Tuyên bố phá sản là hòa cả làng ?
Không dễ thế đâu cụ ơi.
Một quốc gia tuyên bố vỡ nợ hoặc phá sản không có nghĩa quốc gia đó sẽ không phải trả nợ nữa.
Sẽ có các vòng đàm phán về nợ, giãn nợ, tái cấu trúc nợ...để đi đến thỏa thuận với các tổ chức tài chính mà quốc gia đó đang nợ.
Mục đích là xin giãn nợ, xin được hưởng lãi suất ưu đãi hoặc thậm chí còn xin giảm nợ.
Phần chủ động và ưu thế sẽ luôn thuộc về phía chủ nợ, bởi đơn giản họ có quyền lực và có thể dùng quyền lực đó để dồn con nợ vào chân tường. "Chân tường" ở đây có nghĩa là tình trạng kiệt quệ tài chính dẫn đến bất ổn an ninh xã hội trong phạm vi toàn quốc và hoàn toàn có thể sụp đổ cả hệ thống chính trị (điều mà Đ.CS không bao giờ chấp nhận).
Ở trên có cụ nói đại ý vốn ngân sách đọng trong các Cty vài trăm tỷ, dư sức trả nợ...nhưng cụ ấy nhầm to. Khi đã ngấp nghé bờ vực phá sản thì tài sản công trong các Cty đó ( đa số dưới dạng cổ phần, cổ phiếu) sẽ không khác mớ giấy lộn do không có nhà đầu tư sẵn sàng tiếp nhận, và có tiếp nhận thì tỷ giá nội tệ đã tụt xuống mức thảm hại ( như Zimbabwe chẳng hạn).
Lúc đó, các nhà đầu tư nước ngoài nắm trong tay trái phiếu CP hoặc các tài sản công được Cổ phần hóa sẽ là nhóm bị thiệt hại nhiều nhất. Chính phủ nước vỡ nợ sẽ thi hành các hành động phong tỏa và có hành vi gần như "cướp trắng" tài sản của nhóm này, và họ không đủ quyền lực cũng như tầm ảnh hưởng để chống lại.
Sau khi làm mọi cách như cướp bóc tài sản của nhà đầu tư, tăng thuế, truy thu tài sản tư của dân...Quốc gia này sẽ phải trả cho tới đồng nợ cuối cùng, rồi mới có thể tiếp cận các khoản vay khác...bất kể có thay đổi toàn bộ cả thể chế lẫn hệ thống chính trị.
Lúc đó, khổ nhất, đương nhiên sẽ vẫn luôn là người dân.