Thôi nào các cụ! Cháu biết các cụ trên này hay cố tỏ ra hùng hổ để tưởng tượng mình vẫn đang còn trẻ
.
Phú Quốc đang kêu cứu vì vắng khách kia kìa.
Kiên Giang- Vé máy bay đến Phú Quốc lên tới 10 triệu đồng khiến nhiều khách sạn có tỷ lệ lấp đầy chưa đến 50%, hướng dẫn viên thiếu việc dịp 30/4.
vnexpress.net
Giữa thời buổi khó khăn này Hội An tạm dừng việc áp dụng thu phí triệt để tới mọi đối tượng là đúng bài rồi. Hy vọng chánh quyền và người dân Hội An sẽ thận trọng nghiên cứu và tìm ra giải pháp tốt hơn và phù hợp hơn với vị trí và vị thế của Hội An trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Nói như sách thì làm du lịch không nên chỉ vì lý do kinh tế, mà còn nên góp phần nâng cao nhận thức và vai trò của mỗi người dân địa phương, khách du lịch trong việc bảo tồn văn hoá địa phương, bảo tồn tôn tạo di tích và phát triển một nền du lịch bền vững, có định hướng, phù hợp với nếp sống của người Việt trước tiên (là những chủ thể thực sự của miền đất Việt này), sau đó là chia sẻ với bạn bè quốc tế.
Về cảm nhận cá nhân, cháu đi Hội An đôi lần, cũng lâu lâu rồi. Nhìn lại cả VN, công bằng có mỗi Hội An còn giữ được đôi nét cổ kính một cách có hệ thống (lên ảnh rất mướt), không tân cổ giao duyên như phố cổ Hà Nội mặc dù về mặt văn hoá, ẩm thực, sự thú vi, đa dạng, cảnh quan thì phố cổ Hà Nội ăn đứt Hội An. Hội An lại gần biển, hồi xưa chưa lở đất thì bãi biển Cửa Đại cũng đẹp, mấy cái resort ở cũng hay. Rồi có khu thánh địa Mỹ Sơn đẹp huyền bí, có tour trên sông ngắm rừng dừa nước rất thú vị. Hội An cũng gần Đà Nẵng nơi có nhiều bãi biển đẹp, có bảo tàng văn hoá Chàm/Chăm rất đẹp và có nhiều nét rất riêng, có núi Ngũ Hành, có điểm ngắm toàn cảnh thành phố, và cũng là nơi có bán trứng…rồng bằng đá có vân, cháu hồi đi thăm cũng khuân về chục quả các loại
. Có Bà Nà Hills (điểm check in yêu thích của nhiều du khách), có cầu Rồng, có pháo hoa. Đi thêm đôi ba tiếng là ra tới đèo Hải Vân, rồi tới Lăng Cô, bãi biển đẹp mê ly, nước trong, sóng không quá lớn, view tuyệt đẹp, có hải sản ngon. Rồi tới Huế, có sông Hương, đi thuyền trên sông Hương êm trôi nước trong văn vắt, có Đại Nội, có các lăng tẩm u tịch, có chùa Thiên Mụ linh thiêng. Ẩm thực và văn hoá Huế thì thôi rồi, vô cùng đặc sắc và dễ thương. Du lich văn hoá và nghỉ dưỡng Huế - Đà Nẵng - Hội An đi từ Hà Nội hay Sài Gòn đều thuận tiện, tầm 1 tiếng ngồi máy bay, giá vé máy bay cũng phải chăng hơn so với đi Phú Quốc. Nếu đi bằng tầu thì ngủ một đêm trên tầu sáng hôm sau là tới. Rất thuận tiện. Cháu đang mong có dịp thu xếp để đi lại tour này với vùng Nam Trung Bộ và Nha Trang. Cháu sẽ đi bằng tàu hoả chiều đi, máy bay chiều về. Hẳn rẽ rất thú vị.
Cháu vẫn nhớ, nếu đi tàu hoặc xe khách từ Hà Nội vào Huế, xuất phát tầm 10h tối từ Hà Nội, sáng rất sớm hôm sau xe sẽ chạy qua Quảng Bình, vùng đất nắng gió (Lào) ngút ngàn, nóng hầm hập, khô rát. Hai bên đường toàn là những đồi hoa sim tím “tím chiều hoang biền biệt”, những mái nhà lá rất thấp (có lẽ để tránh gió bão). Rồi từ Đà Nẵng vào tới Nha Trang trên đường đi có nhiều khu di tích văn hoá Chăm đẹp một cách hoang vu kỳ vĩ. Những bãi biển đẹp nối tiếp bãi biển trên đường đi. Biển xanh và trong. Con người hiền hậu. Nắng và gió, thứ đặc sản của ”khúc ruột” miền Trung thì vô vàn…
Hội An cho đến giờ vẫn là một đến rất đặc biệt trên bản đồ văn hoá và du lịch Việt. Các cụ mợ đến đây để cảm nhận những con phố cổ, cảm nhận cái nắng cái gió miền Trung, cách làm văn hoá của người dân bản địa (không hẳn tuyệt vời nhưng so với nhiều địa phương khác thì cách làm du lịch ở Hội An tốt hơn rất nhiều). Nếu có điều kiện ăn được đôi ba món ăn đặc sản địa phương, tuy có thể không hợp khẩu vị nhưng cũng để biết và để so sánh với các món ăn ở quê nhà hay ở các địa phương khác, cháu thấy cũng rất đáng để trải nghiệm. Nhân thể, ngoài cơm gà ra các cụ có thể thử món cao lầu, món đặc trưng của Hội An và mỳ quảng, món đặc trưng của miền đất “Quảng Nôm”. Rất thú vị.
Chúc Hội An và các cụ mợ một mùa du lịch an lành, thú vị và đáng nhớ.