"2. Phương pháp điều trị nhắm trúng đích ung thư buồng trứng
Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư là một phương pháp điều trị ung thư bằng thuốc, trong đó các loại thuốc được dùng có khả năng nhận diện và tấn công đặc hiệu các
tế bào ung thư, trong khi không hoặc rất ít ảnh hưởng tới các tế bào khác của cơ thể.
Một hình thức khác của liệu pháp trúng đích là việc sử dụng các enzyme ứng dụng công nghệ nano để gắn vào tế bào khối u, khởi phát quá trình thoái hoá tế bào tự nhiên của cơ thể, từ đó cơ thể có thể tiêu hóa, loại bỏ tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Bệnh ung thư thường bắt đầu khi có thay đổi gen ở các tế bào khỏe mạnh. Trong cơ thể, gen có khả năng “ra lệnh" cho các tế bào sản xuất protein. Do vậy khi gen bị biến đổi, các protein sản phẩm này cũng có thể thay đổi và làm cho quá trình nhân lên bất thường hoặc tế bào sống quá lâu. Những biến đổi bất thường này, nếu không thể kiểm soát sẽ dần dần tạo nên khối u.
Các nhà nghiên cứu đã và đang tìm ra những thay đổi gen cụ thể cho từng loại ung thư và qua đó phát triển các loại thuốc để có thể nhắm vào những thay đổi đó. Các loại thuốc này có thể:
● Ngăn chặn hoặc tắt các tín hiệu phân bào của các tế bào ung thư
● Ngăn chặn việc tế bào sống lâu hơn bình thường
● Phá huỷ các tế bào ung thư
Đối với ung thư buồng trứng, đã có nhiều biện pháp nhắm trúng đích đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị căn bệnh này. Dưới đây, chúng tôi xin được liệt kê những phương pháp nhắm trúng đích trong ung thư buồng trứng:
- Bevacizumab: Đây là thuốc thuộc nhóm kháng tân tạo mạch máu. Đế phát triển và lan rộng, tế bào ung thư cần tạo ra các mạch máu mới để tự nuôi dưỡng chính mình (quá trình này được gọi là tân tạo mạch máu). Thuốc Bevacizumab có khả năng ức chế một protein có tên VEGF (có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mạch máu mới) nhờ đó, thuốc có khả năng làm chậm hoặc dừng lại sự phát triển của khối u. Thuốc này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với hóa trị liệu, hoặc thuốc Olaparib.
- Thuốc ức chế PARP: nhóm thuốc này bao gồm các thuốc Olaparib, Rucaparib và Niraparib. Enzyme PARP, ở người bình thường, đóng vai trò quan trọng trong một con đường sửa chữa các DNA bị lỗi. Các gen BRCA (BRCA1 và BRCA2) là một con đường song song với PARP trong việc sửa chữa những DNA lỗi này. Bằng cách ức chế con đường PARP, các thuốc PARP khiến các tế bào u ở người có đột biến BRCA không thể sửa chữa các DNA lỗi, kết quả thường là các tế bào này bị chết........." nguồn https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/dieu-tri-nham-trung-dich-trong-ung-thu-buong-trung-vi