[Funland] Tiếng Việt ngày nay rất lạ

Linh Bê Tha

Xe container
Biển số
OF-573265
Ngày cấp bằng
9/6/18
Số km
6,524
Động cơ
203,421 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
KAIKOM CO.LTD
Website
www.otofun.net
giờ ngôn ngữ phong phú hơn;
1. Để nói về bữa tiệc
ngày xưa: bữa tiệc thịnh soạn
ngày nay: bữa tiệc thịnh soạn; bữa tiệc hoành tráng
2. để nói về ngôi nhà
ngày xưa: biệt thự tráng lệ
ngày nay: biệt thực tráng lệ; biệt thự hoành tráng
....
Nó cũng thể hiện 1 phần văn hoá đó cụ, thịnh soạn tức là thể hiện chủ nhà hiếu khách, hoành tráng thể hiện chủ nhà khoe của :D
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,897
Động cơ
756,188 Mã lực
Nó cũng thể hiện 1 phần văn hoá đó cụ, thịnh soạn tức là thể hiện chủ nhà hiếu khách, hoành tráng thể hiện chủ nhà khoe của :D
thì đúng mà, thế nên nó mới phong phú: thể hiện được ý của người nói/người viết.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,813
Động cơ
479,101 Mã lực
Một lần chờ xe buýt, tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ, ăn mặc lịch sự, tóc hớt ngắn, đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức, áo chemise trắng, tay manchette, thắt cravat sọc careau thanh nhã...
Bà già và anh chàng này lại đi cùng tuyến đường, lên xe ngồi cạnh nhau.
Qua giới thiệu tôi được biết anh này là sinh viên vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn, hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạy sinh viên... Chắc chưa tới 25 tuổi.
Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm, lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi l, mà không biết hỏi ai, may mắn gặp được anh bạn trẻ này, tôi liền xin được trò chuyện, anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép, tôi bắt đầu thẩm vấn:
- Con ơi, cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định, có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá.
Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn:
- Cô nêu ví dụ cụ thể đi cô! Nếu con biết con sẽ giải thích cho cô rõ.
- Cô rất vui, cám ơn con.
Tôi mạnh dạn đặt câu hỏi:
“Ngày xưa cô có:
+ Từ thịnh soạn, linh đình... để nói về một bữa ăn, bữa tiệc...
+ Từ tráng lệ, nguy nga... để nói về ngôi nhà hay biệt thự đẹp.
+ Từ lộng lẫy, sang trọng... để nói về cách ăn mặc, những đồ vật, xe cộ...
Ngày nay người ta chỉ xài có một từ: “HOÀNH TRÁNG", thí dụ:
+ Bữa tiệc hoành tráng
+ Biệt thự hoành tráng
+ Cái xe hơi hoành tráng
Là xong, không phải chọn lựa từ cho thích hợp. Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn, thô thiển không?
Mà hoành tráng là cái gì? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt.”
Thằng nhỏ còn chưa kịp trả lời, bà già tui bồi thêm:
“Cô xem trên tivi những game show, các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó, họ nói: “Giọng ca đẹp...” Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹp là sao? Họ lặp đi lặp lại nhiều lần, mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹp cho một giọng ca. Là sao? Thay vì nói một giọng ca truyền cảm, giọng ca trầm ấm, giọng ca du dương, hay trong trẻo...”
Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếp luôn:
“Vẫn là xướng ngôn viên trên tivi đọc tin tức, họ nói nào là đinh tặc, cát tặc, lâm tặc, hải tặc, không tặc, cáp tặc, chó tặc... Họ đọc một cách hồn nhiên. Cô nghe mà muốn khóc cho tiếng Việt thời nay.
Những từ như "động não, manh động, trẻ em hòa nhập”... được nghe rất bình thường.
Cô đồng ý là từ ngữ có ngày sinh, nó xuất hiện theo thời. Và nó cũng có ngày mất do người ta quên không sử dụng nữa thì nó mất do không còn thấy xuất hiện nữa.”
Thằng nhỏ ngồi nghe mà không nói được câu nào, nó nhìn bà già tui có vẻ gì khó hiểu, một lúc sau nó mới mở lời:
- Cô ơi, để con về trao đổi lại với thầy con. Mong hôm khác gặp lại cô.
Xe dừng, không biết là nơi thằng nhỏ muốn đến, hay nó ngại ngồi nghe bà già chất vấn.
Cuối cùng, thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy! Tội nghiệp quá! Thiệt tình thì bà già rất muốn biết tại sao tiếng Việt ngày nay trở nên nghèo nàn như vậy thôi, vì không ai nhìn thấy hay do người ta luôn bị cuốn hút vào đời sống công nghệ thông tin rồi quên mất.

Học trò của bà già tới nhà thăm cô, bà già tui làm bánh cho tụi nó ăn, vừa ăn nó vừa xuýt xoa:
- Bánh cô làm hơi bị ngon!
- Ngon mà sao bị? Học ở đâu ra?
Bà già tui bắt đầu giảng cho cho tụi nhỏ nghe một bài...
Tụi nó mở mắt nhìn mà không nói, chắc là do thói quen.
Thế nhưng... Có lẽ mình đã hết thời rồi, sắp lên núi mà cứ muốn ở lại nơi này.
Theo Ngoclien Daothi
Anh ơi ăn Thịt cho Em đi, Mông Em cạo sạch lắm.
Bàn 4 và bàn 2 gì đó!......bàn 4 là Chó bàn 2 thì Lợn.
Chủ quán cho 1 bát Mọc Cánh, 1 bát Mọc Đùi và 1 bát Mọc tất cả.
..................
:) :) :)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
giờ ngôn ngữ phong phú hơn;
1. Để nói về bữa tiệc
ngày xưa: bữa tiệc thịnh soạn
ngày nay: bữa tiệc thịnh soạn; bữa tiệc hoành tráng
2. để nói về ngôi nhà
ngày xưa: biệt thự tráng lệ
ngày nay: biệt thực tráng lệ; biệt thự hoành tráng
....
Em đọc bài của thớt và hiểu hàm ý về sự thụt lùi của từ ngữ khi mọi người không chịu học, chịu đọc sách và sử dụng street-talk một cách tùy tiện. Đơn cử như tráng lệ và hoành tráng thì như cụ biết cả hai từ và biết khi nào thì dùng từ nào cho hợp văn cảnh nhưng giới trẻ bây giờ chỉ biết từ sau, không biết từ trước. Nếu cụ có dịp nghe các người lao động, tiểu thương trong miền Nam nói chuyện, cụ sẽ vô cùng ngạc nhiên trước vốn từ nghèo nàn của họ, ví dụ họ dùng tần suất vô cùng nhiều những từ như "quá đã", "bá chấy", "hoành tráng", "ghê hồn"... thay cho tất cả tính từ, trạng từ... một cách giao tiếp vô cùng què cụt, khó diễn tả được ý muốn nói, gây ra hiểu nhầm, không hiểu :D
 

mn2t

Xe điện
Biển số
OF-144742
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,473
Động cơ
389,435 Mã lực
Một lần chờ xe buýt, tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ, ăn mặc lịch sự, tóc hớt ngắn, đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức, áo chemise trắng, tay manchette, thắt cravat sọc careau thanh nhã...
Bà già và anh chàng này lại đi cùng tuyến đường, lên xe ngồi cạnh nhau.
Qua giới thiệu tôi được biết anh này là sinh viên vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn, hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạy sinh viên... Chắc chưa tới 25 tuổi.
Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm, lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi l, mà không biết hỏi ai, may mắn gặp được anh bạn trẻ này, tôi liền xin được trò chuyện, anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép, tôi bắt đầu thẩm vấn:
- Con ơi, cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định, có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá.
Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn:
- Cô nêu ví dụ cụ thể đi cô! Nếu con biết con sẽ giải thích cho cô rõ.
- Cô rất vui, cám ơn con.
Tôi mạnh dạn đặt câu hỏi:
“Ngày xưa cô có:
+ Từ thịnh soạn, linh đình... để nói về một bữa ăn, bữa tiệc...
+ Từ tráng lệ, nguy nga... để nói về ngôi nhà hay biệt thự đẹp.
+ Từ lộng lẫy, sang trọng... để nói về cách ăn mặc, những đồ vật, xe cộ...
Ngày nay người ta chỉ xài có một từ: “HOÀNH TRÁNG", thí dụ:
+ Bữa tiệc hoành tráng
+ Biệt thự hoành tráng
+ Cái xe hơi hoành tráng
Là xong, không phải chọn lựa từ cho thích hợp. Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn, thô thiển không?
Mà hoành tráng là cái gì? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt.”
Thằng nhỏ còn chưa kịp trả lời, bà già tui bồi thêm:
“Cô xem trên tivi những game show, các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó, họ nói: “Giọng ca đẹp...” Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹp là sao? Họ lặp đi lặp lại nhiều lần, mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹp cho một giọng ca. Là sao? Thay vì nói một giọng ca truyền cảm, giọng ca trầm ấm, giọng ca du dương, hay trong trẻo...”
Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếp luôn:
“Vẫn là xướng ngôn viên trên tivi đọc tin tức, họ nói nào là đinh tặc, cát tặc, lâm tặc, hải tặc, không tặc, cáp tặc, chó tặc... Họ đọc một cách hồn nhiên. Cô nghe mà muốn khóc cho tiếng Việt thời nay.
Những từ như "động não, manh động, trẻ em hòa nhập”... được nghe rất bình thường.
Cô đồng ý là từ ngữ có ngày sinh, nó xuất hiện theo thời. Và nó cũng có ngày mất do người ta quên không sử dụng nữa thì nó mất do không còn thấy xuất hiện nữa.”
Thằng nhỏ ngồi nghe mà không nói được câu nào, nó nhìn bà già tui có vẻ gì khó hiểu, một lúc sau nó mới mở lời:
- Cô ơi, để con về trao đổi lại với thầy con. Mong hôm khác gặp lại cô.
Xe dừng, không biết là nơi thằng nhỏ muốn đến, hay nó ngại ngồi nghe bà già chất vấn.
Cuối cùng, thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy! Tội nghiệp quá! Thiệt tình thì bà già rất muốn biết tại sao tiếng Việt ngày nay trở nên nghèo nàn như vậy thôi, vì không ai nhìn thấy hay do người ta luôn bị cuốn hút vào đời sống công nghệ thông tin rồi quên mất.

Học trò của bà già tới nhà thăm cô, bà già tui làm bánh cho tụi nó ăn, vừa ăn nó vừa xuýt xoa:
- Bánh cô làm hơi bị ngon!
- Ngon mà sao bị? Học ở đâu ra?
Bà già tui bắt đầu giảng cho cho tụi nhỏ nghe một bài...
Tụi nó mở mắt nhìn mà không nói, chắc là do thói quen.
Thế nhưng... Có lẽ mình đã hết thời rồi, sắp lên núi mà cứ muốn ở lại nơi này.
Theo Ngoclien Daothi
Em nghĩ ý cụ ý là tiếng Việt mình trước đây vốn "đẹp" giờ "bớt đẹp" nhiều rồi =))
 

Porsche 911

Xe container
Biển số
OF-397
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
8,424
Động cơ
3,292,109 Mã lực
Em thấy giờ có mạng xã hội, cái sự viết (thật ra là gõ bàn phím) được thể hiện nhiều hơn nên con người cũng đã phát huy, sử dụng ngôn ngữ phong phú hơn trong giao tiếp. Chứ ngày trước, cái sự viết nó chỉ thể hiện được trên giấy mà lại trong một quy phạm chính tắc (bài văn, thư từ) sử dụng từ vựng nó cũng phải chọn lọc, chính tắc.
Em thích cái phong phú của ngày nay. :)
Biệt thự hoangf tráng, bữa tiệc hoành tráng có sao dâu :))
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,727
Động cơ
3,263,527 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giờ có từ "hay ho" được dùng rất vô tội vạ, ngô nghê, sai hẳn ý nghĩa ban đầu.
 

Achelo

Xe buýt
Biển số
OF-692515
Ngày cấp bằng
26/7/19
Số km
663
Động cơ
-266,627 Mã lực
Tuổi
40
Mợ thớt nêu vấn đề bị vặn cho vẹo hết cả sườn. Cái mợ thớt nêu chỉ đúng 1 phần, phần còn lại hở toang hoác nên lĩnh đủ đạn luôn =))
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,270
Động cơ
204,498 Mã lực
Mọi ngôn ngữ đều biến đổi. Mỗi thời nó sẽ khác nhau. Riêng với ngôn ngữ, nếu số đông bảo là đúng thì nó sẽ là đúng.

Em cá là những cụ TK20 sẽ chê bọn TK21 dùng tiếng Việt kém. Nhưng chính những cụ TK20 sẽ bị những cụ nho TK19 chê vì năng lực dùng chữ Hán kém. Đó đơn giản là vì sử dụng ngôn ngữ khác nhau.

Mở rộng ra, hiện tượng Juvenoia là có thật. Juvenoia là sự sợ hãi, hoặc giận dữ, hoặc bực bội của thế hệ già đối với thế hệ trẻ. Thậm chí còn có thể mở rộng ra nữa: Mọi thế hệ đều nghĩ rằng thế hệ mình thông minh/tài giỏi hơn thế hệ trước, và sáng suốt /tỉnh táo hơn các thế hệ sau. Đây đều là các hiện tượng tâm lý.

Trở lại với câu chuyện của chủ thớt, ngôn ngữ sinh ra từ nhu cầu giao tiếp. Nếu không nói giống nhau thì sẽ không hiểu nhau, nếu không hiểu nhau thì mục đích giao tiếp không hoàn thành. Từ góc độ cá nhân, anh phải lựa chọn là nên nói theo kiểu mới, hay vẫn nói theo kiểu cũ? Tuỳ vào lựa chọn này anh sẽ giao tiếp với các nhóm người khác nhau, tham gia vào nhóm xã hội này, hay nhóm xã hội khác.
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Một lần chờ xe buýt, tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ, ăn mặc lịch sự, tóc hớt ngắn, đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức, áo chemise trắng, tay manchette, thắt cravat sọc careau thanh nhã...
Bà già và anh chàng này lại đi cùng tuyến đường, lên xe ngồi cạnh nhau.
Qua giới thiệu tôi được biết anh này là sinh viên vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn, hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạy sinh viên... Chắc chưa tới 25 tuổi.
Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm, lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi l, mà không biết hỏi ai, may mắn gặp được anh bạn trẻ này, tôi liền xin được trò chuyện, anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép, tôi bắt đầu thẩm vấn:
- Con ơi, cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định, có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá.
Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn:
- Cô nêu ví dụ cụ thể đi cô! Nếu con biết con sẽ giải thích cho cô rõ.
- Cô rất vui, cám ơn con.
Tôi mạnh dạn đặt câu hỏi:
“Ngày xưa cô có:
+ Từ thịnh soạn, linh đình... để nói về một bữa ăn, bữa tiệc...
+ Từ tráng lệ, nguy nga... để nói về ngôi nhà hay biệt thự đẹp.
+ Từ lộng lẫy, sang trọng... để nói về cách ăn mặc, những đồ vật, xe cộ...
Ngày nay người ta chỉ xài có một từ: “HOÀNH TRÁNG", thí dụ:
+ Bữa tiệc hoành tráng
+ Biệt thự hoành tráng
+ Cái xe hơi hoành tráng
Là xong, không phải chọn lựa từ cho thích hợp. Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn, thô thiển không?
Mà hoành tráng là cái gì? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt.”
Thằng nhỏ còn chưa kịp trả lời, bà già tui bồi thêm:
“Cô xem trên tivi những game show, các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó, họ nói: “Giọng ca đẹp...” Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹp là sao? Họ lặp đi lặp lại nhiều lần, mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹp cho một giọng ca. Là sao? Thay vì nói một giọng ca truyền cảm, giọng ca trầm ấm, giọng ca du dương, hay trong trẻo...”
Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếp luôn:
“Vẫn là xướng ngôn viên trên tivi đọc tin tức, họ nói nào là đinh tặc, cát tặc, lâm tặc, hải tặc, không tặc, cáp tặc, chó tặc... Họ đọc một cách hồn nhiên. Cô nghe mà muốn khóc cho tiếng Việt thời nay.
Những từ như "động não, manh động, trẻ em hòa nhập”... được nghe rất bình thường.
Cô đồng ý là từ ngữ có ngày sinh, nó xuất hiện theo thời. Và nó cũng có ngày mất do người ta quên không sử dụng nữa thì nó mất do không còn thấy xuất hiện nữa.”
Thằng nhỏ ngồi nghe mà không nói được câu nào, nó nhìn bà già tui có vẻ gì khó hiểu, một lúc sau nó mới mở lời:
- Cô ơi, để con về trao đổi lại với thầy con. Mong hôm khác gặp lại cô.
Xe dừng, không biết là nơi thằng nhỏ muốn đến, hay nó ngại ngồi nghe bà già chất vấn.
Cuối cùng, thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy! Tội nghiệp quá! Thiệt tình thì bà già rất muốn biết tại sao tiếng Việt ngày nay trở nên nghèo nàn như vậy thôi, vì không ai nhìn thấy hay do người ta luôn bị cuốn hút vào đời sống công nghệ thông tin rồi quên mất.

Học trò của bà già tới nhà thăm cô, bà già tui làm bánh cho tụi nó ăn, vừa ăn nó vừa xuýt xoa:
- Bánh cô làm hơi bị ngon!
- Ngon mà sao bị? Học ở đâu ra?
Bà già tui bắt đầu giảng cho cho tụi nhỏ nghe một bài...
Tụi nó mở mắt nhìn mà không nói, chắc là do thói quen.
Thế nhưng... Có lẽ mình đã hết thời rồi, sắp lên núi mà cứ muốn ở lại nơi này.
Theo Ngoclien Daothi
Thời xưa ít dùng từ lóng.
Ngày nay dùng từ lóng nhiều. Có gì đâu.
"Hoành tráng" và " Vãi hàng" là các từ lóng...
"Ngon" cũng được dùng như 1 từ lóng trong nhiều trường hợp. Nói "ngon cơm" không có nghĩa là cơm ngon, vì có khi lúc đó chả ai ăn cơm cả, nhưng mọi người vẫn hiểu và rất FUNNY...:))
Ngôn ngữ nào mà chả thế hở cụ.
VD: Tiếng Anh nhé
Bình thường hay nói "very good". Khẩu ngữ, tiếng lóng hay nói " very cool" ( trời nóng bủ mựa có mát đâu mà bẩu rất mát !!! :)) ). Boney M có bài hát "Daddy cool" đấy, đừng dịch theo nghĩa tử tế là " Bố mát" nhé các cụ. :))
Bình thường nói " you trick me ". Khẩu ngữ, lại hay nói " you rip me off " ( lừa đảo mà nói xe toang ra !!! :)) )
 
Chỉnh sửa cuối:

ocean08

Xe điện
Biển số
OF-703930
Ngày cấp bằng
13/10/19
Số km
3,313
Động cơ
129,359 Mã lực
Nghe các cuộc thi hát trên truyền hình, thường hay nghe "chuyên gia hay thành viên hội đồng giám khảo" nhận xét ca sỹ A, ca sỹ B: Em có giọng hát rất "sạch sẽ".
Không hiểu khái niệm "giọng hát sạch sẽ" nó từ đâu ra nữa...
 

hatinhquechoa

Xe tăng
Biển số
OF-115671
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
1,269
Động cơ
204,924 Mã lực
Nơi ở
Thường trú tại đây.
Một lần chờ xe buýt, tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ, ăn mặc lịch sự, tóc hớt ngắn, đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức, áo chemise trắng, tay manchette, thắt cravat sọc careau thanh nhã...

Theo Ngoclien Daothi
Mở bài đã thấy tiếng Việt lạ, quá lạ rồi!
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Nghe các cuộc thi hát trên truyền hình, thường hay nghe "chuyên gia hay thành viên hội đồng giám khảo" nhận xét ca sỹ A, ca sỹ B: Em có giọng hát rất "sạch sẽ".
Không hiểu khái niệm "giọng hát sạch sẽ" nó từ đâu ra nữa...
Em hiểu là giọng hát rất "tinh khiết", trong trẻo, không bị pha các tạp âm. Có nhiều ca sỹ hát bị giọng khàn khàn, nghĩa là giọng "chưa sạch sẽ". :D
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,838
Động cơ
575,266 Mã lực
Một lần chờ xe buýt, tôi có dịp trò chuyện với một người rất trẻ, ăn mặc lịch sự, tóc hớt ngắn, đeo kính trắng nhìn có vẻ trí thức, áo chemise trắng, tay manchette, thắt cravat sọc careau thanh nhã...
Bà già và anh chàng này lại đi cùng tuyến đường, lên xe ngồi cạnh nhau.
Qua giới thiệu tôi được biết anh này là sinh viên vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn trường Đại học nhân văn, hiện anh được giữ lại trường làm trợ giảng cho các buổi dạy sinh viên... Chắc chưa tới 25 tuổi.
Tôi cũng tự giới thiệu mình là giáo viên đã về hưu gần 10 năm, lụm cụm nhưng có nhiều thắc mắc muốn hỏi l, mà không biết hỏi ai, may mắn gặp được anh bạn trẻ này, tôi liền xin được trò chuyện, anh chàng rất nhiệt tình và lễ phép, tôi bắt đầu thẩm vấn:
- Con ơi, cô thấy tiếng Việt ngày xưa phong phú và cách ghép từ theo luật quy định, có phương pháp rõ ràng, sao tiếng Việt bây giờ nó nghèo nàn và thô thiển quá.
Thằng nhỏ mắt sáng lên, nhanh nhẹn:
- Cô nêu ví dụ cụ thể đi cô! Nếu con biết con sẽ giải thích cho cô rõ.
- Cô rất vui, cám ơn con.
Tôi mạnh dạn đặt câu hỏi:
“Ngày xưa cô có:
+ Từ thịnh soạn, linh đình... để nói về một bữa ăn, bữa tiệc...
+ Từ tráng lệ, nguy nga... để nói về ngôi nhà hay biệt thự đẹp.
+ Từ lộng lẫy, sang trọng... để nói về cách ăn mặc, những đồ vật, xe cộ...
Ngày nay người ta chỉ xài có một từ: “HOÀNH TRÁNG", thí dụ:
+ Bữa tiệc hoành tráng
+ Biệt thự hoành tráng
+ Cái xe hơi hoành tráng
Là xong, không phải chọn lựa từ cho thích hợp. Như vậy có phải làm cho tiếng Việt mình ngày càng nghèo nàn, thô thiển không?
Mà hoành tráng là cái gì? Từ này không có trong tự điển tiếng Việt.”
Thằng nhỏ còn chưa kịp trả lời, bà già tui bồi thêm:
“Cô xem trên tivi những game show, các giám khảo nghe và bình luận về giọng ca của thí sinh nào đó, họ nói: “Giọng ca đẹp...” Cô rất khó chịu vì giọng ca mà đẹp là sao? Họ lặp đi lặp lại nhiều lần, mà nhiều giám khảo sử dụng từ đẹp cho một giọng ca. Là sao? Thay vì nói một giọng ca truyền cảm, giọng ca trầm ấm, giọng ca du dương, hay trong trẻo...”
Thêm một chưởng nữa bà già tui tiếp luôn:
“Vẫn là xướng ngôn viên trên tivi đọc tin tức, họ nói nào là đinh tặc, cát tặc, lâm tặc, hải tặc, không tặc, cáp tặc, chó tặc... Họ đọc một cách hồn nhiên. Cô nghe mà muốn khóc cho tiếng Việt thời nay.
Những từ như "động não, manh động, trẻ em hòa nhập”... được nghe rất bình thường.
Cô đồng ý là từ ngữ có ngày sinh, nó xuất hiện theo thời. Và nó cũng có ngày mất do người ta quên không sử dụng nữa thì nó mất do không còn thấy xuất hiện nữa.”
Thằng nhỏ ngồi nghe mà không nói được câu nào, nó nhìn bà già tui có vẻ gì khó hiểu, một lúc sau nó mới mở lời:
- Cô ơi, để con về trao đổi lại với thầy con. Mong hôm khác gặp lại cô.
Xe dừng, không biết là nơi thằng nhỏ muốn đến, hay nó ngại ngồi nghe bà già chất vấn.
Cuối cùng, thằng nhỏ xuống xe và đi như trốn chạy! Tội nghiệp quá! Thiệt tình thì bà già rất muốn biết tại sao tiếng Việt ngày nay trở nên nghèo nàn như vậy thôi, vì không ai nhìn thấy hay do người ta luôn bị cuốn hút vào đời sống công nghệ thông tin rồi quên mất.

Học trò của bà già tới nhà thăm cô, bà già tui làm bánh cho tụi nó ăn, vừa ăn nó vừa xuýt xoa:
- Bánh cô làm hơi bị ngon!
- Ngon mà sao bị? Học ở đâu ra?
Bà già tui bắt đầu giảng cho cho tụi nhỏ nghe một bài...
Tụi nó mở mắt nhìn mà không nói, chắc là do thói quen.
Thế nhưng... Có lẽ mình đã hết thời rồi, sắp lên núi mà cứ muốn ở lại nơi này.
Theo Ngoclien Daothi
Qủa thật vậy.
Nếu nói về sự đa dạng trong cách dùng từ.
Ví dụ như mùi nước cống rãnh: thối
Mùi mứt cũng dùng từ: thối
Vậy cần phải dùng từ ngữ sao cho đa dạng và linh hoạt.
 

ocean08

Xe điện
Biển số
OF-703930
Ngày cấp bằng
13/10/19
Số km
3,313
Động cơ
129,359 Mã lực
Mở bài đã thấy tiếng Việt lạ, quá lạ rồi!
Tiếng Việt ta phong phú nhưng vẫn có sự vay mượn để hội nhập và thêm phong phú!
Em hiểu là giọng hát rất "tinh khiết", trong trẻo, không bị pha các tạp âm. Có nhiều ca sỹ hát bị giọng khàn khàn, nghĩa là giọng "chưa sạch sẽ". :D
Mỗi lần nghe giám khảo nhận xét thế, em cứ liên tưởng chắc thí sinh vừa xúc họng Lysterine trước khi hát, he he!
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Mọi ngôn ngữ đều biến đổi. Mỗi thời nó sẽ khác nhau. Riêng với ngôn ngữ, nếu số đông bảo là đúng thì nó sẽ là đúng.

Em cá là những cụ TK20 sẽ chê bọn TK21 dùng tiếng Việt kém. Nhưng chính những cụ TK20 sẽ bị những cụ nho TK19 chê vì năng lực dùng chữ Hán kém. Đó đơn giản là vì sử dụng ngôn ngữ khác nhau.

Mở rộng ra, hiện tượng Juvenoia là có thật. Juvenoia là sự sợ hãi, hoặc giận dữ, hoặc bực bội của thế hệ già đối với thế hệ trẻ. Thậm chí còn có thể mở rộng ra nữa: Mọi thế hệ đều nghĩ rằng thế hệ mình thông minh/tài giỏi hơn thế hệ trước, và sáng suốt /tỉnh táo hơn các thế hệ sau. Đây đều là các hiện tượng tâm lý.

Trở lại với câu chuyện của chủ thớt, ngôn ngữ sinh ra từ nhu cầu giao tiếp. Nếu không nói giống nhau thì sẽ không hiểu nhau, nếu không hiểu nhau thì mục đích giao tiếp không hoàn thành. Từ góc độ cá nhân, anh phải lựa chọn là nên nói theo kiểu mới, hay vẫn nói theo kiểu cũ? Tuỳ vào lựa chọn này anh sẽ giao tiếp với các nhóm người khác nhau, tham gia vào nhóm xã hội này, hay nhóm xã hội khác.
Cụ nói chuẩn.
Bây giờ em mà dự tiệc sinh nhật bạn, rồi nói với bạn " tiệc sinh nhật linh đình quá" , hoặc " tiệc sinh nhật mày thịnh soạn quá"....Em dám chắc bạn em sẽ trợn tròn mắt và nhìn em như nhìn người ngoài hành tinh ( có khi nó lại nghĩ em nói đểu nó hoặc có ý đồ gì mờ ám). Nhưng nếu em nói " Wow, sinh nhật hoành tránh ghê" là nó cười vui vẻ ngay. :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top