[Funland] Thuật ngữ "tư bản giãy chết" là của bác nào nghĩ ra nhỉ

ToaiCB400

Xe máy
Biển số
OF-588188
Ngày cấp bằng
4/9/18
Số km
68
Động cơ
134,600 Mã lực
Tuổi
33
Cái thứ nhất chủ nghĩ tư bản giãy chết không phải 1 câu nói mà là cả 1 cuốn sách phân tích về vấn đề .
Thứ 2 chúng ta đã tiến lên cnxh rồi . Các bạn làm trong đảng đang làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu đúng theo ý nghĩa cnxh .
Chỉ có 1 điều cnxh quên viết phần sau là dân đen sẽ là bộ phận không được ý kiến và làm nô lệ cho phần còn lại trong chính quyền . Nhưng đó chúng ta tự nguyện cõng rắn về nên cứ tự từ từ tận hưởng
 

kfc1981

Xe điện
Biển số
OF-326904
Ngày cấp bằng
13/7/14
Số km
3,387
Động cơ
314,985 Mã lực
Bản chất thì đúng là CNTB là đêm trước của CNXH thật. Chẳng qua do mình lộng ngôn, duy ý chí nên đặt tên nước kèm phiếm danh XHCN, vỏ trông đỏ nhưng kỳ thực ruột còn xanh lắm. Chữa thẹn câu đang trong thời kỳ quá độ là để vẽ bánh phỉnh cho chính cái dạ dày lép kẹp của mình. Đến như các nước Bắc Âu còn chưa xứng với danh xưng XHCN nữa là mấy ông tá điền hay trốn học:))
Chốt lại là đi tắt đón đầu nhé cụ!
 

reindeer

Xe tải
Biển số
OF-420022
Ngày cấp bằng
2/5/16
Số km
438
Động cơ
223,001 Mã lực
Tuổi
49
Khai quật đúng thời điểm!
 

Tướng cướp

Xe điện
Biển số
OF-414610
Ngày cấp bằng
4/4/16
Số km
4,159
Động cơ
267,038 Mã lực
Mọi sự vật, hiện tượng đều có cái tốt, cái xấu, cái quái thai.
Không biết trong các hình thức xã hội thời nay, XH nào là XH quái thai các cụ nhỉ? Cụ nào am tường thông não cho em phát!
 

zonet

Xe tăng
Biển số
OF-586
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
1,372
Động cơ
589,859 Mã lực
Bản chất thì đúng là CNTB là đêm trước của CNXH thật. Chẳng qua do mình lộng ngôn, duy ý chí nên đặt tên nước kèm phiếm danh XHCN, vỏ trông đỏ nhưng kỳ thực ruột còn xanh lắm. Chữa thẹn câu đang trong thời kỳ quá độ là để vẽ bánh phỉnh cho chính cái dạ dày lép kẹp của mình. Đến như các nước Bắc Âu còn chưa xứng với danh xưng XHCN nữa là mấy ông tá điền hay trốn học:))
Năm ngoái các cụ họp đã có ý kiến yêu cầu đổi tên nước về lại như thời cụ Hồ lập nước là: VN Dân chủ cộng hoà. Sau k được thông qua. 1 số năm nữa chắc điều 4 và tên nước có khi sẽ khác
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,589
Động cơ
515,521 Mã lực
Tâm sự của một sinh viên VN trong thời kỳ quá độ !
.......Thời trẻ tôi được học trong trường, CNTB (Chủ nghĩa tư bản) bóc lột người, thối tha, đưa lợi nhuận lên hàng đầu, giữa họ không có tình người.Từng ở XHCN Việt Nam từ lúc sinh ra, bên XHCN Ba Lan 7 năm, 3 năm cộng sản Bulgaria và 12 năm ở tư bản đế quốc cả Mỹ lẫn Anh, nhưng tôi không hiểu lắm về tư bản.
Du học Ba Lan những năm 1970-1977, đám sinh viên nghèo từ các nước XHCN như Nga, Tiệp, Cuba, CHDC Đức, Hungary, Việt Nam và Lào, nhìn sinh viên Arap, Palestine, Tây Đức, Pháp với những đồng đô la xanh, quần Levis, nước hoa Cologne, mà thèm thuồng.Sau này khi hiểu chút về cuộc đời, tôi nhận ra, dù đến từ tư bản, những sinh viên này cũng nghèo, bởi cha mẹ hay chính phủ chỉ trợ cấp một phần học bổng, đủ cho họ ăn ở.


Do chênh lệch tỷ giá giữa đồng nội tệ zloty và đô la quá lớn, nên sinh viên tư bản sống một cuộc đời đế vương trong khu ký túc xá. Gái gẩm, rượu whisky, thuốc lá Marlboro, Pall Mall đỏ chói, quần áo mốt thời thượng. Sự phân biệt của CNXH tươi đẹp không có gì và CNTB thực dụng xa hoa có thể thấy ngay trong đám sinh viên. Thời đó, giấc mơ của sinh viên Ba Lan là sang các nước tư bản để lao động phổ thông, kiếm tiền trong dịp 3 tháng hè. Sang Tây Đức hái táo, thu hoạch nho, đi London làm chạy bàn, đến Tây Ban Nha chẳng hiểu làm gì. Sinh viên Việt đi lao động trong nhà máy, công xưởng, làm cỏ khoai tây, giúp nông dân Ba Lan. Nhưng sứ quán cũng cấm, chỉ cho vài tuần, vì bọn trẻ mải kiếm tiền quên học. Được vài nghìn zloty (khoảng vài trăm USD) trong kỳ hè đã là ghê lắm.


Tôi quen bạn Ba Lan sang Tây Đức, hỏi, sang đó làm nghề gì mà ra tiền, họ nháy mắt “bí mật quân sự”. Sinh viên Ba Lan đồn thổi, sang London thu thập những đồng 10 zloty kim loại sẽ có lợi. Sau mới biết, đồng 10 zloty này có thể cho vào máy tự động mua vé tầu điện, đồ ăn, tương đương với 1 pound (bảng Anh). Một bảng Anh lúc đó ăn cỡ 20-25 zloty (tôi không nhớ lắm), một cách đổi tiền rất lời cho cánh du lịch kèm lao động ít tiền. Mỗi lần đi lao động tư bản về lại giầu hơn, quần bò, máy cạo râu, bút parker, mua đồ cũ với giá vài đô, mang về Ba Lan cũng dùng được tốt chán, có khi bán lại giá gấp đôi gấp ba.


Nhìn cu cậu nào vừa đi lao động tư bản về là biết ngay. Đồng hồ Rolex, thắt lưng mạ vàng, từ cái mũ Coca Cola đến cái áo phông quảng cáo Marlboro. Sau này sang phương tây tôi mới biết, đôi khi rolex là đồ rởm, mấy cái áo, cái mũ có được là do hãng phát không ở một triển lãm nào đó.


Phim ảnh và văn hóa


Thời đó, chả hiểu sao Ba Lan cho phép chiếu phim tư bản thoải mái. Từ Romeo Juliet đến Spartacus, rồi Cao bồi tìm vàng, Bố già Mafia, Động đất, rạp chật kín người, dù ít cảnh hở hang, nhưng xem thì hồi hộp từ đầu đến cuối.


Trong khi ấy phim Ba Lan ế ẩm dù phim nào cũng có vài pha trần truồng, làm tình trên màn ảnh rộng. Sứ quán cấm sinh viên đi xem phim tư bản, nhưng không cấm xem phim Ba Lan. Bọn sinh viên thì thầm, cũng cảnh làm tình, nhưng bên phim tư bản có nội dung đưa đến việc trên giường, trong khi phim Ba Lan thì sống sượng, vừa đi làm về là nhảy vào quấn lấy nhau, trườn như lươn trên sofa, cả trong thang máy. Mỗi lần lên sứ quán họp, phổ biến chính sách, các em phải nhớ trung thành với CNXH, vì tư bản bóc lột người, thực dụng, toàn đi xâm lược các nước, mang của cải về nên mới giầu có như thế.


Có lần mấy thằng rủ nhau đi xem trộm phim Mỹ. Chọn một rạp cách xa trung tâm Warsaw tới 30 km, tin rằng khó có người Việt nào tới đây. Chỉ là phim “Samuraj và Cao bồi”, kể về cuộc phiêu lưu của anh hiệp sỹ Nhật samuraj đi khắp nước Mỹ, dùng kiếm đấu với cao bồi có súng lục. Có vài phút một cảnh diễn viên nữ cởi truồng bên suối là lãng mạn chút Mấy đứa chọn đèn trong rạp tắt mới vào để không ai nhìn thấy, phim gần hết thì ra trước, sẽ không gặp ai. Nhưng lần đó lại gặp mấy bác sứ quán cũng đi xem muộn và ra sớm. Cả hai cùng ngượng và cười trừ. Các bác còn nói, nghe nói tư bản bậy bạ, mà chẳng thấy bậy như phim Ba Lan.


Hàng hóa tư bản lấn át XHCN


Nhớ lần về phép (1973), đất nước còn chiến tranh, sinh viên về nước được đón như những người giầu có. Tôi mang về cái xe đạp Wilga (Ba Lan), cái đài National bán dẫn cũ của Nhật, một ít vải vóc của Ba Lan, sữa ong chúa mua bên Nga, vài củ sâm Trung Quốc. Thế mà cả huyện đã cho nhà tôi giầu nhất. Cụ già thích nhất cái đài, tối nào cả xóm cũng tập trung nghe tin thời sự, ca nhạc, ngâm thơ. Đôi khi ông anh mang ra bụi tre, dò được cả đài BBC và VOA, mấy anh em trong xóm nghe trộm. Có lẽ tôi đã có lỗi tuyên truyền hàng tư bản về làng quê hồi đó.
Tốt nghiệp đại học (1977), chúng tôi về nước đúng vào thời kỳ sau 1975, hàng hóa khuân từ Ba Lan thành vô duyên. Xe máy Honda Nhật, tivi National, đầu Akai và loa thùng, quạt Nhật…tràn từ Nam ra Bắc. Xe máy con muỗi (Komar), Jawa phè phè của Tiệp, ngay cả Simson Đức cũng không thể địch nổi. Tại ga Hàng Cỏ, xe lửa chở sinh viên từ nước ngoài về không được đón long trọng như cán bộ miền Nam ra.


Sau vài năm, quan hệ Việt Nam dễ dàng hơn với Pháp, các đoàn công tác đi Tây Âu bắt đầu lục tục.


Chuyện đi tư bản hay XHCN là câu chuyện nhà lầu xe hơi hay đi xe đạp và nhà cấp 4. Đi tư bản ba tháng bằng đi Liên Xô hay các nước XHCN ba năm. Chỉ cần một con xe DD (xe máy Nhật) đời mới có thể mua được một căn hộ Thành Công, hơn đứt một container bàn là, xe cuốc và vải vóc nhập từ Liên Xô.


Giáo dục cũng không miễn dịch


Thời tôi du học phải xét lý lịch ba đời, có cống hiến cho cách mạng, có anh em tham gia chiến trường. Tất nhiên phải học rất giỏi. Nhưng khó mà nghĩ đến chuyện đi tư bản.Thời toàn cầu hóa. có thể gặp sinh viên Việt Nam ở London, Paris, Rome, Tokyo. Họ du học khắp thế giới mà không bị trở ngại gì.
Khi Việt Nam bình thường hóa với Mỹ thì việc lựa chọn giữa Mỹ và Pháp lại được đặt ra. Tiếng Anh thay dần tiếng Pháp. Khoa Nga chẳng còn ai muốn xin vào học. Khoa Pháp cũng ít dần đi.


Sau 20 năm quan hệ Mỹ Việt bình thường, hiện đã có 16 ngàn sinh viên vào Mỹ du học, so với 7-8 ngàn sinh viên thời cao điểm nhất trong những năm 1970-1980 tại Liên Xô và các nước Đông Âu. Chưa tính hàng chục ngàn các em đi Anh, Pháp, Đức, Úc và nhiều nước khác. Con số đó nói lên, giáo dục tư bản cũng hấp dẫn không kém mấy món hàng xa xỉ.


Vĩ thanh


Hôm nay đi trên đường Hà Nội, Sài Gòn hay bất kỳ thành phố nào ở Việt Nam, thử tìm ra một chiếc xe hơi nào do XHCN sản xuất. Hàng rẻ tiền do Trung Quốc nhái của phương Tây. Cửa hàng sang trọng tràn ngập đồ tư bản. Có những cái túi giá mấy chục ngàn đô la nhưng không phải xuất xứ từ Nga hay Trung Quốc. thấy trên mạng nhiều bạn lên án chủ nghĩa tư bản, xâm lược, bóc lột, xấu xa. Chẳng hiểu sao dân vẫn tranh nhau đi tư bản, mua hàng tư bản, gửi con học tư bản.


Hồi công tác ở HN (1978), tôi quen một cô bé có bố là đại tá. Tới nhà chơi, bà mẹ đuổi khéo “Nhà này con gái lấy chồng phải duyệt lý lịch thông gia”.
Ngày nay, con cái các vị lãnh đạo cao cấp cưới tây là chuyện thường, không ai tìm nguồn gốc. Con gái một vị rất cao còn lấy người Mỹ hẳn hoi, và anh còn giúp đưa McDonald vào xứ Việt.


Sau gần 40 năm kể từ hồi du học, tôi vẫn không thể lý giải nổi sự lạ lùng của Tư bản. Dẫu vậy, nước ta có một phần nhỏ có thể thay đổi được. Theo CNXH thì cứ theo thôi, nhưng hàng hóa sản xuất thì phải có qui trình và chất lượng tư bản mới mong tồn tại trong thế giới phẳng........
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,082
Động cơ
548,776 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Gớm cái thớt này cải táng đúng ngày thế, cha tiên nhân anh thầy cúng.

Em mới đọc một cuốn vắn tắt tóm lược về các tác phẩm kinh điển trong đó có Tư bản tập 1 của Cụ Moác.

Tác giả ca ngợi kiến thức, sự sâu sắc uyên thâm của Moác trong các kiến thức kinh tế tài chính. Tuy nhiên, tác giả cũng phê phán Moác đã mang định kiến quá nặng về những bất công xã hội của thời kỳ tư bản sơ khai và dùng định kiến ấy để đưa vào những kết luận của mình, làm nảy sinh những bất hợp lý trong lý luận của ông về tiến trình phát triển tương lai.

Ví dụ, tác giả đặt câu hỏi là với giá trị của một viên ngọc trai thì bao nhiêu phần trăm là thuộc về sức lao động của ông người mò ngọc và thặng dư tính dư lào? Một anh lội đến đầu gối mò được viên 1 củ và một anh lặn 10 m nước qua mồm ông cá mập vớt được một hòn bán chả ma dại nào mua đem về cho trẻ con chơi đồ hàng. Thế thì giá trị thặng dư tính thế nào?
 

húp sùm sụp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-609954
Ngày cấp bằng
16/1/19
Số km
1,964
Động cơ
140,110 Mã lực
Để em diễn nôm: ngoài những thứ chúng ta hiểu hoặc éo hiểu còn có những thứ éo ai biết
" Có những điều đã biết đã biết; đó là những điều chúng ta biết rằng mình đã biết về chúng. Chúng ta cũng biết rằng có những điều chưa biết đã biết; đó là khi chúng ta thừa nhận rằng chúng ta không biết điều gì đó. Tuy nhiên, còn có cả những điều chưa biết chưa được biết - hay những điều chúng ta không biết rằng mình không biết"
- trích lời Donald Rumsfeld. (2002)
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,916
Động cơ
320,153 Mã lực
Tuổi
58
Vì tò mò và cũng hơi dốt nên em hay hỏi các cụ hiểu biết.
Tay này học Triết, em thấy hắn rất trung dung, chả chê chả chửi cái gì kiểu như chúng đều có lý cả.... híc.

Hắn nói: CNXH như ở tầng 3 của nhà lầu, và chúng ta đang ở tầng 2, đã biết cái gì ở tầng 1 và 2 thôi. Đang ngửa cổ nhìn lên tầng 3 đoán trên đấy bày cái gì có cái gì. Khi chỉ đoán mò thì là đoán mò. Cuộc sống xã hội nó vận động ở thì tương lai, anh ở trên nó mới biết được, ngay cả đang ở tầng 2 thì vẫn đang lục lọi xem có những gì ở đây.

Em nghe xong thì nghĩ, bị mắng là ịt biết cái dì ..... cũng thấy đúng, chết dở....hehe.
 

LoiNhuDon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-485458
Ngày cấp bằng
23/1/17
Số km
1,063
Động cơ
201,320 Mã lực
Tuổi
44
Em hỏi ngu tý : Nếu ngày xưa nước Đức không sản sinh ra Karl Max, và nước Nga không sản sinh ra Lenin thì bây giờ thế giới thế nào các cụ nhỉ ? :D
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Tâm sự của một sinh viên VN trong thời kỳ quá độ !
.......Thời trẻ tôi được học trong trường, CNTB (Chủ nghĩa tư bản) bóc lột người, thối tha, đưa lợi nhuận lên hàng đầu, giữa họ không có tình người.Từng ở XHCN Việt Nam từ lúc sinh ra, bên XHCN Ba Lan 7 năm, 3 năm cộng sản Bulgaria và 12 năm ở tư bản đế quốc cả Mỹ lẫn Anh, nhưng tôi không hiểu lắm về tư bản.
Du học Ba Lan những năm 1970-1977, đám sinh viên nghèo từ các nước XHCN như Nga, Tiệp, Cuba, CHDC Đức, Hungary, Việt Nam và Lào, nhìn sinh viên Arap, Palestine, Tây Đức, Pháp với những đồng đô la xanh, quần Levis, nước hoa Cologne, mà thèm thuồng.Sau này khi hiểu chút về cuộc đời, tôi nhận ra, dù đến từ tư bản, những sinh viên này cũng nghèo, bởi cha mẹ hay chính phủ chỉ trợ cấp một phần học bổng, đủ cho họ ăn ở.


Do chênh lệch tỷ giá giữa đồng nội tệ zloty và đô la quá lớn, nên sinh viên tư bản sống một cuộc đời đế vương trong khu ký túc xá. Gái gẩm, rượu whisky, thuốc lá Marlboro, Pall Mall đỏ chói, quần áo mốt thời thượng. Sự phân biệt của CNXH tươi đẹp không có gì và CNTB thực dụng xa hoa có thể thấy ngay trong đám sinh viên. Thời đó, giấc mơ của sinh viên Ba Lan là sang các nước tư bản để lao động phổ thông, kiếm tiền trong dịp 3 tháng hè. Sang Tây Đức hái táo, thu hoạch nho, đi London làm chạy bàn, đến Tây Ban Nha chẳng hiểu làm gì. Sinh viên Việt đi lao động trong nhà máy, công xưởng, làm cỏ khoai tây, giúp nông dân Ba Lan. Nhưng sứ quán cũng cấm, chỉ cho vài tuần, vì bọn trẻ mải kiếm tiền quên học. Được vài nghìn zloty (khoảng vài trăm USD) trong kỳ hè đã là ghê lắm.


Tôi quen bạn Ba Lan sang Tây Đức, hỏi, sang đó làm nghề gì mà ra tiền, họ nháy mắt “bí mật quân sự”. Sinh viên Ba Lan đồn thổi, sang London thu thập những đồng 10 zloty kim loại sẽ có lợi. Sau mới biết, đồng 10 zloty này có thể cho vào máy tự động mua vé tầu điện, đồ ăn, tương đương với 1 pound (bảng Anh). Một bảng Anh lúc đó ăn cỡ 20-25 zloty (tôi không nhớ lắm), một cách đổi tiền rất lời cho cánh du lịch kèm lao động ít tiền. Mỗi lần đi lao động tư bản về lại giầu hơn, quần bò, máy cạo râu, bút parker, mua đồ cũ với giá vài đô, mang về Ba Lan cũng dùng được tốt chán, có khi bán lại giá gấp đôi gấp ba.


Nhìn cu cậu nào vừa đi lao động tư bản về là biết ngay. Đồng hồ Rolex, thắt lưng mạ vàng, từ cái mũ Coca Cola đến cái áo phông quảng cáo Marlboro. Sau này sang phương tây tôi mới biết, đôi khi rolex là đồ rởm, mấy cái áo, cái mũ có được là do hãng phát không ở một triển lãm nào đó.


Phim ảnh và văn hóa


Thời đó, chả hiểu sao Ba Lan cho phép chiếu phim tư bản thoải mái. Từ Romeo Juliet đến Spartacus, rồi Cao bồi tìm vàng, Bố già Mafia, Động đất, rạp chật kín người, dù ít cảnh hở hang, nhưng xem thì hồi hộp từ đầu đến cuối.


Trong khi ấy phim Ba Lan ế ẩm dù phim nào cũng có vài pha trần truồng, làm tình trên màn ảnh rộng. Sứ quán cấm sinh viên đi xem phim tư bản, nhưng không cấm xem phim Ba Lan. Bọn sinh viên thì thầm, cũng cảnh làm tình, nhưng bên phim tư bản có nội dung đưa đến việc trên giường, trong khi phim Ba Lan thì sống sượng, vừa đi làm về là nhảy vào quấn lấy nhau, trườn như lươn trên sofa, cả trong thang máy. Mỗi lần lên sứ quán họp, phổ biến chính sách, các em phải nhớ trung thành với CNXH, vì tư bản bóc lột người, thực dụng, toàn đi xâm lược các nước, mang của cải về nên mới giầu có như thế.


Có lần mấy thằng rủ nhau đi xem trộm phim Mỹ. Chọn một rạp cách xa trung tâm Warsaw tới 30 km, tin rằng khó có người Việt nào tới đây. Chỉ là phim “Samuraj và Cao bồi”, kể về cuộc phiêu lưu của anh hiệp sỹ Nhật samuraj đi khắp nước Mỹ, dùng kiếm đấu với cao bồi có súng lục. Có vài phút một cảnh diễn viên nữ cởi truồng bên suối là lãng mạn chút Mấy đứa chọn đèn trong rạp tắt mới vào để không ai nhìn thấy, phim gần hết thì ra trước, sẽ không gặp ai. Nhưng lần đó lại gặp mấy bác sứ quán cũng đi xem muộn và ra sớm. Cả hai cùng ngượng và cười trừ. Các bác còn nói, nghe nói tư bản bậy bạ, mà chẳng thấy bậy như phim Ba Lan.


Hàng hóa tư bản lấn át XHCN


Nhớ lần về phép (1973), đất nước còn chiến tranh, sinh viên về nước được đón như những người giầu có. Tôi mang về cái xe đạp Wilga (Ba Lan), cái đài National bán dẫn cũ của Nhật, một ít vải vóc của Ba Lan, sữa ong chúa mua bên Nga, vài củ sâm Trung Quốc. Thế mà cả huyện đã cho nhà tôi giầu nhất. Cụ già thích nhất cái đài, tối nào cả xóm cũng tập trung nghe tin thời sự, ca nhạc, ngâm thơ. Đôi khi ông anh mang ra bụi tre, dò được cả đài BBC và VOA, mấy anh em trong xóm nghe trộm. Có lẽ tôi đã có lỗi tuyên truyền hàng tư bản về làng quê hồi đó.
Tốt nghiệp đại học (1977), chúng tôi về nước đúng vào thời kỳ sau 1975, hàng hóa khuân từ Ba Lan thành vô duyên. Xe máy Honda Nhật, tivi National, đầu Akai và loa thùng, quạt Nhật…tràn từ Nam ra Bắc. Xe máy con muỗi (Komar), Jawa phè phè của Tiệp, ngay cả Simson Đức cũng không thể địch nổi. Tại ga Hàng Cỏ, xe lửa chở sinh viên từ nước ngoài về không được đón long trọng như cán bộ miền Nam ra.


Sau vài năm, quan hệ Việt Nam dễ dàng hơn với Pháp, các đoàn công tác đi Tây Âu bắt đầu lục tục.


Chuyện đi tư bản hay XHCN là câu chuyện nhà lầu xe hơi hay đi xe đạp và nhà cấp 4. Đi tư bản ba tháng bằng đi Liên Xô hay các nước XHCN ba năm. Chỉ cần một con xe DD (xe máy Nhật) đời mới có thể mua được một căn hộ Thành Công, hơn đứt một container bàn là, xe cuốc và vải vóc nhập từ Liên Xô.


Giáo dục cũng không miễn dịch


Thời tôi du học phải xét lý lịch ba đời, có cống hiến cho cách mạng, có anh em tham gia chiến trường. Tất nhiên phải học rất giỏi. Nhưng khó mà nghĩ đến chuyện đi tư bản.Thời toàn cầu hóa. có thể gặp sinh viên Việt Nam ở London, Paris, Rome, Tokyo. Họ du học khắp thế giới mà không bị trở ngại gì.
Khi Việt Nam bình thường hóa với Mỹ thì việc lựa chọn giữa Mỹ và Pháp lại được đặt ra. Tiếng Anh thay dần tiếng Pháp. Khoa Nga chẳng còn ai muốn xin vào học. Khoa Pháp cũng ít dần đi.


Sau 20 năm quan hệ Mỹ Việt bình thường, hiện đã có 16 ngàn sinh viên vào Mỹ du học, so với 7-8 ngàn sinh viên thời cao điểm nhất trong những năm 1970-1980 tại Liên Xô và các nước Đông Âu. Chưa tính hàng chục ngàn các em đi Anh, Pháp, Đức, Úc và nhiều nước khác. Con số đó nói lên, giáo dục tư bản cũng hấp dẫn không kém mấy món hàng xa xỉ.


Vĩ thanh


Hôm nay đi trên đường Hà Nội, Sài Gòn hay bất kỳ thành phố nào ở Việt Nam, thử tìm ra một chiếc xe hơi nào do XHCN sản xuất. Hàng rẻ tiền do Trung Quốc nhái của phương Tây. Cửa hàng sang trọng tràn ngập đồ tư bản. Có những cái túi giá mấy chục ngàn đô la nhưng không phải xuất xứ từ Nga hay Trung Quốc. thấy trên mạng nhiều bạn lên án chủ nghĩa tư bản, xâm lược, bóc lột, xấu xa. Chẳng hiểu sao dân vẫn tranh nhau đi tư bản, mua hàng tư bản, gửi con học tư bản.


Hồi công tác ở HN (1978), tôi quen một cô bé có bố là đại tá. Tới nhà chơi, bà mẹ đuổi khéo “Nhà này con gái lấy chồng phải duyệt lý lịch thông gia”.
Ngày nay, con cái các vị lãnh đạo cao cấp cưới tây là chuyện thường, không ai tìm nguồn gốc. Con gái một vị rất cao còn lấy người Mỹ hẳn hoi, và anh còn giúp đưa McDonald vào xứ Việt.


Sau gần 40 năm kể từ hồi du học, tôi vẫn không thể lý giải nổi sự lạ lùng của Tư bản. Dẫu vậy, nước ta có một phần nhỏ có thể thay đổi được. Theo CNXH thì cứ theo thôi, nhưng hàng hóa sản xuất thì phải có qui trình và chất lượng tư bản mới mong tồn tại trong thế giới phẳng........

Cụ viết bài này đúng là thoái hóa triệt để rồi. Kinh tế tư bản thì rất ưu việt và thuận theo sự phát triển tự nhiên của loài người nhưng các nước tư bản gạo cội cũng đồng thời là các nước đế quốc mà xâm lược, đô hộ và cai trị cũng là 1 cách để mở rộng ảnh hưởng và cướp bóc được nhiều lợi ích hơn. Điển hình các nc tư bản đế quốc là Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và 1 nước châu Á là Nhật. Đứng ở những năm thế kỷ 21 này khi mà CN đế quốc, thực dân đã thoái trào sau các cuộc CM giải phóng dân tộc thuộc địa mà chính VN là điển hình 1 quốc gia đã chiến đấu thay đổi để chỉ nói về ưu việt của CNTB mà bỏ qua mặt đế quốc, thực dân trong khi chính cụ ấy đã trải qua thì cụ ấy mau quên quá.
 

nguyenhuy2210

Xe điện
Biển số
OF-175299
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
2,450
Động cơ
-339,806 Mã lực
Giới trẻ ranh giờ nó chả thèm tranh luận, phân biện đúng sai CÁI mà các cụ già ofun đang cãi nhau. Hiển nhiên nó biết CÁI đó là cái gì rồi.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Em hỏi ngu tý : Nếu ngày xưa nước Đức không sản sinh ra Karl Max, và nước Nga không sản sinh ra Lenin thì bây giờ thế giới thế nào các cụ nhỉ ? :D
Chắc j đã tốt đẹp hơn, có khi lại chỉ có 1 vài quốc gia giàu có siêu cường và số còn lại đc buôn bán làm nô lệ hết.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không biết cuốn sách viết về tư bản giãy chết đó được viết bởi ai, chắc là nhà giáo thời kỳ đổi mới nào đó? có khi là giáo sư kinh điển của 1 thời nào đó chăng? hay là nó nằm trong 1 đề tài khoa học cấp quốc gia quốc tế nào đó đã được công nhận ở cái thời đó?
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,075
Động cơ
81,445 Mã lực
Năm ngoái các cụ họp đã có ý kiến yêu cầu đổi tên nước về lại như thời cụ Hồ lập nước là: VN Dân chủ cộng hoà. Sau k được thông qua. 1 số năm nữa chắc điều 4 và tên nước có khi sẽ khác
Cái tên ko mang lại ý nghĩa, VN, Tq đang muốn và đã cho nền kinh tế vận hành theo CNTB, các bác bên trên cũng thấy và đang cố học hỏi những điều tốt đẹp nhâdt của CNTB áp chung với CNXH với cái tên mỹ miều “ Thời kỳ quá độ”. Điều 4 bây giờ cũng bị vây quanh bởi các hiệp định thương mại với năm châu. Ừ hiến pháp cho a to nhất đấy, nhưng anh đi lại các điều cam kết trong hiệp định xem về thời kỳ đồ đá như Vênzuela ngay, lúc ý lôi hiến pháp ra cũng ko đc với cần lao.
Em thì thấy cái tên CNXH cũng hay tạo nên sự khác biệt với phần còn lại. Và nên nhớ sau ngày 20/10 năm nay Việt nam là nước cộng sản lâu đờ nhất trên thế giới, rất tốt để quảng bá tính tò mò của nhân loại thế giới đến thăm quan tìm hiểu
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Cái tên ko mang lại ý nghĩa, VN, Tq đang muốn và đã cho nền kinh tế vận hành theo CNTB, các bác bên trên cũng thấy và đang cố học hỏi những điều tốt đẹp nhâdt của CNTB áp chung với CNXH với cái tên mỹ miều “ Thời kỳ quá độ”. Điều 4 bây giờ cũng bị vây quanh bởi các hiệp định thương mại với năm châu. Ừ hiến pháp cho a to nhất đấy, nhưng anh đi lại các điều cam kết trong hiệp định xem về thời kỳ đồ đá như Vênzuela ngay, lúc ý lôi hiến pháp ra cũng ko đc với cần lao.
Em thì thấy cái tên CNXH cũng hay tạo nên sự khác biệt với phần còn lại. Và nên nhớ sau ngày 20/10 năm nay Việt nam là nước cộng sản lâu đờ nhất trên thế giới, rất tốt để quảng bá tính tò mò của nhân loại thế giới đến thăm quan tìm hiểu
Vậy ngành du lịch VN nên trưng slogan: VN- đất nc CNXH cổ đại nhất hành tinh chào đón các bạn =))
 

vuronaldo03

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-553921
Ngày cấp bằng
9/2/18
Số km
1,147
Động cơ
163,415 Mã lực
Tuổi
34
Chắc j đã tốt đẹp hơn, có khi lại chỉ có 1 vài quốc gia giàu có siêu cường và số còn lại đc buôn bán làm nô lệ hết.
Tất nhiên lịch sử thì không có chữ nếu
Dù sao thì bọn dân tư bản cũng phải cám ơn Các Mác, vì nhờ cái thuyết đó mà bọn tư bản mới "hòa hợp" được hơn với nhân công

Chỉ khốn khổ cho dân các nươc XHCN phải chịu đựng sự đói nghèo và bần cùng khi thực hành thuyết Các Mác đó

Có nghĩa là thằng khôn thì nhìn đó làm bài học mà cải tiến cho phù hợp, còn thằng ngu thì cứ mù quáng đâm đầu mà lao theo nên xuống hố cả nút (XHCN)
 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,916
Động cơ
320,153 Mã lực
Tuổi
58
NHiều khi tầng 3 là cái nhà kho chứa đồ đồng nát ! :D
Người khó ở thì bẩu là... ịt có dì khác nhiều, người lông nổi phán thì cũng có mấy thứ đồ như dưới. Người tò mò như em thì bố cứ trèo lên tận nơi đã, thuổng vài thứ ngon ngon đút túi xong mới hú đồng bọn cùng tận hưởng nhá hehe.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top