Báo Tiền Phong:
1) “Từ ngày 1/8 nâng mức phạt tối đa khi
vượt đèn vàng lên tới 2 triệu đồng”
- Quy định xử phạt “vượt đèn vàng” có từ khi nào mà báo lại đặt câu hỏi kiểu nhét chữ vào miệng như vậy?
2) “Ông Hùng cho rằng: Nghị định 34/2010, quy định phạt đèn vàng đã tiến hành từ năm 2010 chứ đâu phải bây giờ mới phạt. Năm 2010 xử phạt
vượt đèn vàng từ 300.000 - 400.000 đồng”
- Mời ông Hùng trích dẫn mức phạt này tại điểm khoản nào trong NĐ 34/2010, đồng thời đề nghị ông đưa luôn bằng chứng đã tiến hành phạt
vượt đèn vàng từ năm 2010
3) “Ông Hùng khẳng định
văn phong Nghị định 46/2016 giống hệt Nghị định 34/2010”
- Thực tế “
văn phong” Nghị định 46/2016 về đèn tín hiệu không chỉ giống NĐ 34/2010 mà còn giống tất cả các NĐ 71/2012, 146/2007, 152/2005, 15/2003, 39/2001, 78/1998, 49/1995 (trừ NĐ 171/2013), tại sao ông chỉ so sánh “
văn phong” với NĐ 34/2010?
4) “Về việc này ông Hùng trích dẫn Nghị định 34/2010 và Nghị định 171/2013, cho rằng
chưa bao giờ là phạt không giống nhau giữa đèn vàng và đèn đỏ cả”
- Về đèn tín hiệu, NĐ 171/2013 có 2 quy định mức phạt khác nhau so với các NĐ 34/2010, NĐ 71/2012, 146/2007, 152/2005, 15/2003, 39/2001, 78/1998, 49/1995 chỉ có 1 mức phạt duy nhất, ông khẳng định “
chưa bao giờ là phạt không giống nhau giữa đèn vàng và đèn đỏ cả” là dựa trên căn cứ nào?
5) “Đề cập đến
mức xử phạt năm 2008 có
quy định khác nhau giữa đèn vàng và đèn đỏ”
- Đề nghị báo trích dẫn cụ thể các “
quy định khác nhau” này ở văn bản quy phạm pháp luật nào?
6) “Ông Hùng khẳng định: Năm 2008 trước khi ban hành Luật Giao thông Đường bộ đã tham khảo
luật quốc tế rồi”
- Khái niệm “
luật quốc tế” của ông là “
luật riêng” của 1 nước ngoài bất kỳ hay “
luật chung” của nhiều nước cùng tham gia ký kết thực hiện (ví dụ như Công ước Viên)?
7) “Hiện nay, nếu có điều khoản gì
bất cập thì phải sửa luật, về nghị định thì phải thực hiện theo luật”
- Về đèn tín hiệu, Luật GTĐB 2008 hiện nay không có gì “
bất cập” nên không phải sửa Luật, nghị định chỉ là quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính do Luật quy định
Nhưng có điều “
bất cập” là ông chưa dẫn chứng đầy đủ nội dung đèn tín hiệu trong Luật, thể hiện trong “
quy chuẩn”, “
tiêu chuẩn” là bộ phận cấu thành và quy định chi tiết của Luật GTĐB 2008, phải chăng ông chưa đọc kỹ Luật?
Báo Dân trí:
1) “Trước tiên phải khẳng định đây không phải là quy định
mới trong Nghị định 46. Điểm
mới ở đây là Nghị định 46
tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tín hiệu đèn giao thông cao hơn so với mức phạt ở Nghị định 171 và Nghị định 107 trước đó, để tăng tính răn đe và nâng cao ý thức tham gia giao thông”
- Trước tiên phải khẳng định với ông Thắng “
tăng mức xử phạt” không phải là điểm “
mới” xét về xu hướng mức xử phạt của nghị định sau so với nghị định trước. Điểm “
mới” ở đây là Nghị định 46 đã “
sửa sai” nhầm lẫn của Nghị định 171 khi gộp 2 quy định mức xử phạt khác nhau về đèn tín hiệu vào làm một giống như tất cả các Nghị định khác trước đây: NĐ 71/2012, NĐ 34/2010, 146/2007, 152/2005, 15/2003, 39/2001, 78/1998, 49/1995
2) “
Xử lý vi phạm về tín hiệu đèn giao thông đã được quy định rất rõ ràng trong Luật Giao thông đường bộ
từ năm 2008”
Ông bị nhầm, “
xử lý vi phạm” về tín hiệu đèn giao thông được quy định trong các Nghị định từ trước đến nay, không phải được quy định trong “
Luật Giao thông đường bộ từ năm 2008”
3) “
Không thể bỏ tín hiệu đèn vàng. Lý do vì tín hiệu đèn vàng là
dự lệnh để cho người tham gia giao thông khi qua các ngã ba ngã tư nhận biết rằng đang chuẩn bị chuyển sang đèn đỏ, khi đó phải dừng xe để nhường đường cho người đi bộ, nhường đường cho phương tiện ở hướng đường khác di chuyển”
“Đèn vàng là
dự lệnh để giảm sự nguy hiểm cho mọi người khi tham giao thông qua các điểm giao cắt, qua các khu vực đường hẹp, đoạn đường bị hạn chế tầm nhìn. Lúc này, đèn vàng nhắc nhở mọi người giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ, chấp hành tín hiệu đèn chỉ huy giao thông và người thực thi công vụ”
- Thứ nhất, ông đang đại diện cho cơ quan thực thi pháp luật, vì vậy ông chỉ được phép trả lời báo chí trong quyền hạn của mình theo đúng quy định của pháp luật. Rất tiếc, ông đã trả lời với nội dung trái thẩm quyền khi bàn đến chuyện bỏ hay không bỏ tín hiệu đèn vàng, vì nội dung câu trả lời này phải thuộc về cơ quan lập pháp là Quốc hội hoặc những đại diện của cơ quan chuyên môn đã trực tiếp soạn thảo Luật GTĐB
Cho nên mới dẫn đến vi phạm pháp luật của ông khi tự ý đưa ra khái niệm mới “Đèn vàng là
dự lệnh”, không có trong Luật GTĐB 2008 và các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt
Ông và cơ quan của ông sẽ thực thi pháp luật, cụ thể là xử lý hành vi vi phạm “
dự lệnh” căn cứ trên quy định nào của pháp luật?
- Thứ hai, vấn đề báo hỏi là nếu hiểu vượt đèn vàng cũng bị quy
lỗi và bị
phạt như đèn đỏ thì có cần đèn
tím để cảnh báo trước hay không? Ông chưa trả lời được câu hỏi của báo
Đèn vàng và đèn đỏ là khác nhau, từ màu sắc, chức năng, từ ngữ quy định trong Luật GTĐB... bởi vì phải dùng đèn vàng là để cảnh báo đèn đỏ, đèn vàng không phải là đèn đỏ. Ông mới chỉ nhắc lại nội dung ai cũng đã biết
4) “Ngày đầu CSGT Hà Nội ra quân đã xử lý 12 trường hợp
không chấp hành đèn tín hiệu đèn giao thông”
- Ông chưa trung thực vì báo hỏi “Đã có bao nhiêu trường hợp
vượt đèn vàng bị xử phạt”, câu trả lời nước đôi thiếu tự tin của ông có thể hiểu CSGT Hà Nội xử phạt 12 trường hợp
vượt đèn đỏ, hoặc ông đang cố tình đánh đồng đèn vàng với đèn đỏ làm một
Báo Vnexpress:
1) Thượng tá Nguyễn Quang Nhật (Trưởng phòng Tuyên truyền, Cục Cảnh sát giao thông) cho biết, theo Nghị định 46 về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ 1/8, người tham gia giao thông bị xử phạt trong 3 trường hợp không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông, gồm: vượt đèn vàng, vượt đèn đỏ và đèn xanh phương tiện không đi.
"Cả ba trường hợp vừa nêu bị phạt như nhau, và nội dung này được quy định từ trước chứ không phải mới có trong nghị định 46", thượng tá Nhật nhấn mạnh.
- Qua câu trả lời của ông Nhật, có thể dễ dàng nhận ra người của ông cũng rất chịu khó lân la các diễn đàn nhưng ông đang tuyên truyền sai. Theo Luật GTĐB 2008 thì được xử phạt vi phạm đèn đỏ, vi phạm đèn xanh, nhưng không có lỗi “
vượt đèn vàng”
2) “Thượng tá Nhật giải thích, trường hợp ai đó cho rằng “vượt đèn vàng” được phép hoặc nếu vi phạm chỉ bị nhắc nhở… là cách hiểu không đúng. Theo quy định, khi thấy đèn vàng, phương tiện phải giảm tốc độ và dừng trước vạch dừng,
trừ trường hợp đèn xanh và phương tiện đã vượt qua vạch dừng, đang trong khu vực nút giao ngã ba, ngã tư… thì khi đèn chuyển vàng phương tiện tiếp tục đi theo hướng đã định”
- Tuyên truyền pháp luật không có nghĩa là suy diễn, xuyên tạc trắng trợn pháp luật. Ông có thể bào chữa bằng cách trích dẫn nguyên văn câu “
trừ trường hợp đèn xanh” ở điểm, khoản, điều nào trong Luật GTĐB 2008
3) Trước ý kiến cho rằng nếu xử phạt vượt đèn vàng, đèn đỏ như nhau thì không cần đèn vàng, đại tá Đào Thanh Hải (Phó giám đốc Công an TP Hà Nội) nói: "Ở đây là các bước
dự lệnh và
động lệnh, phải có sự báo trước chứ không thể đột ngột đang từ đèn xanh chuyển sang đèn đỏ ngay, phương tiện sẽ rối loạn. Phải có giai đoạn
dự lệnh để mọi người hiểu đang chuyển trạng thái và chủ động".
- Cũng tương tự như cấp dưới là ông Thắng, ông Hải đang đại diện cho cơ quan thực thi pháp luật, vậy mà ông lại tự ý đưa ra khái niệm “các bước
dự lệnh và
động lệnh” không cótrong Luật GTĐB 2008 và các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt
- Ý báo hỏi xử phạt như nhau, hành vi đèn vàng và đèn đỏ như nhau thì tại sao không kết hợp 2 hành vi và 2 giai đoạn như nhau vào làm 1 (chỉ bỏ bớt 1 cái tên đi) thì ông Hải lại
tự mâu thuẫn khi cố chứng minh chúng khác nhau bằng khái niệm “
dự lệnh” và “
động lệnh”
4) “Cũng theo đại diện công an TP Hà Nội, luật giao thông của tất cả nước trên thế giới đều quy định khi đèn vàng phương tiện phải dừng lại”
- Ông biết “luật giao thông của tất cả nước trên thế giới” nhiều như thế, vậy mà có mỗi 1 câu liền kề là được đi tiếp nếu không thể dừng lại trong quy định đèn vàng thì ông lại quên mất, tiếc thật!
-----------------------------------------------
Dư luận có thể hỏi các ông Hùng, Thắng, Nhật, Hải... có biết Luật GTĐB 2008 cho phép khi đèn tín hiệu vàng bật sáng, trong 1,8 giây đầu tiên thì
không bắt buộc người lái xe phải sử dụng phanh ở mọi tốc độ?
Đừng tìm trong Nghị định vì NĐ chỉ quy định mức xử phạt thôi, muốn tìm quy định về hành vi vi phạm thì phải tìm trong Luật GTĐB 2008 ấy
Gợi ý nhé, trong Luật GTĐB 2008 không có 1 từ “Nghị định” nào nhưng có rất nhiều từ “Quy chuẩn, “Tiêu chuẩn”. Các ông cứ đọc kỹ “Quy chuẩn” và “Tiêu chuẩn” quy định về đèn tín hiệu vàng là thông não ngay mà
Mời các ông có tên trên tham gia thực nhiệm chấp hành đèn vàng, có đủ thiết bị và phương tiện phục vụ, đảm bảo 100% các ông vi phạm hết. Bản thân các ông không chấp hành được thì đừng áp đặt ý chí chủ quan cho người khác
-----------------------------------------------
Không cần thư ngỏ về đèn vàng vì luật quy định đủ rồi ạ, nếu có thì việc cần trước tiên là nhổ hết tín hiệu đồng hồ đếm ngược, sau đó là thư ngỏ nhổ người không đủ năng lực và phẩm chất phát biểu linh tinh xuyên tạc luật pháp trên báo chí gây thiệt hại xã hội
Đảm bảo thành công 100% mà không tốn gì hết nhờ bài học
nhổ người vô cùng hiệu nghiệm của Bộ trưởng Thăng trước đây