- Biển số
- OF-302360
- Ngày cấp bằng
- 20/12/13
- Số km
- 628
- Động cơ
- 309,886 Mã lực
Em xin được trích một số đoạn trên báo giáo dục.net
PV: Điểm lại các sự kiện Trung Quốc đánh chiếm trái phép quyền kiểm soát một số điểm đảo, bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, 1995 cũng như bãi cạn Scarborough của Philippines hồi năm ngoái với vụ việc Bãi Cỏ Mây lần này, theo ông thủ đoạn của Trung Quốc có gì thay đổi so với trước?
TS.LS Hoàng Ngọc Giao: Đi vào phân tích cụ thể sự thay đổi trong thủ đoạn của Trung Quốc hòng xâm lấn, chiếm đoạt các điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam giữa thời điểm 1988, 1995, 2012 và hiện nay, tôi thấy Trung Quốc đang ngày càng trở nên thâm độc, nham hiểm và khó đối phó hơn.
Cụ thể, thời điểm năm 1988 Trung Quốc bất ngờ công khai sử dụng vũ lực đánh chiếm 6 điểm đảo, bãi đá của ta ở quần đảo Trường Sa gồm Đá Gạc Ma, Đá Chữ Thập, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Xu Bi, Đá Châu Viên.
Cũng như vụ Trung Quốc lợi dụng cuộc chiến tranh giải phóng đất nước của ta đang vào giai đoạn nước rút để âm thầm xâm lược, dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa năm 1974, hành động của phía Trung Quốc vào thời điểm đó hết sức bất ngờ, thô bạo và ngang nhiên với phương châm “cái lý thuộc về kẻ mạnh”.
Do nhiều nguyên nhân lịch sử ta để mất quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và 6 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa vào tay Trung Quốc năm 1988 trong khi Việt Nam vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh, thực lực hải quân còn yếu và đặc biệt là mặt trận thông tin không phổ biến như bây giờ.
Thời điểm đó ta không có Internet, truyền hình, báo đài cũng không phát triển như bây giờ nên Trung Quốc mặc nhiên làm càn mà ta không thể lên án mạnh mẽ và kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế.
Năm 1995 Trung Quốc lặp lại thủ đoạn này đối với Đá Vành Khăn cũng nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng thời điểm đó đang bị phía Philippines kiểm soát trái phép. Từ đó trở đi Trung Quốc ngày càng đầu tư mạnh cho việc phát triển hải quân - không quân, càng gần đây Bắc Kinh càng thể hiện rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà, chọn Biển Đông làm đột phá khẩu bành trướng xuống phía Nam, nhưng do quá trình toàn cầu hóa, thông tin phổ biến ngày một rộng rãi và ngày càng nhiều các cường quốc trên thế giới bày tỏ quan tâm và lợi ích của họ ở Biển Đông nên Trung Quốc không còn dám liều lĩnh làm càn như trước.
Tuy nhiên, do âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà không có gì thay đổi, Trung Quốc lại tìm ra những thủ đoạn mới thâm độc hơn, nham hiểm hơn và khó đối phó hơn.
Điển hình của thủ đoạn mới Trung Quốc sử dụng để bành trướng ở Biển Đông
- Trường Sa được thể hiện một cách điển hình qua “bài học Scarborough” với Philippines hồi năm ngoái 2012 và những gì đang diễn ra tại Bãi Cỏ Mây trong thời gian qua. Trung Quốc sử dụng kết hợp 3 lực lượng tạo thành vòng trong - vòng ngoài phối hợp chặt chẽ để gặm dần từng điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô ở Trường Sa. 3 lực lượng đó là tàu cá (trá hình), tàu công vụ bán vũ trang (quân sự trá hình) và tàu hải quân.
Thủ đoạn cụ thể của Trung Quốc, đầu tiên là xua tàu cá ra đánh bắt trái phép tại một số bãi ngầm, bãi cạn, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa hiện chưa có bên nào phái quân chốt giữ theo tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC quy định các bên tranh chấp không được làm thay đổi hiện trạng.
Nếu không có lực lượng chức năng của ta hay bất cứ bên nào tuyên bố chủ quyền như Philippines hoặc Malaysia, Brunei ngăn cản thì họ sẽ lấn tới xây dựng công sự, nhà nổi với cớ làm nơi trú ẩn cho ngư dân như đã diễn ra tại Đá Vành Khăn giai đoạn 1995 - 1999, thực tế là công sự quân sự và phái lính trá hình đồn trú trái phép.
Thứ 2, nếu các bên liên quan phản ứng bằng cách đưa tàu công vụ hoặc tàu hải quân ra xua đuổi, Trung Quốc lập tức phái Hải giám, Ngư chính là những loại tàu quân sự trá hình dưới vỏ bọc tàu công vụ (bán vũ trang, có vũ khí) ra “bảo vệ ngư dân” của họ và nằm lỳ tại đó luôn, không chịu rời đi, thực tế là một hành động kiểm soát bất hợp pháp. Điều này đã diễn ra tại Scarborough năm ngoái và đang diễn ra tại Bãi Cỏ Mây trong năm nay.
Thứ 3, trong trường hợp các bên liên quan, trong đó có Việt Nam, nếu làm căng bằng cách phái tàu chiến, tàu công vụ đối đầu với tàu Trung Quốc ở điểm tranh chấp có thể bùng phát thành xung đột, trong khi nếu cả 2 cùng thi gan chiếm đóng tại điểm đảo đó để canh chừng nhau thì lợi thế sẽ thuộc về Trung Quốc vì tàu họ to hơn, tiềm lực mạnh hơn, khả năng bám trụ sẽ dài hơi hơn.
Bài học tại Scarborough hồi năm ngoái là 1 minh chứng, và khi 2 bên thỏa thuận cùng rút tàu để giảm căng thẳng, thì ngay sau khi rút, Trung Quốc sẽ lập tức phái tàu quay trở lại điểm tranh chấp, xây dựng hàng rào ngăn cản tàu cá, tàu công vụ của đối phương ra vào khu vực này, từ đó tiến tới chiếm quyền kiểm soát phi pháp. Thủ đoạn này hiện đang lặp lại tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa.
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/So-voi-Hoang-Sa-thu-doan-cua-TQ-chiem-Truong-Sa-tham-doc-hon-nhieu-post119947.gd
PV: Điểm lại các sự kiện Trung Quốc đánh chiếm trái phép quyền kiểm soát một số điểm đảo, bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, 1995 cũng như bãi cạn Scarborough của Philippines hồi năm ngoái với vụ việc Bãi Cỏ Mây lần này, theo ông thủ đoạn của Trung Quốc có gì thay đổi so với trước?
TS.LS Hoàng Ngọc Giao: Đi vào phân tích cụ thể sự thay đổi trong thủ đoạn của Trung Quốc hòng xâm lấn, chiếm đoạt các điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam giữa thời điểm 1988, 1995, 2012 và hiện nay, tôi thấy Trung Quốc đang ngày càng trở nên thâm độc, nham hiểm và khó đối phó hơn.
Cụ thể, thời điểm năm 1988 Trung Quốc bất ngờ công khai sử dụng vũ lực đánh chiếm 6 điểm đảo, bãi đá của ta ở quần đảo Trường Sa gồm Đá Gạc Ma, Đá Chữ Thập, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Xu Bi, Đá Châu Viên.
Cũng như vụ Trung Quốc lợi dụng cuộc chiến tranh giải phóng đất nước của ta đang vào giai đoạn nước rút để âm thầm xâm lược, dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa năm 1974, hành động của phía Trung Quốc vào thời điểm đó hết sức bất ngờ, thô bạo và ngang nhiên với phương châm “cái lý thuộc về kẻ mạnh”.
Do nhiều nguyên nhân lịch sử ta để mất quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và 6 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa vào tay Trung Quốc năm 1988 trong khi Việt Nam vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh, thực lực hải quân còn yếu và đặc biệt là mặt trận thông tin không phổ biến như bây giờ.
Thời điểm đó ta không có Internet, truyền hình, báo đài cũng không phát triển như bây giờ nên Trung Quốc mặc nhiên làm càn mà ta không thể lên án mạnh mẽ và kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế.
Năm 1995 Trung Quốc lặp lại thủ đoạn này đối với Đá Vành Khăn cũng nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng thời điểm đó đang bị phía Philippines kiểm soát trái phép. Từ đó trở đi Trung Quốc ngày càng đầu tư mạnh cho việc phát triển hải quân - không quân, càng gần đây Bắc Kinh càng thể hiện rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà, chọn Biển Đông làm đột phá khẩu bành trướng xuống phía Nam, nhưng do quá trình toàn cầu hóa, thông tin phổ biến ngày một rộng rãi và ngày càng nhiều các cường quốc trên thế giới bày tỏ quan tâm và lợi ích của họ ở Biển Đông nên Trung Quốc không còn dám liều lĩnh làm càn như trước.
Tuy nhiên, do âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà không có gì thay đổi, Trung Quốc lại tìm ra những thủ đoạn mới thâm độc hơn, nham hiểm hơn và khó đối phó hơn.
Điển hình của thủ đoạn mới Trung Quốc sử dụng để bành trướng ở Biển Đông
- Trường Sa được thể hiện một cách điển hình qua “bài học Scarborough” với Philippines hồi năm ngoái 2012 và những gì đang diễn ra tại Bãi Cỏ Mây trong thời gian qua. Trung Quốc sử dụng kết hợp 3 lực lượng tạo thành vòng trong - vòng ngoài phối hợp chặt chẽ để gặm dần từng điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô ở Trường Sa. 3 lực lượng đó là tàu cá (trá hình), tàu công vụ bán vũ trang (quân sự trá hình) và tàu hải quân.
Thủ đoạn cụ thể của Trung Quốc, đầu tiên là xua tàu cá ra đánh bắt trái phép tại một số bãi ngầm, bãi cạn, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa hiện chưa có bên nào phái quân chốt giữ theo tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC quy định các bên tranh chấp không được làm thay đổi hiện trạng.
Nếu không có lực lượng chức năng của ta hay bất cứ bên nào tuyên bố chủ quyền như Philippines hoặc Malaysia, Brunei ngăn cản thì họ sẽ lấn tới xây dựng công sự, nhà nổi với cớ làm nơi trú ẩn cho ngư dân như đã diễn ra tại Đá Vành Khăn giai đoạn 1995 - 1999, thực tế là công sự quân sự và phái lính trá hình đồn trú trái phép.
Thứ 2, nếu các bên liên quan phản ứng bằng cách đưa tàu công vụ hoặc tàu hải quân ra xua đuổi, Trung Quốc lập tức phái Hải giám, Ngư chính là những loại tàu quân sự trá hình dưới vỏ bọc tàu công vụ (bán vũ trang, có vũ khí) ra “bảo vệ ngư dân” của họ và nằm lỳ tại đó luôn, không chịu rời đi, thực tế là một hành động kiểm soát bất hợp pháp. Điều này đã diễn ra tại Scarborough năm ngoái và đang diễn ra tại Bãi Cỏ Mây trong năm nay.
Thứ 3, trong trường hợp các bên liên quan, trong đó có Việt Nam, nếu làm căng bằng cách phái tàu chiến, tàu công vụ đối đầu với tàu Trung Quốc ở điểm tranh chấp có thể bùng phát thành xung đột, trong khi nếu cả 2 cùng thi gan chiếm đóng tại điểm đảo đó để canh chừng nhau thì lợi thế sẽ thuộc về Trung Quốc vì tàu họ to hơn, tiềm lực mạnh hơn, khả năng bám trụ sẽ dài hơi hơn.
Bài học tại Scarborough hồi năm ngoái là 1 minh chứng, và khi 2 bên thỏa thuận cùng rút tàu để giảm căng thẳng, thì ngay sau khi rút, Trung Quốc sẽ lập tức phái tàu quay trở lại điểm tranh chấp, xây dựng hàng rào ngăn cản tàu cá, tàu công vụ của đối phương ra vào khu vực này, từ đó tiến tới chiếm quyền kiểm soát phi pháp. Thủ đoạn này hiện đang lặp lại tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa.
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/So-voi-Hoang-Sa-thu-doan-cua-TQ-chiem-Truong-Sa-tham-doc-hon-nhieu-post119947.gd