Gọi là bù hệ số Cos phi. Cụ hình dung với điện xoay chiều, lý tưởng nhất là điện áp U và dòng điện I đồng pha với nhau. Nếu 2 "ông" này lệch pha nhau thì hiệu suất
truyền tải của lưới điện giảm, lệch càng nhiều thì hiệu suất càng giảm. Cái hệ số này thì chỉ có ông "nhà đèn" quan tâm thôi, vì việc truyền tải là việc của "ổng", còn người dùng thì hết nhiêu trả tiền bấy nhiêu
Thường các phụ tải của lưới điện dạng dạng cuộn dây (điện cảm) nên dòng điện I luôn luôn chậm pha hơn điện áp U một góc "phi" nào đó. Để bù lại việc này thì người ta lắp tụ bù cái góc "phi" này, vì đặc tính của tụ ngược với cuộn dây
. Đễ dễ hình dung (và tính toán) cái góc "phi" này, người ta dùng hàm lượng giác cos(phi) cho dễ.
Tuy nhiên cái này ở ta thường chỉ áp dụng trong công nghiệp, còn dân dụng chẳng ai quan tâm làm gì vì công suất tiêu thụ với mỗi hộ gia đình là quá bé so với 1 nhà máy
.
Còn ở "tây" thì họ quy định mỗi loại thiết bị điện bán ra phải đạt cos (phi) là bao nhiêu đó thì mới được phép bán (lý tưởng nhất cos (phi)=1 -là cái bếp điện dùng may so ấy
) do đó các thiết bị điện của họ hay có cái tụ bù đi kèm. Nếu cụ nào mua đèn tuýp của "tây" xịn loại 40W thường có cái tụ 8uF đi kèm, tuy nhiên về ta là ném hết
Còn ở ta, trước đây quy định Cos (phi) >0,73, giờ dư lào rồi em không để ý lắm
, do đó các nhà máy khi lắp đặt bắt buộc phải có tụ bù công suất, nếu cos (phi) nhỏ hơn quy định là bị phạt "tóe khói" luôn
(quảng cáo tý: em cũng phải đi lập trình lại khá nhiều cái tủ tụ bù này roài
)