Vâng, nhà em biết không hết nên nhà em xin trật tự.p/s: Còn cụ nghĩ ra được lý do nào hay hơn cụ chia sẻ mọi người nghe xem nào, không thì trật tự đi ạ, chứ lấp la lấp lửng thì vui cái gì?
Nguyên cả thới này không thấy cụ nào chuyên về công trình đầu mối hồ chứa nước vào chémCác cụ cứ nói đến việc đưa tổ máy vào núi sợ đánh bom trong chiến tranh. Chắc không phải thế.
Các cụ cứ coi em là thằng tư lệnh hạm đội thái bình dương đi. Em gì phải mệt đầu phá cái đập và cái tổ máy. Đơn giản nhất em cho mấy phát vào cái trạm phân phối điện là xong. Đánh vào đập và tổ máy vừa tốn tiền bom vừa khó phá mà nhân loại lại nói em là tội phạm chiến tranh vì giết dân thường dưới xuôi. Công nhận các cụ nghĩ phức tạp quá.
Còn thằng nào nói vỡ đập cứ dùng bàn phím mà táng nó chết đi. Với các đập lớn trọng lực thì khi thiết kế các cụ có biết hệ số an toàn là bao nhiêu không mà chém? Các Cụ cứ tưởng tượng áp lực cột nước 120m tác động vào cái đập này giống như là để một cái xe tăng nặng chết máy một mình cụ ẩn bằng tay có đi được không? nó chỉ có thể vỡ khi bị thấm gây tự thân nó mất ổn định dần dần (dĩ nhiên nó sẽ có các hiện tượng cảnh báo) và người ta có đủ thời gian để sửa chữa và xử lý vấn đề chứ các cụ nghĩ nó như cái bánh đa khế thì em đến chịu.
Nguyên cả thới này không thấy cụ nào chuyên về công trình đầu mối hồ chứa nước vào chém
Nhà cháu thì có được học qua, nhưng không có hành nên trả chữ cho trường hết rồi, nhưng nhớ lõm bõm rằng tần suất tính toán là dựa trên thống kê quá khứ, mà quá khứ thì không có chuyện phá rừng khủng bố như hiện nay tại Tây Bắc và Lào, quá khứ cũng không có chuyện Trung Quốc làm một mớ đập trên thượng lưu sông Hồng (tuy không liên quan trực tiếp đến thủy điện Hòa Bình , nhưng cũng tổ chập với thủy điện Hòa Bình khi xác định Hà Nội trôi về đâu khi xảy ra sự cố), nghĩa là cái tần suất tính toán chỉ để minh họa khả năng an toàn
An toàn đập đất nó nhiều thứ lắm, không phải là to xác nằm chình ình với mực nước thượng lưu (phía trong /trên) đập dưới ngưỡng thiết kế là đập không bung xòe. Chưa nói đập thủy điện Hòa Bình nằm trên vùng địa chất karst (hang động caster)
Nó cho vay thì nó làm nhưng người làm trực tiếp là người Việt cụ nhé. Hầm Hải Vân do Sông Đà thi công nhé.Vậy mà mấy cái hầm Hải Vân, hầm tàu điện ngầm đang đào ở Bến Thành vẫn phải thuê Nhật đó cụ. Máy móc ngày xưa năng suất thấp, công nghệ kém, xếp vào bảo tàng rồi cụ.
Cụ lên Hòa Bình vẫn còn dịp chiêm ngưỡng ạ.
Nền đập đất đá là tầng Aluvi dày 60m, nền đập tràn, cửa lấy nước chủ yếu là đá gốc bazan poocfirit (chính xác hơn thì em ko chắc), không có hang động carst ở nền 2 đập chính. Tuy nhiên hang động carst xuất hiện nhiều khu vực bờ trái (vùng Trại Nhãn) nên đã phải thi công 2 hầm khoan phun tại vùng này để khoan phun tạo màn chắn xi măng chống thấm, có đặt các pizomet quan trắc trước và sau màn chắn), kể cả nền khu vực trạm 500kV cũng có hang cart nhỏ. Hồi thi công công trình thì công ty XD công trình ngầm (tiền thân của Sông Đà 10 sau này) có hẳn 1 xí nghiệp khoan phun.Chưa nói đập thủy điện Hòa Bình nằm trên vùng địa chất karst (hang động caster)
Em hỏi nhỏ cụ tý, cụ đánh rơi não nơi nao rồi?Khổ! Đúng là tay nhanh hơn não. Đọc hết các còm từ đầu hãy tranh luận. Tự dưng nhét chữ vào mồm nhau thế! Cái kiểu k đọc rồi auto còm nó là vậy đấy!
Hì vậy tổ máy sẽ đặt ngay dưới chân đập. Tuabin sẽ nằm ngay dưới đường ống áp lực chẳng phải như vậy ngoài trời còn tối ưu và rẻ hơn nhiều phỏng CụCao độ các tổ máy phải thấp hơn mực nước bên ngoài để lấy áp lực cột nước quay turbin. Nói cho dễ hiểu thì vị trí các tổ máy đặt càng thấp càng tốt. Do vậy các bác ý so sánh 2 phương án : 1 là làm ngầm trong lòng núi. 2 là phạt quả núi đi để làm lộ thiên. => p/a 1 có cơ sở rẻ hơn đấy ạ.
Cụ đúng về Hb là đập thân mềm kết cấu nhiều tầng lõi đất sét, SL đập trọng lực. Em đồng ý nhưng theo Em biết thì đập HB mới là có kết cấu chắc và tốt hơn. Đập SL xây bằng công nghệ bê tông trọng lực chủ yếu là giúp công trình xây nhanh hơn rất nhiều vì có thêm các chất phụ gia làm bê tông đông cứng nhanh và công nghệ đá lạnh giúp nhiệt độ giữa các khối bê tông nguội nhanh hơn. Theo E biết thì là thế hiCụ sai toét rồi, đập Hòa Bình chuyên môn gọi là đập vật liệu địa phương, sâu hơn gọi là đập đá đổ lõi sét. Lõi sét sẽ có nhiệm vụ chống thấm, đá đổ 2 bên về thượng và hạ lưu được tạo mái dốc sẽ bảo vệ cho cái lõi sét đó, chống trôi, trượt. Về lý thuyết, đập đắp bằng vật liệu rời có nhược điểm là phải chống thấm hoàn toàn, chỉ cần sơ suất nhỏ về lõi sét chống thẩm mà hỏng, đập bị thấm thì gần như cực kỳ khó sửa chữa và đập sẽ bị dòng thấm phá hủy dần cho đến khi vỡ đập thì thôi. Còn ví dụ như đập Sơn La là chuẩn bê tông trọng lực thì lại khác, kết cấu bê tông là kết cấu cứng, khi có tác động đột ngột có thể gây ra nứt gãy bên trong, thấm 1 tí cũng chưa sao cả. Nhưng có bị đánh phá thì chỉ bị hỏng cục bộ và có thể sửa chữa được.
Đúng mà chưa đúng. Đúng là tại thời điểm đó ta phụ thuộc vào nước bạn Liên Xô, nhưng không phải bạn bảo gì ta biết vậy.Tại thời điểm xây dựng hòa bình, nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào nước bạn liên xô, bạn nói sao ta biết vậy. Thật!
Cột nước ở đây không liên quan tí gì đến cao độ tổ máy đâu cụ ạ. Cột nước là cao độ mực nước thượng lưu - đi cao độ mực nước hạ lưu, trong đó cao độ hạ lưu phụ thuộc vào địa hình tự nhiên của hạ lưu rồi.Cao độ các tổ máy phải thấp hơn mực nước bên ngoài để lấy áp lực cột nước quay turbin. Nói cho dễ hiểu thì vị trí các tổ máy đặt càng thấp càng tốt. Do vậy các bác ý so sánh 2 phương án : 1 là làm ngầm trong lòng núi. 2 là phạt quả núi đi để làm lộ thiên. => p/a 1 có cơ sở rẻ hơn đấy ạ.
Cụ lại châm biếm rồi, hehehe.Đúng mà chưa đúng. Đúng là tại thời điểm đó ta phụ thuộc vào nước bạn Liên Xô, nhưng không phải bạn bảo gì ta biết vậy.
Nhà cháu ví dụ 1 việc nhỏ thôi để thấy họ phải chiều theo ý của ta nhé.
Trong hạng mục khảo sát địa chất chuyên gia Liên Xô đưa ra ý kiến tại vị trí đó không cần khoan thêm vì nó đã sáng tỏ rồi, nhưng các nhà khoa học của ta tư vấn với chính phủ là phải khoan bổ sung vị trí đó, tranh luận một hồi thì cả ta và tây đều ok khoan thêm. Trong khi thực hiện thì đồng chí chuyên gia Liên Xô có nói nhỏ với 1 ông kỹ sư nhà ta là tao không cần khoan nhưng chúng mày thích thì khoan thôi, tiền của chúng mày mà. Đấy chỉ 1 chỉ tiết nhỏ thôi ta cũng có tin hoàn toàn đâu.
Hihi, cơ bản thì cụ hiểu như thế này là không đúng đâu vì em cũng đã từng tham gia "lỡ" ký nghiệm thu qua tay khoảng gần 2 triệu khối RCC đầm lăn rồi nên em xin phép nói vậy.Cụ đúng về Hb là đập thân mềm kết cấu nhiều tầng lõi đất sét, SL đập trọng lực. Em đồng ý nhưng theo Em biết thì đập HB mới là có kết cấu chắc và tốt hơn. Đập SL xây bằng công nghệ bê tông trọng lực chủ yếu là giúp công trình xây nhanh hơn rất nhiều vì có thêm các chất phụ gia làm bê tông đông cứng nhanh và công nghệ đá lạnh giúp nhiệt độ giữa các khối bê tông nguội nhanh hơn. Theo E biết thì là thế hi
Cụ nói đúng ạ, hạ du lâu quá ko kiểm tra đê điều lên đợt này cũng là để tích cực phòng tý.Tràn qua cửa tràn thì có gì kinh khủng đâu, cái cửa tràn đó chức năng nó vậy mà, nó sinh ra để đợi khi nước quá lớn thì tràn qua nó chứ không tiếp tục lớn nữa đe dọa đập chính.
Chẳng qua ở Hòa Bình nước chưa bao giờ leo đến cao trình đó, nên ta thấy lạ thôi.
Nhìn hình thì thậm chí người ta còn chưa mở cánh van xả mặt, tất cả chỉ là mở cửa xả đáy và chút nước tràn trên cánh van xả mặt. Nguy cấp nữa người ta nâng cánh van xả mặt lên thì trông mới hoành nữa, nhưng cũng vưỡn trong chức năng thiết kế.
Hạ du thì nhởn nhơ với bao năm không lụt nên bị sốc chút.
Video hay quá , cám ơn cụ .Cận cảnh xả 8 cửa cứu đập Hoà Bình
Khủng khiếp cụ nhỉVideo hay quá , cám ơn cụ .
Nó có cái gọi là âu thuyền bác ơi.Các cụ thành thạo cho em hỏi tý. Khi mình xây các con đập ngăn sông như vậy thì tàu thuyền lưu thông qua đập như thế nào ạ?
Tức là cho tàu thuyền vào 1 cái âu sau đó kéo lên qua đập rồi lại thả xuống phía bên kia ạ?Nó có cái gọi là âu thuyền bác ơi.
Đây ợ:Tức là cho tàu thuyền vào 1 cái âu sau đó kéo lên qua đập rồi lại thả xuống phía bên kia ạ?