Lâu nay, các cụ hay nói chuyện về lương bổng hay vân vân của người Việt Nam làm cho nước ngoài.
Vậy nên, nhà cháu biên ‘tút’ này, để bàn xem, thế nào thì được gọi là ‘người Việt Nam thuộc biên chế của tổ chức nước ngoài’, và thế nào thì được gọi là ‘người Việt Nam “đi làm công” cho chủ đầu tư nước ngoài’.
Mong các cụ góp ý trên tinh thần xây dựng.
PHÂN LOẠI CÁC TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI
I/ Xếp loại các tổ chức nước ngoài, theo thứ tự danh giá:
1/ Loại 1:
1.1/ Các tổ chức Quốc tế, có uy lực toàn cầu và hoạt động trên toàn cầu. Bao gồm:
Liên hợp quốc (UN); Ngân hàng Thế giới (WB); UNDP; UNHCR; UNICEF; WHO; FAO; ADB và vân vân.
1.2/ Đại sứ quán các nước G7, các nước Bắc Âu.
2/ Loại 2:
2.1/ Gồm Đại sứ quán các nước quan trọng, ví dụ như Ca na đa, Úc, New Zealand và vân vân. Nhưng không bao gồm Nga và Trung Quốc.
2.2/ Văn phòng Đại diện của các Tập đoàn đa quốc gia khổng lồ - kinh doanh toàn cầu – có khả năng định hướng và dẫn dắt thế giới.
Ví dụ như Văn phòng đại diện của:
-Hãng thông tấn Reuters, AP, UPI, vân vân;
-Hãng Microsoft; hãng Boing; hãng Aibus, vân vân
3/ Loại 3:
3.1/ Gồm Đại sứ quán của tất cả các nước còn lại. Bao gồm cả Nga, Trung Quốc.
3.2/ Văn phòng Đại diện Tập đoàn đa quốc gia khổng lồ - kinh doanh toàn cầu – có khả năng định hướng và dẫn dắt thế giới., thuộc các nước G7
Ví dụ như Văn phòng đại diện của:
-Kiểm toán Deloitte, Kiểm toán Pricewaterhousesecoopers, v.v….;
-Ngân hàng HSBC, Paribas BNP – Pháp, v.v…
-Toyota, Honda, Taisei, Kajima, v.v…
4/ Loại 4:
Văn phòng đại diện của các hãng lớn hay nhỏ khác- của các nước ngoài nhóm G7. Bao gồm cả những hãng khổng lồ của Trung Quốc.
Ví dụ như:
- Ngân hàng Shinhan của Hàn Quốc và vân vân.
-SamSung, Posco, Hundai, Kukdong của Hàn Quốc; v.v….
TÓM LẠI:
Các tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài, mà từ nhóm 1 đến nhóm 4 -> đều không có bất cứ hoạt động nào, liên quan đến việc có phát sinh thu tiền. Bất kể việc thu tiền đó là từ Việt Nam, hay từ nước khác.
Những người Việt Nam làm ở đây, được gọi là ‘người Việt Nam thuộc biên chế của tổ chức nước ngoài’.
5/ Loại 5:
Những người Việt Nam làm ở đây, được gọi là 'người Việt Nam “đi làm công” cho Chủ đầu tư nước ngoài' . Đây là những người Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài, mà các doanh nghiệp này sinh ra, để hoạt động sinh lời ở Việt Nam.
Bao gồm:
5.1/ Tất cả các nhà máy do Chủ đầu tư là pháp nhân nước ngoài, nằm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, hoặc nằm độc lập bên ngoài các khu vực trên.
Ví dụ như Kỹ sư làm cho Nhà máy Toyota ở Vĩnh Phúc, hoặc Thạc sỹ-Trưởng phòng nhân sự của nhà máy Sam Sung Thái Nguyên,
5.2/ Tất cả các dự án xây dựng, có nguồn vốn từ quốc tế hoặc nước ngoài, và do nước ngoài làm nhà thầu xây dựng.
Ví dụ như: Kỹ sư 15 năm kinh nghiệm - Phó chủ nhiệm dự án thi công đường tầu điện ngầm Bến Thành Suối Tiên của công ty Sumitomo Nhật Bản.
5.3/ Tất cả các đơn vị kinh doanh khác, có hoạt động thu tiền và sinh lời trên đất Việt Nam.
Ví dụ như: Phó giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam,
5.4/ Tất cả các đơn vị Liên doanh giữa Việt Nam và đối tác nước ngoài.
Ví dụ như:
-Nhà máy ô tô Toyota ở Vĩnh Phúc, là Liên doanh giữa hãng Toyota và Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)
-Công ty xây dựng Vinata, là liên doanh giữa hãng Taisei và cong ty Vinaconex.
TÓM LẠI:
Tất cả các doanh nghiệp nước ngoài, mà thuộc nhóm này, thì các doanh nghiệp đó sinh ra, là để hoạt động sinh lời ở Việt Nam
Những người ở Nhóm 5 kể trên, lương có người có thể đến 100 triệu VNĐ/tháng. Nhưng họ không thể so sánh với một cô thư ký ở Nhóm 3 đến Nhóm 1- người mới được nhận vào biên chế chính thức. Tuy rằng tiền lương của cô thư ký đó mới chỉ đạt 500 $US/ tháng (net income).
Bởi tiền lương, không thể dùng để đánh đổi với môi trường làm việc, như sẽ nói ở phần dưới.
6/ Cách nhận biết Nhóm 5 với các Nhóm khác:
6.1/ Ví dụ 1:
-Người làm trong Văn phòng đại diện của Sam sung, có trụ sở Văn phòng ở Tầng 38, Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower = = > là thuộc Nhóm 4.
-Người làm trong nhà máy Sam sung ở Bắc Ninh = => là thuộc Nhóm 5.
6.2/ Ví dụ 2:
-Người làm trong Văn phòng đại diện của SUMITOMO CORPORATION VIỆT NAM , có trụ sở tại Tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm = = > là thuộc Nhóm 3.
-Người làm dự án thi công đường tầu điện ngầm Bến Thành Suối Tiên của công ty Sumitomo Nhật Bản = => là thuộc Nhóm 5.
----- ----- -----
II/ Sự khác nhau về quyền lợi của người Việt Nam, khi làm việc cho các tổ chức trên:
1/ Đối với nhóm 1:
a/ Có sự sang trọng về danh giá và đẳng cấp.
b/ Có chế độ phúc lợi ngang bằng như của nhân viên của tổ chức đó trên toàn cầu (chế độ ốm đau, nghỉ ngơi, công tác phí, thưởng phạt, trợ cấp và vân vân)
c/ Được đánh giá về năng lực và xét thăng tiến theo thang bảng quy định công khai, áp dụng cho toàn cầu. (Có quyền khiếu nại vượt qua nhiều cấp).
d/ Chỉ phải chịu sự chi phối của Pháp luật Việt Nam về Luật Dân sự và Hình sự, Luật Thuế thu nhập cá nhân, ngoài ra là …..hết.
e/ Được quy định mức lương và các loại phụ cấp bằng đô la Mỹ. Khi trả lương hoặc phụ cấp, có thể nhận trực tiếp bằng đô la Mỹ, hoặc bằng tiền Việt nhưng được quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm nhận tiền (tùy thuộc thời điểm).
f/ Có mức lương đủ để không ăn hối lộ, tùy theo cấp bậc của nhân viên.
g/ Có được sự đối xử và hành xử trong ‘thể chế dân chủ tư sản’. Nghĩa là, sếp không là cái gì, chỉ có luật lệ và nội quy của Tổ chức mới là tiên quyết. Không cần thăm hỏi sếp, kể cả khi ốm đau hoặc tang gia hiếu hỉ, lễ tết. Không cần cảm ơn sếp mỗi khi được thăng cấp hoặc tăng lương và vân vân.
h/ Được và có quyền luân chuyển vùng hoặc nước công tác, nếu như có biến động.
Ví dụ như ngày 30/04/1975, gia đình ông Phạm Xuân Ẩn (tình báo của ta, nhưng trên danh nghĩa là phóng viên hãng thông tấn Reuters), đã được hãng Reuters đưa cả gia đình đi di tản. Cũng trong dịp đó, hãng hàng không PAN AM của Mỹ, đã điều 2 chuyên cơ đến thẳng Sài Gòn, để đưa nhân viên của PAN AM, bao gồm cả người Việt, đi di tản.
2/ Đối với nhóm 2:
a/ Có sự sang trọng về danh giá và đẳng cấp.
Còn từ (b) đến (g) là giống như Nhóm 1.
Riêng điểm (h) thì tùy từng tổ chức.
3/ Đối với nhóm 3:
a/ Có sự sang trọng. về danh giá và đẳng cấp.
Còn từ (b) đến (g) là giống như Nhóm 1.
Riêng điểm (h) thì tùy từng tổ chức.
4/ Đối với nhóm 4:
a/ Không có điểm (a)
b/ Có chế độ phúc lợi NHỈNH HƠN của nhân viên của tổ chức TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI NÓ của Việt Nam (chế độ ốm đau, nghỉ ngơi, công tác phí, thưởng phạt, trợ cấp và vân vân)
c/ Được đánh giá về năng lực và xét thăng tiến theo thang bảng quy định công khai, áp dụng cho toàn cầu. (Có quyền khiếu nại vượt qua nhiều cấp).
d/ Chỉ phải chịu sự chi phối của Pháp luật Việt Nam về Luật Dân sự và Hình sự, Luật Thuế thu nhập cá nhân, ngoài ra là …..hết.
e/ Được quy định mức lương và các loại phụ cấp bằng đô la Mỹ. Khi trả lương hoặc phụ cấp, có thể nhận trực tiếp bằng đô la Mỹ, hoặc bằng tiền Việt nhưng được quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm nhận tiền (tùy thuộc thời điểm).
f/ Có mức lương TỐT đủ để không ăn hối lộ, tùy theo cấp bậc của nhân viên.
g/ Đạt được 50% điểm (g) của Nhóm từ 1- đến 3,
h/ Riêng điểm (h) thì KHÔNG CÓ.
5/ Đối với Nhóm 5:
Không có tất cả các điểm từ (a) đến (h) như đã nêu ở trên.
Hoàn toàn giống như người Lao động Việt Nam, làm tại các tổ chức của Việt Nam.
Ngoại trừ việc đồng lương có thể được trả tốt hơn, so với cùng công việc – cùng cấp bậc – cùng trình độ của một người-> tòng sự dưới các tổ chức đơn thuần là của Việt Nam.
GHI CHÚ:
Có nhiều dư luận nói rằng: làm cho công ty nước ngoài, có thể bòn rút được nhiều % hoa hồng, = = = > > tin tưởng chắc chắn rằng: đó là những người ở Nhóm 5 – Những người đó: KHÔNG phải là người, được gọi là ‘người Việt Nam thuộc biên chế của tổ chức nước ngoài’