Nếu xem xét đầy đủ mọi khía cạnh thì khi phải xả lũ tác hại sẽ lớn hơn so với việc lũ tự nhiên dù cho có xả đúng bằng hoặc nhỏ hơn lưu lượng nước về. Nếu hiểu lũ chồng lũ theo nghĩa đen kiểu như có một đợt lũ do xả + với lũ tự nhiên thì đúng là vớ vẩn, tuy nhiên nó cũng không hoàn toàn vô lý vì khi xả lũ thì động năng của nó lớn hơn nhiều nên về tác hại cũng có thể coi là cộng thêm được.
Để dễ hiểu các cụ cứ lấy 1 ca nươc đổ thử theo 2 cách:
- Đặt ngay xuống đất nghiêng đổ
- Giơ lên cao khoảng 1 m rồi đổ
Xem hậu quả là thấy cùng 1 ca nước đổ trong cùng 1 khoảng thời gian nhưng hậu quả nó khác hẳn nhau, khi giơ cao thì sức tàn phá nó lớn hơn hẳn so với khi để xuống đất nghiêng dần mà đổ.
Cùng một lượng nước nhưng có động năng lớn hơn sẽ dẫn đến hệ quả là dòng chảy lớn hơn, nước lên nhanh hơn, sức tàn phá ( xói, lở, cuốn trôi nhà cửa,... ) cũng sẽ lớn hơn.
Với đập thủy lợi, thủy điện nó đều có tính hai mặt, mặt tốt là cắt lũ và mặt xấu là làm tăng động năng lũ.
Với những đập có dung tích chứa lớn như Hòa Bình thì mặt tốt nhiều hơn ( có 1 số cụ lấy VD vùng ngoài đê nội thành Hà Nội không biết lụt là gì sau khi có Hòa Bình) vì nó có dung tích lớn để cắt lũ, nhưng còn với những đập nhỏ chỉ vài tiếng là đầy hết dung tích phải xả thì không lợi gì mà tác hại lớn hơn nhiều.