[Funland] Tiếng Việt ngày nay rất lạ

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,679
Động cơ
545,012 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Ngày xưa dùng câu chữ cũng chả chuẩn chỉ đâu, ví dụ: "buồn cười", "tức cười" (sao mà buồn và tức cười nhỉ).
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,683
Động cơ
377,974 Mã lực
Cuộc sống phong phú đa dạng thế nào đi chăng nữa nhưng dứt khoát NÓ phải VẬN ĐỘNG không ngừng
Dù cho vấn đề từ vựng và cách diễn đạt còn nhiều tranh cãi nhưng dứt khoát không thể bất biến mãi mãi được.
Em cũng không ủng hộ những từ - ngữ tối nghĩa hoặc thô kệch...Tuy nhiên, muốn tìm được điều mới tốt đẹp hơn thì vẫn cần có những điều chưa hoàn thiện để mà soi, mà làm nền..
Có thể cá nhân mình thấy chưa hay nhưng cũng chưa cần phán xét ở mức gay gắt
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,601
Động cơ
88,407 Mã lực
Ngày xưa dùng câu chữ cũng chả chuẩn chỉ đâu, ví dụ: "buồn cười", "tức cười" (sao mà buồn và tức cười nhỉ).
"Tức cười " dùng nói có ý hơi miệt thị.
"Mắc cười" dùng có ý trung lập hơn.
"Buồn cười" là dân Bắc hay nói.
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,145
Động cơ
481,018 Mã lực
Người già hay lấy hệ quy chiếu cũ để so sánh (người cập nhật TT mới cũng có nhưng ko nhiều). Ví dụ ngay bà già tôi hằng ngày chỉ ở nhà đọc báo, xem TV nhưng rất hay dạy bảo cô giúp việc: ngày xưa thế này thế kia, thậm chí đem mấy tờ quảng cáo TPCN đem ra khuyên mình nên uống thế nàu thế kia ... Mình nghe nhiều lúc thấy bà quá lạc hậu, không được cập nhật thông tin, lấy cái ý chí chủ quan của mình để áp đặt ... Nhưng thế mới là người già. Không nên chấp.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,679
Động cơ
545,012 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Mà ngày nay em thấy giáo sư, phó giáo sư mắc bệnh nhiều quá. Không tin, các cụ vào các bệnh viện sẽ rõ ngay như Việt Đức, Viện mắt, Bạch Mai, ... đều có phòng ghi rõ ràng: "phòng khám giáo sư", "phòng khám phó giáo sư".
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,091
Động cơ
588,636 Mã lực
Tiếng Việt, đặc biệt ở phía bắc, luôn được biến đổi sáng tạo không ngừng. Có cái sáng tạo ra để rồi mất đi, có cái tồn tại. Vd:
- thời 80s có từ "anh bia" là đại từ nhân xưng hàm ý khệnh khạng rất phổ biến. "Mày láo anh bia mày đập cho cái giờ". Giờ tuyệt nhiên không còn, các thế hệ sau cũng không biết từ này.
- giờ các cụ đếm tiền bằng "củ" củ to, củ nhỏ đều có. Ngày xưa, có thời gọi bằng tờ để chỉ 100usd. Lại có thời dùng những từ chỉ đạn để gọi tiền như băng, phát...v.v. Thế mới có chuyện ông bố nghe lỏm thấy con rẻ nói với con gái "em còn đạn không? Cho ông già vài băng, dạo này ông ấy rách quá" hôm sau len lén về thẳng quê vì sợ bọn nó bàn giết mình.... Nhiều lắm, ngôn ngữ luôn phát triển mà.
- gần đây ông Trấn Thành tự nhiên phát âm ra từ Vi diệu cũng làm mốt một thời. Giờ lại biến mất rồi.
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,931
Động cơ
876,332 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Chắc gặp phải cậu cháu kiếm cái kính với chemise đi xe bus tán gái.

Hỏi cái gì nó chả bí.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,666
Động cơ
757,731 Mã lực
Mà ngày nay em thấy giáo sư, phó giáo sư mắc bệnh nhiều quá. Không tin, các cụ vào các bệnh viện sẽ rõ ngay như Việt Đức, Viện mắt, Bạch Mai, ... đều có phòng ghi rõ ràng: "phòng khám giáo sư", "phòng khám phó giáo sư".
Ở đường Nguyễn chí Thanh có cái Học viện phụ nữ. Không biết nghiên cứu về vấn đề gì.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,666
Động cơ
757,731 Mã lực

Lò Văn Sò

Xe hơi
Biển số
OF-495888
Ngày cấp bằng
8/3/17
Số km
183
Động cơ
188,415 Mã lực
Một lần chờ xe buýt, tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ, ăn mặc lịch sự, tóc hớt ngắn, đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức, áo chemise trắng, tay manchette, thắt cravat sọc careau thanh nhã...
Bà già và anh chàng này lại đi cùng tuyến đường, lên xe ngồi cạnh nhau.
Qua giới thiệu tôi được biết anh này là sinh viên vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn, hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạy sinh viên... Chắc chưa tới 25 tuổi.
Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm, lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi l, mà không biết hỏi ai, may mắn gặp được anh bạn trẻ này, tôi liền xin được trò chuyện, anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép, tôi bắt đầu thẩm vấn:
- Con ơi, cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định, có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá.
Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn:
- Cô nêu ví dụ cụ thể đi cô! Nếu con biết con sẽ giải thích cho cô rõ.
- Cô rất vui, cám ơn con.
Tôi mạnh dạn đặt câu hỏi:
“Ngày xưa cô có:
+ Từ thịnh soạn, linh đình... để nói về một bữa ăn, bữa tiệc...
+ Từ tráng lệ, nguy nga... để nói về ngôi nhà hay biệt thự đẹp.
+ Từ lộng lẫy, sang trọng... để nói về cách ăn mặc, những đồ vật, xe cộ...
Ngày nay người ta chỉ xài có một từ: “HOÀNH TRÁNG", thí dụ:
+ Bữa tiệc hoành tráng
+ Biệt thự hoành tráng
+ Cái xe hơi hoành tráng
Là xong, không phải chọn lựa từ cho thích hợp. Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn, thô thiển không?
Mà hoành tráng là cái gì? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt.”
Thằng nhỏ còn chưa kịp trả lời, bà già tui bồi thêm:
“Cô xem trên tivi những game show, các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó, họ nói: “Giọng ca đẹp...” Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹp là sao? Họ lặp đi lặp lại nhiều lần, mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹp cho một giọng ca. Là sao? Thay vì nói một giọng ca truyền cảm, giọng ca trầm ấm, giọng ca du dương, hay trong trẻo...”
Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếp luôn:
“Vẫn là xướng ngôn viên trên tivi đọc tin tức, họ nói nào là đinh tặc, cát tặc, lâm tặc, hải tặc, không tặc, cáp tặc, chó tặc... Họ đọc một cách hồn nhiên. Cô nghe mà muốn khóc cho tiếng Việt thời nay.
Những từ như "động não, manh động, trẻ em hòa nhập”... được nghe rất bình thường.
Cô đồng ý là từ ngữ có ngày sinh, nó xuất hiện theo thời. Và nó cũng có ngày mất do người ta quên không sử dụng nữa thì nó mất do không còn thấy xuất hiện nữa.”
Thằng nhỏ ngồi nghe mà không nói được câu nào, nó nhìn bà già tui có vẻ gì khó hiểu, một lúc sau nó mới mở lời:
- Cô ơi, để con về trao đổi lại với thầy con. Mong hôm khác gặp lại cô.
Xe dừng, không biết là nơi thằng nhỏ muốn đến, hay nó ngại ngồi nghe bà già chất vấn.
Cuối cùng, thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy! Tội nghiệp quá! Thiệt tình thì bà già rất muốn biết tại sao tiếng Việt ngày nay trở nên nghèo nàn như vậy thôi, vì không ai nhìn thấy hay do người ta luôn bị cuốn hút vào đời sống công nghệ thông tin rồi quên mất.

Học trò của bà già tới nhà thăm cô, bà già tui làm bánh cho tụi nó ăn, vừa ăn nó vừa xuýt xoa:
- Bánh cô làm hơi bị ngon!
- Ngon mà sao bị? Học ở đâu ra?
Bà già tui bắt đầu giảng cho cho tụi nhỏ nghe một bài...
Tụi nó mở mắt nhìn mà không nói, chắc là do thói quen.
Thế nhưng... Có lẽ mình đã hết thời rồi, sắp lên núi mà cứ muốn ở lại nơi này.
Theo Ngoclien Daothi
Tác giả cũng hơi lạm dụng ngoại ngữ rồi: sơ-mi, măng-sét tiếng Việt đã có rồi sao còn đưa từ nguyên gốc làm gì
 

Thằng hề 06

Xe tăng
Biển số
OF-714441
Ngày cấp bằng
1/2/20
Số km
1,685
Động cơ
100,794 Mã lực
Danh xưng “Bà già tui” được dùng liên tục.
Các nhà ngôn ngữ học và các cụ mợ thông thái cho em hỏi danh xưng đó chỉ ai? chỉ tác giả hay... mẹ tác giả
Cả hai, ai muốn hiểu sao thì hiểu, nhưng cơ bản là không thay đổi bản chất của sự việc
Ý của chủ thót theo trend của một người nổi tiếng ạ :))
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,679
Động cơ
545,012 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,647
Động cơ
45,341 Mã lực
Tuổi
48
Một lần chờ xe buýt, tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ, ăn mặc lịch sự, tóc hớt ngắn, đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức, áo chemise trắng, tay manchette, thắt cravat sọc careau thanh nhã...
Bà già và anh chàng này lại đi cùng tuyến đường, lên xe ngồi cạnh nhau.
Qua giới thiệu tôi được biết anh này là sinh viên vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn, hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạy sinh viên... Chắc chưa tới 25 tuổi.
Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm, lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi l, mà không biết hỏi ai, may mắn gặp được anh bạn trẻ này, tôi liền xin được trò chuyện, anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép, tôi bắt đầu thẩm vấn:
- Con ơi, cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định, có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá.
Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn:
- Cô nêu ví dụ cụ thể đi cô! Nếu con biết con sẽ giải thích cho cô rõ.
- Cô rất vui, cám ơn con.
Tôi mạnh dạn đặt câu hỏi:
“Ngày xưa cô có:
+ Từ thịnh soạn, linh đình... để nói về một bữa ăn, bữa tiệc...
+ Từ tráng lệ, nguy nga... để nói về ngôi nhà hay biệt thự đẹp.
+ Từ lộng lẫy, sang trọng... để nói về cách ăn mặc, những đồ vật, xe cộ...
Ngày nay người ta chỉ xài có một từ: “HOÀNH TRÁNG", thí dụ:
+ Bữa tiệc hoành tráng
+ Biệt thự hoành tráng
+ Cái xe hơi hoành tráng
Là xong, không phải chọn lựa từ cho thích hợp. Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn, thô thiển không?
Mà hoành tráng là cái gì? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt.”
Thằng nhỏ còn chưa kịp trả lời, bà già tui bồi thêm:
“Cô xem trên tivi những game show, các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó, họ nói: “Giọng ca đẹp...” Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹp là sao? Họ lặp đi lặp lại nhiều lần, mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹp cho một giọng ca. Là sao? Thay vì nói một giọng ca truyền cảm, giọng ca trầm ấm, giọng ca du dương, hay trong trẻo...”
Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếp luôn:
“Vẫn là xướng ngôn viên trên tivi đọc tin tức, họ nói nào là đinh tặc, cát tặc, lâm tặc, hải tặc, không tặc, cáp tặc, chó tặc... Họ đọc một cách hồn nhiên. Cô nghe mà muốn khóc cho tiếng Việt thời nay.
Những từ như "động não, manh động, trẻ em hòa nhập”... được nghe rất bình thường.
Cô đồng ý là từ ngữ có ngày sinh, nó xuất hiện theo thời. Và nó cũng có ngày mất do người ta quên không sử dụng nữa thì nó mất do không còn thấy xuất hiện nữa.”
Thằng nhỏ ngồi nghe mà không nói được câu nào, nó nhìn bà già tui có vẻ gì khó hiểu, một lúc sau nó mới mở lời:
- Cô ơi, để con về trao đổi lại với thầy con. Mong hôm khác gặp lại cô.
Xe dừng, không biết là nơi thằng nhỏ muốn đến, hay nó ngại ngồi nghe bà già chất vấn.
Cuối cùng, thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy! Tội nghiệp quá! Thiệt tình thì bà già rất muốn biết tại sao tiếng Việt ngày nay trở nên nghèo nàn như vậy thôi, vì không ai nhìn thấy hay do người ta luôn bị cuốn hút vào đời sống công nghệ thông tin rồi quên mất.

Học trò của bà già tới nhà thăm cô, bà già tui làm bánh cho tụi nó ăn, vừa ăn nó vừa xuýt xoa:
- Bánh cô làm hơi bị ngon!
- Ngon mà sao bị? Học ở đâu ra?
Bà già tui bắt đầu giảng cho cho tụi nhỏ nghe một bài...
Tụi nó mở mắt nhìn mà không nói, chắc là do thói quen.
Thế nhưng... Có lẽ mình đã hết thời rồi, sắp lên núi mà cứ muốn ở lại nơi này.
Theo Ngoclien Daothi
Ngôn ngữ luôn biến đổi cho phù hợp với thời đại mà. Không chỉ có tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác cũng rứa, chả thế mà ngày trước thày dạy tiếng Anh có nói 1 câu chuyện đại ý người Luân Đôn đi khỏi đất nước 10 năm, đến khi quay lại không hiểu được tiếng Anh nữa là thế.
Truyện Kiều cũng có một số từ cổ nên phải chú thích đó thôi.
Sự khác nhau giữa các thế hệ là đương nhiên, áp đặt sự hiểu biết, cái kiến thức cũ của mình với lớp trẻ là việc làm nực cười.
Cùng một sự vật, hiện tượng mà con người nhận biết là nằm ở trình độ, khả năng hiểu của chính con người đó, cho nên áp đặt cái kiến thức, hiểu biết của mình với người khác cũng là không nên.
 

lx125_black

Xe container
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
9,976
Động cơ
643,623 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Bà già này thô thiển!
Mục đích ban đầu là xin "trò chuyện"
Ngay khi đối phương lễ phép chấp nhận thì xoay thành :"thẩm vấn"

Ngao ngán cho bà già!
 

Phichzin

Xe buýt
Biển số
OF-12401
Ngày cấp bằng
2/1/08
Số km
958
Động cơ
529,730 Mã lực
Nơi ở
Trên mây và trên cây
Chịch chịch chịch chịch chịch ...tu...từ
Chỉ là tàu hỏa thôi
 

htoan04

Xe tải
Biển số
OF-517725
Ngày cấp bằng
22/6/17
Số km
456
Động cơ
184,906 Mã lực
Em thấy nên phân biệt giữa văn viết và văn nói thông thường. Những trường hợp nào cần dùng các từ ngữ chuẩn như cụ chủ thớt nêu ra ví dụ như phát biểu tại các sự kiện, làm văn, báo chí, chương trình v..vv. Còn đời sống hàng ngày nói để hiểu nhau là được rồi ạ, không cần quá câu nệ.
Nếu có cơ hội được gặp cụ chủ thớt nói chuyện ngoài đời có khi lại thú vị ý, phong cách ngôn ngữ tưởng cổ nhưng lại thành 1 món lạ thời nay.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,329
Động cơ
635,713 Mã lực
Ngày xưa thì cũng khác lạ, có hơn gì ngày nay đâu:
Quyết tâm đánh THẮNG giặc Mỹ xâm lược
Quyết tâm đánh BẠI giặc Mỹ xâm lược.
Thắng >< Bại nhưng cả câu lại cùng ý nghĩa; rốt cuộc là TV trong sáng hay trong tối?
 
Biển số
OF-448927
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,013
Động cơ
218,074 Mã lực
Liếc sơ thấy mớ tiếng tây đầu bài đã chán rồi, chắc họ hàng ông tole, lane ;))
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,380
Động cơ
396,760 Mã lực
Danh xưng “Bà già tui” được dùng liên tục.
Các nhà ngôn ngữ học và các cụ mợ thông thái cho em hỏi danh xưng đó chỉ ai? chỉ tác giả hay... mẹ tác giả
Ý chỉ bà nội, hay ba ngoại cụ thớt.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top