Người biểu tình Hong Kong đấu tranh pháp lý
Người biểu tình Hong Kong gửi nhiều đơn kiện tới tòa án, trong đó có yêu cầu bác bỏ tuyên bố các cuộc biểu tình là bạo loạn.
Sham Tsz-kit, người tổ chức của nhóm Mặt trận Nhân quyền Dân sự Hong Kong (CHRF), cùng một người biểu tình tên Yeung Kwok-ming hôm qua gửi khiếu nại, đề nghị Tòa án Tối cao tuyên bố việc cảnh sát sử dụng hơi cay trong
cuộc biểu tình hôm 12/6 là vi hiến.
Cuộc biểu tình được cảnh sát chấp thuận và ban đầu diễn ra ôn hòa, khi người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở Hội đồng Lập pháp để phản đối buổi thảo luận về dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm tới các khu vực chưa có hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, trong đó có Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, cuộc biểu tình sau đó biến thành đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình.
Cảnh sát bắn hơi cay sau khi một số người biểu tình tấn công, sau đó ban hành lệnh cấm biểu tình với lý do nó đã biến thành bạo loạn. Trong hồ sơ nộp lên tòa án, Sham và Yeung muốn tòa hủy bỏ lệnh cấm, đồng nghĩa với việc bác bỏ tuyên bố của cảnh sát rằng cuộc biểu tình là bạo loạn. Đây cũng là một trong 5 yêu cầu mà người biểu tình đặt ra với chính quyền Hong Kong.
Người biểu tình tập trung tại một trung tâm thương mại ở Hong Kong hôm 12/9. Ảnh:
AFP.
Trong một vụ kiện khác, giáo viên Yeung Tsz-chung, người bị trúng đạn cao su của cảnh sát khi biểu tình, cáo buộc các sĩ quan từ Đội Chiến thuật Đặc Biệt không đeo mã số cảnh sát.
Điều này khiến người biểu tình không thể khiếu nại nếu họ cho rằng cảnh sát lạm dụng quyền lực, bởi không xác định được người chịu trách nhiệm. Yeung đề nghị tòa án tuyên bố hành vi này là "trái phép và vi hiến", đồng thời yêu cầu tất cả sĩ quan trong Đội Chiến thuật Đặc biệt đeo mã số của mình.
Keith Fong Chung-yin, chủ tịch hội sinh viên Đại học Baptist, hôm 11/9 cũng đệ đơn kiện lên Tòa án Quận để yêu cầu bồi thường thương tích cá nhân. Fong, người bị giam hai lần trong tháng qua, cáo buộc cảnh sát tấn công, bắt trái phép và bỏ tù sai.
Các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hong Kong nổ ra từ đầu tháng 6. Chính quyền đặc khu hôm 4/9 rút dự luật, nhưng người biểu tình vẫn
tiếp tục tuần hành . 4 yêu sách còn lại của họ chưa được đáp ứng, bao gồm mở cuộc điều tra độc lập về hành vi bạo lực của cảnh sát với người biểu tình, miễn tội cho những người bị bắt, rút lại việc coi các cuộc biểu tình là hành vi bạo loạn, khởi động quá trình cải cách chính trị đang bị đình trệ của đặc khu.
Ánh Ngọc (Theo
SCMP
Hồng Tân : Chúng tao ko có làm gì bạo loan nha ! Chỉ có cs chúng mày lạm quyền oánh tụi tao
. Douma Hồng Tân được lần chân lên lần đầu rồi