[Funland] Thớt tổng hợp về tất cả những gì liên quan đến Trung Nguyên

HenryFord

Xe điện
Biển số
OF-33088
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,531
Động cơ
514,534 Mã lực
Bác tưởng Ngọc hoàng, Diêm vương không thích siêu xe à, bác tưởng Tôn Ngộ Không chỉ thích cân đẩu vân thôi à ??? Bác nghĩ đến xin 1 ngôi chùa thì Quan Âm Bồ Tát sẽ cho bác à ??? Qua ở cõi khác nhưng đừng bao giờ nghĩ Qua là 1 thằng ngu.
Không ạ, em không bảo ai ngu bao giờ ạ. Chỉ là thắc mắc tý về người cõi trên thôi ạ.
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
4,353
Động cơ
437,148 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thằng chồng cũng dùng truyền thông choảng vợ. Thớt này là một ví dụ.
Thớt này thì em ko rõ, vì có thể chỉ là cc ấy tò mò. Cũng có thể là ck phản công lại vk.

Chuyện nhà người ta cũng ko nên đi sâu quá.
Bên ngoài em oánh giá mợ này tham quá, mà mục đích chính là giành quyền kiểm soát/ hoặc trả thù lão Vũ. Lão này chỉ có mục đích là khuếch trương TN ra TG mà thồi. Bệnh vĩ cuồng và sùng bái bản thân thì rõ rồi. Nhưng ít raTN vẫn còn tốt đẹp. Mợ này chiếm TN, e ko nghĩ TN sẽ phát triển.

Việc em mợ này, và cả người nhà mợ ấy vẫn theo anh Vũ, thì có thể nói lên nhiều điều cụ ạ.
 

vuronaldo05

Xe tải
Biển số
OF-560954
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
302
Động cơ
153,000 Mã lực
Tuổi
34
Cụ auto chém mà không thèm đọc, cụ gg điều 36 Luật hôn nhân và gia đình nhé :))
"Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản."

Cụ đọc hiểu như thế nào vậy cụ?
Đưa tài sản chung vào kinh doanh và để cho 1 người có toàn quyền với số tài sản đó thì mới cần "thỏa thuận" này
Đọc hiểu chửa cụ?

Đọc và ngẫm nhiều hơn trước khi nói bừa đi cụ:
"Thấy cụ miệng nói đạo lý nhà Phật nhưng tâm còn sân si nhiều nhỉ
Ở đâu ra cái luật "Hôn nhân và gia đình" quy định đem tài sản chung ra kinh doanh thì 2 vc phải thoả thuận bằng văn bản vậy cụ?

Cái gì cần "làm của riêng" mới cần phải thỏa thuận và chứng minh, nếu không thì mặc định tất cả là tài sản chung của 2 vc"
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyenkimtrung

Xe máy
Biển số
OF-617844
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
93
Động cơ
117,840 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Hà Nội
Sao em nghe giống giọng a Đẩu nhà mình thế nhỉ
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Cụ lạ thật luật nó thế rồi toà nó xử theo cái luật đang có, cụ vặn vẹo sao luật không thế này mà lại thế kia thì toà nó trả lời cụ thế nào? Nếu hai bên tự thoả thuận được thì không sao còn hai bên không thoả thuận được thì toà nó phải căn cứ luật để xử, khi đó chị T có khi còn chả được mức a V đã từng offer để hoà giải. Chính vì vậy chị T khi thấy việc gây sức ép để đi đến một thoả thuận có lợi không được nên lại xin rút. Tuy nhiên a V giờ a cay rồi nên quyết cạn tàu ráo máng cứ theo luật để làm không hoà giải gì nữa.
Em đang nói theo cái lý nghe hơi nồi chõ của cụ em mình trên này, cụ ạ. Có ai ở đây biết đếch nội tình thế nào đâu? Vậy nói lý là vợ có tham không? Chồng có tốt không? Nói không tin, nhìn thì biết, có gì đâu?
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
4,353
Động cơ
437,148 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
A vũ của em thì đỉnh cao rồi. Lên cả táo quân cơ mà :))
Cụ lội lại quả táo quân năm trc đi. Anh Kiên nhà em còn nổi hơn nhiều

<iframe width="517" height="388" src="
" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

 

hoangme8989

Xe buýt
Biển số
OF-409947
Ngày cấp bằng
12/3/16
Số km
805
Động cơ
230,870 Mã lực
Em thấy video hay chia sẻ ạ, nếu người ta bảo anh hâm thì em mong VN ta có nhiều người hâm như anh ấy. :D
 

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Giả sử như chưa lập văn bản thoả thuận tài sản riêng/chung, như cụ nói - cái này em chưa đọc chi tiết nên mặc định cụ nói là đúng, thì lỗi ở đây cũng có thể quy về làm thiếu hồ sơ, thủ tục trong quá trình thành lập và quản lý doanh nghiệp. Làm thiếu thì làm bổ sung, trước chưa lập thì giờ xem xét nguồn tài sản, lập bổ sung thôi. Thích phạt gì thì mang Luật Doanh nghiệp, Luật khỉ ho cò gáy gì liên quan ra mà tra soát, mà áp dụng điều khỏan liên quan để điều chỉnh. Nhưng không thể phủ nhận một tài sản thuộc về công dân được bảo hộ bởi Luật pháp, là không thuộc về họ, chỉ vì họ THIẾU HIỂU BIẾT, họ SƠ XUẤT LÀM THIẾU HỒ SƠ THỦ TỤC. Ngòai kia sai, thiếu, đầy ra kia kìa. Xử mà dễ thế thì vay mượn thẳng thừng như các thằng Ngân hàng ngoài kia không chổng vó lên kiện bao nhiêu năm không thu nổi nợ.
Đâu liên quan gì phạt vạ ở đây? Ví dụ như cụ cho người khác mượn tiền mà không có giấy nợ sau đó nó không trả nợ thì toà không có trách nhiệm đi tìm bằng chứng là nó có nợ để xử cho cụ thắng :))
 

avn

Xe điện
Biển số
OF-64760
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,980
Động cơ
448,353 Mã lực
Khi Anh Vũ nói về tư thế giao hợp em kết luận anh là người cổ điển, truyền thống ạ.
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,823
Động cơ
174,726 Mã lực
Biết đâu ông ấy khai mở được cái nhãn quan nào đó thì sao,như con mắt thứ 3 ấy.Mọi cái đều có thể xảy ra chứ,đến lúc nào đó thì sẽ là nhà triết học,nhà ngoại cảm ĐLNV..
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
9,498
Động cơ
367,009 Mã lực
một thằng cha tan cửa nát nhà, một thằng cha vào tù ra tội
cụ mang ra so sánh làm gì?
 

QL72

Xe buýt
Biển số
OF-549369
Ngày cấp bằng
7/1/18
Số km
517
Động cơ
162,590 Mã lực
Tuổi
52
Theo e hiểu: nhà vợ có điều kiện về kinh tế, khi lập công ty cafe thì gia đình nhà vợ bỏ ra là chủ yếu( trước đây kinh danh vàng bạc đá quí). Tuy nhiên, khi phân chia thì 50-50 là chuẩn. Có thể ông chồng tính toán,gây dựng thành công thương hiệu là rất tốt. Cuộc đời chia tay vì nghèo( quá túng thiếu), lại có cuộc chia tay không phải vì tiền mà vì cái bản ngã( tôi) quá lớn,có cuộc chia tay vì tình dục ( vì cái lày thì quá yếu).
 

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
"
Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản."

Cụ đọc hiểu như thế nào vậy cụ?
Đưa tài sản chung vào kinh doanh và để cho 1 người có toàn quyền với số tài sản đó thì mới cần "thỏa thuận" này
Đọc hiểu chửa cụ?
Nó mà đơn giản vậy thì ai cũng hiểu, copy cho cụ xem lại nè. Lần sau muốn chém thì đọc trước nhé :))

Vấn đề phân chia ts của 2 bên chưa có tiếng nói chung ở tỷ lệ cổ phần TN sau khi chia, bên bà Thảo khẳng định toàn bộ là ts chung trong thời kỳ hôn nhân nên tỷ lệ là 5/5, bên ông Vũ khẳng định ông Vũ có công hơn nên 7/3 (không hiểu có căn cứ vào ts chung, riêng hay không nhưng không thấy nhắc đến). Nếu chỉ nhìn con số 7/3 rất khó chấp nhận vì rất mơ hồ vậy tại sao không vận dụng đúng theo căn cứ PL xem ntn? Mấu chốt vấn đề là trong tổng số cổ phần của cả 2 thì cái nào là ts chung cái nào là ts riêng? Tài sản chung sẽ chia đều còn ts riêng của ai trả nấy. Đã có rất người hiểu cổ phần phát sinh trong thời kỳ hôn nhân auto là ts chung giống như BĐS, vấn đề không đơn giản như vậy :))

Theo Luật doanh nghiệp

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
3. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.


Theo khoản 2 điều 4 Luật doanh nghiệp thì ông Vũ và bà Thảo đều là cổ đông của Cty CP đầu tư Trung Nguyên (ông Vũ có 61,66% và bà Thảo có 30% CP) và đồng thời cũng là cổ đông của Cty CP tập đoàn Trung Nguyên (ông Vũ có 20% và bà Thảo có 10% CP).

Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.


Theo điểm c,d khoản 1 điều 110 Luật doanh nghiệp thì ông Vũ và bà Thảo có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản là số vốn đã góp vào doanh nghiệp (quyền sở hữu).

Theo Bộ luật dân sự

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.


Theo điều 158; khoản 2,3 điều 213 thì ông Vũ và bà Thảo có quyền ngang trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung hoặc thoả thuận cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

=> Số cổ phần ông Vũ và bà Thảo đang tranh chấp có thể là ts chung được thoả thuận uỷ quyền cho người còn lại góp vốn kinh doanh cũng có thể ts riêng của mỗi người (ngược với các loại tài sản khác trong thời kỳ hôn nhân nếu không có giấy tờ chứng minh là ts riêng thì auto là ts chung của 2 vc) -> Để chứng minh cổ phần là ts chung cần có thoả thuận uỷ quyền.

Vấn đề đặt ra là việc thoả thuận, uỷ quyền ntn để giải quyết khi có nảy sinh vấn đề tranh chấp?


Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh

Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.


=> Theo điều 36 Luật hôn nhân và gia đình thì nếu tài sản chung được được đưa vào kinh doanh phải có thoả thuận và "Thoả thuận này phải lập thành văn bản" -> Mấu chốt ở đây

+ Tóm lại :
tài sản nào là ts chung chia đôi (không cần so đo công sức tạo dựng), ts riêng nếu thoả thuận không được thì của ai người nấy nhận. Trong trường hợp cụ thể là cổ phần TN thì lần góp vốn nào có văn bản thỏa thuận ủy quyền (đưa tài sản chung vào kinh doanh) thì là ts chung còn ngược lại là ts riêng (ví dụ năm 2005 bà Thảo góp vốn vào TN 3 tỷ đồng nhưng phía ông Vũ không có giấy tờ nào chứng minh là ts chung được thỏa thuận ủy quyền thì hiển nhiên đó là ts riêng của bà Thảo, phía LS của bà Thảo cũng đã dùng chứng cứ này để chứng minh việc bà Thảo có công với TN là sự thật :)) )
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Đâu liên quan gì phạt vạ ở đây? Ví dụ như cụ cho người khác mượn tiền mà không có giấy nợ sau đó nó không trả nợ thì toà không có trách nhiệm đi tìm bằng chứng là nó có nợ để xử cho cụ thắng :))
Nói lý thuyết ấy, nói Luật ấy, cũng không chỉ mang một Luật ra tham chiếu được.

Đây là vụ án ly hôn, nhưng liên quan không chỉ đến Luật hôn nhân gia đình, còn có Luật dân sự, Luật doanh nghiệp... bất cứ cái gì có thể dẫn chiếu để làm lợi/gây khó khăn cho mỗi bên. Bà Thảo tự làm luật sư cho mình là tốt nhất, tham khảo cái gì chưa đọc hết, chưa nắm hết thôi. Chứ luật sư nào có hàng chục năm kinh nghiệm kinh doanh, nằm trong ruột Trung Nguyên như bà, để bảo vệ cho bà tốt hơn bà được?

Chả cay cú mà làm gì, em vẫn nói, chỉ cần tỉnh táo. Không bõ, không chấp thì thôi, chứ cần làm đến cùng, chơi ván cuối, thì cũng chưa biết thế nào.
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,058
Động cơ
1,514,031 Mã lực
Anh Kiên rất giỏi trong khoản tề gia. Vợ rất đẹp nhưng vẫn chờ chồng đang thụ án 30 năm tù.
 

hoangme8989

Xe buýt
Biển số
OF-409947
Ngày cấp bằng
12/3/16
Số km
805
Động cơ
230,870 Mã lực

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
4,581
Động cơ
275,799 Mã lực
Tuổi
48
Cụ cứ đặt trường hợp mình không điên mà vk cứ bảo điên và bô lô bo la cho toàn thế giới biết thì có bức xúc không? :))
Bây giờ vợ cụ bỏ đi lên núi sống 4 năm, xong về nhà tuyên bố đã giao tiếp được với cõi trên và có sứ mệnh giải cứu thế giới.

Hỏi câu thật lòng là cụ có vãi lái mà tìm cách đưa vợ đi khám không?

Nếu có thì cụ giống chị Thảo đấy.

Nếu không thì chúc mừng cụ, hai vợ chồng cụ cùng là người cõi trên :))
 

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Nói lý thuyết ấy, nói Luật ấy, cũng không chỉ mang một Luật ra tham chiếu được.

Đây là vụ án ly hôn, nhưng liên quan không chỉ đến Luật hôn nhân gia đình, còn có Luật dân sự, Luật doanh nghiệp... bất cứ cái gì có thể dẫn chiếu để làm lợi/gây khó khăn cho mỗi bên. Bà Thảo tự làm luật sư cho mình là tốt nhất, tham khảo cái gì chưa đọc hết, chưa nắm hết thôi. Chứ luật sư nào có hàng chục năm kinh nghiệm kinh doanh, nằm trong ruột Trung Nguyên như bà, để bảo vệ cho bà tốt hơn bà được?

Chả cay cú mà làm gì, em vẫn nói, chỉ cần tỉnh táo. Không bõ, không chấp thì thôi, chứ cần làm đến cùng, chơi ván cuối, thì cũng chưa biết thế nào.
Thì cũng chém gió thôi chứ có ai biết hồ sơ nó ntn đâu mà phán chính xác được? :))
 

vuronaldo05

Xe tải
Biển số
OF-560954
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
302
Động cơ
153,000 Mã lực
Tuổi
34
Nó mà đơn giản vậy thì ai cũng hiểu, copy cho cụ xem lại nè. Lần sau muốn chém thì đọc trước nhé :))

Vấn đề phân chia ts của 2 bên chưa có tiếng nói chung ở tỷ lệ cổ phần TN sau khi chia, bên bà Thảo khẳng định toàn bộ là ts chung trong thời kỳ hôn nhân nên tỷ lệ là 5/5, bên ông Vũ khẳng định ông Vũ có công hơn nên 7/3 (không hiểu có căn cứ vào ts chung, riêng hay không nhưng không thấy nhắc đến). Nếu chỉ nhìn con số 7/3 rất khó chấp nhận vì rất mơ hồ vậy tại sao không vận dụng đúng theo căn cứ PL xem ntn? Mấu chốt vấn đề là trong tổng số cổ phần của cả 2 thì cái nào là ts chung cái nào là ts riêng? Tài sản chung sẽ chia đều còn ts riêng của ai trả nấy. Đã có rất người hiểu cổ phần phát sinh trong thời kỳ hôn nhân auto là ts chung giống như BĐS, vấn đề không đơn giản như vậy :))

Theo Luật doanh nghiệp

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
3. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.


Theo khoản 2 điều 4 Luật doanh nghiệp thì ông Vũ và bà Thảo đều là cổ đông của Cty CP đầu tư Trung Nguyên (ông Vũ có 61,66% và bà Thảo có 30% CP) và đồng thời cũng là cổ đông của Cty CP tập đoàn Trung Nguyên (ông Vũ có 20% và bà Thảo có 10% CP).

Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.


Theo điểm c,d khoản 1 điều 110 Luật doanh nghiệp thì ông Vũ và bà Thảo có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản là số vốn đã góp vào doanh nghiệp (quyền sở hữu).

Theo Bộ luật dân sự

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.


Theo điều 158; khoản 2,3 điều 213 thì ông Vũ và bà Thảo có quyền ngang trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung hoặc thoả thuận cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

=> Số cổ phần ông Vũ và bà Thảo đang tranh chấp có thể là ts chung được thoả thuận uỷ quyền cho người còn lại góp vốn kinh doanh cũng có thể ts riêng của mỗi người (ngược với các loại tài sản khác trong thời kỳ hôn nhân nếu không có giấy tờ chứng minh là ts riêng thì auto là ts chung của 2 vc) -> Để chứng minh cổ phần là ts chung cần có thoả thuận uỷ quyền.

Vấn đề đặt ra là việc thoả thuận, uỷ quyền ntn để giải quyết khi có nảy sinh vấn đề tranh chấp?


Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh

Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.


=> Theo điều 36 Luật hôn nhân và gia đình thì nếu tài sản chung được được đưa vào kinh doanh phải có thoả thuận và "Thoả thuận này phải lập thành văn bản" -> Mấu chốt ở đây

+ Tóm lại :
tài sản nào là ts chung chia đôi (không cần so đo công sức tạo dựng), ts riêng nếu thoả thuận không được thì của ai người nấy nhận. Trong trường hợp cụ thể là cổ phần TN thì lần góp vốn nào có văn bản thỏa thuận ủy quyền (đưa tài sản chung vào kinh doanh) thì là ts chung còn ngược lại là ts riêng (ví dụ năm 2005 bà Thảo góp vốn vào TN 3 tỷ đồng nhưng phía ông Vũ không có giấy tờ nào chứng minh là ts chung được thỏa thuận ủy quyền thì hiển nhiên đó là ts riêng của bà Thảo, phía LS của bà Thảo cũng đã dùng chứng cứ này để chứng minh việc bà Thảo có công với TN là sự thật :)) )
Nhắc lại 1 lần nữa:
"Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản."

Đưa tài sản chung vào kinh doanh và để cho 1 người có toàn quyền với số tài sản đó thì mới cần "thỏa thuận" này

Có "thỏa thuận" nào giữa Vũ và Thảo về phân định chung riêng những cái "vốn" đó chưa, nếu chưa thì tất cả đều coi là tài sản chung của 2 vc

Hiểu chửa cụ?
 

Xe Tăng 390

Xe tăng
Biển số
OF-363116
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,816
Động cơ
275,721 Mã lực
Thảo làm CEO 16 năm đó, đến 2014 thì thằng chém gió lấy vị trí chủ tạch ủ mưu gạt bỏ vk ra cụ nhé với lý do đưa TN lên tầm cao mới.
Để chứng minh ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người đầu tiên và duy nhất sáng lập và xây dựng thương hiệu Trung Nguyên, luật sư Hoàng Hữu Nhân, bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ nêu một số căn cứ pháp lý. Trước hết là các giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước cấp cho Trung Nguyên từ ngày đầu thành lập.

Theo đó, Giấy phép đăng ký kinh doanh đầu tiên năm 1996 được cấp mang tên ông Đặng Lê Nguyên Vũ (ngoài ông Vũ đứng đơn xin phép kinh doanh còn có bốn người bạn đều là sinh viên). Đăng ký thay đổi kinh doanh ngày 27/11/2000 ngoài ông Vũ thì Trung Nguyên bổ sung thêm thành viên ban quản trị là ông Đặng Mơ sinh năm 1946 (là cha đẻ của ông Vũ) vừa là Ủy viên ban quản trị kiêm Phó Giám đốc Trung Nguyên Cà phê. Và lúc này vốn điều lệ tăng lên 3 tỷ đồng. Tới Đăng ký thay đổi kinh doanh lần thứ 5 ngày 2/10/2002 ngoài việc bổ sung vốn lên 14,4 tỷ đồng và thành lập chi nhánh ở xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng thì Trung Nguyên vẫn chỉ có hai thành viên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và ông Đặng Mơ.

Đến ngày 2/12/2002 từ loại hình kinh doanh Hợp tác xã, Trung Nguyên Cà phê chuyển đổi lên Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên, vốn điều lệ 16 tỷ đồng. Thời điểm này cũng chỉ có hai thành viên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ, là người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc. Thành viên và là Phó Tổng Giám đốc là ông Đặng Mơ. Ngoài trụ sở chính đặt tại số 268 Nguyễn Tất Thành, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên còn thành lập 4 chi nhánh ở TP.HCM; Hà nội; Cần Thơ và Lâm Đồng.

Sau khi thành lập Trung Nguyên Cà phê năm 1996, vào năm 1998 (tức 2 năm sau) ông Vũ mới kết hôn với bà Thảo, nhưng mãi đến 8 năm sau - chính xác là đến ngày 12/4/2006 khi thành lập CTCP Trung Nguyên (trên cơ sở là Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên, sau đổi tên thành CTCP Tập đoàn Trung Nguyên), bà Thảo mới tham gia là cổ đông.

Và cho đến Đăng ký thay đổi lần thứ 22 ngày 10/6/2014, với vốn điều lệ công ty là 2.500 tỷ đồng; bà Thảo cũng chỉ chiếm tỉ lệ 28% cổ phần; ông Vũ chiếm 51%; ông Đặng Mơ chiếm 10%; CTCP Cà phê Trung Nguyên chiếm 9% và ông Đặng Nhật Quang chiếm 2%.

Luật sư của ông Vũ cũng dẫn chứng thêm những căn cứ để chứng minh người sáng lập ra Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên duy nhất chỉ có ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Đó là các “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” do Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp các năm 2000, 2003 và 2005 cho “Chủ giấy chứng nhận: Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên”... Xí nghiệp cà phê Trung Nguyên hay Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên đều do duy nhất ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập, làm chủ.

“Qua chứng minh trên cũng là minh chứng khẳng định bà Thảo cho rằng mình là người đồng sáng lập ra Trung Nguyên là không đúng”, luật sư nêu.

Luật sư cho biết, năm 2006 (chính xác là ngày 8/5/2006 theo QĐ 01/06/ QĐBN do Tổng Giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ ký) bà Thảo mới tham gia điều hành Trung Nguyên. Và cho đến ngày 13/4/2015 bà Thảo bị cách chức Phó Tổng Giám đốc. Như vậy bà Thảo chỉ tham gia điều hành 9 năm/ 22 năm.

Như vậy yêu cầu của ông Vũ được hưởng 70% trong khối tài sản chung của vợ chồng là cổ phần ở các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên theo chúng tôi là hoàn toàn hợp tình, hợp lý.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top