- Biển số
- OF-1533
- Ngày cấp bằng
- 27/8/06
- Số km
- 856
- Động cơ
- 582,127 Mã lực
- Tuổi
- 47
- Nơi ở
- Vui đâu chầu đấy!
Nhớ ko nhầm đây là chú chó Nipper. Logo này quá nổi tiếng; hồi đóng loa các cụ nhà mình cũng hay nhắc!
Các cụ có kinh nghiệm thẩm giúp em quả này có phải Chu đậu chuẩn ko ? Nó bị làm sao mà lơp men bị mòn hết, ko còn bóng nữa, trong khi nét vẽ đậm nhạt khó tả.Chu Đậu vớt biển hả cụ?
Món này em ko có kinh nghiệm; chỉ là tìm 1 chiếc tương tự để so sánh.Các cụ có kinh nghiệm thẩm giúp em quả này có phải Chu đậu chuẩn ko ? Nó bị làm sao mà lơp men bị mòn hết, ko còn bóng nữa, trong khi nét vẽ đậm nhạt khó tả.
Cảm ơn cụ. Em sờ bề mặt nó cứ mủn mủn như kiểu lớp men bay hết, còn lớp cốt.Món này em ko có kinh nghiệm; chỉ là tìm 1 chiếc tương tự để so sánh.
Em tìm ở đây: https://www.thegioidoco.net/threads/bat-chu-dau-16cm-giao-luu-nhanh-lanh-tit.39425/
So sánh men, em thấy của họ già hơn, màu lam ánh xanh hơn, màu lam chìm sâu men hơn; trôn cắt gọn gàng và cốt mịn hơn.
Của cụ:
So sánh:
Hình vẽ chi tiết mềm mại, tay nghề cao; đặc biệt là hình hoa giữa lòng bát thì các cánh hoa rất chi tiết, của cụ nét hơi cứng và có dấu hiệu tô đi tô lại, thế nào còn dây mực ra ngoài.
Của cụ (em crop lại ảnh cho tương đồng)
So sánh:
Em có nghe nói về cách làm đồ mới giả vớt biển. Nhưng trình em thực sự còn non lắm, và cũng kiểu thích thì chơi tí chứ ko sâu; hơn nữa cũng chỉ là nhìn qua ảnh nên dùng lại ảnh khác để so sánh, ko dám kết luận! Nhưng nếu cùng đời thì khách quan và thật lòng em vẫn thấy chiếc của họ nét đẹp hơn.
Em chơi amateur nên chỉ hơi kỹ 1 chút, khi đã có rồi thì đồ gì em cũng hài lòng với nó! Cũng như tay chân mình có tật vết thì cũng ko bỏ đi được!
Có duyên là chơi thôi cụ!Cảm ơn cụ. Em sờ bề mặt nó cứ mủn mủn như kiểu lớp men bay hết, còn lớp cốt.
Em ko am hiểu đồ cổ đâu cụ ạ. Nhưng cái dòng viết chữ này em thấy của Nhật mới đỉnh.Có duyên là chơi thôi cụ!
Nhân tiện em khoe cái dầm trà, viết bài thơ cổ “Nguyệt mai” thể Đường luật thất ngôn bát cú mà em tìm chưa biết tác giả là ai. Bài này cụ TĐAS cũng có nhắc đến trong bài viết Nhớ Mai: https://anhsontranduc.wordpress.com/2015/02/07/nho-mai/
Đây là nội dung bài, vì thích nên em lọ mọ tìm chứ món nho nhe này em gà mờ!
(Câu cuối bài trên thừa chữ “hoa“ thứ 3)
Phiên âm:
Bản dầm cụ TĐAS minh hoạ:
Bản dầm của em trôn đề Ngoạn ngọc, so sánh thì nét chữ bay hơn, cỡ chữ to, thoáng hơn bản trên và men hơi ngả xanh trứng diệc, mực lam xanh biếc hơn; chủ quan em cho cả 2 đều là ĐSKK TK19 nhưng khác lò khác người viết. Bị thương binh tí cơ mà ko sao!
Cụ vừa đấu tối qua ah?
Vừa về đội của em
Đâu, hqua ông già gọi sang bảo bê vềCụ vừa đấu tối qua ah?
Em thấy mấy dãy nhà lợp bờ rô xi măng sóng lớn, đầu hồi trổ ô thông gió hình chữ thập giống cái trường cấp II em học hồi 198x quá!Cụ n
Cụ nào thẩm giúp em! Nghe các cụ nói hơn 100 năm rồi.
Hàng cũ thôi chứ không phải là cổ, và là hàng bình dân cụ ạ. Nếu là đồ của các cụ để lại thì có giá trị tinh thầnCụ n
Cụ nào thẩm giúp em! Nghe các cụ nói hơn 100 năm rồi.
Rồng 5 móng đấy cụ!Hàng cũ thôi chứ không phải là cổ, và là hàng bình dân cụ ạ. Nếu là đồ của các cụ để lại thì có giá trị tinh thần
Chất đất tuyệt vời quá bác.Đêm, em làm chén trà. Ngắm cái ấm này thấy nó đẹp lạ. Ấm cân đối, chắc chắn, rất chỉn chu đến từng chi tiết nhỏ trong chế tác.. Thân ấm lành lặn, lại già cóc đế, em đoán tuổi phải khoảng nửa đầu thế kỷ 19.
Hàng chữ viết cũng rất đẹp. Chữ viết phóng khoáng, bay bướm mà lại rất chỉn chu, từ hàng lối tới bố cục!
Đề từ thì lại thấy giống em lúc này...
Cầm tôn hoa nguyệt dạ song u
(Cây đàn, chén rượu ngắm trăng
Hoa đương khoe sắc bên song, vẫn buồn)
kính các cụ mợ xem chơi!
Ấm em mất nắp bác ạ. Thôi thì cũng đành chơi tạm vậyChất đất tuyệt vời quá bác.
Em cũng có mấy cái ấm tử sa nhưng toàn hàng mới, chất đất ko sánh bằng được.
Ấm này nắp hình như ko phải nguyên bản phỏng cụ?