[Funland] Tiếng Việt ngày nay rất lạ

Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
Dạ chắc là văn hóa khác nhau đó cụ, hoặc là khoảng cách thế hệ. Về cơ bản thì ai nấy giữ nguyên phần mình thôi, cũng không xung đột hay ảnh hưởng nhau nhiều. Có điều em nghĩ cụ về nói với bố/ mẹ mình là "bà già/ ông già đi đâu rồi chưa ông già/ bà già ơi" mà bố/ mẹ cụ thấy ok thì không vấn đề gì. Còn nếu bố/ mẹ cụ khó chịu thì cụ nên thử thay đổi cách gọi xem sao.
Ah, nói với bên thứ 3 thôi chứ. Nói trực tiếp với ba mẹ em thì em vẫn gọi là ba mẹ chứ.
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
Vì nó chỉ để giải trí, mà giải trí thì không cần phải chính xác.
...
Chẳng phải thời các cô vẫn hay hát :

...Trời mùa đông mây vẫn hay đi về
??
Mây thì phải bay chứ sao lại đi ạ?
Mây là bạn Mây ngoan hiền nhé. Mây mùa đông vẫn không mưa
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
5t không hiểu được 15t nói gì. 15 tuổi khó hiểu 25t nói gì. 25t không thể hiểu suy nghĩ của 45t. Nhưng 45t hoàn toàn hiểu,cảm thông và cảm nhận được 65t trở lên nói gì,muốn gì,và cần gì.
==> cụ đang lập luận 2 thế hệ quá xa nhau nên bất đồng về "ngôn ngữ và suy nghĩ" là bình thường
Nếu hiện tại cụ chủ đang 25t cụ nói chuyện như 2 thằng "đàn ông" và Bố cụ được ko?
Nhưng khi cụ 45t em chắc chắn cụ sẽ nói được và trải lòng được với bố cụ.

Các cụ trên 45t và từ 25 đến 35 vào nếu ý kiến chung :D
Nó sai ngay từ bản chất. 35 tuổi chưa chắc hiểu tụi 20 nó nói gì vì nó dùng từ ngữ của tụi nó. Ví dụ như từ : "Chịch, "Xếp Hình" "Xoặc" mãi về sau mới hiểu nó nói gì :D
Giờ hỏi tụi nó những từ như : "Mua Đường" "Bo đường" tụi nó cũng chịu chết:))
 

thinhtd

Xe container
Biển số
OF-347592
Ngày cấp bằng
21/12/14
Số km
5,545
Động cơ
418,127 Mã lực
Cuối cùng, thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy!
Làm em nhớ tới cái ảnh hôm qua trên fb. Thông soái ca đi bộ trên vỉa hè, bị chụp ảnh đưa lên “bị KOL nổi tiếng bỏ rơi, phải đi lang thang” :))
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,957
Động cơ
361,844 Mã lực
Tuổi
124
Ngày nay người ta chỉ xài có một từ: “HOÀNH TRÁNG", thí dụ:
+ Bữa tiệc hoành tráng
+ Biệt thự hoành tráng
+ Cái xe hơi hoành tráng
Là xong, không phải chọn lựa từ cho thích hợp. Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn, thô thiển không?
Mà hoành tráng là cái gì? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt.”
Từ hoành tráng được ghi nhận trong một số từ điển (https://chunom.net/Tu-dien/Y-nghia-cua-tu-hoanh-trang-30156.html), như trong Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin in năm 1999 (trang 1686, https://books.google.com.vn/books?redir_esc=y&hl=vi&id=HP-uGAAACAAJ&focus=searchwithinvolume&q=Hoành+tráng)
 

Toàn Hoa HY

Xe buýt
Biển số
OF-761783
Ngày cấp bằng
4/3/21
Số km
582
Động cơ
48,553 Mã lực
Nơi ở
Hưng Yên
Mình đã có 1 mối tình đầy mộng mer, nàng ther của anh ạ
Những kỷ niệm đẹp sẽ mãi 05 ( không phai )
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
10,385
Động cơ
472,764 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Nó sai ngay từ bản chất. 35 tuổi chưa chắc hiểu tụi 20 nó nói gì vì nó dùng từ ngữ của tụi nó. Ví dụ như từ : "Chịch, "Xếp Hình" "Xoặc" mãi về sau mới hiểu nó nói gì :D
Giờ hỏi tụi nó những từ như : "Mua Đường" "Bo đường" tụi nó cũng chịu chết:))
Cụ nói là ngôn ngữ và hình thể còn em đang nói về sự thay đổi suy nghĩ và hiểu biết theo năm tháng. Sáng nay "em gái mưa" mới nhắn tin cho em. Anh có yêu em hok? Em nhắn lại D.M em chữ Hóc cũng viết sai chính tả. Anh không ăn cá nên không bị hóc xương :D
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
3,654
Động cơ
496,397 Mã lực
Nơi ở
around the world
Tiếng Việt bây giờ toàn bị lôi ngôn ngữ Nói vào ngôn ngữ Viết thành ra sai chính tả mà người ta vẫn cứ nghĩ là đúng.
Ví dụ: ở nhiều vùng các dấu hỏi "?" và dẫu ngã "~" khi nói hay bị lộn nên nghe thì thành giọng địa phương.
Nhưng giờ người ta viết sai chỉnh tả dấu hỏi với dấu ngã luôn nhưng vẫn cho rằng đúng:
Ví dụ: từ "rũ" thì họ viết thành từ "rủ"
 

duonglamkhoa

Xe tăng
Biển số
OF-821223
Ngày cấp bằng
20/10/22
Số km
1,339
Động cơ
84,798 Mã lực
Bài viết của cô giáo viên về hưu miêu tả khá sát về văn nói hiện nay.
Theo em, ngày trước, TV rất ít, MXH không có nên niềm vui hoặc là giao tiếp với bạn bè hoặc đọc sách. Vì đọc sách nhiều hơn nên vốn từ sẽ nhiều hơn. Đồng thời, cha mẹ ngày trước dạy con về cách nói chuyện, giao tiếp kỹ hơn bây giờ. Vì được dạy phải kỹ càng, chỉn chu trong giao tiếp và lại có vốn từ nhiều nên theo văn hoá truyền thống, giao tiếp sẽ chuẩn chỉ hơn về câu, từ.

Tất nhiên, cái gì cũng có tính 2 mặt. Thời nay, mọi việc cần nhanh, gọn. Nếu cứ chuẩn chỉ trong mọi câu nói (theo cách giáo dục truyền thống) thì để diễn đạt nội dung nào đó sẽ mất thời gian hơn.

Vì vậy, sử dụng cách nói chuẩn chỉ hay nhanh gọn cũng tuỳ vào từng hoàn cảnh, tình huống và đối tượng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Cụ nói là ngôn ngữ và hình thể còn em đang nói về sự thay đổi suy nghĩ và hiểu biết theo năm tháng. Sáng nay "em gái mưa" mới nhắn tin cho em. Anh có yêu em hok? Em nhắn lại D.M em chữ Hóc cũng viết sai chính tả. Anh không ăn cá nên không bị hóc xương :D
Cụ đùa em hay gì? Từ bo đường rất thông dụng những năm 80 mà? Hôm nay tôi "bo đường" từ nhà đến Nhà Hát Thành Phố. :))
 

dogolegia

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-413488
Ngày cấp bằng
29/3/16
Số km
3,621
Động cơ
247,378 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Website
dogolegia.vn
Ngay khi mợ già mở miệng chê thằng trẻ, mợ đã tự tay vả vào mình dồi.
Những gì bọn trẻ đang dùng mà mợ ấy nói "không có trong từ điển tiếng Việt" thực ra chính là phần tiếng Việt mở rộng, nâng cấp, mới. Chúng hay được dùng chỉ đơn giản có tính "Mới" trong sử dụng tạo nên hiệu ứng chú ý của người nghe.
Người già thường luôn phàn nàn về giới trẻ, xh hiện tại....... Vấn đề chính là ở họ. "Sự thích ứng" đã dần mất đi.
Nếu cứ khắt khe như người già kia, thì chắc em với cụ nên câm đi, vì muốn nói thì lại mở từ điển ra tra ạ, với lại lắm thứ mà từ điển cũng ko diễn đạt được, cần phải ngôn từ mới mới theo được. Thay vì soi xét ko cần thì hãy update từ ngữ mới. Đương nhiên em cũng chỉ ủng hộ ngôn từ mới có ý nghĩa và hay, còn nhố nhăng quá cũng nên loại bỏ cụ nhỉ.

Với em thấy nhất là về nghe nhạc, rất hay chê nhạc trẻ í, trong khi nếu thả lỏng và hòa mình vào lời bài hát thì thấy ko nhố nhăng rất có ý nghĩa ạ. "Em ko sai, chúng ta sai", hihi. Con em mới lớp 1 và lớp 3 mà chúng nó cuồng mấy cái bài mới, chứng tỏ nó chạm vào tinh thần cảm xúc giới trẻ nên có chỗ tồn tại!
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,873
Động cơ
273,249 Mã lực
Một lần chờ xe buýt, tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ, ăn mặc lịch sự, tóc hớt ngắn, đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức, áo chemise trắng, tay manchette, thắt cravat sọc careau thanh nhã...
Bà già và anh chàng này lại đi cùng tuyến đường, lên xe ngồi cạnh nhau.
Qua giới thiệu tôi được biết anh này là sinh viên vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn, hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạy sinh viên... Chắc chưa tới 25 tuổi.
Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm, lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi l, mà không biết hỏi ai, may mắn gặp được anh bạn trẻ này, tôi liền xin được trò chuyện, anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép, tôi bắt đầu thẩm vấn:
- Con ơi, cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định, có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá.
Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn:
- Cô nêu ví dụ cụ thể đi cô! Nếu con biết con sẽ giải thích cho cô rõ.
- Cô rất vui, cám ơn con.
Tôi mạnh dạn đặt câu hỏi:
“Ngày xưa cô có:
+ Từ thịnh soạn, linh đình... để nói về một bữa ăn, bữa tiệc...
+ Từ tráng lệ, nguy nga... để nói về ngôi nhà hay biệt thự đẹp.
+ Từ lộng lẫy, sang trọng... để nói về cách ăn mặc, những đồ vật, xe cộ...
Ngày nay người ta chỉ xài có một từ: “HOÀNH TRÁNG", thí dụ:
+ Bữa tiệc hoành tráng
+ Biệt thự hoành tráng
+ Cái xe hơi hoành tráng
Là xong, không phải chọn lựa từ cho thích hợp. Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn, thô thiển không?
Mà hoành tráng là cái gì? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt.”
Thằng nhỏ còn chưa kịp trả lời, bà già tui bồi thêm:
“Cô xem trên tivi những game show, các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó, họ nói: “Giọng ca đẹp...” Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹp là sao? Họ lặp đi lặp lại nhiều lần, mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹp cho một giọng ca. Là sao? Thay vì nói một giọng ca truyền cảm, giọng ca trầm ấm, giọng ca du dương, hay trong trẻo...”
Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếp luôn:
“Vẫn là xướng ngôn viên trên tivi đọc tin tức, họ nói nào là đinh tặc, cát tặc, lâm tặc, hải tặc, không tặc, cáp tặc, chó tặc... Họ đọc một cách hồn nhiên. Cô nghe mà muốn khóc cho tiếng Việt thời nay.
Những từ như "động não, manh động, trẻ em hòa nhập”... được nghe rất bình thường.
Cô đồng ý là từ ngữ có ngày sinh, nó xuất hiện theo thời. Và nó cũng có ngày mất do người ta quên không sử dụng nữa thì nó mất do không còn thấy xuất hiện nữa.”
Thằng nhỏ ngồi nghe mà không nói được câu nào, nó nhìn bà già tui có vẻ gì khó hiểu, một lúc sau nó mới mở lời:
- Cô ơi, để con về trao đổi lại với thầy con. Mong hôm khác gặp lại cô.
Xe dừng, không biết là nơi thằng nhỏ muốn đến, hay nó ngại ngồi nghe bà già chất vấn.
Cuối cùng, thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy! Tội nghiệp quá! Thiệt tình thì bà già rất muốn biết tại sao tiếng Việt ngày nay trở nên nghèo nàn như vậy thôi, vì không ai nhìn thấy hay do người ta luôn bị cuốn hút vào đời sống công nghệ thông tin rồi quên mất.

Học trò của bà già tới nhà thăm cô, bà già tui làm bánh cho tụi nó ăn, vừa ăn nó vừa xuýt xoa:
- Bánh cô làm hơi bị ngon!
- Ngon mà sao bị? Học ở đâu ra?
Bà già tui bắt đầu giảng cho cho tụi nhỏ nghe một bài...
Tụi nó mở mắt nhìn mà không nói, chắc là do thói quen.
Thế nhưng... Có lẽ mình đã hết thời rồi, sắp lên núi mà cứ muốn ở lại nơi này.
Theo Ngoclien Daothi
Tiếng việt đúng là ngày càng bị méo mó, sử dụng thiếu tinh tế thật, điển hình bọn MC truyền hình, với nhà báo.
em thi thảng nghe đài đêm khi lái xe câc phât thanh viên, BTV đài phát thanh họ dùng từ ngữ chuẩn mực, cuốn hút.
 

Dacia90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
2,003
Động cơ
68,261 Mã lực
Tuổi
44
Từ “Tối cổ” nghĩa là ít cập nhật à? Thấy tụi trẻ hay nói.
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
Từ nảy với từ "Ông bô, bà bô" cũng hay được dùng từ 10 năm trước nhớ là nó xuất hiện đầu tiên trên TV là ở Phim Cảnh Sát Hình Sự, Cao Thanh Lâm hay dùng cách nói này để chỉ bố mẹ mình.
Chuyện từ thời bao cấp 8x: ông cha lên thành phố thăm con. Ở chơi mấy ngày, sáng mai chuẩn bị về, tối ngủ vô tình nghe con dâu và con trai nói chuyện "mai ông già về rồi, cho ông mấy xỉa", "thôi, cho ông cả băng luôn"... ông cụ trốn ra bến xe về mất.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,811 Mã lực
Tuổi
51
Hoá ra hoành tráng là từ ko trong từ điển!
Hơi bị đúng hay sai nhỉ
hoành tráng vẫn có trong từ điển nhưng bà cụ kia nói là nó được dùng không chuẩn theo tư duy của cụ bà ấy thôi
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Thời nay nhiều thứ tiêu chuẩn với chuẩn mực khác với ngày xưa, nên không thể cứ đem chuẩn mực cũ ra để áp đặt cho lớp trẻ hiện nay được.
Câu chuyện vui ở trên chắc là chuyện phịa, hoặc nếu có thật thì cậu sinh viên mới tốt nghiệp kia không muốn cãi nhau với bà giáo già vì đoán là cố giải thích sẽ gây cãi nhau nên cậu ấy né đi là đúng.
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Thời nay nhiều thứ tiêu chuẩn với chuẩn mực khác với ngày xưa, nên không thể cứ đem chuẩn mực cũ ra để áp đặt cho lớp trẻ hiện nay được.
Câu chuyện vui ở trên chắc là chuyện phịa, hoặc nếu có thật thì cậu sinh viên mới tốt nghiệp kia không muốn cãi nhau với bà giáo già vì đoán là cố giải thích sẽ gây cãi nhau nên cậu ấy né đi là đúng.
Người thường thì không nói, nhưng mấy bạn biện kịch thì phải đọc nhiều và dùng từ cho nó chuẩn từ từng thời kỳ. Dạo này em xem phim, thấy phim thời xưa mà dùng toàn từ hiện đại không à.

Phim xưa gì mà không có mấy từ như :
1. “Chi lan” ( chỉ bạn bè, anh em tốt)
“Đại Nam quốc sử diễn ca” của Lê Ngô Cát và Đặng Huy Trứ có câu:
(1) “Chi lan sum hiệp một nhà,
Anh xưng Thiên Sách em là Tấn Vương.”
và (2) “Thức nồng nhuốm vẻ chi lan,
Thông minh học vấn kiêm toàn cả hai.”

Từ “chi lan” ở câu (1) để chỉ anh em tốt, “chi lan” ở câu (2) chỉ người thanh nhã.

2. "Đốc Chước" ( uống rượu 1 mình)
Vân vân từ nữa.
 

tamock

Xe buýt
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
998
Động cơ
329,818 Mã lực
Lóng hay lạnh thì cũng do tác giả viết ra cụ à, em đọc thấy chuẩn đó vì họ sinh ra thời đó mà.
Nhưng tác giả sử dụng ngôn ngữ của một nhóm rất nhỏ trong xã hội. Thậm chí nhóm đó nói thế là cố ý để người khác không hiểu được. Tác giả (Nguyên Hồng) có thể hiểu được vì ông từng sống cùng nhóm đó luôn, nhưng các nhà văn khác thì không.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Nhưng tác giả sử dụng ngôn ngữ của một nhóm rất nhỏ trong xã hội. Thậm chí nhóm đó nói thế là cố ý để người khác không hiểu được. Tác giả (Nguyên Hồng) có thể hiểu được vì ông từng sống cùng nhóm đó luôn, nhưng các nhà văn khác thì không.
Trong văn của Vũ Trọng Phụng vẫn có nhiều từ khá cổ giờ không dùng nữa đó cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top