Nó xây hồ phải phá rừng ( rừng ở cái lòng hồ ấy) nếu ko có hồ thì cây cối nó sẽ giữ nước làm lũ xuống chậm hơn, đặc biệt khi hồ xả lũ thì nó xuống quá nhanh người dân ko kịp chạy thiệt hại lớn hơn nhiều.
Vậy cái hồ ấy có tác dụng chống lũ ko? có mà chống lũ nhỏ chẳng làm éo gì, lũ lớn nó ko chống được gây hại lớn hơn.
Cụ chưa hiểu cái quy trình làm thủy điện với làm đường an ninh, quốc phòng đồng thời phục vụ dân sinh ở vùng đầu nguồn đâu. Quy trình nó là như thế này:
1. Khảo sát xem ở vùng đầu nguồn có còn khu rừng nào chưa bị phá mà không thể phá được không (vì bị lệnh cấm nghiêm ngặt)?
2. Khảo sát tiếp trên các khu rừng chưa được phá đó ta có thể làm được dự án gì? Dự án thủy điện hay đường ANQP? Nếu không làm thủy điện được thì làm đường.
3. Sau khi lập xong dự án, tiếp đến là bước phá rừng. Mục đích khi làm các thứ này thì sẽ có một lượng nhỏ rừng phải phá và do đó gỗ chuyển ra ngoài là hợp pháp. Tuy nhiên, thực tế là nó phá hết rừng luôn, rồi chuyển gỗ ra ngoài bằng cách hợp pháp kia (Dân quê em gọi là phá rừng có giấy tờ).
4. Sau khi chén rừng no bụng rồi, chúng bố thí lại 1 ít để làm đập (hoặc đường) rồi giao cho mấy thắng ất ơ nào đó quản lý và dân tình sống chết mặc bây.
Nói sơ để các cụ hiểu và các cụ cũng hình dung ra là sao đất nước không phát triển, dân tình nghèo khổ mà có 1 bộ phận giàu lên nhanh thế ...