[Funland] Tiếng Việt ngày nay rất lạ

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Tôi lại thấy tiếng Việt ngày xưa mới lạ.
Giờ đọc lại các tiểu thuyết thời xưa như Bỉ Vỏ, Số Đỏ....tôi thấy các lời thoại hơi ngô nghê, nhất là các lời thoại các anh hùng XH thâm trong Bỉ Vỏ nói với nhau nghe hài vãi ra...:D
Tiếng Việt ngày xưa nghe vui tai phết.
"Giời ơi, cái “cá” ngon làm vậy, thằng “vỏ lỏi” nó còn “mõi” được huống chi chị đã thập thành!"

Năm sài gòn - Bỉ Vỏ.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm, lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi l, mà không biết hỏi ai, may mắn gặp được anh bạn trẻ này, tôi liền xin được trò chuyện, anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép, tôi bắt đầu thẩm vấn:
- Con ơi, cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định, có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá.
Em cũng chưa hiểu 2 chỗ đậm đậm của bà giáo già phản ánh cái gì 🤣🤣🤣
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,151
Động cơ
400,530 Mã lực
Mấy ông bình luận viên bóng đá là chán nhất. Toàn kiểu ''anh đá không phải là quá hay", "pressing tầm cao".
 

NayruLove

Xe buýt
Biển số
OF-799546
Ngày cấp bằng
7/12/21
Số km
938
Động cơ
-393,455 Mã lực
Nơi ở
Kokiri Forest
Một lần chờ xe buýt, tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ, ăn mặc lịch sự, tóc hớt ngắn, đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức, áo chemise trắng, tay manchette, thắt cravat sọc careau thanh nhã...
Bà già và anh chàng này lại đi cùng tuyến đường, lên xe ngồi cạnh nhau.
Qua giới thiệu tôi được biết anh này là sinh viên vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn, hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạy sinh viên... Chắc chưa tới 25 tuổi.
Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm, lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi l, mà không biết hỏi ai, may mắn gặp được anh bạn trẻ này, tôi liền xin được trò chuyện, anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép, tôi bắt đầu thẩm vấn:
- Con ơi, cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định, có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá.
Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn:
- Cô nêu ví dụ cụ thể đi cô! Nếu con biết con sẽ giải thích cho cô rõ.
- Cô rất vui, cám ơn con.
Tôi mạnh dạn đặt câu hỏi:
“Ngày xưa cô có:
+ Từ thịnh soạn, linh đình... để nói về một bữa ăn, bữa tiệc...
+ Từ tráng lệ, nguy nga... để nói về ngôi nhà hay biệt thự đẹp.
+ Từ lộng lẫy, sang trọng... để nói về cách ăn mặc, những đồ vật, xe cộ...
Ngày nay người ta chỉ xài có một từ: “HOÀNH TRÁNG", thí dụ:
+ Bữa tiệc hoành tráng
+ Biệt thự hoành tráng
+ Cái xe hơi hoành tráng
Là xong, không phải chọn lựa từ cho thích hợp. Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn, thô thiển không?
Mà hoành tráng là cái gì? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt.”
Thằng nhỏ còn chưa kịp trả lời, bà già tui bồi thêm:
“Cô xem trên tivi những game show, các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó, họ nói: “Giọng ca đẹp...” Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹp là sao? Họ lặp đi lặp lại nhiều lần, mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹp cho một giọng ca. Là sao? Thay vì nói một giọng ca truyền cảm, giọng ca trầm ấm, giọng ca du dương, hay trong trẻo...”
Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếp luôn:
“Vẫn là xướng ngôn viên trên tivi đọc tin tức, họ nói nào là đinh tặc, cát tặc, lâm tặc, hải tặc, không tặc, cáp tặc, chó tặc... Họ đọc một cách hồn nhiên. Cô nghe mà muốn khóc cho tiếng Việt thời nay.
Những từ như "động não, manh động, trẻ em hòa nhập”... được nghe rất bình thường.
Cô đồng ý là từ ngữ có ngày sinh, nó xuất hiện theo thời. Và nó cũng có ngày mất do người ta quên không sử dụng nữa thì nó mất do không còn thấy xuất hiện nữa.”
Thằng nhỏ ngồi nghe mà không nói được câu nào, nó nhìn bà già tui có vẻ gì khó hiểu, một lúc sau nó mới mở lời:
- Cô ơi, để con về trao đổi lại với thầy con. Mong hôm khác gặp lại cô.
Xe dừng, không biết là nơi thằng nhỏ muốn đến, hay nó ngại ngồi nghe bà già chất vấn.
Cuối cùng, thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy! Tội nghiệp quá! Thiệt tình thì bà già rất muốn biết tại sao tiếng Việt ngày nay trở nên nghèo nàn như vậy thôi, vì không ai nhìn thấy hay do người ta luôn bị cuốn hút vào đời sống công nghệ thông tin rồi quên mất.

Học trò của bà già tới nhà thăm cô, bà già tui làm bánh cho tụi nó ăn, vừa ăn nó vừa xuýt xoa:
- Bánh cô làm hơi bị ngon!
- Ngon mà sao bị? Học ở đâu ra?
Bà già tui bắt đầu giảng cho cho tụi nhỏ nghe một bài...
Tụi nó mở mắt nhìn mà không nói, chắc là do thói quen.
Thế nhưng... Có lẽ mình đã hết thời rồi, sắp lên núi mà cứ muốn ở lại nơi này.
Theo Ngoclien Daothi
Cậu trai còn trẻ quá chưa hiểu sự đời. Bà cụ thì lại già quá cố chấp chỉ muốn giữ lấy cái cổ không muốn chấp nhận cái mới.
Cụ có biết bà cụ kia thì nhắn lại giúp em một câu "Đại đạo tối giản".
Nếu bà cụ ý hiểu được ý nghĩa câu trên là tốt nhất không cần giải thích gì thêm nhiều cho dài dòng. Còn nếu bà cụ không hiểu nổi ý của câu trên thì cụ ghi chú thêm giúp em một số điều sau:
Những cái đẹp, cái kì diệu của vũ trụ đôi khi lại đơn giản chứ không phức tạp lằng nhằng. Ví dụ công thức e=mc2 chẳng hạn.
Hay như ngày xưa có đại biểu cũng chất vấn vì sao không gọi cấp 1, cấp 2, cấp 3 cho đơn giản mà lại cứ là tiểu học cơ sở, rồi trung học cơ sở, rồi trung học phổ thông hay là phổ thông trung học gì đó để cho sang, cho chuyên nghiệp, hàn lâm cao xa.
Hay như Bác Hồ Chí Minh cũng vì đơn giản và dễ nhớ nên viết "Đường Kách Mệnh" không phải vì bác ít học nên sử dụng tiếng Việt nghèo nàn đâu cụ.
Sống càng lớn tuổi thì càng nên hướng tới sự đơn giản nhẹ nhàng thanh thản, cứ sống cả nghĩ overthinking thì đến chết cũng chỉ mang theo nặng niềm tiếc nuối. Chúc cụ sớm đốn ngộ được lẽ giản dị của tự nhiên này :)
 

tamock

Xe buýt
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
998
Động cơ
329,818 Mã lực
Tiếng Việt ngày xưa nghe vui tai phết.
"Giời ơi, cái “cá” ngon làm vậy, thằng “vỏ lỏi” nó còn “mõi” được huống chi chị đã thập thành!"

Năm sài gòn - Bỉ Vỏ.
Bối cảnh là nói về giới giang hồ dùng toàn từ lóng và có thể hiểu là ít học, ngôn ngữ nói chuyện dùng trong "Bỉ Vỏ" không thực sự đại diện cho tiếng Việt ngày xưa cụ ạ.
 

Tac ke

Xe buýt
Biển số
OF-209962
Ngày cấp bằng
13/9/13
Số km
653
Động cơ
317,951 Mã lực
E thì thấy khó chịu với mấy từ ghép kiểu: trân quý rồi an yên.
 

NayruLove

Xe buýt
Biển số
OF-799546
Ngày cấp bằng
7/12/21
Số km
938
Động cơ
-393,455 Mã lực
Nơi ở
Kokiri Forest
Danh xưng “Bà già tui” được dùng liên tục.
Các nhà ngôn ngữ học và các cụ mợ thông thái cho em hỏi danh xưng đó chỉ ai? chỉ tác giả hay... mẹ tác giả
Em không thích người khác sử dụng mấy từ "ông già, bà già". Hai từ này em thấy mới xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây để chỉ bố mẹ của người nói. Lúc đầu em nghĩ chỉ dân anh chị xã hội đen mới dùng với ý nghĩa chửi bới, không ngờ bây giờ thấy những người bình thường cũng gọi. Chắc họ đã chán không muốn gọi bố mẹ nữa rồi :-??
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Ngôn ngữ nào cũng có "khẩu ngữ" ( văn nói ) và văn viết.
Cái từ "hoành tráng" mà chủ thớt đề cập, nó là từ "khẩu ngữ"....tức là từ chỉ thường dùng khi nói. Từ này rất ít gặp trong văn bản.

Ngày nay, hàng loạt các từ dạng "khẩu ngữ" được sinh ra...thể hiện đời sống văn hóa rất phong phú của giới trẻ VN. :))
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
tiếng Việt mới nè: tối qua tao mới THỊT con RAU
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,909
Động cơ
3,308,835 Mã lực
Em không thích người khác sử dụng mấy từ "ông già, bà già". Hai từ này em thấy mới xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây để chỉ bố mẹ của người nói. Lúc đầu em nghĩ chỉ dân anh chị xã hội đen mới dùng với ý nghĩa chửi bới, không ngờ bây giờ thấy những người bình thường cũng gọi. Chắc họ đã chán không muốn gọi bố mẹ nữa rồi :-??
Cụ đào vấn đề có từ 3 năm trước :)

Ông già, bà già dùng để chỉ bố mẹ mình thì có từ rất lâu rồi cụ, em thấy có từ cuối những năm 70 của TK trước, thanh niên ngoài Bắc ngày ấy đua đòi học nhau (kiểu đú trend) tưởng thế là hay :) .

Tuy nhiên, câu em hỏi mà cụ quote đó, ý em muốn nói Tác giả bài viết liên tục dùng cụm từ bà già tui trong một bài viết phê phán vấn đề ngôn từ thiếu trong sáng thì cũng chẳng nên, bởi cụm từ bà già tui là đa nghĩa và không chuẩn mực
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Bối cảnh là nói về giới giang hồ dùng toàn từ lóng và có thể hiểu là ít học, ngôn ngữ nói chuyện dùng trong "Bỉ Vỏ" không thực sự đại diện cho tiếng Việt ngày xưa cụ ạ.
Lóng hay lạnh thì cũng do tác giả viết ra cụ à, em đọc thấy chuẩn đó vì họ sinh ra thời đó mà.
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Em không thích người khác sử dụng mấy từ "ông già, bà già". Hai từ này em thấy mới xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây để chỉ bố mẹ của người nói. Lúc đầu em nghĩ chỉ dân anh chị xã hội đen mới dùng với ý nghĩa chửi bới, không ngờ bây giờ thấy những người bình thường cũng gọi. Chắc họ đã chán không muốn gọi bố mẹ nữa rồi :-??
Từ nảy với từ "Ông bô, bà bô" cũng hay được dùng từ 10 năm trước nhớ là nó xuất hiện đầu tiên trên TV là ở Phim Cảnh Sát Hình Sự, Cao Thanh Lâm hay dùng cách nói này để chỉ bố mẹ mình.
 

NayruLove

Xe buýt
Biển số
OF-799546
Ngày cấp bằng
7/12/21
Số km
938
Động cơ
-393,455 Mã lực
Nơi ở
Kokiri Forest
Cụ đào vấn đề có từ 3 năm trước :)

Ông già, bà già dùng để chỉ bố mẹ mình thì có từ rất lâu rồi cụ, em thấy có từ cuối những năm 70 của TK trước, thanh niên ngoài Bắc ngày ấy đua đòi học nhau (kiểu đú trend) tưởng thế là hay :) .

Tuy nhiên, câu em hỏi mà cụ quote đó, ý em muốn nói Tác giả bài viết liên tục dùng cụm từ bà già tui trong một bài viết phê phán vấn đề ngôn từ thiếu trong sáng thì cũng chẳng nên, bởi cụm từ bà già tui là đa nghĩa và không chuẩn mực
Em đọc lại mới thấy hóa ra bà già tui hóa ra không phải mẹ mà chính là tác giả, em nghĩ tác giả cố ý viết như thế để câu kéo nổi tiếng, giống như kiểu ca sĩ lấy nghệ danh Phúc Du, Phúc Đạt Bích, hay mấy kênh mít đặc family gì đó thôi. Thật trớ trêu khi một người viết bài chê tiếng Việt nghèo nàn lại có cách xưng hô nghèo nàn như vậy. Hoặc cũng có thể là bài viết tạo scandal câu view, kiểu kinh điển của các nhà báo mạng, thực sự tốn thời gian của người đọc :(
 

xbadboyz

Xe điện
Biển số
OF-323228
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
2,842
Động cơ
322,806 Mã lực
Ngôn ngữ thường xuyên biến đổi theo thời đại thôi, hỏi bà già tui này nếu nghe các cụ cuối thế kỷ 19 nói liệu hiểu được bao nhiêu phần?
Với cách nói chuyện của bà già tui này tưởng như rất văn minh nhưng bao trùm nó là cái gì đó khá negative, tại sao anh trợ giảng phải bỏ chạy khỏi bà, sao bà lại nghĩ anh ấy ngại bà vì bà chất vấn?
Gặp bà già tui này em sẽ lặng im cho yên thân, không hợp để tiếp chuyện.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,796
Động cơ
8,612 Mã lực
Từ nảy với từ "Ông bô, bà bô" cũng hay được dùng từ 10 năm trước nhớ là nó xuất hiện đầu tiên trên TV là ở Phim Cảnh Sát Hình Sự, Cao Thanh Lâm hay dùng cách nói này để chỉ bố mẹ mình.
Từ "ông bô", "bà bô" là từ tiếng Pháp chỉ bố vợ, mẹ vợ.
 

Bobbo

Xe điện
Biển số
OF-792912
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
2,486
Động cơ
46,963 Mã lực
Tuổi
42
Ngôn ngữ có thay đổi theo thời gian, ai cũng phải thích nghi thôi. Nếu không có thể không dùng
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Em thấy chương trình giũ gìn sự trong sáng tiếng việt rất hay.
Như từ "Manh nha" "Mầm mống"
1 từ hán việt ý tích cực, 1 từ thuần việt nhưng ý lại tiêu cực.
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
Em không thích người khác sử dụng mấy từ "ông già, bà già". Hai từ này em thấy mới xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây để chỉ bố mẹ của người nói. Lúc đầu em nghĩ chỉ dân anh chị xã hội đen mới dùng với ý nghĩa chửi bới, không ngờ bây giờ thấy những người bình thường cũng gọi. Chắc họ đã chán không muốn gọi bố mẹ nữa rồi :-??
Lạ nhỉ, em dân ngoan hiền, chơi bạn bè cũng vậy nhưng từ thời 9x đã nói chuyện với nhau và dùng "ông bà già tao/mày" rồi
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
Tiếng Việt thế này đố các cụ biết "người ngoài đảo" là đang nói về dân LS hay nói về chúng ta
1685587880213.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top