Tại sao 0,1%*7000 tỷ = 81 tỷ mà không phải là 7 tỷ?
Ông Vũ và bà Thảo phải đóng hơn 80 tỉ đồng án phí
Chia sẻ
>>Tòa tuyên giao toàn bộ cổ phần Trung Nguyên cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ
>>Vụ ly hôn vợ chồng Trung Nguyên: Hơn 2.109 tỉ đồng là của ai?
>>Hơn 2 nghìn tỉ đồng của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên đã “bốc hơi”[/paste:font]
Chiều 27/3, TAND TPHCM đã tuyên án vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971, chồng của bà Thảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
Theo đó, tòa xác định, tổng cộng ông Vũ bà Thảo sở hữu cổ phần trị giá hơn 5.700 tỉ đồng trong các công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên. Theo nguyên tắc, việc chia tài sản chung là chia đôi có tính đến các yếu tố hoàn cảnh gia đình của vợ chồng, công sức đóng góp của hai bên trong việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung. Ai có đóng góp nhiều hơn được chia phần hơn.
Ông Vũ phải đóng 48 tỉ đồng tiền án phí.
"Căn cứ các tài liệu có cơ sở xác định, ông Vũ là người sáng lập cà phê Trung Nguyên nhờ vào tài sản là bán 2 căn nhà của bố mẹ và vay mượn tiền của nhiều người", HĐXX nhận định. Ông Vũ đứng tên giấy phép kinh doanh, phát triển công ty. Sau nhiều năm thay đổi, tăng vốn điều lệ, trải qua các giai đoạn phát triển, ông Vũ luôn giữ chức danh Chủ tịch và là người điều hành công ty. HĐXX đánh giá "công sức đóng góp của ông Vũ nhiều hơn". Từ khi thành lập doanh nghiệp, số lượng vốn góp của ông Vũ luôn nhiều hơn bà Thảo. Bà Thảo nuôi các con ăn học và thường xuyên ở nước ngoài chăm các con.
Tòa bác quan điểm của bà Thảo cho rằng ông Vũ nhiều năm liền mải mê thiền định mà không quan tâm đến công ty. Bởi, căn cứ vào báo cáo kiểm toán, tổng lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Trung Nguyên những năm đó đều duy trì phát triển. Do đó, HĐXX cho rằng "cần thiết giao cho ông Vũ quyền điều hành Trung Nguyên, có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của đương sự".
Chia cho ông Vũ phần hơn nhưng toà cũng xem xét đảm bảo cho công sức bà Thảo. Bà Thảo là người phụ nữ thông minh, có nhiều công sức trong việc chăm sóc 4 con ăn học và có nhiều công sức phát triển công ty. Tuy nhiên, toà chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nên để ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo. Ông Vũ có trách nhiệm trả tiền cho bà Thảo tương ứng với giá trị cổ phần sở hữu. Phương án này sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với hàng chục bất động sản, tòa ghi nhận sự thoả thuận của hai bên, giao cho ông Vũ sở hữu 6 nhà đất đang quản lý, trị giá hơn 350 tỉ đồng. Bà Thảo sở hữu 7 nhà đất trị giá hơn 375 tỉ đồng bao gồm căn nhà trên đường Tú Xương quận 3 - nơi bà và các con sinh sống. Bà Thảo có nghĩa vụ trả lại cho ông Vũ phần chênh lệch 12,5 tỉ đồng.
Bà Thảo đóng 33 tỉ đồng án phí.
Về tài sản là tiền, vàng trị giá 1.764 tỉ đồng (thay vì 2.109 tỉ đồng) bà Thảo đứng tên tại ngân hàng, HĐXX xác định đây là tài sản chung và bà Thảo phải chịu trách nhiệm. Cả 2 đều không đưa ra được các chứng cứ chứng minh là tài sản riêng, cũng như đã sử dụng vào việc gì. Vì vậy, theo nguyên tắc sẽ chia đôi nhưng có tính đến công sức đóng góp của các bên. Tòa tuyên tiếp tục giao cho bà Thảo quản lý số tiền này và cấn trừ vào số cổ phần ông Vũ nhận lại từ bà Thảo.
Theo HĐXX, tổng cộng tài sản chung của bà Thảo ông Vũ sau khi trừ bất động sản là hơn 7.000 tỉ đồng. Chia theo tỷ lệ 60/40 ông Vũ được nhận số tài sản trị giá tương đương 4.000 tỉ, bà Thảo hưởng hơn 3.000 tỉ. Hiện bà Thảo đang quản lý số tiền trị giá hơn 1.764 tỉ đồng tại ngân hàng, do đó sau khi cấn trừ ông Vũ có nghĩa vụ thanh toán cho bà Thảo thêm 1.220 tỉ đồng.
Về án phí ly hôn, bà Thảo phải chịu 300.000 đồng và 33 tỉ đồng án phí chia tài sản. Ông Vũ phải nộp 48 tỉ đồng.
Theo quy định với tranh chấp tài sản trong vụ án dân sự có giá trị tài sản trên 4 tỉ đồng, mỗi bên đương sự sẽ phải nộp tiền án phí cho Nhà nước là 112 triệu đồng và 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỉ đồng. Đây là vụ án có mức án phí cao kỷ lục từ trước đến nay ở Việt Nam.