Hôm nay tôi được nghỉ buổi chiều, rãnh rổi xin phép chia sẻ với các bạn về việc lái xe ở Mỹ.
Sống ở Mỹ mà không có bằng lái, không có xe hơi thì cũng giống như như người bị cụt chân. Nước Mỹ khác với châu Âu là các phương tiện giao thông công cộng rất thiếu vắng và bất tiện ( trừ những thành phố lớn như New York, Chicago). Lý do là vì nước Mỹ quá rộng lớn, nên chính phũ cũng không đầu tư quá nhiều được vào giao thông công cộng (xe điện, xe buýt, xe lửa) như ở bên châu Âu (già cỗi). Thay vào đó chính phũ đầu tư vào việc xây dựng đường xá và hệ thống đường freeway cho người dân Mỹ tự lái xe ngược xuôi hàng ngày trên các con đường đó. Hệ thống đường xá nước Mỹ quá tốt và dân California tự hào có hệ thống đường sá và biển báo giao thông tốt nhất nước Mỹ. Bạn cứ nhìn bảng tốc độ cho phép trong thành phố là 45 miles (70km)/ giờ là đũ biết đường xá rộng rãi và an toàn như thế nào
Ảnh chụp từ trên cao freeway 20
Dân Mỹ không sống tập trung với mật độ dày đặc như ở Hà Nội và Sài Gòn . Tiêu chuẩn nhà cửa phải theo qui định (cách xa hàng xóm bao nhiêu mét, có sân rộng bao nhiều v.v..) mới được xây cất. Ngoài ra khu thương mại là khu dành cho mua bán, dịch vụ không cho phép ở lại, cư ngụ qua đêm. Thí dụ bạn có 1 cửa hàng , ban ngày bạn từ nhà lái xe tới tiệm để bán hàng, tối đến bạn phải khóa cửa hàng lại và đi về nhà . Do vậy nếu một người Mỹ nào mà chỉ phải lái xe dưới 1/2 tiếng đồng hồ ( khoãng 30, 40 km) để đi làm hoặc đi thăm người thân thì anh ta được coi là may mắn vì có chổ làm gần nhà, hoặc ở gần người thân. Còn trung bình thì người Mỹ phải lái xe gần 1 tiếng để tới chổ làm. Do vậy trong cuộc sống người Mỹ bỏ rất nhiều thời giờ để rong ruỗi trên đường.
Một vấn đề khác thuộc về văn hoá Mỹ. Lái xe ở Mỹ không đơn thuần chỉ là lái xe mà còn một sự enjoy. Có một chiếc xe hơi, dù cho có cũ đi chăng nữa, cũng là biểu hiện cho sự trưởng thành, văn minh và tự do, không còn phụ thuộc vào ai, tăng cường khả năng di chuyển xa của mình (rất cần thiết khi xin việc!), cũng như thể hiện phần nào cá tính của mình... Ngay từ lúc nhỏ, mọi đứa trẻ Mỹ đều đã chọn sẵn cho mình một kiểu xe, với màu sắc cụ thể. Gần tới 16 hoặc 18 tuổi là chúng nó tự kiếm job làm thêm để dành tiền mua xe. Bé gái con của tôi ngay từ khi lên 2 tuổi đã cực kỳ yêu thích những chiếc xe có màu vàng, cứ đi đường thấy xe nào màu vàng là nó nhắc nhở tôi: “ Mai mốt , con lớn, bố mua cho con chiếc xe màu vàng nhé”. Trẻ con từ bé đã phải rong ruổi trên xe cùng bố mẹ ( tới nhà trẻ, tới trường) , chúng ngồi khoan thai từ băng ghế phía sau quan sát, học hỏi một cách vô thức cách bố mẹ chúng tham gia giao thông trên đường , nên nề nếp văn hóa giao thông ( nhường đường, change lane , cách ra vào đường cao tốc ,nhường đường người đi bộ, nhường xe khác ) đã thấm vào máu thịt của chúng suốt mười mấy năm, nên khi tới tuổi được phép lái xe là chúng lái rất tốt và có văn hóa.
Một số điểm đáng lưu ý về việc lái xe ở Mỹ
1/ Tuổi để lấy bằng lái là 18 tuổi nhưng trên 16 tuổi cũng có thể thi lấy bằng lái (với điều kiện được cha, mẹ cho phép). Đặc biệt bằng lái ở Mỹ cũng là chứng minh nhân dân. Trên đó có nhiều thông tin cá nhân như : chiều cao, cân nặng, màu tóc, màu mắt. Phía sau có vệt từ tính (giống như thẻ tín dụng ) cho phép cảnh sát đưa vào máy quét để kiểm tra nhân thân người đó. Nhiều năm trước tôi dùng bằng lái này để băng qua biên giới sang những nước láng giềng như MEXICO chơi vài ngày.
2/ Luật giao thông cho phép vượt cả bên trái lẫn bên phải, cả trong phố và trên freeway.
3/ Lái xe luôn nhường đường cho người đi bộ trong bất cứ trường hợp nào. Đặc biệt những nơi có biển SCHOOL ZONE trường học, PEDESTRIAN dành cho người đi bộ, thì qui định tốc độ rất nghiêm khắc. Và chỉ cần thấy người đi bộ đang đứng ở làn đường đi bộ ngang đường là các xe ở cả 2 chiều bắt buộc phải dừng lại. Ở mỗi ngã tư có nút bấm qua đường dành cho người đi bộ, khi đèn dành cho người đi bộ sáng lên là cã 2 chiều xe phải dừng lại chờ cho người đi bộ băng qua hết con đường , xe mới được chạy tiếp.
4/ Khi gặp xe cứu thương cứu hỏa, xe cảnh sát đang làm nhiệm vụ (có hú còi) thì tất cả các xe phải dừng lại và cặp sát lề để tránh đường. Bao nhiêu năm ở Mỹ tôi đã thấy có những trường hợp vượt đèn đỏ, change lane ẩu, cán stop sign, nhưng chưa thấy ai dám vi phạm việc này. Hể nghe tiếng còi hụ là dòng xe cộ đang lưu thông lập tức tấp vào sát lề phải để chờ cho xe ưu tiên lướt qua.
5/ Khi bạn lái xe mà nhìn gương chiếu hậu thấy xe cảnh sát nhấp nháy đèn xanh đỏ ( thường thì họ không nhấp nháy đèn) là bạn thấy mệt rồi đó, bạn đang bị họ yêu cầu dừng lại để làm việc.
Lúc này bạn phải giãm tốc độ, từ từ tấp vào lề , tắt máy xe, ngồi yên , hai tay phải để lên trên vô lăng ( điều này rất quan trọng). Một nguyên tắc cần nhớ là : khi bị xe cảnh sát stop lại thì phải ngồi im trên xe để hai tay trên tay lái cho cảnh sát thấy rõ hai tay của mình (vì ở Mỹ ai cũng có quyền có súng nên cảnh sát họ rất sợ bị bắn bất ngờ), chờ khi họ yêu cầu lấy giấy tờ thì mới lấy giấy tờ trình cho họ. Tuyệt đối không được rời xe, khi cảnh sát không yêu cầu. Nếu không tuân thủ các qui tắc này thì bạn rất có thể bị bắn. Thí dụ bạn đột ngột chồm sang hộc đựng găng tay (để lấy giấy tờ), nhưng cảnh sát tưởng là bạn lấy súng, gặp phải tay cảnh sát nhát gan, anh ta sẽ nổ súng trước để tự vệ.
6/ Lái xe khi say rượu được gọi tắt là DUI (drive under infulence) là một tội hình sự (phải ra tòa). Phạt giam tới 3 tháng phạt tiền có thể tới 10.000 USD. Tái phạm nhiều lần sẽ bị tước bằng lái vĩnh viễn . Nồng độ rượu trong máu trên 8 phần ngàn thì bị xem là say rượu ( khoãng 2 chai bia hoặc 1 ly rượu trong vòng 1 tiếng đồng hồ).
Cảnh sát phạt thẳng tay, với tội lái xe trong lúc say rượu (DUI) nên "dân nhậu" chỉ còn cách là "thuyền chìm tại bến", uống rượu ở đâu thì ngủ lại luôn, còn nếu muốn về nhà thì phải nhớ "mang" theo bà xã hay một người bạn gái để nhờ chở về. Đây cũng chính là lý do mà người gốc Việt khi qua sinh sống ở Mỹ đã giảm ngay tình trạng "sáng say chiều xỉn". Hầu hết các ông Việt Nam đều phải bỏ nhậu, lâu lâu cuối tuần có rũ nhau tới nhà nhậu thì phải mang theo một người ( thường là vợ hoặc bạn gái) để lái xe chở mình về. Theo luật Mỹ, chỉ cần đo nồng độ rượu trong người ở mức 8 phần ngàn trở lên là người lái xe bị xem như "lái xe trong lúc say rượu". Mà có nhiều gì cho cam: chỉ cần uống 2 lon bia là "đạt" tới mức 0,08 rồi. Ai từng bị một lần thì tởn tới già. Tòa án và cảnh sát phạt "tới bến" luôn. Không những bị phạt nặng, bị thu bằng lái, mà còn buộc phải đi học về luật lệ giao thông, học về tiết chế rượu bia, về an toàn giao thông... Theo ước tính, nếu bị tòa kết tội "DUI" thì phải tốn khoảng 10.000 USD (160 triệu đồng VN) cho lần đầu tiên. Lái xe trong lúc say rượu mà lỡ gây tai nạn chết người thì bị kết tội cố sát. Với khoảng 300 triệu chiếc xe chạy trên vạn nẻo đường nước Mỹ mỗi ngày, nếu luật lệ giao thông và nhân viên cảnh sát không nghiêm, thiệt hại do tai nạn giao thông ở Mỹ sẽ là con số khổng lồ. Thế nên, dân chúng rất hậu thuẫn cảnh sát trong việc duy trì an toàn giao thông và hiệu quả rất rõ. Theo Báo San Jose Mercury News ngày 24.3.2008: năm 2007, trên xa lộ 17 ở Bắc Cali nối liền Santa Cruz với Silicon Valley, có 478 tai nạn giao thông với chỉ 1 người chết, giảm nhiều so với 896 vụ và 5 người chết hồi năm 1998 ..."
Chính người dân Cali đã biểu tình và vận động quốc hội tiểu bang thông qua luật lái xe phải cài seat belt và cấm nói chuyện diện thoại khi lái xe vì sự an toàn của chính bản thân và gia đình họ.
7/ Trẻ em ngồi trên xe phải có car seat và seat belt cẩn thận, vi phạm có thể bị phạt lên tới vài trăm USD
.
8/ Hầu hết người Mỹ lái xe 1 mình, chồng 1 chiếc, vợ 1 chiếc, các con lớn trên 18 tuổi mỗi đứa 1 chiếc. Do vậy ở các thành phố lớn như Los Angeles bang California với dân số là 13 triệu người thì số lượng xe lưu thông trên đường thật là khũng khiếp và lượng khí thải của chúng cũng là 1 vấn đề phải giải quyết. Bang California qui định , những xe hơi nào có trên 5 năm tuổi ( từ ngày bắt đầu đăng ký) thì cứ 2 năm phải đi smog check ( kiểm tra khói thải) 1 lần, xe nào pass thì mới cho chạy tiếp, còn không thì phải sửa hoặc là cho vào nghĩa địa. Có lẽ do vậy mà môi trường không khí của bang Cali không bị ô nhiễm.
8/ Văn hóa giao thông: Không ai giành đường và lấn đường ( ai mà cố tình làm vậy sẽ bị người chung quanh nhìn như quái vật). Kẹt xe ( thường chỉ kẹt xe khi có sự cố, hoặc tai nạn ) thì nối đuôi nhau di chuyễn từ từ qua chổ kẹt.
Lái xe ở Mỹ có 1 điểm khá khác biệt với VN là cứ đúng luật mà đi chứ đừng quan tâm đến cái khác. Ví dụ đang chạy nhanh mà thấy có một chiếc xe khác trong ngõ chuẩn bị chạy ngang ra, theo thói quen VN là mình phải giảm tốc độ (vì lỡ đâu nó chạy ẩu ra) còn ở Mỹ thì chớ mà giảm tốc độ nếu không muốn bị xe từ phía sau tông tới.
Bạn thử nhìn tấm hình trên, với 5 làn xe mỗi chiều, chuyện lái xe vượt đèn đỏ là cực kỳ liều lĩnh, sác xuất bị 1 trong 10 làn xe đó đụng phải là rất cao. Chỉ trừ say rượu, hoặc bị tâm thần mới dám vượt đèn đỏ để băng qua dòng xe cộ chực chờ đèn xanh để vọt tới.
9/Xã rác xuống đường trong khi chạy xe bị phạt rất nặng, có thể tới 1000 USD.
Như đã nói ở trên , ở Mỹ mà không có xe hơi là giống như người bị cụt chân. Giàu hay nghèo gì thì cũng phải có ít nhất là 1 chiếc xe nếu muốn sống và làm việc ở Mỹ.
Giàu thì đi xe Cadilac
Giá tới năm mươi mấy ngàn đô
Còn nghèo thì mua chiếc này cũng ngon chán, chỉ có 8591 đồng thôi.
Còn nghèo nữa hay mới nhập cư vào nước Mỹ ( chưa có credit nên các hảng chưa cho mua trả góp) thì đành mua xe cũ giá cở 2000 đồng chạy tạm đi làm
có thể mua lại từ những chổ chuyên mua bán xe cũ này