Em cũng có thời gian ở Hòa Bình nên có đôi lời đậm đậm bên dưới:
- Nếu xả đến cửa thứ 10 thì sẽ phải sơ tán toàn bộ dân vì mặt nước sông cao hơn bề mặt TP nên sẽ ngập toàn diện
Cái này phụ thuộc hạ lưu nữa, nếu triều thấp thì cũng chưa vượt qua đê Đà Giang được, còn cao độ của các khu dân cư thấp hơn mực nước sông hôm qua nhé, thế mới sinh ra 2 đê Đà Giang và Quỳnh Lâm.
- HB từng có trận lũ lịch sử năm 1986, khi đó toàn bộ thành phố ngập trong nước, đê ngăn cách thành phố và sông Đà đã tràn, tuy nhiên đập vẫn đứng vững
Năm 1986 em cũng tham gia công trường XD TĐHB, làm gì có cơn lũ nào như thế, lúc đó mới ngăn sông đợt 1, chưa ngăn sông đợt 2, làm gì đã có đập như bây giờ.
- Năm 1995, đập thuỷ điện Hoà Bình có 1 vết nứt khổng lồ trên mặt đập dài 200m, rộng khoảng 10cm mà hồi đó ai cũng sợ vỡ đập. Sau đó đã vá nhưng ko ai dám chắc về vết vá đó vì các bác phải hiểu là vá vào ko bao giờ chắc chắn như là 1 khối, hơn nữa vết nứt sâu bao nhiêu, có vá kín không thì có trời mới biết, vì thân đập cao hàng trăm mét
Cái này bác nghe ở đâu đấy, có link dẫn chứng không?
- Bức thư thế kỉ đó được các kĩ sư liên xô viết, được nhờ cán bộ sở văn hoá HB dịch hồi đó thì bản dịch đã được lưu lại, nội dung nội bộ xem thôi, tóm tắt là "đây là công trình thế kỉ, chúng tôi những kĩ sư công nhân đã đổ rất nhiều xương máu xuống, các anh thế hệ sau hãy giữ gìn và phát huy"
Bức thư "Gửi thế hệ mai sau" đặt trong cục bê tông lập phương mô phỏng cục bê tông lấp sông, em nhớ là báo Tiền phong hồi thi công công trình đã từng đăng, do nhà văn Thép Mới viết thì phải và không phải là in trên giấy, cụ tỷ thì không nhớ lắm vì hồi đó mải đi làm ca, mệt phờ.
- Người ta đã dựng mô phỏng vỡ đập và nội dung thế này: Đập HB vỡ sẽ tạo 1 cơn "sóng thần" gồm cây cối, nhà cửa, bùn đất...và đỉnh của sóng cao khoảng 50m. Sẽ cuốn toàn bộ HN và các tỉnh ven sông Hồng ra biển, để lại 1 biển nước mênh mông sâu 30m và cướp đi sinh mạng của 15-20 triệu người dân
Đoạn này thì em không dám bàn.