại cho Su-57.

Nhưng đó không phải là tất cả, Su-57 cũng có thể sử dụng S-70 trong các nhiệm vụ trấn áp các mục tiêu mặt đất (thuật ngữ quân sự là SEAD) và thậm chí thực hiện các cuộc không chiến với máy bay đánh chặn đối phương.

Tốc độ ghê gớm và tải trọng vũ khí tối đa 6 tấn của S-70 mang đến những khả năng thực sự đáng gờm, bao gồm cả việc triển khai các vũ khí đối hải, đối không và đối đất hiện đại của Nga.

Các ý kiến phản bác thông thường có thể sẽ phản đối rằng ngành công nghiệp máy tính của Nga đã bị bỏ xa bởi phương Tây tuy nhiên tất cả đều vô nghĩa.

Cần nhắc nhở rằng Nga là quốc gia đầu tiên triển khai các radar quét mảng pha thụ động (PESA) tích hợp với hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) trên MiG-31.

Các máy bay MiG-31 cùng một phi đội có thể thông tin với nhau qua đường truyền dữ liệu, radar kiểm soát được điều khiển bởi phi công thứ 2. Hơn nữa, những chiếc MiG-31 cũng có thể trao đổi dữ liệu với các máy bay cảnh báo sớm trên không (AWACS) và radar mặt đất.

Và những tiến bộ đó có thể được thực hiện vào đầu những năm 1980, tức là gần 40 năm trước!


Dựa trên thiết kế của MiG-31, Mikoyan đang phát triển máy bay thế hệ 5+ hoặc 6 có tên MiG-41 được cho là có khả năng tác chiến ngoài vũ trụ.

Sự thật là các lực lượng vũ trang Liên Xô triển khai nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến từ rất lâu trước khi phương Tây đưa ra thứ tương tự.

Ngày nay, tất cả những gì chúng ta cần làm là phân tích tiếng "rên rỉ" của NATO về khả năng của A2/AD (khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập) để thấy rằng người Nga vẫn đang tiên phong trong khi phương Tây "chỉ có thể mơ ước".

Bây giờ hãy xem lại một số lời chỉ trích gần đây về "khả năng tàng hình" của Su-57.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Su-57 không phải là máy bay dẫn đầu cuộc xâm nhập vào các hệ thống phòng không tiên tiến?

Và nếu từ ngày đầu tiên người Nga đã cho rằng thiết kế RCS phía trước thấp không nhằm thực hiện các mục đích như các thiết kế phụ thuộc hoàn toàn vào RCS thấp ở mọi hướng nhằm tránh bị phát hiện (như F-22 và F-35)?

Điều quan trọng cần ghi nhớ là công nghệ mới cũng tạo ra các chiến thuật mới. Điều này đặc biệt đúng vì có thể F-35 sẽ là một máy bay tham gia không chiến (dogfight) thảm hại trong khi Su-57 có thể là loại vũ khí có khả năng chiếm hoàn toàn ưu thế trên không.

Ngoài các radar chính, Su-57 có một số radar bổ sung cung cấp cho Su-57 tầm nhìn bao quát 360 độ chiến trường, ngay cả khi không sử dụng tín hiệu được cung cấp từ S-70, AWACS hoặc radar mặt đất.



Current Time0:01
/
Duration1:01





Auto

Máy bay tàng hình thế hệ 5 Su-57 và máy bay không người lái S-70 Okhotnik-B tạo thành đội hình.

Tên lửa "vô hình" trước mắt đối phương

Tên lửa hành trình Kalibr đã xuất hiện trong cuộc chiến ở Syria. Liệu bạn có biết rằng nó có thể khai hỏa từ một container thương mại, giống như những thứ chúng ta vẫn thấy trên xe tải, tàu hỏa hoặc tàu biển chở hàng hay không?

TIN LIÊN QUAN
Trong khi Kalibr có tầm bắn từ 50km đến 4.000km và nó có thể mang đầu đạn hạt nhân thì việc triển khai các container này ngay ngoài khơi nước Mỹ trên các tàu biển chở hàng (hoặc chuyển tới Venezuela và Cuba) liệu có gặp khó khăn hay không?



Sẽ khó khăn đến đâu để người Nga phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển "phiên bản container" sử dụng các công nghệ trong các hệ thống tên lửa Bastion/Yakhont/BrahMos?

Kể từ khi người Mỹ từ bỏ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) người Nga đã phát triển một phiên bản mặt đất của tên lửa Kalibr và sẵn sàng triển khai ngay khi Mỹ triển khai bất kỳ tên lửa tương tự ở châu Âu.

Thực tế là Nga đã hoàn thiện cả một gia đình tên lửa đạn đạo và hành trình có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có khả năng "tàng hình" và có thể được triển khai ở bất cứ đâu trên hành tinh, trên bất kỳ tàu hàng dân sự, dưới bất kỳ lá cờ nào có thể tưởng tượng ra được..


Một Container chứa tên lửa Kalibr của Nga.

Khả năng này thay đổi hoàn toàn tất cả các chiến lược răn đe/ngăn chặn của Hoa Kỳ. Những người hiện bị mắc kẹt trong tư duy thời Chiến tranh Lạnh và các hoạt động chiến tranh bất đối xứng ở Afghanistan, Iraq, Syria, Yemen, Libya, Mỹ Latinh và Châu Phi.

Dưới các khả năng quân sự nói trên, các tàu chiến NATO ở Biển Đen có thể ngăn chặn Nga hay không?

Trên thực tế, tất cả những con tàu này có giá trị với người Nga trong việc huấn luyện binh linh bằng những "mục tiêu trực quan". Nhưng nếu một cuộc chiến nổ ra, thời gian để con tàu nói trên chìm xuống đáy Biển Đen chỉ tính bằng phút.


Việc tàu chiến NATO hoạt động trong Biển Đen hoàn toàn không có nhiều ý nghĩa.

"Bài học xương máu" mà Mỹ sẽ phải đối mặt trong tương lai?

Chắc chắn Nga sẽ không tham gia một cuộc chiến toàn diện thay mặt cho Iran (hoặc bất kỳ quốc gia nào khác trên hành tinh). Nhưng Nga rất có thể sẽ "chán ngấy" Mỹ và phương Tây và bán cho Iran bất kỳ tên lửa nào mà họ muốn mua.

Mỹ và Israel vẫn có khả năng công nghệ và theo thời gian, các chuyên gia Mỹ có thể dần dần triển khai các hệ thống có khả năng chống lại các vũ khí nói trên, nhưng điều đó hoàn toàn bất khả thi ở thời điểm hiện tại.


Mỹ và Israel thử nghiệm tên lửa chống tên lửa đạn đạo Arrow.

Họ chắc chắn là có đủ tiền, khi xem xét rằng nước Mỹ chi cho quốc phòng lớn hơn so với toàn bộ phần còn lại của thế giới cộng lại. Vậy vấn đề là gì?

Công chúng Mỹ cần tự hỏi tại sao tất cả những "đồ chơi" trị giá hàng tỷ USD mà họ đã trang bị trong những thập kỷ qua không mang lại dù chỉ một "chiến thắng cuối cùng"?

Ông Trump trong chiến dịch tranh cử của mình đã cố gắng đưa ra quan điểm đó và ngay lập tức bị tấn công vì không hỗ trợ quân đội "giỏi nhất trong lịch sử" và đã phải nhanh chóng "thay đổi thanh điệu".

Kết quả là ngay cả những vũ khí trong trang bị của Mỹ thậm chí còn chưa thể có khả năng như những vũ khí tương tự đã được Nga thử nghiệm.

Hoa Kỳ, trong lịch sử của mình, đã triển khai một số hệ thống vũ khí có đẳng cấp thế giới về công nghệ như xe jeep và F-16. Tuy nhiên chúng được thiết kế cho chiến tranh, cho chiến trường trong thế giới thực chứ không phải để làm giàu cho những người đã rất giàu có.

Do đó quốc gia tạo ra và triển khai một vũ khí hiệu quả như F-16 hiện sản xuất F-35. Từ quan điểm của Hoa Kỳ, F-35 là một "thành công tuyệt vời" chứ không phải là một "con voi biết bay".


F-35 được mệnh danh là "con voi biết bay", cụm từ dùng để chỉ những dự án tốn kém nhưng không hiệu quả.

Chi phí khổng lồ không phải là lỗi ở sự bất tài của các chuyên gia Hoa Kỳ, hay sự u mê của các nhà phân tích quân sự. Thay vào đó, nó là bằng chứng về lòng tham vô hạn và sự tự tôn của giai cấp thống trị nước Mỹ.

Đáng buồn thay, một trong những cách tốt nhất để học những bài học quan trọng, là bằng một thất bại đau đớn hoặc thảm khốc. Nước Nga ngày nay sẽ không thể tồn tại nếu không có sự khủng khiếp của "dân chủ" dưới thời Eltsin những năm 1990.

Trong cuộc chiến tranh Chechnya lần 1, người Nga đã gặp khó khăn ngay cả trong việc tìm ra một trung đoàn có khả năng chiến đấu và họ phải sử dụng các tiểu đoàn kết hợp. Điều này có thể cũng sẽ xảy ra với nước Mỹ.

https://soha.vn/3-vu-khi-thong-tri-chien-truong-tuong-lai-cua-nga-my-co-tien-cung-khong-mua-duoc-20191004144601484.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Việt Nam gắn “mắt thần” và tên lửa cho pháo phòng không ZSU-23-4, sức mạnh tăng lên gấp bội

Trà Khánh | 04/10/2019 07:30 PM

10



Sửa chữa tổ hợp pháo phòng không ZSU-23-4 tại phân xưởng ZSU-23, Nhà máy A34. Ảnh: Báo Phòng không - Không quân


Phương án nâng cấp này mang đến cho tổ hợp pháo phòng không ZSU-23-4 Việt Nam sức chiến đấu hoàn toàn mới, đủ sức răn đe và đánh bại các đòn tấn công bằng vũ khí công nghệ cao.
Pháo tự hành nâng cấp "Made in Vietnam" thể hiện uy lực dũng mãnh trong nhiệm vụ đặc biệt

Nâng cấp "lão tướng" ZSU-23-4 để đánh bại vũ khí công nghệ cao

Theo phóng sự "Tự động hóa quân sự trong điều kiện mới" trên kênh QPVN, Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự đang tiến hành nghiên cứu phương án cải tiến và nâng cấp sức chiến đấu cho các tổ hợp pháo phòng không ZSU-23-4 có trong biên chế, dựa theo yêu cầu của Quân chủng Phòng không – Không quân.

Điều này xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của Quân chủng PK-KQ trong tác chiến phòng không hiện tại, khi mà các tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp ZSU-23-4 chưa đáp ứng được hoàn toàn nhiệm vụ phòng không chống lại các loại vũ khí công nghệ cao ngày càng tinh vi.


Tổ hợp pháo phòng không ZSU-23-4 nguyên bản trước khi được nâng cấp. Ảnh: QPVN.

Bởi trong chiến tranh hiện đại, các tổ hợp phòng không luôn là một trong những mục tiêu bị tấn công chế áp điện tử đầu tiên, trong khi đó các tổ hợp phòng không thế hệ cũ như ZSU-23-4 lại không được thiết kế để chống đỡ các loại vũ khí công nghệ cao vốn có khả năng áp chế điện tử mạnh.

Trong khi đó khả năng dẫn bắn của ZSU-23-4 lại phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống radar 1LR33 "RPK-2". Chính vì vậy khi radar bị áp chế và vô hiệu hóa sẽ dẫn tới năng lực chiến đấu của toàn tổ hợp bị sụt giảm không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Từ đó việc đảm bảo kỹ thuật cho tổ hợp phòng không này rất khó khăn, hệ số sẵn sàng chiến đấu thấp. Chính vì vậy, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới từ lâu đã nghiên cứu triển khai các phương án nâng cấp tổ hợp ZSU-23-4.

Qua đánh giá các phương án nâng cấp ZSU-23-4 ở một số nước, nhóm nghiên cứu của Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự đã cho ra phương án nâng cấp toàn diện nhất cho tổ hợp phòng không này dựa trên các công nghệ hiện đại.

Theo đó phương án nâng cấp ZSU-23-4 của Việt Nam hiện tại sẽ tập trung vào các mục tiêu chính sau :

Thứ nhất, Cải tiến toàn bộ hệ thống máy tính đường đạn trên tổ hợp bằng hệ thống máy tính mới, bên cạnh đó là thay đổi toàn bộ giao diện người dùng cho phép kíp xe vận hành tổ hợp dễ dàng hơn.

Thứ hai, Thay thế radar 1LR33 thế hệ cũ bằng tổ hợp khí tài quang điện tử 3 kênh gồm cụm camera ngày/đêm và thiết bị đo xa laser dàn nhiệm vụ theo dõi và dẫn bắn, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ tổ hợp bị vô hiệu hóa khi bị tấn công áp chế điện tử.

Thứ ba, Tích hợp các tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) lên trên ZSU-23-4, đây cũng là nâng cấp giúp nâng cao đáng kể sức chiến đấu của tổ hợp, cho phép một tổ hợp phòng không thế hệ cũ như ZSU-23-4 có thể tham gia vào hệ thống phòng không hiện đại đánh chặn các đòn tấn công bằng vũ khí công nghệ cao.

Chi phí cải tiến tổ hợp ZSU-23-4 chỉ bằng 1/5 so với nước ngoài

Về mặt tổng thể phương án nâng cấp pháo phòng không ZSU-23-4 của Việt Nam hiện tại được xây dựng dựa trên nền tảng vũ khí của tổ hợp hiện có, từ đó nghiên cứu nâng cấp, cải tiến các thành phần chiến đấu của tổ hợp để đáp ứng yêu cầu chiến đấu trong tình hình mới.

Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự đã ứng dụng các thiết bị công nghệ cao để tích hợp cũng chế tạo các thành phần chiến đấu mới cho tổ hợp ZSU-23-4 đảm bảo sau khi được nâng cấp tổ hợp có thể đạt các tính năng kỹ-chiến thuật do Quân chủng Phòng không – Không quân đề ra.


Mô hình phương án nâng cấp tổ hợp pháo phòng không ZSU-23-4 của Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự. Ảnh: QPVN.

Trong đó, khí tài quang điện tử 3 kênh được xem là giải pháp then chốt giúp tổ hợp ZSU-23-4 có thể tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết cũng như ngày/đêm, tăng khả năng sống còn của tổ hợp khi bị đối phương áp chế điện tử.

Kết hợp với khí tài quang điện tử này là hệ thống máy tính số cho phép tính toán các tham số một cách chính xác với tốc độ cao, các tham số này sẽ quyết định kết quả bắn của tổ hợp có trúng mục tiêu hay không, bởi tốc độ bắn của pháo 4 nòng 23mm 2A7 trên ZSU-23-4 là rất nhanh lên đến hơn 3.000 phát/phút.


Cận cảnh khối khí tài quang điện tử 3 kênh (khoanh đỏ) giải pháp then chốt giúp tổ hợp ZSU-23-4 tăng cường sức chiến đấu trong môi trường chiến tranh hiện đại. Ảnh: QPVN.

Bộ đôi khí tài này cũng là cơ sở để tích hợp tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp cho ZSU-23-4 giúp nâng cao khả năng tác chiến cho phương tiện, tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, tăng cự ly bắn hiệu quả.

Giao diện người sử dụng được thiết kế thân thiện phù hợp với loại hình phương tiện cơ động, có tuổi thọ và độ tin cậy cao.

Bên canh đó, các thành phần chiến đấu mới của ZSU-23-4 cũng được thiết kế, phân chia theo khối chức năng sử dụng các đường truyền dữ liệu số nên đơn giản về mặt kết nối có tính mở cao tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sửa chữa và đảm bảo kỹ thuật.

Đây chính là những tính năng kỹ - chiến thuật vượt trội trên biến thể pháo phòng không ZSU-23-4 do Việt Nam nâng cấp, đồng thời cũng là xu hướng cải tiến chung của các quốc gia có nền khoa học quân sự tiên tiến

Điều đáng nói là những thiết bị máy móc do Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự chế tạo ra dựa trên quá trình nghiên cứu nâng cấp ZSU-23-4 đều dựa trên nền các công nghệ cao hiện đại, có tính năng kỹ thuật tương đương các sản phẩm cùng loại do các nước tiên tiến sản xuất nhưng giá thành chỉ bằng 20% giá nhập ngoại.

Như vậy, phương pháp tự nâng cấp ZSU-23-4 trong nước không chỉ giúp đội ngũ kỹ sư quân sự Việt Nam tiếp cận làm chủ các công nghệ hiện đại mà còn giúp giảm đáng kể chi phí hiện đại hóa tổ hợp phòng không này so với việc nhờ đến các nhà thầu nước ngoài. Tạo tiền đề quan trọng giúp hiện đại hóa toàn bộ các đơn vị ZSU-23-4 hiện có.

https://soha.vn/viet-nam-gan-mat-than-va-ten-lua-cho-phao-phong-khong-zsu-23-4-suc-manh-tang-len-gap-boi-201910031614153.htm

VN còn tự chế tạo được SPAAA/SPAAG giỏi hơn cả Mỹ, Mỹ chẳng có hệ thống tương tự nào
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Hàng chục binh sĩ Mỹ gãy xương khi tập nhảy dù

Thanh Huyền | 04/10/2019 10:28 AM

0

Ngày 4/10, Quân đội Mỹ đã buộc phải tạm dừng một cuộc tập trận kéo dài 10 ngày tại Camp Shelby của Mississippi sau khi khoảng 87 lính nhảy dù bị gió quật mạnh vào cây thông.
Tiến sĩ Mỹ: Trong đời mình, tôi chưa từng thấy tướng Mỹ nào được như Tướng Giáp

Ít nhất 32 lính nhảy dù của Quân đội Mỹ thuộc Đội chiến đấu Lữ đoàn 4 (Dù), Sư đoàn 25 Bộ binh đã bị thương. Trong đó 18 người đã phải nhập viện vào sáng thứ 4/10, một số người bị gãy xương. Nguyên nhân chính được xác định là do gió lớn thổi mạnh quật các binh sĩ vào những cây thông, làm hỏng bước nhảy huấn luyện trên không thực hiện lúc nửa đêm.

Bác sĩ Duncan Donald, giám đốc y khoa chấn thương của Bệnh viện Đa khoa Forrest cho biết hầu hết các binh sĩ Mỹ đều bị tổn thương khi cố gắng thoát khỏi cây trong bóng tối và rơi xuống đất. Donald nói rằng một số binh sĩ đã bị gãy đốt sống, nhưng dây cột sống của họ vẫn ổn. Ông nói rằng tất cả có thể được phục hồi hoàn toàn trong vòng 3 tháng.


Các binh sĩ bị thương được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Forrest ở Hattiesburg. Ảnh: AP

Theo Trung tá Matthew Myer, chỉ huy Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 501, một số tin đồn và báo cáo sai sự thật về vụ việc đang lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều thân nhân của các binh sĩ đã bày tỏ lo ngại rằng họ không nhận được thông báo chính thức về vụ tai nạn huấn luyện cho đến khi một bài đăng công khai trên Facebook vào nửa đêm, giờ địa phương

Mặc dù gặp khó khăn trong bước nhảy huấn luyện này, tiểu đoàn đã thực hiện tốt và sẽ hồi phục tốt để tiếp tục nhiệm vụ huấn luyện, phát ngôn viên của Vệ binh Quốc gia Mississippi Mississippi, Trung tá Deidre Smith cho biết.

Hiện quân đội Mỹ đang tiến hành thu thập các thiết bị vẫn còn mắc kẹt trong cây thông và cho biết có thể sẽ tiếp tục thực hiện các bài nhảy tại khu vực trên sau khi đánh giá lại rủi ro mà các binh sĩ có thể gặp phải.

Cuộc tập trận kéo dài 10 ngày này là một phần của khóa huấn luyện kéo dài một tháng có tên là “Operation Arctic Anvil” tại trung tâm huấn luyện quân sự Mississippi của 3.000 binh sĩ. Lữ đoàn trên, đóng quân tại Căn cứ chung Elmendorf-Richardson ở Anchorage, Alaska, chỉ là một phần của nhiệm vụ huấn luyện của 650 quân nhảy dù.

https://soha.vn/hang-chuc-binh-si-my-gay-xuong-khi-tap-nhay-du-20191004101957019.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
UAV Lợi Kiếm xuất hiện rầm rộ: TQ "vạch áo cho người xem lưng" yếu điểm của tàu sân bay?

DK | 18/09/2019 07:46 PM

18



Hình minh họa


Máy bay không người lái mới hoạt động trên tàu sân bay có tên là "Li-Jian/Lợi Kiếm", sẽ xuất hiện trong cuộc duyệt binh Quốc khánh Trung Quốc 1/10 tại Bắc Kinh.
12 quả tên lửa, 20 UAV: Cơn thịnh nộ Mỹ đã bị kích hoạt, Iran sẽ hứng "mưa bom bão đạn"?

UAV mới "cất cánh từ tàu sân bay"?

Các nguồn tin giấu tên trong Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) bình luận với tờ South China Morning Post rằng thành phẩm cuối cùng của máy bay không người lái"Li-Jian/Lợi Kiếm" sẽ được đưa vào hoạt động trong lực lượng này vào cuối năm 2019.

"Việc sử dụng máy bay không người lái (UAV) trên tàu sân bay và tàu chiến là xu hướng (hải quân). Trung Quốc cũng không ngoại lệ".

Lợi Kiếm là một trong hai máy bay không người lái phát triển từ chương trình thử nghiệm UAV tàng hình AVIC 601-S của Viện Thiết kế Máy bay Thẩm Dương.


Các UAV của Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc duyệt binh ngày 1/10 nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc.

Được sự hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) và Đại học Hàng không Vũ trụ Thẩm Dương, chương trình đã tạo ra một loạt các thiết kế máy bay không người lái, một trong số đó là Lợi Kiếm.

Theo Sputnik, chiếc còn lại trong chương trình được đặt tên là "An-Jian/Ám Kiếm" được Trung Quốc quảng cáo là máy bay thế hệ 6 đầu tiên trên thế giới được công bố vào năm 2018.

"Trung Quốc đã học được công nghệ từ Mỹ và Pháp", nguồn tin của PLAN nói với SCMP.

Pháp có UAV cất cánh từ tàu sân bay Dassault nEUROn là nền tảng của máy bay thế hệ thứ 6 FCAS còn Mỹ đang phát triển UAV Boeing MQ-25 Stingray đa chức năng cho Hải quân Hoa Kỳ, từ chuyển tiếp liên lạc đến tiếp nhiên liệu trên không.


UAV Lợi Kiếm được vay mượn khá nhiều chi tiết thiết kế của RQ-170 Sentinel (bị Iran chế áp) và F-117 Nighthawk (bị Serbia bắn rơi).

"Lợi Kiếm không có các khả năng nói trên (tiếp nhiên liệu trên không) vì vậy nó sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trinh sát mục tiêu cho các hệ thống tên lửa.

Về việc phục vụ trên các tàu sân bay, phiên bản trinh sát của Lợi Kiếm sẽ không mang theo vũ khí mặc dù có hai khoang bên trong, vì nó cần phải phù hợp với đường băng trên tàu sân bay Type 001A.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của máy bay không người lái trinh sát là thu thập thông tin tình báo cho các hệ thống tên lửa được phóng từ tàu chiến, nó sẽ giúp tên lửa tấn công chính xác các mục tiêu ở khoảng cách từ 300 km đến 400 km".

Lực lượng tên lửa hiện tại của PLAN hiện tập trung vào các tên lửa chống hạm tầm xa nhằm chống hải quân đối phương tiếp cận.

Do vậy việc Lợi Kiếm mở rộng khả năng của các tên lửa được cho là viễn cảnh đáng lo ngại với các tàu chiến đối phương.


Mặc dù Lợi Kiếm có khả năng mang theo 4 tên lửa - bom trong 2 khoang vũ khí, tuy nhiên phiên bản trinh sát cất cánh từ tàu sân bay sẽ không trang bị vũ khí.

Bộc lộ yếu điểm của tàu sân bay Trung Quốc?

Tàu sân bay Type 001A nặng 65.000 tấn là chiếc thứ hai của Trung Quốc, với chiếc đầu tiên là tàu Liêu Ninh, được phát triển từ khung vỏ của một tàu sân bay từ thời Liên Xô.

Tuy nhiên Liêu Ninh hiện chỉ phục vụ cho công tác huấn luyện, điều này đặt gánh nặng lên Type 001A trong việc có thể là tàu sân bay duy nhất cho hoạt động quân sự (nếu xung đột nổ ra).

Type 001A được trang bị 32 máy bay chiến đấu J-15 bên cạnh 6 trực thăng vận tải Chang he Z-18 và 2 trực thăng Harbin Z9.

Năm 2001, Trung Quốc đã mua một chiếc T-10K-3 (nguyên mẫu Sukhoi Su-33) từ Ukraine và sau đó đã chế tạo nó thành máy bay chiến đấu J-15 "Phi Sa" nhằm mục đích trang bị cho các tàu sân bay.

Trung Quốc đã chế tạo hơn 50 máy bay chiến đấu J-15 và đào tạo hàng chục phi công trên tàu sân bay, và số lượng này được cho là đủ lớn để triển khai trên cả tàu Liêu Ninh và Type 001A.


Máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Theo Sputnik, thiết kế động cơ và trọng lượng của J-15 đã hạn chế nghiêm trọng khả năng hoạt động hiệu quả của nó (trên tàu sân bay).

Với 17,5 tấn trọng lượng rỗng, J-15 đứng đầu về trọng lượng so với các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay. Để so sánh thì F-18 của Hải quân Hoa Kỳ, chỉ nặng 14,5 tấn, điều này đồng nghĩa với việc J-15 sẽ hạn chế tải trọng vũ khí và nhiên liệu khi thực hiện nhiệm vụ.

Một giải pháp được cho là khả dĩ thay thế các máy bay Sukhoi nặng nề trên tàu sân bay là phát triển các máy bay cất hạ cánh đường băng ngắn - thẳng đứng (SVTOL).


Phiên bản SVTOL (F-35B) có thể trang bị trên các tàu đổ bộ trực thăng là một lợi thế quan trọng của lực lượng Hoa Kỳ và các đồng minh trong các cuộc xung đột tương lai.

Trong khi Hoa Kỳ và một số đồng minh đã trang bị F-35B (phiên bản SVTOL của máy bay tàng hình thế hệ 5) trên các tàu sân bay, tàu đổ bộ trực thăng thì Trung Quốc không có máy bay nào có khả năng tương tự.

Đây có thể là lý do chính trong việc cố gắng trang bị UAV trên tàu sân bay của Trung Quốc để bù đắp hạn chế của J-15.

Nó cho thấy các tàu sân bay hiện tại và tương lai của Trung Quốc đang gặp vấn đề lớn khi một hệ thống vũ khí mới chỉ "to và đẹp" chứ chưa thực sự hiệu quả.

Khả năng tấn công và phòng thủ của các tàu sân bay thay vì được đảm nhận bởi các máy bay cất cánh từ đường băng của nó giờ đây phụ thuộc một phần vào các tên lửa phóng đi từ các tàu chiến khác.

Đây có thể là một yếu điểm quan trọng mà đối phương hoàn toàn có thể khai thác khi một cuộc xung đột trên biển diễn ra.



Current Time0:05
/
Duration0:21





Auto




https://soha.vn/uav-loi-kiem-xuat-hien-ram-ro-tq-vach-ao-cho-nguoi-xem-lung-yeu-diem-cua-tau-san-bay-20190918115414703.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
DF-41-Nhân duyệt binh, Bắc Kinh đem 'Gió Đông' ra dọa Mỹ
(Vũ khí) - Tại cuộc duyệt binh (1/10/2019), Thiên Triều đưa tên lửa siêu thanh ra trình diễn để thế giới biết trong 70 năm qua TQ đã được quân sự hóa như thế nào

Xin giới thiệu bài viết và phỏng vấn chuyên gia của nhà báo Nga Viktor Sokirko về một số loại vũ khí mới đáng chú ý được Trung Quốc đưa ra trình diễn tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập CHND TrungHoa (1/10/1949- 1/10/2019). Bài viết với tiêu đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 2/10/2019.

I. Phần giới thiệu của nhà báo Viktor Sokirko

Trên ảnh: Trung Quốc trình diễn kiểu tên lửađạn đạo mới nhất DF-41 tại Lễ Duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Nước CHND Trung Hoa tại Bắc Kinh (Ảnh: Zuma/TASS)
Theo đúng truyền thống lâu đời của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, Trung Quốc cũng vừa mới cho trình diễn các loại vũ khí mới tại một cuộc duyệt binh – tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa.

Bắc Kinh từ rất lâu đã làm theo Matxcova trong lĩnh vực này và đưa các vũ khí- phương tiện kỹ thuật quân sự ra các quảng trường để trình diễn– (người) xem thì có thể xem, nhưng để kiểm tra tính hiệu quả (của các mẫu vũ khí được giới thiệu-ND), thì chịu, (người xem) chỉ còn một một cách là chấp nhận tin những số liệu được thông báo công khai.

Lần này, Bắc Kinh cho trình diễn một (kiểu) tên lửa đạn đạo mới là DF-17- đầu tác chiến của tên lửa này, nếu đúng như công bố, có thể đạt tốc độ siêu thanh (hay còn được gọi bội siêu âm- xin hiểu là M>5-ND). Như vậy có nghĩa là Trung Quốc có thể đã trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Nga, chế tạo được loại vũ khí siêu thanh như vậy. Quả là một thông điệp có trọng lượng, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ đang tụt hậu (so với Nga-ND) trong lĩnh cực nghiên cứu – thiết kế vũ khí siêu thanh.

Nhân tiện cũng nói thêm, tại cuộc Duyệt binh Xô Viết cuối cùng (thời Liên Xô) ngày 7/11/1990 (Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga-ND), Giới lãnh đạo Liên Xô khi đó đã lần đầu tiên cho “ra mắt” tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất “Topol” phóng tên lửa đạn đạo 15Zh58 (15Ж58). Sáu tổ hợp “dùi cui hạt nhân” (tức “Topol”) diễu qua Quảng trường Đỏ Trung tâm Matxcova khi đó đã tạo ra một hiệu ứng “không bao giờ phai mờ”, đặc biệt là đối với tùy viên quốc phòng các quốc gia NATO có mặt tại buổi duyệt binh.



Tuy nhiên, từ thời điểm đó đến khi Liên Xô sụp đổ và chương trình hủy bỏ vũ khí hạt nhân được khởi động, chỉ còn rất ít thời gian. Nhưng cũng thật may mắn là “Topol” đã không bị “cưa” để bán sắt vụn, và đến năm 2000, nó lại xuất hiện trong đội hình duyệt binh trên Quảng trường Đỏ (lúc này đã là một phiên bản hiện đại hóa của “Topol”).

Truyền thống cho trình làng một loại vũ khí nào đó tại Nga lại được khôi phục. Năm 2014, Nga lần đầu tiên cho diễu hành các tổ hợp tên lửa phòng không “Tor-M2U” («Тор-М2У»), các tổ hợp tên lửa chống tăng”Khrizantema-S” («Хризантема-С»). Năm 2015, “khoe” các xe chiến đấu mới trên khung gầm “Armata”, Bumerang”, “Kurganhet- 25” và các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất “Yars”.

Tại Lễ duyệt binh năm 2018, trên bầu trời Matxcova xuất hiện các máy bay tiêm kích- đánh chặn MiG-31 mang tên lửa “Kinzhal”- kiểu tên lửa mới nhất như Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa mới công bố trước đó.

Truyền thống “dọa dẫm cơ bắp” tại các cuộc duyệt binh nêu trên (của Liên Xô- Nga) đã được Trung Quốc “học tập và làm theo” rất thành công, hơn nữa, nhất là trong bối cảnh khi mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) quả đã có cái gì đó trong tay để đem trình diễn. Lần này, tên lửa Bắc Kinh thực sự đã nhận được sự quan tâm đặc biệt. PLA đã lần đầu tiên cho giới thiệu công khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) DF-41.

Một kiểu tên lửa mới rất đáng chủ ý nữa- tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17 với đầu tác chiến, mà nếu cứ tin theo thông tin của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, thì đầu tác chiến này có thể đạt tốc độ siêu thanh. Tuy nhiên, các chuyên gia am hiểu nhận định rằng hiện không có bất kỳ thông tin chính thức về các lần thử nghiệm DF-17 trước đó, nên chỉ có thể nói tương đối chắc được một điều là Bắc Kinh có thể đã sở hữu (có trong trang bị) kiểu vũ khí này

Theo các thông tin được đăng tải trên tờ “Thời báo Toàn cầu”của TW *** Trung Quốc thì DF-17 là kiểu tên lửa mới được thiết kế trong thời gian gần đây và là vũ khí siêu thanh. Kiểu tên lửa mới này của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có thể thay đổi quỹ đạo bay và mang đầu tác chiến siêu thanh.

Những phương tiện phòng không hiện có gần như không thể đánh chặn được nó. Đáng chú ý là tờ báo trên của TW *** TQ đã mượn lời để đưa ra thông điệp (nguyên văn- xin chú ý-ND): “Chuyên gia về các công nghệ tên lửa và lượng tử (của Trung Quốc)- ông Yang Chengjun đã tuyên bố rằng (tên lửa) DF-17 sẽ giữ vai trò chủ chốt trong “công cuộc” đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì các khu vực như Biển Đông (nguyên văn- Biển Nam Trung Hoa-ND), Eo biển Đài Loan và khu vực Đông Bắc Á đều nằm trong tầm bắn của kiểu tên lửa này".

II. Nhận định của chuyên gia quân sự Vladimir Shurygin

- Như đã biết, Trung Quốc triển khai nghiên cứu thiết kế tên lửa siêu thanh từ cách đây khá lâu. - Các lần thử nghiệm đã được tiến hành trong năm 2017, và kết quả các lần thử nghiệm đó hiện vẫn được giữ bí mật. Bắc Kinh đã nhiều lần đề nghị Matxcova bán cho mình các công nghệ siêu thanh tiên tiến và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn qua các lần thử nghiệm tên lửa “Zircon” và tổ hợp “Avangard”.

Đã có phi vụ làm ăn nào (giữa Nga và Trung Quốc) trong lĩnh vực này chưa- hiện không ai biết. Trung Quốc hiện giờ chủ yếu đang ứng dụng các công nghệ tên lửa còn sót lại tại Ukraine, - như với trường hợp chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 chẳng hạn.

Còn về tên lửa tầm trung mang đầu tác chiến siêu thanh (tức DF-17-ND), đến giờ chúng ta chỉ mới có thể phỏng đoán (về các tính năng của nó-ND) ở một chừng mực nhất định nào đó. Có thông tin là nó có tầm bắn từ 1.800 đến 2.500 km, nhưng ngay đến cả chính quyền CHND Trung Hoa cũng không đưa ra bất kỳ một thông tin chính thức nào- dù khẳng định hay phủ định các con số trên.

Nếu Trung Quốc thực sự đã có vũ khí siêu thanh, thì, biết nói gì nữa, các đồng chí Trung Quốc giỏi thật (nguyên văn-ND). Trong bất kỳ trường hợp nào thì đây cũng là một cảnh báo nghiêm túc gửi đến nước Mỹ,- một quốc gia không làm sao đề có thể từ bỏ được tham vọng giữ vai trò bá chủ thống trị thế giới của mình, kể cả trong quan hệ với Trung Quốc.

Khác với tên lửa siêu thanh DF-17 làm dậy sóng dư luận, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 (“Đông Phong”- "Gió Đông"), mặc dù xuất hiện công khai trước công chúng lần đầu tiên, nhưng nó đã được trang bị cho PLA từ tương đối lâu trước đây- PLA có 3 lữ đoàn DF-41.

Tiện đây cũng xin nói thêm, một trong 3 lữ đoàn đó bố trí ngay sát biên giới với Nga ở tỉnh Hắc Long Giang phía Đông Bắc Trung Quốc, vì thế nên không gây ra quá nhiều hoảng loạn tại Matxcova (vì như vậy thì Nga nằm trong “vùng mù” của kiểu tên lửa này-ND). Hai lữ đoàn tên lửa khác- một được triển khai tại tỉnh Hà Nam miền Trung Trung Quốc, lữ đoàn còn lại- tại Khu tự trị Tân Cương- Duy Ngô Nhĩ ở phía Tây Trung Quốc.


ICBM “Dongfeng-41” là tên lửa nhiên liệu rắn ba tầng, khối lượng ước tính khoảng 80 tấn, tầm bắn tới 14.500 km. mang đầu tác chiến tự tách chứa tới 10 khối tác chiến. Được chế tạo tại CHND Trung Hoa theo công nghệ mua của Ukraine, - vì thế nên kiểu tên lửa này có một vài tính năng– đặc điểm tương tự như “Topol-M” của Nga, nhưng kém hơn “Topol-M” ở nhiều chỉ số, đặc biệt là khả năng đối phó với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.

Mặc dù vậy “Anh người Tàu” này (DF-41) vẫn có thể bay tới lãnh thổ Mỹ trong vòng nửa giờ đồng hồ nếu qua Bắc Cực và hơn nửa giờ một chút ít nếu đường bay đi qua Thái Bình Dương.

Trong khu vực tiêu diệt của các tên lửa Trung Quốc này là tất cả các thành phố lớn của Mỹ - từ Washington (11.550 km) và New York (10.991 km), đến Los Angeles (10. 065 km) và San Francisco (9. 506 km). Các khoảng cách trên được tính từ Bắc Kinh tới (các thành phố Mỹ) theo đường chim bay, và nếu tính cự ly từ tỉnh Hắc Long Giang, nơi bố trí một trong những lữ đoàn ICBM của PLA đến các thành phố Mỹ nói trên thì sự khác biệt cũng không lớn, và thêm nữa, không có nhiều ý nghĩa đối với các tên lửa lớp này (ICBM).

Ngoài các tên lửa mới, tại lễ duyệt binh tại Bắc Kinh còn một phương tiện kỹ thuật quân sự mới khác đã được “giới thiệu”. Cụ thể, trong phần lễ “trên không” của cuộc duyệt binh, đã có sự tham gia củacác máy bay ném bom Xian H-6N- bản copy máy bay ném bom Tu-16 Liên Xô. Điểm khác biệt của Xian H-6N so với Tu-16 là nó được trang bị các động cơ tuabin phản lực D-30KP-2 mới do Nga sản xuất, buồng lái được hiện đại hóa, cửa hút gió được mở rộng hơn và có radar mới hơn.



Tải trọng tác chiến đấu của mẫu này (Xian H-6N) tăng lên tới 12.000 kg, nó có thể mang tới 6 tên lửa có cánh (hành trình) CJ-10A với tầm bắn 3.000 km (bản sao của tên lửa Kh-55 của Nga). Cả máy bay lẫn tên lửa có cánh nói trên đều được sản xuất tại các xí nghiệp Trung Quốc.

Còn một loại vũ khí nữa cũng có thể gọi là mới – đó là tên lửa có cánh chiến lược siêu âm CJ-100 “Changjian” có chức năng phá hủy các sở chỉ huy và đầu mối liên lạc ngầm . Bán kính tác chiến của kiểu tên lửa này được ước tính vào khoảng 2.000- 3.000 km.

Tên lửa CJ-100 tham gia Duyệt binh tại Bắc Kinh ngày 1/10/2019
Ngoài tất cả các loại vũ khí- khí tài khác cả cũ lẫn mới, tại cuộc duyệt binh vừa qua tại Bắc Kinh, PLA cũng đã cho “giới thiệu” các máy bay không người lái (UAV) tấn công mới nhất. Trong số đó có UAV "Gunji" CJ-11chế tạo theo công nghệ tàng hình. Ngoài các chức năng tấn công, UAV này còn có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tiêu diệt các mục tiêu trên không.

Chỉ xin lưu ý một điểm là từ năm 1996 đến 2018, các khoản chi tiêu quốc phòng ở Trung Quốc đã tăng khoảng 900%, - vả khoản ngân sách lớn như vậy đã cho phép PLA tiến hành một số đợt hiện đại hóa sâu trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia. Hiện nay, PLA là quân đội được coi là mạnh thứ ba trên thế giới.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/df-41-nhan-duyet-binh-bac-kinh-dem-gio-dong-ra-doa-my-3388902/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Thông điệp của Triều Tiên khi thử tên lửa phóng từ tàu ngầm
Triều Tiên muốn phô diễn tiềm lực trước đàm phán với Mỹ và thể hiện sự cứng rắn với các nước láng giềng khi phóng thử Pukguksong-3.

Triều Tiên khai hỏa tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Pukguksong-3 sáng 2/10, đánh dấu vụ thử SLBM đầu tiên của nước này trong ba năm qua.

"Đây là vũ khí có tầm bắn xa nhất được Bình Nhưỡng thử nghiệm kể từ năm 2017, thời điểm nước này tuyên bố ngừng thử hạt nhân và tên lửa tầm xa. Về cơ bản, họ không phá vỡ cam kết, nhưng vụ phóng tên lửa Pukguksong-3 vẫn là động thái leo thang rõ ràng so với các đợt thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn và pháo phản lực dẫn đường trước đây", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.

Các chuyên gia quân sự cho rằng với vụ phóng tên lửa Pukguksong-3, Triều Tiên đang phát đi thông điệp cứng rắn hơn rất nhiều tới Mỹ và các đồng minh của Washington ở Đông Bắc Á.

Pukguksong-3 có tầm bắn ước tính khoảng 2.000 km, biến nó trở thành tên lửa dùng nhiên liệu rắn có tầm bắn lớn nhất từng được Bình Nhưỡng thử nghiệm. Tầm bắn này khiến Pukguksong-3 được xếp vào nhóm tên lửa đạn đạo tầm trung, có thể bắn tới mọi mục tiêu trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản.

"Vụ thử cho thấy bước tiến lớn của Triều Tiên nhằm phóng vũ khí hạt nhân từ tàu ngầm, đồng thời giúp Bình Nhưỡng tiến gần tới phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) dùng nhiên liệu rắn có khả năng bắn tới Mỹ", nhà phân tích David Gilbert nhận xét.

Các mẫu ICBM Triều Tiên có tầm bắn bao trùm lãnh thổ Mỹ như Hwasong-14 và Hwasong-15 đều dùng nhiên liệu lỏng, đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài trước mỗi vụ phóng và phụ thuộc vào các căn cứ cố định, cho phép Mỹ theo dõi hoạt động của chúng.

Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn sẽ loại bỏ nhược điểm này, do nhiên liệu rắn không cần quy trình bảo quản phức tạp và có thể sẵn sàng triển khai chỉ trong vòng 5-10 phút. Điều này hạn chế đáng kể khả năng cảnh báo sớm và đánh chặn của đối phương, giúp Triều Tiên tăng cường năng lực răn đe.

"Bình Nhưỡng từng sử dụng SLBM Pukguksong-1 làm nền tảng phát triển phiên bản Pukguksong-2 phóng từ mặt đất. Quá trình tương tự cũng có thể lặp lại với Pukguksong-3, nó nhiều khả năng sẽ được dùng để phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung hoặc ICBM dùng nhiên liệu rắn phóng từ mặt đất", Gilbert nói thêm.

Hình ảnh do Triều Tiên công bố cho thấy quả đạn ứng dụng cơ cấu phóng lạnh, rời ống phóng thẳng đứng và vọt lên mặt biển nhờ tầng đẩy sơ tốc trước khi động cơ chính kích hoạt. Việc phóng tên lửa từ dưới lòng biển giúp Triều Tiên giữ bí mật tối đa đòn tấn công, gây khó khăn cho quá trình phát hiện và đánh chặn của đối phương.

Mối đe dọa từ SLBM cũng tỷ lệ thuận với tầm hoạt động của tàu ngầm mang chúng. Các tàu ngầm Đề án 633 trong biên chế nước này có thể di chuyển liên tục gần 15.000 km, nguyên mẫu tàu ngầm lớp Sinpo phát triển riêng cho SLBM có tầm hoạt động khoảng 2.500 km.

Điều đó giúp Triều Tiên mở rộng địa bàn hoạt động cho tàu ngầm, mang lại nhiều tùy chọn tấn công mục tiêu tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có cả căn cứ chiến lược của Mỹ trên đảo Guam.


Tên lửa Pukguksong-3 được Triều Tiên phóng thử sáng 2/10. Ảnh: KCNA.

Ngoài mục đích kiểm tra tính năng vũ khí và răn đe, dường như vụ thử tên lửa Pukguksong-3 cũng là cách Bình Nhưỡng phản ứng trước những bất ổn trong nội bộ nước Mỹ và căng thẳng giữa các đồng minh của Washington.

"Chính quyền Mỹ đang vướng vào lùm xùm chính trị có thể dẫn tới những thay đổi lớn trong chính sách. Triều Tiên lo ngại rằng cơ hội đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người luôn tỏ ra tích cực về triển vọng đối thoại cùng Kim Jong-un và sẵn sàng đưa ra nhiều nhượng bộ, sắp chấm dứt", Pollack nêu quan điểm, cho rằng vụ thử SLBM là nỗ lực gây ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán trong tương lai mà vẫn giữ cam kết về thử vũ khí của Bình Nhưỡng.

Cùng lúc đó, Triều Tiên cũng muốn gửi thông điệp cứng rắn tới Hàn Quốc và Nhật Bản, các đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Á nhưng đang vướng vào tình trạng đối đầu vì tranh chấp thương mại và vấn đề lịch sử. Seoul hồi tháng 8 chấm dứt hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo, gây lo ngại về nguy cơ mất khả năng giám sát các hoạt động của Bình Nhưỡng, trong đó có thử tên lửa.

Nhật Bản đang tìm cách giải quyết tình trạng này bằng cách triển khai khí tài theo dõi Triều Tiên. Một máy bay tình báo điện tử RC-2 của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đã xuất hiện gần bán đảo Triều Tiên ngay sau vụ thử Pukguksong-3.

"Triều Tiên đang muốn chiếm lợi thế tối đa trong đàm phán. Họ cũng tính đến nhiều yếu tố như cuộc phô diễn sức mạnh quân sự của chúng tôi", Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo nói hôm 2/10, đề cập tới buổi trưng bày nhiều khí tài hiện đại nhất của Seoul, gồm cả siêu tiêm kích F-35A, trước đó một ngày. Bình Nhưỡng có thể coi đây là dấu hiệu cho thấy Seoul đang thay đổi thái độ sau nhiều lần tìm cách cải thiện và bình thường hóa quan hệ liên Triều.


Quả đạn Pukguksong-3 lấy độ cao sáng 2/10. Ảnh: KCNA.

"Đây dường như là bước đi nhằm kiểm tra giới hạn của các nước láng giềng", Joshua Pollack, chuyên gia vũ khí và biên tập tạp chí Chống phổ biến vũ khí, nhận xét.

Vụ thử SLBM diễn ra trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản thúc đẩy kế hoạch xây dựng nhiều hệ thống lá chắn tên lửa Aegis Ashore của Mỹ trên lãnh thổ nước này, bất chấp hàng loạt khó khăn và đội giá. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang áp dụng chính sách cứng rắn với Triều Tiên tương tự Mỹ.

Truyền thông Nhật Bản hồi tháng 9 cho biết lực lượng phòng vệ nước này không thể theo dõi được một số lần thử vũ khí tầm ngắn của Bình Nhưỡng trước đó. Vụ phóng tên lửa Pukguksong-3 có thể giúp Triều Tiên phô diễn năng lực tấn công mọi mục tiêu trên lãnh thổ Nhật Bản.

"Lần thử SLBM này nhấn mạnh rằng Triều Tiên vẫn duy trì các chương trình phát triển vũ khí bất chấp đòn cấm vận từ Mỹ và quốc tế. Kim Jong-un cũng chứng tỏ rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể thay đổi rất nhanh chóng nếu Bình Nhưỡng không thấy các tiến bộ mà họ mong muốn trong những cuộc đàm phán tương lai", Rogoway cảnh báo.

https://vnexpress.net/the-gioi/thong-diep-cua-trieu-tien-khi-thu-ten-lua-phong-tu-tau-ngam-3990783.html
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
F-16 lại rơi tiếp tục lập kỉ lục

Theo RT, vụ tai nạn xảy ra với chiếc F-16 của Mỹ gần thành phố Trier của Đức khi đang tham gia hoạt động bay huấn luyện với chiến đấu cơ của nước chủ nhà. Rất may viên phi công đã kích hoạt ghế phóng thành công và thoát khỏi máy bay an toàn.

Khu vực rộng lớn xung quanh địa điểm tiêm kích rơi được phong tỏa, trong khi phi công ngay lập tức được đưa đến bệnh viện, nhưng cảnh sát hiện chưa rõ mức độ thương tích của nạn nhân. Không quân Mỹ xác nhận, chiếc F-16 bị rơi trong chuyến bay huấn luyện thường lệ.

Tiêm kích F-16 trong một vụ tai nạn.

Phát ngôn viên căn cứ không quân Spangdahlem của Mỹ gần đó không có thêm thông tin nào về vụ tai nạn. Nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra.

Theo The Aviationist, kể từ khi ra đời vào năm 1978 tới nay, những tiêm kích F-16 luôn là tâm điểm của những vụ tai nạn hàng không quân sự trên thế giới khi có tới hơn 25 quốc gia sử dụng dòng chiến đấu cơ này.

Tính đến hiện tại, đã có khoảng hơn 4700 chiếc chiến đấu cơ F-16 các phiên bản khác nhau được vận hành khắp thế giới, trong số đó có khoảng 670 chiếc đã hỏng hóc hoàn toàn trong các vụ tai nạn của dòng tiêm kích này trên khắp thế giới (tính tới năm 2018).

Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến Không quân Mỹ đã quyết định dừng toàn bộ chương trình nâng cấp 300 tiêm kích F-16 Fighting Falcon - chương trình mang tên CAPES F-16 gần như được "thay máu" toàn bộ hệ thống điện tử trên khoang.

Cụ thể, F-16 nâng cấp sẽ được trang bị radar mảng định pha chủ động (AESA) SABR do hãng Northrop Grumman phát triển. Cùng với đó, Chim ưng chiến cũng được trang bị hệ thống đối kháng điện tử, màn hình hiển thị đa chức năng độ nét cao và vũ khí mới…

F-16 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó lại rất thành công với tiêm kích đa năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết. Tiêm kích F-16 có thể mang nhiều loại vũ khí như: một pháo 6 nòng cỡ 20mm (dự trữ đạn 500 viên) trong thân và các loại tên lửa - bom trên các giá treo cánh, thân.

Phi công có thể truy tìm được mục tiêu ngay cả ban ngày lẫn đêm một cách chính xác nhờ kính nhìn đêm công nghệ cao. F-16 là loại máy bay tiêm kích được Không quân nhiều nước ưa dùng nhất hiện nay. Lý do không chỉ nằm ở khả năng tác chiến của F-16 mà còn ở chi phí bay rất thấp của loại máy bay này.


Một giờ bay của F-16 được đánh giá tiêu tốn hết 23.000 USD. Trong khi đó, các loại tiêm kích khác có chi phí bay cao hơn nhiều. Ví dụ, chi phí một giờ bay của F-22 là 68.000 USD, F-15C là 42.000 USD và F-15E là 36.000 USD.


Tuy sở hữu những thông số đầy ấn tượng nhưng những vụ tai nạn liên tiếp dòng chiến đấu cơ này gặp phải đã khiến Mỹ đưa ra quyết định ngừng thực hiện chương trình CAPES. Số tiền dự kiến chi cho CAPES sẽ được đầu tư cho việc phát triển tiêm kích thế hệ 5 F-35.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tiem-kich-f-16-lap-ky-luc-moi-3389100/
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top