Trích luôn trong bài cụ đưa:
"Chuyến hành trình gây ấn tượng không chỉ bởi ý nghĩa là Tập đoàn Trung Nguyên muốn truyền tải, bên cạnh đó người ta xôn xao nhiều hơn khi những chiếc Bugatti, Lamborghini hay Ferrari dán đầy những logo của Trung Nguyên.
nhung khoan chi tang dot bien cua trung nguyen trong giai doan bien dong quyen dieu hanh
Dàn siêu xe của Trung Nguyên trên đường phố HCM (Ảnh: Zing.vn)
Ngoài chi tiền mua xe, một trong những chi phí tăng rất mạnh trong giai đoạn 2014 – 2017 của Trung Nguyên chính là chi phí nhân công và nhân viên lao động. Năm 2014, số tiền chi ra là khoảng 170 tỷ đồng; năm 2015 chi phí này tăng thêm 43 tỷ đồng và năm 2016 thêm gần 80 tỷ đồng. Đến năm 2017, chi phí này giảm nhẹ.
Điều đáng nói ở chỗ, tổng tiền lương lao động thì tăng tuy nhiên số nhân công lại không biến động nhiều. Nếu tính bình quân, năm 2014, thu nhập/lao động của Tập đoàn Trung Nguyên là 15,9 triệu đồng/tháng thì đến năm 2016 đã tăng lên 21,9 triệu đồng/tháng, tức tăng 38% trong vòng 2 năm"
Hai nguyên nhân chính tăng chi phí : làm thương hiệu và tăng lương người lao động
Làm thương hiệu: Cụ có thấy các thương hiệu luôn gắn với người nổi tiếng không? Tùy định vị thương hiệu mà thuê người nổi tiếng theo tầm. Các thương hiệu nhỏ gắn vào các thương hiệu lớn, đình đám để nâng tầm bản thân lên. Trong 2 cách đó mua xe sang để quảng bá khá hiệu quả vì xe rất bền, tầm ảnh hưởng thương hiệu của các dòng xe này rất mạnh với đa số mọi người (kể cả đối với người dân ở các nước phát triển) ... Từ đó định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng theo cách mình mong muốn. Vd để cụ thấy khác biệt. Thay vì sài siêu xe, a Vũ cho hàng loạt xe đạp bán rong xấu xấu bẩn bẩn, không có mẫu mã riêng biệt mỗi cái một kiểu gắn logo TN rong ruổi khắp các ngõ phố...khách hàng sẽ nghĩ gì về TN, có bao giờ nghĩ đó là một thương hiệu lớn, uy tín và chất lượng không? Hay là hỏi nhau TN bây giờ mạt đến thế này cơ à?
Về lương, tăng lương cho người lao động là một việc làm hết sức ý nghĩa và nhân văn, Nhà nước và XH luôn ủng hộ. Từ đó khuyến khích người lao động làm việc và cống hiến. Gián tiếp giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh. Cụ có biết vụ 1 công nhân vì bất mãn đã cho c*t vào vài hộp tôm đông lạnh xuất Nhật không? Vì việc đó mà cty đó gần như phá sản, sản phẩm tôm VN xuất khẩu sang Nhật bị kiểm tra 100% hay vụ người Việt vì gét chủ nhét kim vào quả dâu tây khiến cả ngành dâu tây của Úc lao đao đến giờ chưa khôi phục được. Yếu tố con người tối quan trọng trong hoạt động bất kỳ doanh nghiệp nào.
Cụ đi làm có muốn lương cao không? Lương cao thì có thấy yêu công việc và sợ mất việc không? Yêu việc và sợ mất việc thì cụ phải làm sao???
Làm ăn lâu dài không phải chỉ nhìn vào lợi nhuận trước mắt. Cái câu "mục tiêu doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận" nay đã lỗi thời. Các chi phí theo thời điểm lớn, nhưng về lâu dài duy trì được vị thế, tăng giá trị thương hiệu từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận (quan trọng là vẫn có lãi tương đối lớn chứ không bị lỗ, năm 214 thì nó là trường hợp đặc biệt dồn lãi từ nhiều năm trước)