Trò của các DLV 3 đô nó chỉ thế này thôi à
7 link chính thống rồi nhét 1 link 3 que vào để lập lờ đánh tráo khái niệm. Quận 5, nó có khoảng 1triệu người Hoa luôn đấy, sang mà biểu tình đuổi họ đi.
Giờ lại còn khái niệm trẻ lai tàu nữa, vãi thật, đến cái thằng Will Nguyễn đi nhảy múa biểu tình nó cũng lai tàu đấy
Quay lại 7 link trên, các link đó đều là link cũ, nội dung cảnh báo. Nó giống như bản tin dự báo thời tiết ở trên các bản tin hàng ngày. Cả thế giới sản xuất bô xít , cả thế giới đều có hiểm họa và họ đều cảnh báo và có biện pháp xử lý cũng như phòng ngừa. Không lẽ cả thế giới nó ngu hết.
Ban đầu khởi sự ai chẳng khó khăn, chỉ có loại ngồi bàn phím chém gió với ăn sẵn nằm ngửa là dễ dàng thôi
Hai dự án bô xít thí điểm ở Tây Nguyên đã thu được kết quả ban đầu khả quan đầy hứa hẹn
Dự án Alumin Tân Rai:
Hiệu quả kinh tế: Năm 2014 lỗ 1.019.077 triệu đồng (lỗ sản xuất 926.546 và lỗ do chênh lệch tỷ giá 92.531); năm 2015 lỗ 1.031.825 triệu đồng (lỗ sản xuất 736.071 và lỗ do chênh lệch tỷ giá 295.754); năm 2016 lỗ 618.969 triệu đồng (lỗ sản xuất 513.489 và lỗ do chênh lệch tỷ giá 105.480); năm 2017 kế hoạch lợi nhuận trước thuế 86.340 triệu đồng (6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế ước đạt 60 tỷ đồng, chưa tính chênh lệch tỷ giá). Như vậy thời gian lỗ kế hoạch của Dự án giảm 01 năm (từ 4 năm còn 3 năm) so với dự tính năm 2014. Dự án thực hiện đầy đủ các quy định và nghĩa vụ về tài chính: đã trích khấu hao tài sản cố định 2.813 tỷ đồng, trả lãi vay 1.206 tỷ đồng, trả gốc vay 521 tỷ đồng và 144.769.000 USD (tương đương 3.657 tỷ đồng, bằng khoảng 30% tổng số nợ vay). Ước tính đến năm 2025 (tức sau 12 năm đi vào vận hành thương mại), Dự án sẽ đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn trả nợ vay đầu tư. Điều quan trọng là để nâng cao hiệu quả của Dự án, chủ đầu tư TKV đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng các giải pháp cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao sản lượng và quản trị chi phí, nhờ đó đã giảm đáng kể giá thành sản xuất alumin, so với năm 2014 (năm đầu đi vào sản xuất) năm 2015 giảm 517 ngàn đồng/tấn, năm 2016 giảm 559 ngàn đồng/tấn và kế hoạch năm 2017 giảm 172 ngàn đồng/tấn.
Đến nay, Dự án đã
nộp ngân sách nhà nước tổng cộng khoảng 2.235 tỷ đồng, đảm bảo
việc làm ổn định cho 1.700 lao động với thu nhập bình quân trong giai đoạn 2015-2017 từ 7,4 đến 7,7 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra còn tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động của địa phương và các ngành nghề kinh tế khác có liên quan phục vụ cho quá trình khai thác, tuyển quặng bô xít và sản xuất, tiêu thụ alumin.
Về an ninh, quốc phòng: Kết quả đến thời điểm bàn giao Dự án đưa vào sử dụng (10/2013) không xảy ra sự cố nào về an ninh, quốc phòng, tất cả lao động nước ngoài làm việc trong quá trình thi công xây dựng dự án đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về sử dụng lao động và quản lý lao động người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Sau khi Dự án đi vào vận hành, hầu hết số lao động nước ngoài trên đã về nước, chỉ còn lại một số ít của Nhà thầu Chalieco làm hồ sơ quyết toán công trình.
Về bảo vệ môi trường: Trong quá trình vận hành sản xuất,
Dự án không có các sự cố lớn, chỉ xảy ra một vài sự cố nhỏ (như sạt lở đê phụ hồ chứa quặng đuôi ngày 8/10/2014, rò rỉ nước bơm từ hồ bùn đỏ về Nhà máy tuyển ngày 13/02/2016), nhưng đã được
Chủ đầu tư (TKV) xử lý kịp thời, không gây thiệt hại về vật chất và môi trường, không ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân trong khu vực. Các hồ thải quặng đuôi và hồ bùn đỏ đã được xây dựng và quan trắc môi trường định kỳ; xây dựng phương án và tổ chức tập luyện ứng cứu sự cố đầy đủ, đảm bảo xử lý kịp thời trường hợp có sự cố; xây dựng các hệ thống kênh xả tràn dự phòng để ứng phó trường hợp khi xảy ra hiện tượng thời tiết mưa cực đoan; thường xuyên kiểm tra, rà soát tất cả các công trình hồ, đập, bãi thải; thực hiện duy tu, bảo trì sửa chữa, gia cố các nơi có nguy cơ có thể xảy ra trước mùa mưa bão; cắm biển cảnh báo và lắp đặt camera giám sát, theo dõi sự hoạt động của các hồ, v.v.
Đặc biệt, công tác hoàn thổ phục hồi môi trường sau khai thác của Dự án đã được thực hiện theo đúng Đề án cải tạo, phục hồi môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Đất phủ (đất màu) được lưu giữ và sử dụng để hoàn thổ theo hình thức cuốn chiếu trong quá trình khai thác, tiếp đó đã tiến hành trồng cây hoàn nguyên. Năm 2014 đã trồng cây (chủ yếu là keo, có trồng xen thông) phục hồi môi trường được 18,5ha, năm 2015: 16,3 ha, năm 2016 trên 22 ha. Các cây trồng được chăm sóc và sinh trưởng tốt.
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu, xử lý, sử dụng bùn đỏ và tro, xỉ than của Nhà máy để sản xuất thép và vật liệu xây dựng không nung đã được Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ ngành liên quan chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, trong đó sản phẩm gạch không nung từ tro xỉ than đã được chấp nhận đưa vào sử dụng, hiện đang được tiêu thụ trên thị trường, việc sử dụng bùn đỏ đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Dự án Alumin Nhân Cơ:
Dự kiến Dự án sẽ đi vào vận hành thương mại trong quý IV/2017.
Về hiệu quả kinh tế: So với Dự án Alumin Tân Rai, Dự án này cơ bản có những thuận lợi đáng kể, nhờ đó sẽ có hiệu quả cao hơn, cụ thể là rút kinh nghiệm từ việc đầu tư, vận hành Dự án Alumin Tân Rai nên từ khâu thiết kế và thi công (Nhà máy tuyển, Nhà máy alumin, hồ bùn đỏ...), tổ chức sản xuất, thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng... có sự điều chỉnh và cải tiến phù hợp hơn nên thời gian chạy thử nghiệm được rút ngắn, sản lượng alumin thu được trong thời gian chạy thử nhiều hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn, số lao động ít hơn, đặc biệt thị trường tiêu thụ thuận lợi: sản phẩm alumin cung cấp toàn bộ cho Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông (ngay bên cạnh hàng rào Nhà máy alumin), giảm đáng kể chi phí vận chuyển, thất thoát, chi phí thuê kho, bao gói và các dịch vụ khác có liên quan (khoảng 35-40 USD/tấn). Ước tính sau 6 năm đi vào vận hành thương mại Dự án sẽ đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn để trả nợ vay đầu tư. Tuy Dự án chưa đi vào vận hành thương mại, nhưng đến nay tổng số thuế, phí Dự án đ
ã nộp ngân sách nhà nước tổng cộng 1.062,8 tỷ đồng, đảm bảo việc làm ổn định cho hơn 1.100 lao động, đang tuyển dụng tiếp khoảng 150 lao động, phần lớn là lao động địa phương, ngoài ra còn tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động của địa phương và các ngành nghề kinh tế khác có liên quan phục vụ cho quá trình khai thác, tuyển quặng bô xít và sản xuất, tiêu thụ alumin.
Về an ninh, quốc phòng: Kết quả đến nay tại Dự án không xảy ra sự cố nào về an ninh, quốc phòng, tất cả lao động nước ngoài làm việc trong quá trình thi công xây dựng dự án đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về sử dụng lao động và quản lý lao động người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Sau khi Dự án hoàn thành xây dựng và đi vào chạy thử, chuẩn bị vận hành thương mại,
hầu hết số lao động nước ngoài đã về nước, chỉ còn lại 49 người (quản lý, kỹ sư 17 người, công nhân kỹ thuật, phiên dịch 32 người) để hướng dẫn vận hành nhà máy alumin và làm hồ sơ quyết toán công trình.
Về bảo vệ môi trường: Trong quá trình xây dựng, chạy thử, chuẩn bị sản xuất thương mại, Dự án không có các sự cố lớn, chỉ xảy ra hai sự cố nhỏ như sự cố làm tràn xút tại Nhà máy alumin (Vào lúc 8 giờ 14 phút ngày 23/7/2016 tại mặt bằng Nhà máy xảy ra sự cố vỡ cổ ống đẩy của máy bơm kiềm S002b, kéo dài trong 4 phút) và sự cố phát tán bột trắng từ Nhà máy alumin (tối ngày 27/6/2017, tại khu vực lò nung hydrat, khi đang tiến hành xả đáy lò nung tại 2 đường ống xả V21, V22, sản phẩm alumin xả đáy được chứa trong bể chứa hở, do gặp gió lớn đã làm phát tán bột alumin xả đáy ra một vài hộ dân cách Nhà máy khoảng 700m theo hướng gió). Các sự cố đã được khắc phục kịp thời, không gây thiệt hại về người và ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường. Sau các sự cố nêu trên, TKV và Nhà thầu đã tổ chức rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, loại trừ các sự cố nói chung và các sự cố tương tự có thể xẩy ra. Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ Dự án Alumin Tân Rai, Chủ đầu tư chuẩn bị một loạt các giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường và phòng ngừa sự cố như Dự án Tân Rai đang thực hiện: lắp đặt các cửa chặn (có van chặn) và hệ thống giám sát tự động độ pH phía trước các cửa xả nước mặt từ mặt bằng Nhà máy alumin ra môi trường, để kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải; xây dựng bổ sung các hệ thống thu nước nhiễm kiềm từ mặt bằng Nhà máy alumin khi có sự cố, hệ thống quan trắc khí thải nhà máy nhiệt điện; thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác quặng bô xít, v.v.