Chiếc kim đâm ngọt vào đầu ngón tay. Giọt máu đầu tiên rỉ ra bị lau bỏ. Những giọt tiếp theo bị hút vào một ống thủy tinh đem ly tâm, tách lấy huyết tương, nhỏ trên giấy thử. Đây là cảnh thử máu kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư trong người của các học viên thuộc Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn của 4 huyện ngoại thành Hà Nội gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Hoài Đức và Mê Linh do Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường-Bộ Y tế thực hiện ngày 19/1/2018. Kết quả, trong tổng số 67 người tham gia có 35 người ở mức an toàn; 31 người ở mức nguy cơ (tức là đang có thuốc BVTV lưu tồn trong máu); 1 người ở mức rủi ro (nguy hiểm hơn mức nguy cơ). Đáng nói là, hầu hết là cán bộ từ lãnh đạo xã, Giám đốc-Phó giám đốc các Trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn, nhân viên BVTV, văn hóa, giáo dục…không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như nông dân.
Không phải ở vùng xa, vùng sâu mà ngay chính Hà Nội. Không phải là nông dân mà cán bộ, lãnh đạo cơ sở đều có mức tồn dư thuốc trừ sâu vượt ngưỡng trong máu. Đúng là tránh trời không khỏi nắng, từ nông sản, từ không khí, từ ngước ngầm bị dính hóa chất, không tha bất cứ một ai ! Hết thành phố lại quay về đến nông thôn, nơi nhiều người tưởng sạch sẽ hơn, nơi nhiều người mộng mơ trở về lúc tuổi già. Thế nhưng thử máu của 243 người gồm 156 người lớn và 87 trẻ em ở một xã tại Hà Nam cho kết quả 138 trường hợp có nguy cơ và 43 trường hợp không an toàn (56,8% và 17,7%). Đáng chú ý là thuốc không chỉ ảnh hưởng đến người lớn mà còn cả trẻ con thông qua hít thở không khí ô nhiễm, qua nông sản và qua tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm. Cơ quan chức năng kết luận: “Tiếp xúc với chất gây hại đã làm giảm hoạt tính của cholinesterase trong huyết tương của nông dân và trẻ em sống trong khu vực nguy cơ. Nếu không có bất kỳ giải pháp nào nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tiềm năng của chúng”.
Nhìn ánh mắt thơ ngây trong trẻo của đứa bé vừa lên 9 hỏi: "Chú ơi, sao cháu không ra đồng mà trong máu lại có thuốc trừ sâu" tôi cũng chẳng biết phải trả lời như thế nào nữa.
Mời mọi người cùng đọc và chia sẻ ý kiến về loạt bài này.
PS: Em biết có một topic đã đề cập đến vấn đề này nhưng không đầy đủ nên mạn phép lập topic này ạ và sẽ cập nhật những bài viết, hình ảnh, video mới nhất!
Bài về máu của cán bộ bị nhiễm thuốc sâu ở Hà Nội:
https://nongnghiep.vn/giat-minh-gan-1-2-hoc-vien-4-huyen-ha-noi-co-du-luong-thuoc-bvtv-trong-mau-post223255.html
https://nongnghiep.vn/son-gai-oc-vua-hoa-nhung-ngay-danh-thuoc-bvtv-post223340.html
Bài về máu nông dân bị nhiễm thuốc sâu ở Hà Nam:
https://nongnghiep.vn/bao-dong-do-khi-lang-que-khong-con-la-noi-trong-lanh-an-toan-post223396.html
Bài mỗi người Việt từ trẻ lọt lòng đến ông già, bà già sắp xuống lỗ mỗi năm dùng hơn 1 kg thuốc sâu:
https://nongnghiep.vn/khung-khiep-binh-quan-moi-nguoi-viet-tieu-thu-tieu-thu-09-1kg-thuoc-bvtv-nam-post223506.html
Video lời sám hối của một người nông dân máu nhiễm độc với những lời tự thú rất ghê sợ. Bà trồng dưa chuột bao tử một lứa phun 25 lần, có khi sáng phun, chiều hái thậm chí hái luôn thuốc vẫn nhỏ tong tong bởi dưa to hơn đầu ngón cái là không bán được nên ngày nào cũng phải hái 2 lần:
Chú thích ảnh: Cảnh mịt mù đánh thuốc cho hoa ở Mê Linh, cảnh những bình thuốc to như cái bể dung tích tới 1000 lít, những đống thuốc to như bao tải sau một buổi phun, cận cảnh lá hoa hồng sau khi phun thuốc đọng lại những giọt màu xanh (cũng nhiều khi màu trắng mờ như phấn, tùy loại thuốc) cũng ở Mê Linh; Hình ảnh nông dân ở xã nhiễm độc tại Hà Nam đi mua thuốc sâu, đi phun thuốc trừ cỏ...