Trong lịch sử Việt Nam, thuế thân có từ thời nhà Lý.
* Đời Lý có lệ mỗi năm khai số hộ (gọi là đơn số), đàn ông 18 tuổi gọi là hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi là đại nam. Thuế đinh được "bổ" theo đinh bộ hay hộ tịch của mỗi làng. Thuế thân thời này được tính căn cứ theo số ruộng của mỗi người, ai không có ruộng thì khỏi phải nộp.[1]
* Nhà Trần: Theo Đại Việt sử ký toàn thư quyển VIII thì Theo lệ cũ, các trấn hễ có việc binh thì lệnh cho mỗi huyện có bao nhiêu ruộng thì phải nộp bao nhiêu vàng, bạc, tiền, lụa, không tính thêm theo số nhân đinh sinh ra, cũng không trừ bớt theo số người đã chết. Nếu phục dịch việc binh, thì đều thu bổ theo số ruộng cả. Các lộ có đơn binh, là phải phục dịch việc binh, những người này đời đời làm lính, không được ra làm quan. Người nào có ruộng, bãi dâu, đầm cá thì phải đóng thuế, không có thì thôi. Tháng 7 năm Mậu Ngọ (năm 1378) đời vua Phế Đế nhà Trần, Hành khiển Đỗ Tử Bình bắt chước phép đánh "thuế dung" của nhà Đường tâu Vua thu mỗi hộ đinh nam 3 quan tiền một năm. [1]
* Nhà Hồ: Tương tự như nhà Lý - Trần, lấy ruộng làm căn cứ để thu thuế.
* Thời kỳ Bắc thuộc nhà Minh thì hộ chế cũng như điền chế tính theo kiểu của Trung Quốc. Mỗi người dân đều có một cái thẻ biên tên tuổi, hương quán để phục vụ cho việc thu thuế.
* Nhà Lê: năm Hồng Đức thứ nhất (1470) định cứ 3 năm sửa hộ tịch một lần (tiểu điền), sáu năm sửa lại một lần (đại điền). Mỗi làng phải khai số chính hộ và khách hộ. Ai biết chữ thì cho vào hạng học nhiều; thứ đến xét hạng chức sắc; sau cùng xét hạng dân đinh và chia làm: tráng hạng (hay lính hạng), quân hạng, dân hạng, lão hạng, cố hạng, cùng hạng. Thuế đinh không tính theo số ruộng mà định nhất luật mỗi người đồng niên phải đóng 8 tiền. Đến đời Huyền Tôn (1664) thì bỏ cách tính này mà dùng lệ khai ở xứ Nghệ An và Thanh Hoá, và lệ bình ở các trấn. Theo cách này, nhà nước không cần theo định kỳ duyệt lại hộ tịch như trước mà chỉ làm một lần nhất định (hoặc bằng lời khai của xã trưởng mà thôi), thuế đinh mỗi suất là 1 quan 8 tiền. Năm Bảo Thái thứ tư, chúa Trịnh Cương sửa lại ngạch thuế đinh gọi là "dung", định rằng: "con trai từ 17-19 tuổi là hoàng đinh, từ 20-48 là chính đinh, từ 50-59 là lão hạng, từ 60 tuổi trở lên là lão nhiêu". Hạng chính đinh phải nộp mỗi người 1 quan 2 tiền và 4 bát gạo, hạng sinh đồ cùng hoàng đinh và lão hạng được miễn thuế. Ngạch thuế điệu (là các thứ thuế phụ đời trước để bổ sung vào các việc tế tự và công tác của nhà nước) nay dồn lại thành một, mỗi suất đinh phải nộp 6 quan tiền.[2]
* Nhà Nguyễn: sau khi lên ngôi, vua Gia Long định lại việc thu thuế:
o Thuế suất: Thuế đinh thì lệ định theo vùng: từ Nghệ An ra đến nội ngoại Thanh Hóa, mỗi suất đồng niên phải chịu: Thuế thân 1 quan 2 tiền. Mân tiền 1 tiền. Cước mễ 2 bát. Ở 5 nội trấn Bắc Thành và phủ Phụng Thiên, mỗi suất đinh đồng niên phải chịu: Thuế thân 1 quan 2 tiền. Mân tiền 1 tiền. Điệu tiền (tạp dịch) 6 tiền. Cước mễ 2 bát. Ở 6 ngoại trấn Bắc Thành, mỗi suất đinh đồng niên phải chịu: Thuế thân 6 tiền. Mân tiền 1 tiền. Điệu tiền 3 tiền. Cước mễ 1 bát
o Giảm thuế khi có thiên tai: Thuế lệ tuy định như vậy, nhưng năm nào ở đâu mất mùa, như là bị hoàng trùng, đại hạn hay là nước lụt, v.v... thì nhà nước chiếu theo sự thiệt hại nhiều ít mà giảm thuế cho dân. Lúa 10 phần thiệt hại tới 4 phần thì khoan giảm cho hai phần thuết; thiệt hại 5 phần thì giảm cho 3; thiệt hại 6 phần thì giảm cho 4; thiệt hại 7 phần thì giảm cho 5; thiệt hại 8 phần thì giảm cho 6; thiệt hại 9 phần thì giảm cho 7; thiệt hại hết cả thì giảm cả. Hoặc nhà nước có lấy dân đinh đi làm đường, đào sông, xây thành v.v... thì cũng được giảm thuế.
o Thu thuế: Nhà vua lại tùy từng địa phương mà định vụ thuế. Từ Quảng Bình đến Bình Thuận cứ mỗi năm một vụ thu thuế, khởi đầu từ tháng 4 đến tháng 7 thì hết. Từ Nghệ An ra đến Thanh Hóa ngoại, cùng các trấn ở Bắc thành mỗi năm thu thuế 2 vụ: mùa hạ thì khởi tự tháng 4 đến tháng 6 thì hết; mùa đông thì khởi sự tự tháng 10 đến tháng 11 thì hết.
o Kê khai: Lệ định 5 năm một lần làm sổ đinh, trong làng từ chức sắc cho đến quân dân, đều phải vào sổ. Kể từ 18 tuổi trở lên, 59 tuổi trở xuống, đều phải khai vào sổ (Đinh bạ)
o So sánh thu nhập: Năm Kỷ Hợi (1839) là năm Minh Mệnh thứ 20, vua Thánh Tổ định lương bổng đồng niên và tiền xuân phục của các quan viên.
Quan to nhất Chánh nhất phẩm:tiền 400 quan, gạo 300 phương, tiền xuân phục 70 quan.
Quan bét nhất Tòng cửu phẩm: tiền 18 quan, gạo 16 phương, tiền xuân phục 4 quan.
Lương lính: mỗi tháng tiền một quan, gạo một phương.
Em copy được, xem ra thuế thân thời phong kiến còn nhẹ hơn thuế TNCN thới nay