Những cái này chém gió thi dễ trở thành anti lẫn nhau như là sự anti ý thức hệ.
Có điều nhiều người nhầm lẫn mà thành ra chửi tuốt, là sự khác nhau giữa lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận thì CNXH là mô hình tiên tiến kế tiếp CNTB đấy ạ. Cứ xem mục tiêu là "Xã hội" và mục tiêu là "Tư hữu" (bỏ chữ "Chủ nghĩa" đi) thì sẽ thấy ngay mục tiêu nào lớn hơn, tiên tiến hơn, và tốt đẹp hơn ?
Tuy nhiên kết quả đó chắc chắn nằm ở tương lai của loài người chứ không phải thấy ngay ở thời kỳ này. Hiện nay có vài nước châu Âu phát triển cũng thấy bóng dáng của CN XH rồi đó.
Hiện các nước theo mục tiêu dài hạn là XH CN, hoặc như trước được gọi là khối XH CN thì làm ăn dở ẹc do chủ quan duy ý chí, do tâm trí và trình độ chưa đủ tầm để theo đuổi và thực hiện đúng đắn các mục tiêu tương lai...Như vậy phải gọi là phá lý tưởng chứ không phải là thực hiện lý tưởng của học thuyết.
Và lưu ý, các học thuyết dẫn dắt loài người qua từng giai đoạn (bất kể phe nào) thì đều cũng sẽ lạc hậu. Giả như các học thuyết được dùng trong thời kỳ trung cổ hay phong kiến thì cho đến nay đều đã lạc hậu.
Thế nên ở đây thấy các cụ đang chém lẫn lộn giữa hàn lâm và thực tế, và gộp lẫn chúng với nhau mà phê bình một thể. Cần phận biệt là thực tế thì phe XH CN chẳng hạn, mới là theo mục tiêu đó chứ đã đạt kết quả đó đâu? Nhưng ta gét thì đâm ra gét cả phần hàn lâm của nó, mà cái phần hàn lâm thì chắc chắn sau CN TB sẽ đến CN XH, kể cả Mỹ cũng sẽ tiến lên CN XH nếu thế giới chưa bị diệt vong.
Các nước phe XH CN thì chưa nước nào đạt được mục tiêu XH CN cả nhé.
Ta hay nghe thấy câu "Tiến lên CN XH bỏ qua giai đoạn phát triển TB CN" là như vậy. Và đốt cháy giai đoạn tất yếu (phát triển TB CN), không kịp tích lũy vật chất, không kịp xây dựng lực lượng lao động và ý thức xã hội tiên tiến...mới thành ra hỏng.